Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của bà mẹ đối với sốt co giật tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.58 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA BÀ MẸ
ĐỐI VỚI SỐT CO GIẬT TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Đoàn Thị Ngọc Diệp*, Bùi Văn Đỡ**, Nguyễn Vinh Anh***

TÓM TẮT
Sốt co giật là biểu hiện co giật lành tính và thường gặp nhất tại khoa cấp cứu bệnh viện nhi, nhưng thường
khiến ba mẹ bệnh nhi hoảng sợ, mất bình tĩnh, kết hợp với thiếu kiến thức về bệnh có thể dẫn đến những hành vi
xử trí không thích đáng, thậm chí gây hại cho em bé.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các bà mẹ có con bị sốt cao co giật đơn giản có kiến thức, thái độ và xử trí đúng
trước sốt co giật nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 và các yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng
vấn trực tiếp 240 bà mẹ có con sốt co giật cơn đơn giản với bảng câu hỏi soạn sẵn, thực hiện tại khoa Cấp cứu
bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 10 tháng.
Kết quả: Sáu mươi phần trăm bà mẹ (n=144) biết về sốt co giật trong khi 12% (n=29) chưa từng nghe qua
bệnh lý này. Nguồn thông tin được nhiều bà mẹ tiếp nhận nhất là từ gia đình với 60%, nhân viên y tế chỉ chiếm
35% (n=74). Các bà mẹ cho là bệnh lý này nguy hiểm trong 93% trường hợp (n=224). Chỉ 15% (n= 30) bà mẹ có
hành vi xử trí đúng. Yếu tố có liên quan đến tỷ lệ kiến thức và hành vi đúng ở bà mẹ chính là việc nhận thông
tin từ nhân viên y tế. Tuy vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa nhận thấy mối liên quan giữa việc có kiến
thức đúng của bà mẹ với có hành vi hay thái độ đúng trước sốt cao co giật.
Kết luận: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng trứơc sốt cao co giật là 30%, có thái độ đúng là 4% và có hành vi
đúng là 15%. Nguồn thông tin nhân viên y tế, chiếm 35%, là nguồn thông tin hiệu quả nhất khi đưa đến tỷ lệ bà
mẹ có kiến thức và hành vi xử trí đúng cao nhất.
Từ khoá: Sốt co giật, kiến thức thái độ hành vi của ba mẹ.

ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRATICE OF MOTHERS ABOUT FEBRILE CONVULSION
AT CHILDREN’S HOSPITAL No 2


Doan Thi Ngoc Diep, Bui Van Do, Nguyen Vinh Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 38 - 44
Febrile convulsion, type of benign and most seen convulsion in emergency departments of pediatric hospitals,
somehow makes parents panic, together with a lack of adequate information, this may leads to unappropriate
treatments, even harmful for the baby.
Aims: Identify the rate of mothers, on having their childs admitted to Emergency department of Children’s
Hospital No 2 for a simple febrile convulsion, who have right knowledge, attitude and pratice about febrile
convulsion and associated factors.
Patients and Methods: This was a descriptive transversale research that was carried out for ten months, in
the Emergency Department of Children’s Hospital No 2 by interviewing, using a questionnaire, in direct 240

*Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, ** Bệnh viện Nhi Đồng 2, *** Đại học Y Dược TP.HCM.
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Vinh Anh,
ĐT: 0907513018,
Email:

38

Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

mothers who had their childs admitted for a simple febrile convulsion.
Results: Sixty percent of the mothers (n=144) knew about febrile convulsion whereas 12% (n=29) had never
heard of this disease. The source of information most used was from entourage of the mother in the house with
60% of cases (n= 144), medical workers only occupied in 35% of cases (n=74). The majority of mothers considered
that this disease was dangerous, with 93% (n=224 ). Only 15% (n= 30) of the mothers had praticed right first aid

for the convulsing baby. Significative factors to the rate of right knowledge and right pratice were the fact that the
mothers have received information from medical workers. However, in this research, a relationship between the
right knowledge of the mothers with her attitude or pratice of febrile convulsion wasn’t been found.
Conclusions: The rate of mothers having a right knowledge of febrile convulsion was 30%. Four percent of
mothers had a right attitude about this disease was 4% and 15% had practiced right first aid for a febrile
convulsion. Medical workers was the source of information the most useful for leading to the highest rate of
mothers having a right knowledge and praticing right first aid.
Key words: Febrile convulsion, parental reactions.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt co giật được định nghĩa là cơn co giật
xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi kèm theo sốt
không do nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương
hay các nguyên nhân gây co giật khác(7). Với tần
suất từ 2-5% và tỷ lệ tái phát 30%(3), đây là biểu
hiện co giật lành tính và thường gặp nhất tại
khoa cấp cứu bệnh viện nhi(10). Cơn sốt co giật
đơn giản (chiếm 60%-70% các cơn co giật do
sốt(3)) không tăng nguy cơ tử vong, chậm phát
triển tâm thần vận động, sức học hay phát triển
thành động kinh so với dân số chung(8,9). Tuy
vậy, chứng kiến con mình co giật thường khiến
ba mẹ em bé mất bình tĩnh, kết hợp với thiếu
thông tin y tế thường đưa đến những hành vi xử
trí không thích đáng và thậm chí gây hại(2,6). Đối
với nhân viên y tế, phương thuốc tốt nhất truớc
cơn co giật do sốt của em bé không chỉ đơn
thuần là xử trí cắt cơn và tìm nguyên nhân gây
sốt mà chính là việc truyền đạt thông tin hiệu
quả cho cha mẹ bệnh nhi(7,10). Hiểu biết đầy đủ

và đúng đắn phần nào trấn an ba mẹ bệnh nhi,
giúp họ bình tĩnh và tự tin xử trí khi đối mặt với
các cơn tái phát trong tương lai. Như vậy, một
cái nhìn toàn diện và tổng quát về kiến thức,
thái độ, thực hành của ba mẹ đối với sốt co giật
là rất cần thiết đối với nhân viên y tế để từ đó
xây dựng một kế hoạch tác động hiệu quả và
phổ biến trong cộng đồng, cải thiện nhận thức
của người dân về bệnh lý thường gặp này. Vì
vậy, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu trên

Nhi Khoa

dân số các bà mẹ có con sốt co giật nhập Khoa
Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 nhằm trả lời câu
hỏi nghiên cứu “Đặc điểm kiến thức, thái độ,
hành vi bà mẹ trước sốt co giật là như thế nào?”.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả. Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ
bệnh nhi.

Tiêu chí chọn mẫu
Bệnh nhi sốt co giật cơn đơn giản nhập khoa
Cấp Cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng
01/9/2010 đến 01/7/2011.

Tiêu chí loại ra
Bà mẹ bệnh nhi không đồng ý trả lời phỏng

vấn hoặc trong tình trạng không thể trả lời
phỏng vấn (say rượu, khiếm thính).
Cỡ mẫu
N=(Z21-/2 p (1-p))/d2, với p=0,19 (Tỷ lệ bà mẹ
có hành vi đúng trước sốt co giật trong nghiên
cứu của Huỳnh Văn Lộc, bệnh viện Nhi Đồng 1,
2001(6)), Z1-/2=1,96, d=0,05. Vậy N=236.

KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 09/2010 đến 07/2011,
chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 240 bà mẹ có
con sốt co giật cơn đơn giản nhập vào khoa Cấp
cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 thoả các tiêu chí đưa
vào nghiên cứu. Không có trường hợp nào có
tiêu chí loại trừ.

39


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Số lần chứng kiến sốt cao co giật trước đây
Xét kinh nghiệm về sốt co giật của bà mẹ
trên tiền căn sốt co giật của bản thân bệnh nhi và
của anh chị em ruột, chúng tôi ghi nhận có 113
(47%) bà mẹ chưa từng có kinh nghiệm về sốt
cao co giật trong khi có 98 (41%) người đã từng
chứng kíên cơn sốt cao co giật 1 đến 2 lần.

Nhóm từng chứng kiến sốt cao co giật từ 3 lần
trở lên chiếm 12%.

Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về sốt co giật
Có 144 bà mẹ trả lời có biết về sốt co giật và
tất cả đều có thể trình bày được các đặc điểm
của bệnh, chiếm tỷ lệ 60%. Tuy nhiên, có 67
người (28%) thừa nhận rằng từng nghe về bệnh
nhưng không nhớ chi tiết. Phần còn lại có 29 bà
mẹ chưa từng nghe về bệnh lý này, chiếm tỷ lệ
12%.

Phân bố nguồn thông tin
Trong 211 bà mẹ trả lời có biết hoặc đã từng
nghe về sốt cao co giật, có bốn nguồn thông tin
được các bà mẹ tham khảo, trong đó mỗi bà mẹ
có thể biết về bệnh từ nhiều nguồn khác nhau.
Thông tin đến từ người sống cùng nhà được
nhiều bà mẹ chọn nhất, 89 người, chiếm tỷ lệ
42%. Kế tiếp là bạn bè và hàng xóm, có 75
(35.5%) bà mẹ lựa chọn nguồn thông tin này,
xấp xỉ số bà mẹ nhận thông tin về sốt cao co giật
từ nhân viên y tế, 74 người (35%). Thông tin đến
từ các phương tiện đại chúng như sách, báo,
internet, các chương trình nuôi dạy trẻ trên
truyền hình chiếm ít nhất, chỉ 61 người lựa chọn,
chiếm tỷ lệ 29%.
Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thông tin
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi
phân nguồn thông tin về sốt co giật theo kinh

nghiệm của bà mẹ đối với bệnh lý này. Tỷ lệ
nhận thông tin từ nhân viên y tế tăng đáng kể
theo số lần chứng kiến sốt co giật của bà mẹ, từ
mức tỷ lệ là chỉ 17.4% trong nhóm chưa từng
chứng kiến được thông tin về bệnh từ nhân viên
y tế cho đến tỷ lệ là 98% bà mẹ có từ 3 lần chứng
kiến trở lên (p<0,05, 2).
Xếp loại kiến thức

40

Qua bốn câu hỏi về kiến thức đối với sốt co
giật, chúng tôi xét các kiến thức đúng là:
- Nguyên nhân của sốt cao co giật là sốt.
- Sốt cao co giật không phải là bệnh động
kinh.
- Sốt cao co giật có tái phát.
- Nguy hiểm trong cơn co giật là tắt
đường thở.
Bà mẹ được gọi là có kiến thức đúng khi
không trả lời sai ý nào trong bốn ý trên. Ngược
lại, bà mẹ được gọi là có kiến thức sai khi trả lời
sai bất kỳ câu nào. Chúng tôi không xét đến
những bà mẹ trả lời không biết cho cả bốn ý (18
người). Kết quả thu được là có 65 bà mẹ có kiến
thức đúng về sốt co giật, chiếm 30%.

Các yếu tố liên quan đến việc có kiến thức
đúng của bà mẹ
Phân nhóm các bà mẹ có kiến thức đúng về

sốt co giật, chúng tôi nhận thấy việc chứng kiến
con sốt co giật nhiều lần và việc nhận thông tin
từ nhân viên y tế là hai yếu tố liên quan có ý
nghĩa thống kê. Cụ thể, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức
đúng cao nhất ở nhóm từng chứng kiến sốt cao
co giật từ 3 lần, 91% so với chỉ 1.7% ở nhóm
chưa chứng kiến lần nào (p<0,05, 2). Ở những
bà mẹ nhận được thông tin về bệnh từ nhân viên
y tế, tỷ lệ kiến thức đúng cao rõ rệt so với những
người sử dụng các nguồn thông tin khác, 86%
so với 1.3% (p<0,05, 2).
Xét các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng
của bà mẹ bằng phân tích đa biến hồi quy
logistic
Chúng tôi phân tích đa biến hồi quy logistic
hai yếu tố có liên quan với việc có kiến thức
đúng khi phân tích đơn biến. Chúng tôi nhận
thấy việc nhận thông tin từ NVYT với việc bà
mẹ bệnh nhi có kiến thức đúng về sốt co giật
thật sự có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa
thấy có mối liên quan thật sự giữa kinh nghiệm
của bà mẹ về sốt co giật với việc các bà mẹ có
kiến thức đúng về bệnh này.
Bảng 1. Bảng phân tích đa biến hồi quy logistic giữa

Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

việc có kiến thức đúng về sốt co giật và các yếu tố liên
quan
Yếu tố liên quan
B
Số lần chứng kiến sốt co giật -0,380
Nhận thông tin từ nhân viên
-0,925
y tế

p
0,0801

R
-0,1003

0,0101

-0,2089

Tỉ lệ bà mẹ có thái độ đúng về sốt co giật
Qua hai câu hỏi đánh giá thái độ của bà mẹ
về sốt co giật, chúng tôi quy định các thái độ
đúng là như sau:
• Sốt co giật là bệnh lành tính, không nguy
hiểm.
• Bà mẹ là người quan trọng nhất trong xử
trí cơn co giật tại chỗ của em bé.
Bà mẹ được gọi là có thái độ đúng khi có cả
hai thái độ nêu trên. Kết quả chỉ có 10 người
(4%) có thái độ đúng trước sốt co giật.


Các yếu tố có liên quan đến thái độ của bà mẹ
về vai trò của họ trong xử trí sốt cao co giật
khi phân tích đơn biến
Có sự khác biệt có ý nghĩa trong thái độ về
vai trò của bà mẹ xử trí sốt cao co giật tại chỗ
theo số lần chứng kiến sốt co giật trước đây của
bà mẹ và theo nguồn thông tin họ nhận được
(p<0,05, 2). Tỷ lệ bà mẹ đồng ý ngay về vai trò
của mình trong xử trí sốt cao co giật tăng theo số
lần chứng kiến trước đây của họ, thay đổi từ
41.6% ở nhóm chưa chứng kiến lần nào cho đến
95% ở nhóm chứng kiến từ 3 lần trở lên. Ở
những bà mẹ nhận thông tin từ nhân viên y tế,
tỷ lệ đồng ý về vai trò của mình là 74% so với tỷ
lệ 45% ở những bà mẹ nhận thông tin từ các
nguồn khác.
Phân tích đa biến các yếu tố có liên quan đến
thái độ của bà mẹ về vai trò của họ trong xử
trí sốt cao co giật
Chúng tôi nhận thấy cả hai yếu tố này đều
thật sự có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với
nhận thức về vai trò của bà mẹ trong xử trí co
giật (p<0,05).
Bảng 2. Bảng phân tích đa biến hồi quy logistic giữa
thái độ đồng ý ngay về vai trò của bà mẹ trong xử trí
co giật và các yếu tố liên quan

Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học

Yếu tố liên quan
B
p
R
Số lần chứng kiến của bà mẹ -0,472 0,0106 -0,1049
Nhận thông tin từ nhân viên y
-0,248 0,0235 -0,1013
tế

Tỉ lệ bà mẹ có hành vi đúng trước sốt co
giật
Các bà mẹ kể lại những việc họ đã làm cho
bệnh nhi khi thấy trẻ co giật. Chúng tôi thống
kê những hành vi chính là gọi giúp đỡ (219 bà
mẹ, chiếm 91%); Giữ chặt tay chân trẻ (165 bà
mẹ, 69%); Nhét vật vào miệng trẻ gồm ngón
tay, muỗng, đũa (120 bà mẹ, 50%); Đổ chất
lỏng vào miệng trẻ gồm vắt chanh, đổ xả (60
bà mẹ, 25%); Các phương pháp dân gian gồm
chà chanh, bấm huyệt, giật tóc mai, cạo gió,
cắt lễ (50 bà mẹ, 21%); Cho trẻ vào viện ngay
mà không xử trí gì (57 bà mẹ, 24%); Lau mát
(77 bà mẹ, 32%); Giữ thông đường thở bằng
cách cho nằm nghiêng bên (37 bà mẹ, 15%);
Hà hơi thổi ngạt (4 bà mẹ, 1,6%).
Những hành vi xử trí có thể làm hại đến
bệnh nhi, gồm nhét vật vào miệng, đổ chất lỏng
và các phương pháp dân gian được tổng cộng

142 bà mẹ thực hiện, chiếm tỷ lệ 59%. Chỉ có
15% bà mẹ là xử trí đúng hoàn toàn với gọi giúp
đỡ và cho trẻ nằm nghiêng bên. Ngoài ra, có 57
bà mẹ không có xử trí tại chỗ nào đối với cơn co
giật, chiếm 24%.

Các yếu tố liên quan đến hành vi xử trí sốt co
giật của bà mẹ
Chúng tôi nhận thấy, trong nghiên cứu này,
có mối liên quan giữa nguồn thông tin về sốt co
giật của bà mẹ với tỷ lệ có hành vi xử trí đúng
(p<0,05, 2). Ở những bà mẹ có nhận thông tin về
bệnh từ nhân viên y tế, tỷ lệ có hành vi đúng là
34% so với 7% có hành vi đúng ở nhóm bà mẹ
nhận thông tin từ các nguồn khác.

Mối liên quan giữa kiến thức - thái độ hành vi của bà mẹ đối với sốt co giật
Sau khi xét qua lần lượt kiến thức, thái độ và
hành vi của bà mẹ đối với sốt co giật, chúng tôi
xét mối liên hệ giữa ba mặt này.

Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ

41


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012


Khi xét những bà mẹ có kiến thức đúng về
sốt co giật, trong số này người đạt thái độ đúng
là 10 người, chiếm 15% số bà mẹ chỉ có kiến thức
đúng, như vậy còn lại 85% người có kiến thức
đúng nhưng thái độ không đúng về sốt cao co
giật. Phép kiểm cho kết quả p > 0.05, điều này
nói lên trong nghiên cứu của chúng tôi chưa
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa trong thái độ đối
với sốt co giật của bà mẹ theo kiến thức của họ.

Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi
Thực hiện phân nhóm các bà mẹ có hành vi
đúng sai trước sốt co giật theo phân loại kiến
thức, kết qủa là trong số 65 bà mẹ có kiến thức
đúng, có 30 người có hành vi đúng, chiếm 46%
và có 35 bà mẹ có hành vi sai, chiếm tỷ lệ 54%.
Phép kiểm cho kết quả p > 0.05, như vậy trong
cũng nghiên cứu này, chúng tôi chưa thấy mối
tương quan giữa kiến thức của bà mẹ về sốt co
giật với hành vi xử trí cơn co giật của họ.

BÀN LUẬN
Phương pháp nghiên cứu
Kiến thức, thái độ và hành vi của bà mẹ
bệnh nhi được đánh giá theo bộ câu hỏi soạn
sẵn. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh,
phù hợp với mọi trình độ văn hoá, tỷ lệ trả lời
cao, định hướng rõ ràng các yếu tố cần khảo sát,
nhất về mặt kiến thức và hành vi. Người phỏng
vấn xuyên suốt quá trình thu thập mẫu là một

người, hạn chế được sai lệch gây ra do người
phỏng vấn. Đối tượng nghiên cứu được thống
nhất là bà mẹ bệnh nhi, hạn chế các yếu tố làm
thay đổi kết quả đến từ người được phỏng vấn.
Cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi được
tính theo công thức tính cỡ mẫu chuẩn dành cho
các thiết kế nghiên cứu cắt ngang, với ước tính
tỷ lệ người chăm sóc bệnh nhi sốt co giật có
hành vi đúng lấy từ kết quả của nghiên cứu
Huỳnh Văn Lộc thực hiện năm 2001 tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1. Tuy vậy, phương pháp phỏng
vấn có thể sai lệch thông tin từ người được
phỏng vấn, sai lệch về đánh giá thái độ. Hành vi
xứ trí cơn co giật không được quan sát trực tiếp
mà việc đánh giá được dựa trên thuật lại của bà
mẹ. Cách đánh giá này không lý tưởng bằng

42

quan sát trực tiếp.

Yếu tố kinh nghiệm
Trong mẫu nghiên cứu này, 47% bà mẹ chưa
từng chứng kiến sốt co giật trước đây và do đó
chưa được chuẩn bị để đối diện cơn co giật
trong khi 53% người đã có kinh nghiệm. Việc
chia thành hai nhóm sẽ giúp nghiên cứu xem
kinh nghiệm với sốt co giật ảnh hưởng đến kiến
thức, thái độ và hành vi của bà mẹ như thế nào.


Kiến thức đúng và giả thuyết
Tuy có 88% bà mẹ được hỏi trả lời có biết về
sốt cao co giật, tỷ lệ người có kiến thức đúng chỉ
đạt 30%. Để định hướng nguyên nhân dẫn đến
kiến thức sai hoặc không có kiến thức về bệnh
của bà mẹ, chúng tôi tiến hành tìm các yếu tố có
liên quan đến kiến thức đúng. Bằng phân tích
chi bình phương, chúng tôi tìm ra hai đơn biến
ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên tỷ lệ kiến
thức đúng ở bà mẹ, đó là số lần chứng kiến cơn
co giật trước đây và việc bà mẹ nhận thông tin
từ nhân viên y tế. Từ đó gợi ra giả thuyết:
Nguyên nhân của việc bà mẹ không có kiến
thức về sốt co giật là do bà mẹ chưa từng phải
đối diện với bệnh lý này.
Nguyên nhân dẫn đến kiến thức sai về sốt
co giật là do những nguồn thông tin ngoài nhân
viên y tế cung cấp.
Tuy nhiên, khi sử dụng hồi quy đa biến
logistic, chúng tôi chỉ thu được kết quả p< 0.05 ở
yếu tố có nhận thông tin từ nhân viên y tế. Điều
này cho thấy chỉ có nguồn thông tin từ nhân
viên y tế là yếu tố có mối liên hệ thực sự với tỷ
lệ kiến thức đúng về sốt co giật, còn số lần
chứng kiến sốt co giật là một yếu tố gây nhiễu.
Nguyên nhân là những bà mẹ từng có con sốt co
giật thì sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhân viên y tế
về vấn đề này, khiến cho những người có kinh
nghiệm với sốt co giật cũng đồng thời nhận
thông tin về bệnh từ nhân viên y tế. Như vậy, có

thể gợi ý nguyên nhân dẫn đến kiến thức sai về
sốt cao co giật của bà mẹ là do đến từ những
nguồn tin không phải nhân viên y tế.

Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Thái độ đúng và giả thuyết
Với tỷ lệ các bà mẹ cho rằng sốt co giật
không phải là bệnh nguy hiểm là 4%, chúng tôi
tìm các yếu tố có ảnh hưởng thái độ đúng này
và kết quả là trong nghiên cứu của chúng tôi
chưa thấy mối liên hệ giữa thái độ này với các
đặc điểm của bà mẹ. Ngay cả trong nhóm nhận
thông tin từ nhân viên y tế thì tỷ lệ này vẫn
không khác biệt so với những ngừoi tham khảo
các nguồn thông tin khác. Đây là một thực tế
gây ảnh hưởng nhiều đến quyết định cho nhập
viện, quyết định cho xét nghiệm và điều trị của
bác sĩ đối với bệnh nhi sốt co giật(7). Thống kê
cho thấy có 40% quyết định lâm sàng của bác sĩ
đối với bệnh nhi sốt co giật bị ảnh hưởng bởi lo
lắng của cha mẹ bệnh nhi, trong đó, có 15% chọc
dò dịch não tủy không cần thiết, 26% nằm viện
không cần thiết và 18% đo điện não đồ không
hợp lý, chính vì lo lắng quá mức xuất phát từ
một thái độ không đúng đối với bệnh lý lành
tính này.
Trong nhận thức của bà mẹ về vai trò xử trí

cơn co giật của họ, bằng phép kiểm chi bình
phương, chúng tôi nhận thấy số lần chứng kiến
cơn co giật trước đây của bà mẹ và việc nhận
thông tin từ nhân viên y tế có liên quan đến tỷ lệ
nhận thức này. Theo đó, càng nhiều lần chứng
kiến cơn co giật, bà mẹ càng ý thức vai trò quan
trọng của mình trong xử trí. Ngoài ra, những bà
mẹ được nhận thông tin về sốt co giật từ nhân
viên y tế cũng có tỷ lệ nhận thức về vai trò của
mình cao hơn các nhóm khác. Từ đó gợi ra giả
thuyết, để xây dựng một thái độ đúng về vai trò
của bà mẹ trong xử trí sốt cao co giật cần kinh
nghiệm đối phó với sốt co giật và nguồn thông
tin đúng.

Hành vi đúng và giả thuyết
Tiến hành làm phép kiểm giữa các yếu tố có
liên quan đến bà mẹ với hành vi xứ trí đúng,
qua đó chúng tôi nhận thấy nhóm bà mẹ nhận
thông tin về sốt co giật từ nhân viên y tế có tỷ lệ
hành vi đúng cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so
với các nhóm nhận thông tin từ những nguồn
khác. Từ đó, chúng tôi đặt ra giả thuyết rằng

Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

việc nhân viên y tế phổ biến thông tin về sốt cao
co giật cho bà mẹ đã cải thiện hành vi của họ đối

với sốt cao co giật. Bằng chứng là khi phân theo
kinh nghiệm trước đây của bà mẹ về sốt cao co
giật, mức kinh nghiệm của bà mẹ không có ý
nghĩa trong hành vi đúng, chứng tỏ dù đối diện
nhiều lần với sốt cao co giật, nếu không được
thông tin từ nhân viên y tế thì hành vi xử trí của
bà mẹ vẫn không đúng.

Mối liên quan giữa kiến thức- thái độhành vi của bà mẹ.
Một bà mẹ có kiến thức đúng về sốt co giật
sẽ có thái độ và hành vi đối với bệnh lý này như
thế nào, có tương ứng với kiến thức đó hay
không là câu hỏi chúng tôi đặt ra để nghiên cứu.
Xét mối liên quan giữa kiến thức và thái độ thì ở
những bà mẹ có kiến thức đúng về sốt co giật,
chỉ có 15% là có thái độ đúng. Tương tự, trong
nhóm những bà mẹ có kiến thức đúng về sốt co
giật chỉ có 46% là có hành vi xử trí đúng. Qua
phép kiểm chúng tôi kết luận trong nghiên cứu
này chưa thấy được mối tương quan giữa việc
có kiến thức đúng với có thái độ đúng hay với
việc có hành vi xử trí đúng trước sốt co giật của
bà mẹ. Điều này đồng nghĩa, một bà mẹ có kiến
thức đúng chưa hẳn có thái độ đúng. Điều này
cũng chỉ ra rằng một bà mẹ có kiến thức đúng
cũng chưa chắc có hành vi xử trí đúng. Như
vậy, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc xây
dựng một thái độ đúng về bệnh và hành vi xử
trí đúng cho bà mẹ?
Giả thuyết chúng tôi đặt ra đó là một mình

kiến thức đúng chưa đủ để tạo nên một thái độ
hay hành vi đúng về bệnh ở bà mẹ bệnh nhi sốt
co giật. Flury và cs. cũng chỉ ra rằng thông tin
đơn thuần không cải thiện đáng kể thái độ và
hành vi của ba mẹ em bé trước sốt co giật(2).
Trong nghiên cứu của họ, kiến thức của cha mẹ
bệnh nhi nếu đựơc trang bị trước khi chứng kiến
cơn sốt co giật đầu tiên thì có cải thiện một cách
có ý nghĩa trên thái độ của họ, nhưng điều
tương tự lại không được thấy ở những cơn tái
phát, khi mà thái độ và mức lo lắng của họ vẫn
cao. Huang và cs. thực hiện liên tiếp 2 nghiên

43


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

cứu về việc giáo dục cha mẹ em bé có tác động
như thế nào đến thái độ và hành vi của họ trước
sốt co giật(4,5). Sau chương trình giáo dục bố mẹ
bệnh nhi về kiến thức, thái độ và hành vi đúng
trước sốt co giật cũng như các kỹ năng cấp cứu
ban đầu, Huang và cs. đã thấy rằng: dù chỉ có
giảm nhẹ về mức lo lắng nhưng nhóm được
huấn luyện cải thiện đáng kể thái độ và bản lĩnh
tự tin cũng như các hành vi đúng khi xử trí cơn
co giật tái phát. Như vậy, kiến thức đúng về sốt

co giật phải được phổ biến song song với một
chương trình huấn luyện về thực hành cho bà
mẹ bệnh nhi mới có thể thay đổi được thái độ
của họ về bệnh cũng như các kĩ năng xử trí ban
đầu.

• Nhân viên y tế là nguồn thông tin có hiệu
quả nhất khi đưa đến tỷ lệ có kiến thức, thái độ
và hành vi đúng trước sốt co giật cao nhất ở các
bà mẹ, nhưng đây lại không phải là nguồn
thông tin được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu
của chúng tôi chưa nhận thấy mối liên quan
giữa ba mặt: kiến thức- thái độ- hành vi của bà
mẹ trước sốt co giật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

KẾT LUẬN
Đề tài khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi
của bà mẹ có con sốt co giật cơn đơn giản nhập
khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 được thực
hiện trong thời gian 10 tháng, kết quả thu thập
được 240 mẫu, qua phỏng vấn trực tiếp với bảng
câu hỏi, sử dụng phương pháp mô tả có phân
tích, chúng tôi rút được các kết luận sau:


5.

6.
7.

8.

• Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về sốt co
giật là 30%.

9.

• Tỷ lệ bà mẹ có thái độ đúng đối với sốt co
giật là 4%.

10.

• Tỷ lệ bà mẹ có hành vi xử trí trẻ sốt co
giật đúng là 15%.

44

Balslev T (1991). "Parental reactions to a child's first febrile
convulsion". Acta Paediatr Scand. (80): pp. 466-9.
Flury T, Donati F (2001). "Febrile seizures and parental anxiety:
does information help?" Swiss Med Wkly. 131: pp. 556-560.
Hauser WA (1994). "The prevalence and incidence of convulsive
disorders in children". Epilepsia. 35: p. S1-S6.
Huang MC, Chi YC, Huang CC, Cain K (2001). "Parental
concerns for the child with febrile convulsion: long-term effects

of educational interventions". Acta Neurol.Scand. 103: pp. 288-93.
Huang MC, Huang CC (1998). "Effects of an educational
program on parents with febrile convulsive children". Pediatr
Neurol. 18: pp. 150-5.
Huỳnh Văn L (2001). KAP của người chăm sóc chính của trẻ sốt cao
co giật. Đại học Y Dược TP. HCM.
Johnson M, (1980). "Febrile seizures: a consensus of their
significance, evaluation and treatment. Concencus development
conference of febrile seizures". Pediatrics. National Institute of
Health. 66(1009-12).
Verity CM, (1998). Golding J, Long-term intellectual and
behavioural outcome of children with febrile convulsions. N Engl
J Med. 338: pp. 1723-38.
Vestergaard M, Østergaard JR, Pedersen CB, Olsen J,
Christensen J (2008). "Death with febrile seizures: a populationbased cohort study". Lancet. 372: pp. 457-63.
Waruiru C, (2004) "Febrile seizures: an update". Arch Dis Child.
89: pp. 751-6.

Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em



×