Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị của tấm vật liệu tương đương trung bì trên vết bỏng nhiệt thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.99 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA TẤM VẬT LIỆU TƢƠNG ĐƢƠNG
TRUNG BÌ TRÊN VẾT BỎNG NHIỆT THỰC NGHIỆM
Đinh Văn Hân*; Phan Minh Hoàng**
TÓM TẮT
Nghiên cứu tiến hành trên 30 thỏ, mỗi thỏ đƣợc gây hai vết bỏng độ sâu trên lƣng bằng nhiệt ƣớt.
Một nhóm đƣợc che phủ bằng tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì chế tạo từ tế bào (TB) gốc (TBG)
trung mô màng dây rốn ngƣời (vùng A), một nhóm đối chứng (vùng B). Bắt đầu che phủ vết thƣơng
(VT) bỏng sau bằng tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì từ ngày thứ 5 sau cắt lọc hoại tử. Kết quả: tốc
độ biểu mô hóa giữa vùng A và vùng B tại thời điểm ngày thứ 10 sau ghép TBG khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Tỷ lệ VT bỏng vùng A khỏi hoàn toàn (46,67%) cao hơn so với vùng B (40%) tại thời điểm 16
- 20 ngày sau gây bỏng. Tỷ lệ nhiễm khuẩn không khác nhau giữa 2 vùng. Ngày thứ 10 sau ghép TBG
trung mô, vùng A có số lƣợng TB viêm ít hơn nhiều so với vùng B, p < 0,05. Tấm vật liệu tƣơng đƣơng
trung bì có biểu hiện làm tăng quá trình liền VT so với nhóm chứng, trong khi đó, tấm vật liệu tƣơng
đƣơng trung bì có tác dụng hạn chế nhiễm khuẩn tại vết bỏng chƣa thể hiện rõ ràng.
* Từ khóa: Vết bỏng nhiệt thực nghiệm; Tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì; Tác dụng.

Assessing effects of transplantation of human umbilical cord
mesenchymal stem cells on experimentally induced thermal
burns
SUMMARY
30 healthy rabbits were given full-thickness thermal burns, each rabbit had two burn wounds
areas on back. One area was covered by umbilical cord mesenchymal stem cells after necrosis
tissue early-excision on 5th day of burn (A area); the rest was used as controls (B area). Results:
the epithelization rate of A and B areas at 10-day period after the transplantation had a statistical
difference. The complete healing rate of burn wounds in A area was higher than that in B area
(73.3 vs. 60%), at period of 16 - 20 days after inducing burn injuries. The infection rate between the
two areas was not different. At the 10 day-period after the transplantation, the number of infection
cells in A area was statistically significant lower than in A area (p < 0.05). Human umbilical cord
mesenchymal stem cells enhanced burn wound healing faster than the controls, while their effectiveness


on inhibiting infection at the burn wounds were not clearly.
* Key words: Experimental induced thermal burn; Human umbilical cord mesenchymal stem
cells; Effect.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật liệu tƣơng đƣơng da đã đƣợc nghiên
cứu phát triển và chế tạo trong thực nghiệm

từ vài thập kỷ trƣớc đây [1, 2]. Tuy nhiên,
các vật liệu này đều có hạn chế trong sử
dụng cũng nhƣ hiệu quả thành công trong
điều trị, do thiếu thành phần của trung bì.

* Viện Bỏng Lê Hữu Trác
** Bệnh viện Chợ Rẫy
Người phản hồi (Corresponding): Phan Minh Hoàng ()
Ngày nhận bài: 3/6/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30//2013
Ngày bài báo được đăng: 1/10/2013

28


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013

Do đó, một số vật liệu khác đƣợc chế tạo
dựa trên công nghệ mô tạo ra tấm vật liệu
bao gồm cả thành phần tƣơng tƣơng biểu
bì và thành phần tƣơng đƣơng trung bì
bằng cách kết hợp các yếu tố trung bì và
biểu bì, các yếu tố này đƣợc phát triển dựa

trên nguyên lý cơ bản là nuôi cấy nguyên
bào sợi và TB biểu bì trên giá đỡ 3 chiều
nhƣ tấm collagen. Một số vật liệu tƣơng
đƣơng trung bì đã đƣợc sử dụng để phát
triển nghiên cứu chế tạo vật liệu thay thế
da. Tuy nhiên, các vật liệu này đều phải
dùng thành phần đồng loại hay dị loại nhƣ
collagen của bò [5, 6] hoặc trung bì không
còn TB sống lấy từ tử thi [7] hoặc các giá
đỡ tổng hợp bằng polymer [8]…, các thành
phần này đều rất đắt và tiểm ẩn nguy cơ lây
bệnh truyền nhiễm…
Trong da, nguyên bào sợi là TB chủ yếu
đƣợc bao quanh bởi đệm gian bào. Đặc
biệt, trong liền VT da, vai trò của nguyên
bào sợi tạo ra ECM đáng nhiều hơn so với
da bình thƣờng.
Nguyên bào sợi da nuôi cấy đƣợc ghi
nhận là tăng sinh và tổng hợp đệm gian bào
khi có mặt một số hormon hay yếu tố tăng
trƣởng [10]. Gần đây, các nguyên bào sợi
có thể đƣợc biệt hóa từ TBG trung mô
màng dây rốn. Các TB này có khả năng
nhân lên mạnh và nhiều hơn nguyên bào
sợi da. Hơn nữa, dây rốn hiện đang là rác
thải y học, nhƣng lại là một nguồn mô cung
cấp TB lý tƣởng do mỗi dây rốn đều có diện
tích 3.000 - 4.000 cm2, do đó chỉ cần một
mẫu dây rốn là đã có thể cung cấp số
lƣợng cực kỳ lớn TB trung mô để chế tạo

các tấm tế bào hay tấm vật liệu tƣơng
đƣơng trung bì dùng trong nghiên cứu in
vitro và điều trị bệnh.
Trong điều kiện hiện nay, chúng tôi phát
triển loại vật liệu tƣơng đƣơng trung bì mới
bằng cách nuôi cấy TBG trung mô trong

môi trƣờng đặc biệt có chứa một số yếu tố
để tạo tấm TB, sau đó thay môi trƣờng
chuyên biệt cho nguyên bào sợi và kích
thích chúng tiết ra, những thành phần đệm
gian bào để tạo tấm vật liệu tƣơng đƣơng
trung bì mà không cần giá đỡ hay các thành
phần dị loại hay đồng loại khác. Chúng tôi
đánh giá loại vật liệu này bằng nghiên cứu
hình thái cấu trúc mô, siêu cấu trúc mô TB
trong tấm vật liệu. Đồng thời, đánh giá khả
năng ứng dụng in vivo của vật liệu này
bằng cách ghép chúng lên động vật với mô
hình điều trị VT vết bỏng nghiệm ở thỏ.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- 30 con thỏ khỏe mạnh. Thỏ thí nghiệm
đều trƣởng thành (từ 10 - 12 tháng tuổi),
trƣớc thí nghiệm đƣợc theo dõi từ 2 - 3 ngày.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: thỏ khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mƣợt, không
có bệnh ngoài da, đƣờng ruột, cân nặng từ
2 - 3 kg, thỏ đƣợc nuôi đảm bảo theo tiêu

chuẩn thực nghiệm.
- Trong thời gian thực nghiệm, thỏ đƣợc
nhốt riêng mỗi con 1 chuồng, có đánh số để
tiện việc theo dõi.
2. Chất liệu nghiên cứu.
Tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì do
Labo Nghiên cứu và ứng dụng điều trị
bỏng, Viện Bỏng Lê Hữu Trác chế tạo.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Gây bỏng thực nghiệm:
Mỗi thỏ đƣợc gây 2 vết bỏng trên lƣng
với độ sâu tƣơng đƣơng. Vết bên phải (gọi
tắt là vùng A) đƣợc che phủ bằng tấm vật
liệu tƣơng đƣơng trung bì vào ngày thứ 5
sau gây bỏng. Vết bên trái (gọi tắt là vùng B)
chỉ đƣợc ghép màng tegaderm đơn thuần
không có tế bào. Gây bỏng theo phƣơng

30


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013

pháp của Halovec và Pociado 1961 (có cải
tiến). Cố định thỏ vào bàn thí nghiệm
chuyên dụng. Cạo sạch lông ở vùng lƣng
thành 2 mảng đối xứng, vùng cạo lông hình
tròn có đƣờng kính 5 cm. Diện tích gây
bỏng là: S = Πr² = 3,14 x 2,5² = 19,6 cm².
Gây mê tĩnh mạch thỏ bằng ketamin

5 mg/kg cân nặng. Dụng cụ gây bỏng là
bình kim loại hình trụ, đáy tròn có đƣờng kính
5 cm, cao 25 cm (có cán cầm tay). Đổ nƣớc
sôi (t = 1000C) vào bình đến độ cao 10 cm.
Đặt đáy bình vào vùng da đã chuẩn bị, cùng
lúc đặt túi cát nặng 1 kg lên miệng bình. Giữ
túi cát vào cán bình cho thăng bằng, không
xê dịch để tạo vết bỏng đồng nhất. Thời gian
áp đáy bình vào da thỏ 30 giây để tạo vết
bỏng sâu độ IV. Sau khi gây bỏng, vùng tổn
thƣơng có màu trắng đục, da xung quanh vết
bỏng xung huyết màu hồng nhạt. Thỏ tỉnh
sau vài phút và ăn uống sau vài giờ.
* Phương pháp tạo tấm vật liệu tương
đương trung bì:
Nuôi cấy TB trung mô với số lƣợng
tƣơng đƣơng 5.000 TB/cm2 đĩa nuôi cấy,
d = 100 mm. Sau khi đạt 100% độ che phủ
(confluent), tiếp tục đƣợc nuôi cấy thêm vài
tuần. Trong thời gian nuôi cấy, thay thế môi
trƣờng bằng biệt hóa nguyên bào sợi để
kích thích tiết đệm gian bào. Khi các TB
mọc chồng lấn nhiều lớp lên nhau và có
đệm gian bào, tấm vật liệu sẽ quan sát rõ
bằng mắt thƣờng và dƣới kính hiển vi. Dấu
hiệu thấy rõ là tấm vật liệu bắt đầu co và
tách ra khỏi bề mặt nuôi cấy ở mép đĩa.
Dùng dụng cụ cell lifter gạt nhẹ để tách
hoàn toàn tấm vật liệu khỏi bề mặt đĩa. Tấm
vật liệu sau đó đƣợc sử dụng cho các

nghiên cứu đánh giá hình thái cấu trúc và
ghép điều trị VT bỏng thực nghiệm.
Tiến hành 10 thí nghiệm, sử dụng 5
dòng TB ở P3 và P4 thu đƣợc từ mô dây
rốn.

* Ghép tấm vật liệu tương đương trung
bì lên vết bỏng:
Chuẩn bị sẵn tấm TB đặt lên vết bỏng
vùng A vào ngày thứ 5 sau gây bỏng. Sau
khi đặt, dùng một lớp gạc vaseline để áp và
cố định tấm TB lên VT bỏng. Đối với vết
bỏng vùng B, chỉ phủ màng tegaderm không
có TBG, sau đó đắp gạc có tẩm vaselin.
* Xét nghiệm vi khuẩn bỏng:
Tiến hành xét nghiệm vi khuẩn vùng VT
nghiên cứu và đối chứng tại 3 thời điểm
khác nhau: trƣớc ghép TB (ngày thứ 5 sau
gây bỏng), ngày thứ 5 sau khi ghép TB
(ngày thứ 10 sau gây bỏng), ngày thứ 10
sau ghép TB (ngày thứ 15 sau gây bỏng).
Xác định loài và số lƣợng vi khuẩn/cm² bề
mặt vết bỏng.
* Xét nghiệm mô học:
- Sinh thiết mô vết bỏng bằng dụng cụ
sinh thiết (Biopsy punch) vào 2 thời điểm:
trƣớc ghép TB (D1), ngày thứ 5 sau ghép
(D5) tức ngày thứ 10 sau gây bỏng, ngày
thứ 10 sau ghép TB (D10) tức ngày 15 sau
gây bỏng.

- Nhuộm hematoxylin-eosin (HE).
- Quan sát tiêu bản dƣới kinh hiển vi
quang học có độ phóng đại 40 - 400 lần,
nhận xét sự biến đổi TB và cấu trúc mô.
Đếm số lƣợng TB và cấu trúc mô. Đếm số
lƣợng TB viêm (bạch cầu trung tính, đại
thực bào, TB lympho), nguyên bào sợi,
TB sợi, mạch máu tân tạo trên một đơn vị
diện tích (ĐVDT) dƣới kính hiển vi quang
học có gắn vi mét thị kính (1 ĐVDT =
122.400 µm²). Mỗi tiêu bản đếm 4 ĐVDT,
lấy giá trị trung bình cho từng tiêu bản. Xác
định chỉ số phân bào (Mitose Index-MI)
bằng cách đếm số lƣợng TB phân chia trên
200 TB sừng lớp mầm.

31


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Diễn biến lâm sàng thỏ nghiên cứu
* Thay đổi trọng lượng của thỏ trong quá trình gây bỏng thực nghiệm:
2.4

2.32

2.3
1.96


2.2

kg

2.13

2.06

2.1
2
1.9
1.8
1.7

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Biểu đồ 1: Thay đổi trọng lƣợng thỏ nghiên cứu.
(Lần 1: trước khi gây bỏng thực nghiệm; lần 2: ngày thứ 5 sau bỏng [(ngày bắt đầu ghép
TB)]; lần 3: ngày thứ 10 sau bỏng (ngày thứ 5 sau ghép TB); lần 4: ngày thứ 15 sau bỏng
(ngày thứ 10 sau ghép TB).
Trọng lƣợng thỏ giảm ở những ngày đầu
sau gây bỏng thực nghiệm. Trọng lƣợng giảm
là do tính chất của chấn thƣơng cấp tính, đau

đớn, VT bỏng rộng và sâu, không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Ở thời điểm 10 ngày sau

gây bỏng (5 ngày sau ghép TB), trọng lƣợng
thỏ bắt đầu hồi phục, đến thời điểm 15 ngày
sau khi gây bỏng (10 ngày sau ghép TB),
trọng lƣợng của thỏ trở về gần với giá trị ban
đầu trƣớc gây bỏng.

* Diễn biến tại chỗ vùng tổn thương:
Bảng 1: Diễn biến hình ảnh lâm sàng tại chỗ VT bỏng thực nghiệm có ghép TBG
(vùng A) và vùng không ghép TBG (vùng B).
THỜI ĐIỂM

VÙNG A

VÙNG B

5 ngày đầu sau - VT viêm nề, sung huyết đỏ. Nền VT hoại - VT viêm nề, sung huyết đỏ. Nền VT
gây bỏng
tử trắng rải rác.
đỏ, đôi chỗ hoại tử trắng.
- Bờ mép VT không viêm nề.
Trƣớc ghép

- Bờ mép VT không viêm nề.

- Nền VT ẩm, giả mạc bám dễ bóc, viêm - Nền VT ẩm, giả mạc màu vàng nhạt
nề giảm, còn hoại tử trắng.
bám nền VT, tiết dịch vừa, đôi chỗ hoại

tử trắng.
- Bờ mép VT không viêm nề.
- Bờ mép VT không viêm nề.

Ngày thứ 5 sau - VT sạch khô, không tiết dịch. Vảy tiết
ghép (ngày thứ khô màu vàng sậm, cạo sạch lớp vẩy tiết
10 sau bỏng)
bên dƣới rƣớm máu. Nền VT màu hồng
nhạt.
- Bờ mép VT không viêm nề.

- VT sạch, tiết dịch ít. Vảy tiết dễ bóc,
màu vàng nhạt, cạo sạch lớp vẩy tiết
bên dƣới rƣớm máu. Nền VT màu
hồng.
- Bờ mép VT không viêm nề.

32


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
(1)

(2)

(3)

Ngày thứ 10 sau - Diện tích VT thu nhỏ, nền VT sạch, màu - Diện tích VT co nhỏ lại nhƣng lớn hơn
ghép
hồng, mô hạt đỏ, biểu mô hóa từ bờ mép so với vùng A. Nền VT ẩm, sạch, màu

hồng nhạt, dịch tiết vừa. Mô hạt đỏ,
(ngày thứ 15 sau VT, mạch máu tăng sinh mạnh.
biểu mô hóa từ bờ mép VT chậm.
bỏng)
- Bờ mép VT không viêm nề.
- Bờ mép VT không viêm nề.
Ngày thứ 15 sau - Nền VT phẳng, nông, không co dúm. - Nền VT phẳng, rƣớm máu, sẹo co
2
ghép (ngày thứ Biểu mô hóa từ bờ mép VT tốt.
dúm. Diện tích VT < 5 cm , nền VT màu
20 sau bỏng)
hồng nhạt.
- VT cơ bản đã khỏi.

Bảng 2: Diện tích sẹo bỏng sau liền (cm2).
THỜI ĐIỂM

DIỆN TÍCH SẸO BỎNG SAU KHI LIỀN

p

Vùng A (n = 30)

Vùng B ( n = 30)

D5

4,68 ± 1,64

4,5 ± 1,48


0,488

D10

14,18 ± 3,33

12,52 ± 2,83

< 0,05

D15

16,95 ± 2,31

15,74 ± 1,93

< 0,05

Diện tích sẹo bỏng đã liền ở vùng A cao hơn ở vùng B và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
vào ngày thứ 10 sau ghép tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì.
Bảng 3: Tỷ lệ % liền VT theo thời gian
THỜI ĐIỂM

TỶ LỆ PHẦN TRĂM DIỆN TÍCH VẾT THƢƠNG ĐÃ LIỀN

p

Vùng A (n = 30)


Vùng B (n = 30)

D5

26,53 ± 12,04

25,84 ± 11,4

0,601

D10

77,44 ± 12,24

68,76 ± 11,14

< 0,05

D15

93,23 ± 3,74

87,36 ± 4,78

< 0,05

Tốc độ biểu mô hóa của vùng A nhanh hơn vùng B. Tuy nhiên, sự thay đổi tốc độ biểu mô
hóa giữa vùng A và vùng B trong 5 ngày đầu sau ghép không có ý nghĩa thống kê (p = 0,601).
Nếu so sánh thay đổi tốc độ biểu mô hóa giữa vùng A và vùng B trong khoảng thời gian tại ngày
thứ 10 sau ghép TBG, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với cả diện tích (p < 0,05), chứng tỏ

càng về sau, tốc độ biểu mô hóa vùng A càng nhanh hơn vùng B.
Bảng 4: So sánh tỷ lệ VT khỏi hoàn toàn giữa vùng A và vùng B trong từng giai đoạn.
VÙNG A

THỜI GIAN

VÙNG B
p

Số thỏ

%

Số thỏ

%

< 15 ngày sau gây bỏng

0

0

0

0

> 0,05

16 - 20 ngày sau gây bỏng


14

46,67

12

40

> 0,05

> 20 ngày sau gây bỏng

16

53,33

18

60

> 0,05

Tổng

30

100

30


100

Trong giai đoạn 16 - 20 ngày, tỷ lệ VT bỏng vùng A khỏi hoàn toàn (46,67%) cao hơn so với
vùng B (40%), tuy nhiên chƣa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

33


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013

2. Xét nghiệm vi khuẩn tại VT vùng nghiên cứu và vùng đối chứng.
Bảng 5: Tần suất xuất hiện vi khuẩn qua các thời điểm nghiên cứu.
VÙNG A (n = 30)

THỜI GIAN

VÙNG B (n = 30)

Số mẫu (+)

%

Số mẫu (+)

%

Lần 1

1


3,33

3

10

Lần 2

5

16,67

7

23,33

Lần 3

4

13,33

3

10

Tổng

10


33,33

13

43,33

(Lần 1: ngày thứ 1 sau ghép TB; lần 2: ngày thứ 5 sau ghép TB; lần 3: ngày thứ 10 sau
ghép TB).
Số vết bỏng vùng A bị nhiễm khuẩn là 10 mẫu, trong khi số vết bỏng vùng B bị nhiễm
khuẩn là 13 mẫu. Nhƣ vậy, số vết bỏng bị nhiễm khuẩn của vùng A và vùng B tƣơng
đƣơng nhau.
Khi xét về chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết bỏng, có thể thấy chủ yếu các vết bỏng bị
nhiễm E.coli và E.cloacae (14/23 vết bỏng).
Bảng 5: Số vết bỏng của hai vùng bị nhiễm với các chủng vi khuẩn.
CHỦNG VI KHUẨN

VÙNG A

VÙNG B

E. coli

4

5

E. cloaceae

3


2

S. aureus

1

1

P. mirabilis

1

2

K. pneumoniae

1

1

Aci. baumannii

1

Shi. boydi

1

3. Kết quả nghiên cứu mô học trên tiêu bản sinh thiết.

Bảng 6: Hình thái mô giữa 2 vùng A và vùng B trƣớc và sau ghép tấm vật liệu tƣơng
đƣơng trung bì.
THỜI ĐIỂM

VÙNG A

Ngay trƣớc khi Bề mặt tổn thƣơng không có hoại tử, đƣợc
ghép TB
phủ một lớp tơ huyết mỏng. Mô phía dƣới
có ít dịch phù, xen kẽ ít TB viêm chủ yếu là
bạch cầu đa nhân trung tính, rải rác các đại
thực bào, nguyên bào sợi.

VÙNG B

Bề mặt tổn thƣơng không có hoại tử,
đƣợc phủ một lớp tơ huyết mỏng. Mô phía
dƣới có ít dịch phù, xen kẽ ít TB viêm, chủ
yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, rải rác
các đại thực bào nguyên bào sợi .

Ngày thứ 5 sau Mô liên kết mỏng có ít TB viêm, nhiều nguyên Mô liên kết dày, nhiều TB viêm, nguyên
ghép TB
bào sợi và tân mạch, không có dịch phù viêm. bào sợi và tân mạch, còn phù viêm nhẹ.
Ngày thứ 10
sau ghép TB

Mô liên kết ít TB viêm, nguyên bào sợi, TB
sợi, tân mạch. 20/30 VT đã đƣợc che phủ
bởi lớp biểu bì mỏng nhƣng chƣa đủ 4 lớp.

Lớp TB biểu bì liên kết chặt chẽ với chân bì,
lớp TB mầm tăng phân chia.

Mô liên kết có nhiều TB viêm nhƣng ít
hơn trƣớc, không có phù viêm nhiều
nguyên bào sợi, nhiều tân mạch. 16/30
VT đã có biểu bì che phủ, có sự phân
chia của TB mầm.

34


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013

Bảng 7: Thay đổi số lƣợng TB viêm vết
bỏng.
THỜI
ĐIỂM

SỐ TB VIÊM/ĐVDT
Vùng A
(n=30)

Vùng B
(n=30)

p

D1


30,16 ± 7,41

31,46 ± 5,98

0,375

D5

18,86 ± 4,46

18,1 ± 5,08

0,475

D10

8,96 ± 1,8

12,5 ± 3,01

< 0,05

Số lƣợng TB viêm ở hai vùng nghiên cứu
tƣơng đƣơng nhau.
- Ngày thứ 5 sau ghép tấm vật liệu
tƣơng đƣơng trung bì, số lƣợng TB viêm
của cả 2 vùng đều tăng nhẹ so với trƣớc
lúc ghép TBG. Vùng B tăng hơn so với
vùng A, nhƣng không có ý nghĩa thống kê.


Bảng 9: Thay đổi số lƣợng tân mạch.
THỜI
ĐIỂM

SỐ LƢỢNG TÂN
MẠCH/ĐVDT

p

Vùng A

Vùng B

(n = 30)

(n = 30)

D1

2,10 ± 1,39

1,83 ± 0,91

0,318

D5

3,50 ± 1,04

3,67 ± 1,02


0,484

D10

7,23 ± 1,13

4,90 ± 0,95

< 0,05

Tại thời điểm ngày nghiên cứu thứ 10, số
lƣợng tân mạch tăng lên nhiều so với ngày
nghiên cứu thứ 5 ở cả vùng A và vùng B. Số
lƣợng tân mạch ở vùng A cao hơn so với
vùng B và có ý nghĩa thống kê.
Bảng 10: Thay đổi chỉ số phân bào lớp
mầm tại mô vết thƣơng.
THỜI
ĐIỂM

- Ngày thứ 10 sau ghép tấm vật liệu
tƣơng đƣơng trung bì, số lƣợng TB viêm cả

CHỈ SỐ PHÂN BÀO (có
hiệu chỉnh MI x 100)

Vùng B
(n = 30)


Vùng B
(n = 30)

p

hai vùng đều giảm mạnh. Trong đó, vùng A

D5

1,53 ± 0,5

1,47 ± 0,49

> 0,05

có số lƣợng TB viêm ít hơn nhiều so với

D10

2,47 ±0,56

1,86 ± 0,51

< 0,05

vùng B, p < 0,05.
Bảng 8: Thay đổi số lƣợng nguyên bào
sợi ở hai vùng A và vùng B trƣớc và sau
ghép tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì.
THỜI

ĐIỂM

SỐ LƢỢNG NGUYÊN BÀO
SỢI/ĐVDT

p

Vùng A (n = 30)

Vùng B (n = 30)

D1

13,86 ± 5,40

13,53 ± 3,13

0,714

D5

37,20 ± 8,26

36,56 ± 9,35

0,76

D10

67,10 ± 9,09


36,56 ± 0,38

< 0,05

Ngày thứ 10 sau ghép TBG trung mô, số
lƣợng nguyên bào sợi/ĐVDT ở cả 2 vùng A
và B đều tăng so với trƣớc ghép có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).

Vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu,
không xác định chỉ số phân bào.
Vào ngày thứ 5 nghiên cứu, chỉ số phân
bào vùng A cao hơn vùng B, nhƣng không có
ý nghĩa thống kê.
Vào ngày thứ 10 nghiên cứu, chỉ số phân
bào vùng A cao hơn vùng B có ý nghĩa thống
kê, p < 0,05
BÀN LUẬN
1. Tác dụng trong quá trình liền VT
của tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì.
- Trên các vết bỏng thực nghiệm ở thỏ,
tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì có những
biểu hiện làm tăng quá trình liền VT so với
nhóm chứng:

35


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013


+ Diễn biến lâm sàng vùng bỏng đƣợc
ghép tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì
diễn ra thuận lợi cho quá trình liền VT, rõ
rệt hơn so với vùng chứng.
+ Tốc độ liền VT tại vùng đuợc ghép tấm
vật liệu tƣơng đƣơng trung bì diễn ra nhanh
hơn so với vùng chứng.
+ Ở giai đoạn 16 - 20 ngày sau gây
bỏng, vết bỏng đƣợc ghép tấm vật liệu
tƣơng đƣơng trung bì khỏi hoàn toàn toàn
có tỷ lệ cao hơn so với vùng chứng.
- Tác dụng của việc ghép tấm vật liệu
tƣơng đƣơng trung bì đến nhiễm trùng của
vết bỏng: qua các kết quả về vi khuẩn học
có thể thấy số lƣợng vết bỏng đƣợc ghép
tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì bị nhiễm
khuẩn tƣơng đƣơng với số lƣợng vết bỏng
nhóm chứng bị nhiễm khuẩn, chứng tỏ việc
ghép này không có ảnh hƣởng đến tình
trạng nhiễm trùng của vết bỏng.
- Tác dụng của việc ghép tấm vật liệu
tƣơng đƣơng trung bì đến quá trình biến
đổi mô học tại vết bỏng: qua các kết quả
nghiên cứu về mô học, có thể thấy việc
ghép tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì làm
cho diễn biến mô học tại vết bỏng thuận lợi
hơn cho quá trình liền VT so với nhóm chứng:
ở thời điểm 5 ngày sau ghép, số TB viêm tăng
cao ở cả hai vùng, nhƣng đến ngày thứ 10

sau ghép, số TB viêm ở vùng ghép TBG trung
mô giảm mạnh hơn so với vùng chứng.
Điều này cho thấy tấm vật liệu tƣơng đƣơng
trung bì ảnh hƣởng chủ yếu đến quá trình
biểu hiện biến đổi mô học của VT.
2. Cơ chế liền VT khi ghép tấm vật
liệu tƣơng đƣơng trung bì.
Trong nghiên cứu này, tác dụng của tấm
vật liệu tƣơng đƣơng trung bì trên VT bỏng
sâu chủ yếu thể hiện qua giảm số lƣợng TB
viêm. Chính do tác dụng đó mà quá trình
liền VT diễn ra nhanh hơn ở vùng đƣợc

ghép tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì [7].
Có thể giải thích điều này thông qua cơ
chế: tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì khi
đƣợc ghép trên vết bỏng đã trực tiếp tiết
cytokin hoặc kích thích TB tại chỗ tăng tiết
cytokin để thúc đẩy liền VT. Nhƣng tại sao
tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì lại có tác
dụng trên VT bỏng thực nghiệm của thỏ?.
Về điểm này, một số tác giả đã chứng minh
tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì có thành
phần biệt hóa chính là từ TBG trung mô dây
rốn ngƣời không có tính kháng nguyên
ghép cao và bản thân chúng có HLA-G,
HLA-E có tác dụng ức chế phản ứng thải
ghép [9, 10]. Có thể suy luận tấm vật liệu
tƣơng đƣơng trung bì tồn tại lâu trên VT
bỏng của thỏ và có đủ thời gian để tiết

cytokin hoặc kích thích TB tại chỗ tiết
cytokin thúc đẩy quá trình liền VT. Nhƣng
những giả thiết này cần đƣợc chứng minh
thêm để góp phần làm sáng tỏ cơ chế liền
VT bỏng sâu của việc ghép TBG trung mô
dây rốn ngƣời.
KẾT LUẬN
- Trên các vết bỏng thực nghiệm ở thỏ,
tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì đã có
những biểu hiện làm tăng quá trình liền VT
so với nhóm chứng.
- Tác dụng của tấm vật liệu tƣơng đƣơng
trung bì trong việc hạn chế nhiễm khuẩn tại
vết bỏng chƣa rõ ràng. Trong khi đó, việc
ghép tấm vật liệu tƣơng đƣơng trung bì làm
diễn biến mô học tại vết bỏng thuận lợi hơn
cho quá trình liền VT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lee DY, Ahn HT, Cho KH. A new skin
equivalent model: use of a dermal substrate
which combines de-epidermized dermis with
fibroblast-populated collagen matrix. J Dermatol

36


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
Sci. 2000, 23, pp.132-137.
2. Lee DY, Cho KH. The effects of epidermal
keratinocytes and dermal fibroblasts on the

formation of cutaneous basement membrane
in three-dimensional culture systems. Arch
Dermatol Res. 2005, 296, pp.296-302.
3. Green H, Kehinde O, Thomas J. Growth of
cultured human epidermal cells into multiple
epithelia suitable for grafting. Proc Natl Acad
Sci. USA. 1979, 76, pp.5665-5668.
4. Ehrlich HP. Understanding experimental
biology of skin equivalent: from laboratory to
clinical use in patients with burns and chronic
wounds. Am J Surg. 2004, 187, pp.29s-33s.
5. Boyce ST, Michel S, Reichert U, Schroot
B, Schmidt R. Reconstructed skin from cultured
human keratinocytes and fibroblasts on a
collagen-glycosaminoglycan biopolymer substrate.
Skin Pharmacol. 1990, 2, pp.136-143.
6. Maruguchi T, Maruguchi Y, Suzuki S,
Matsuda K, Toda KI, Isshiki N. A new skin
equivalent: keratinocytes proliferated and
differentiated on collagen sponge containing
fibroblasts. Plast Reconstr Surg. 1994, 93,
pp.537-544.

7. Regnier M, Prunieras M, Woodley D.
Growth and differentiation of adult human
epidermal cells on dermal substrates. Front
Matrix Biol. 1981, 9, pp.4-35.
8. Cooper ML, Hansbrough JF, Spielvogel
RL, Cohen R, Bartel RL, Naughton G. In vivo
optimization of a living dermal substitute

employing cultured human fibroblasts on a
biodegradable polyglycolic acid or polyglactin
mesh. Biomaterials. 1991, 12, pp.243-248.
9. Goldstein RH, Poliks CF, Pilch PF, Smith
BD, Fine A. Stimulation of collagen formation by
insulin and insulin-like growth factor I in cultures
of human lung fibroblasts. Endocrinology. 1989,
124, pp.964-970.
10. Russell SB, Russell JD, Trupin KM.
Collagen synthesis in human fibroblasts:
effects of ascorbic acid and regulation by
hydrocortisone. J Cell Physiol. 1981, 109,
pp.121-131.

37


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013

38



×