Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhận xét đặc điểm tổn thương và căn nguyên vi khuẩn áp xe vú điều trị tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.66 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG VÀ CĂN NGUYÊN
VI KHUẨN ÁP XE VÚ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nguyễn Ngọc Trung*; Nguyễn Trường Giang*; Nguyễn Văn Nam*
Vũ Ngọc Lương*; Nguyễn Văn Phú Thắng*
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả tiến cứu lâm sàng 21 bệnh nhân (BN) áp xe vú điều trị tại Khoa Phẫu
thuật Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ 11 - 2013 đến 9 - 2014.
Kết quả: áp xe vú chủ yếu gặp ở bên phải (76,19%). Phần lớn có 1 ổ áp xe, 4 BN: 2 ổ áp xe
(19,05%). Kích thước ổ áp xe > 5 cm chiếm tỷ lệ cao (85,71%).
Phần lớn vi khuẩn (VK) gây bệnh là tụ cầu vàng (76,19%), 1 BN có VK gây bệnh là
Enterococcus và 1 trường hợp khác VK phân lập được là Seratica marcescens. Đa số các
chủng VK gây bệnh phân lập được kháng từ 2 - 3 loại kháng sinh (55,5%), đặc biệt có 3 chủng
kháng ≥ 6 loại kháng sinh (16,66%). Các chủng tụ cầu vàng kháng lại phần lớn kháng sinh
nhóm cephalosporin thế hệ 3, 4; còn nhạy cảm với một số kháng sinh như ciprofloxacin,
gentamycin, ofloxacin, levofloxacin.
* Từ khóa: Áp xe vú; Sinh bệnh học; Kháng kháng sinh.

Remark of injury Features and Bacteria Etiology in Patients with
Breast Abcesses Treated at 103 Hospital
Summary
A descriptive prospective study was performed with a total of 21 breast abscesses patients,
who were treated in Cardiovascular Thoracic Department of 103 Hospital from November, 2013
to September, 2014.
Almost abscesses were on the right side (76.19%). The most frequent were one abscess
(80.95%) 4 patients had 2 abscesses (19.05%). Abscess with the size greater than 5 cm was
high percentage (85.71%).
Staphylococcus aureus was isolated in 76.19%, 1 case had Enterococcus and 1 case had
Seratica marcescens. Most strains of pathogenic bacteria resistance with 2 - 3 antibiotics
(55.5%), particularly 3 strains of pathogenic resistance of more than 6 antibiotics (16.66%).


nd
nd
Staphylococcus aureus strains resistant to most 3 , 4 generation cephalosporine, also sensitive to
some antibiotics such as ciprofloxacine, gentamycine, ofloxacine, levofloxacine.
* Key words: Breast abscess; Pathogen; Antibiotic resistance.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Trung ()
Ngày nhận bài: 24/09/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 02/12/2014

ĐẶT VẤN ĐỀ

180

Viêm tuyến vú cấp thường xảy ra trong
thời kỳ hậu sản, cho con bú. Các VK gây


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

bệnh xâm nhập trực tiếp vào thùy của
tuyến vú qua các ống dẫn sữa, qua chỗ
rạn nứt hay vết sây sát ở núm vú và vùng
quầng vú, nhưng cũng có thể từ một ổ
nhiễm khuẩn nào đó trong cơ thể xâm
nhập vào tuyến vú theo đường máu hoặc
đường bạch huyết. Viêm tuyến vú cấp có
hình thái lâm sàng khá đa dạng, từ viêm
một phần đến viêm toàn bộ tuyến vú.
Bệnh tiến triển dần dần, gây nhiều phiền

muộn với phụ nữ cho con bú, cuối cùng
gây ra biến chứng nặng là áp xe vú. Áp
xe vú nếu không được điều trị hoặc điều
trị không đúng nguyên tắc có thể tiến triển
thành viêm xơ tuyến vú mạn tính, viêm
mô liên kết tuyến vú và nặng hơn hoại
thư vú. Các VK gây viêm tuyến vú tương
tự nhiễm khuẩn mô mềm khác [2, 6, 7].
Việc xác định được nguyên nhân VK,
tính nhạy cảm với kháng sinh, tính chất
tổn thương giải phẫu bệnh đóng một vai
trò quan trọng trong điều trị áp xe vú.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:
Xác định căn nguyên nhiễm khuẩn và mô
tả đặc điểm tổn thương áp xe vú điều trị
tại Bệnh viện Quân y 103.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
21 BN áp xe vú được điều trị tại Khoa
Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh
viện Quân y 103 từ 11 - 2013 đến 9 - 2014.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả tiến cứu.

181

- Lâm sàng: xác định vị trí, kích thước

và tình trạng da bề mặt ổ áp xe.
- Cận lâm sàng:
+ Siêu âm: xác định vị trí, kích thước,
số lượng ổ áp xe.
+ Xét nghiệm VK học: lấy trực tiếp 2 ml
dịch mủ từ ổ áp xe vú vào ống nghiệm vô
khuẩn, cấy khuẩn xác định chủng loại VK
và làm kháng sinh đồ tại Khoa Vi sinh vật
- Bệnh viện Quân y 103.
+ Xử lý số liệu bằng phần mềm
Epi.info 7.1.1.
KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
* Liên quan áp xe vú và tình trạng
đang cho con bú:
Có cho con bú: 18 BN (85,71%);
không cho con bú: 3 BN (14,29%);
Hầu hết BN áp xe vú có liên quan đến
tình trạng đang cho con bú. Điều này
cũng phù hợp với nghiên cứu của
Boccaccio C [3] và Giess CS [4]: thời kỳ
đang cho con bú rất dễ có nguy cơ áp xe
vú và tỷ lệ gặp áp xe vú ở các bà mẹ
đang cho con bú từ 0,19 - 0,84%.
* Vị trí tổn thương áp xe vú:
Bên phải: 16 BN (76,19%); bên trái:
5 BN (23,81%). Áp xe vú trong nghiên cứu
của chúng tôi chủ yếu gặp ở bên phải
(16/21 BN = 76,19%). Vị trí ổ áp xe chủ
yếu gặp ở 1/4 dưới ngoài (38,1%), tiếp

đến là 1/4 trên ngoài (28,57%), ít gặp hơn
là các vị trí 1/4 trên trong và 1/4 dưới
trong, 1 BN ổ áp xe lớn chiếm gần toàn
bộ vú, không có trường hợp nào áp xe
quanh núm vú. Áp xe vú bên trái 5 BN
(23,01%). Kết quả này gần tương tự với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhung


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm
2012, gặp áp xe vú nhiều hơn ở bên phải
( 51,7%) và bên trái là 48,3%; vị trí ổ áp xe
ở 1/4 trên ngoài 36,2% và 1/4 dưới trong
12,1% [1].
* Số ổ áp xe vú trên mỗi BN:
Phần lớn BN có 1 ổ áp xe: 17 BN
(80,95%); 2 ổ áp xe 4 BN (19,05%),
những BN này đều đến viện sau khi xuất
hiện triệu chứng viêm tuyến vú hơn 1
tháng, đã tự điều trị ở nhà bằng đắp lá và
dùng kháng sinh kéo dài, nhưng không
khỏi. Đây là các trường hợp khó, vì quá
trình điều trị trước đó không đúng, BN
đến viện muộn làm cho VK xâm nhập vào
hầu như toàn bộ tổ chức tuyến vú, gây ổ
áp xe gần hết một nửa hay toàn bộ vú.
* Kích thước ổ áp xe vú xác định trên
siêu âm:


ổ áp xe ≥ 3 cm, những BN này đều phải
can thiệp rạch dẫn lưu ổ áp xe. Sở dĩ, BN
trong nghiên cứu phần lớn có kích thước
ổ áp xe > 5 cm là do ý thức điều trị đối với
bệnh viêm tuyến vú chưa cao, BN đều tự
điều trị theo kinh nghiệm tại nhà, đến khi
bệnh tiến triển quá nặng mới đến bệnh
viện, lúc này tổn thương đã lan rộng hơn.
Bảng 1: Loại VK phân lập được tại ổ
áp xe.
Sè BN

Tû lÖ (%)

Tụ cầu vàng

16

76,19

VK khác

2

9,52

Không mọc VK

3


14,29

Tổng số

21

100

Lo¹i vi khuÈn

Kết quả cấy khuẩn mủ ổ áp xe cho
thấy phần lớn VK gây bệnh là tụ cầu vàng
(Staphylococcus aureus) (76,19%), 1 BN
là Enterococcus và 1 BN là Seratica
marcescens. Kết quả này tương tự
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhung
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương thấy
VK gây bệnh chủ yếu gặp trong áp xe vú
là tụ cầu vàng [1].

3 - 5 cm: 3 BN (14,29%); ≥ 5 cm: 18
BN (85,71%). Kích thước trung bình ổ áp
xe 6,23 ± 2,47 cm, nhỏ nhất 3 cm, lớn
nhất 15 cm. 18 BN (85,71%) có kích
thước ổ áp xe > 5 cm, 3 BN (14,29%)
kích thước ổ áp xe < 5 cm. Các trường
hợp có 2 ổ áp xe thì tính kích thước ổ áp
Bảng 2: Tình trạng kháng thuốc của VK.
xe lớn nhất. Việc xác định kích thước ổ

áp xe trên siêu âm đóng vai trò quan
Chñng VK
tû lÖ
Sè chñng
trọng trong quyết định cách thức điều trị.
(%)
lo¹i kh¸ng sinh
Theo Giess CS (2014) và Merz L (2014),
Kháng 1 kháng sinh
2
12,5
nếu kích thước ổ áp xe < 3 cm có thể
Kháng 2 - 3 kháng sinh
8
50,0
điều trị bằng chọc hút, bơm rửa ổ áp xe,
Kháng 4 - 5 kháng sinh
3
18,75
còn với kích thước > 3 cm nên phẫu thuật
dẫn lưu ổ áp xe [4, 7]. Nguyễn Hồng
Kháng > 6 kháng sinh
3
18,75
Nhung (2012) lại cho rằng kích thước ổ
Tổng
16
100
áp xe < 5 cm có thể điều trị bằng chọc hút
Phần lớn các chủng VK gây bệnh phân

nhiều lần [1]. Nghiên cứu của chúng tôi,
hầu hết BN kích thước ổ áp xe > 5 cm lập được kháng từ 2 - 3 kháng sinh.
(85,71%) và tất cả BN (100%) kích thước
Bảng 3: Tình trạng kháng thuốc của S.aureus.

182


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014
n

Nh¹y
c¶m

kh¸ng

lo¹i kh¸ng sinh

n

Nh¹y
c¶m

kh¸ng

Augmentin

14

8


6

Ciprofloxacin

16

16

0

Ceftazidime

12

4

8

Doxycyclin

12

12

0

Ceftriaxon

13


6

7

Norfloxacin

12

12

0

Cefepime

11

4

7

Tobramycin

13

13

0

Cefuroxim


12

6

6

Gentamycin

15

15

0

Azithromycin

10

0

10

Ofloxacin

12

12

0


Chloramphenicol

11

0

11

Levofloxacin

13

13

0

lo¹i kh¸ng sinh

(n: số chủng VK làm kháng sinh đồ).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi, các chủng
tụ cầu vàng kháng lại nhiều kháng sinh
nhóm cephalosporin thế hệ 3, 4 như
ceftazidime, ceftriaxon, cefepime… Đây
thực sự là điều đáng lo ngại, vì những
kháng sinh này vẫn là thuốc chủ yếu
được dùng trong bệnh viện điều trị các
bệnh nhiễm khuẩn. Kết quả này tương tự
nghiên cứu của Hsu-Dong Sun (2014):

hầu hết áp xe vú đều có nguyên nhân tụ
cầu vàng, một số chủng tụ cầu vàng đã
kháng kháng sinh nhóm cephalosporin
thế hệ thứ 3 và thứ 4. Điều này gây khó
khăn rất nhiều cho điều trị bước đầu và
một phần làm cho bệnh tiến triển nặng
thêm nếu không điều trị đúng phác đồ [5].
Các chủng tụ cầu vàng còn nhạy cảm
với một số kháng sinh với tỷ lệ nhạy cảm
cao như ciprofloxacin, gentamycin, ofloxacin,
levofloxacin… Cần phải làm kháng sinh
đồ để có quyết định đúng trong điều trị
nhiễm trùng do tụ cầu vàng. Do tỷ lệ tụ
cầu vàng nhạy cảm với kháng sinh nhóm
quinolon cao, theo chúng tôi nếu điều trị
đầu tiên chưa có kết quả kháng sinh đồ
nên bắt đầu bằng kháng sinh các nhóm
quinolon hoặc aminozid, sau đó tốt nhất
khi có kết quả kháng sinh đồ thì điều trị
theo kháng sinh đồ.

183

Nghiên cứu 21 BN áp xe vú điều trị tại
Khoa Phẫu thuật lồng ngực - Tim mạch,
Bệnh viện Quân y 103 từ 11 - 2013 đến
9 - 2014, chúng tôi nhận thấy:
- Áp xe vú chủ yếu gặp ở bên phải
(76,19 %). Vị trí ổ áp xe hay gặp ở 1/4
dưới ngoài (38,1%), tiếp đến là 1/4 trên

ngoài (28,57%).
- Đa số BN có 1 ổ áp xe, 4 BN có 2 ổ áp
xe (19,05%). Kích thước ổ áp xe > 5 cm
chiếm tỷ lệ cao (85,71%) và 100% ≥ 3 cm.
- Phần lớn VK gây bệnh là tụ cầu
vàng (76,19%), 1 BN VK gây bệnh là
Enterococcus và 1 BN khác VK phân lập
được là Seratica marcescens; 3 BN
không mọc VK gây bệnh. Đa số các
chủng VK gây bệnh phân lập được kháng
từ 2 - 3 kháng sinh (55,5%), đặc biệt có
3 chủng kháng > 6 kháng sinh (16,66%).
Các chủng tụ cầu vàng kháng lại phần
lớn kháng sinh nhóm cephalosporin
thế hệ 3, 4; còn nhạy cảm với một số
kháng sinh như ciprofloxacin, gentamycin,
ofloxacin, levofloxacin.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hồng Nhung. Nghiên cứu
áp xe vú tại Khoa Sản nhiễm khuẩn, Bệnh
viện Phụ Sản Trung ương từ tháng 2 đến 8
năm 2012. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú.
Trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
2. Lê Thị Thanh Vân. Điều trị áp xe vú tại
Khoa Sản nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ sản
Trung ương năm 2010. Tạp chí Y học thực

hành. 2011, 768, số 6.
3. Boccaccio C, Verdaguer Babic V, Botto
L, Cervetto MM, Cetani S, Paladino S, Conti
R, Lanzillota A, Herrera R, Amarante D.
Methicillin-resistant Staphylococcus aureus
(MRSA) isolation in breast abscesses in a Public
Maternity. Medicina (B Aires). 2014, 74 (3),
pp.210-215.
4. Giess CS, Golshan M, Flaherty K, Birdwell
RL. Clinical experience with aspiration of
breast abscesses based on size and etiology

184

at an academic medical center. J Clin
Ultrasound. 2014, doi: 10.1002/jcu.22191.
5. Hsu-Dong Sun, Sen-Wen Teng, BenShian Huang, Sheng-Mou Hsiao, Ming-Shyen
Yen, Peng-Hui Peter Wang. Combination of
ultrasound-guided drainage and antibiotics
therapy provides a cosmetic advantage for
women with methicillin- resistant Staphylococcus
aureus breast abscess. Taiwanese Journal of
Obstetrics and Gynecology. 2014, Vol 53, Iss
1, pp.115-117.
6.

Lam

E, Chan


T, Wiseman

SM.

Breast
abscess:
evidence
based
management recommendations. Expert Rev
Anti Infect Ther. 2014, 12 (7), pp.753-762.
7. Merz L, De Courten C, Orasch C.
Breast infections. Rev Med Suisse. 2014, 10
(427), pp.925-926, pp.928-930.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

185



×