Tải bản đầy đủ (.doc) (243 trang)

đánh giá tác dụng điều trị của thuốc tmslh kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.64 MB, 243 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo Bộ Y tế
Trờng đại học y hà nội

NgÔ QUỳNH HOA
Nghiên cứu TíNH AN TOàN Và TáC DụNG CủA
THUốC
"thông mạch SƠ LạC HOàN"
TRONG ĐIềU TRị nhồi máu não sau giai đoạn cấp
Luận án tiến sĩ y học
Hà Nội - 20132
Bộ giáo dục và đào tạo Bộ Y tế
Trờng đại học y hà nội

NgÔ QUỳNH HOA
Nghiên cứu TíNH AN TOàN Và TáC DụNG CủA
THUốC "thông mạch SƠ LạC HOàN"
TRONG ĐIềU TRị nhồi máu não sau giai đoạn cấp
Chuyên ngành : y học cổ truyền
Mã số : 62.72.60.01
Luận án tiến sĩ y học
Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Đỗ THị PHƯƠNG
2. PGS. TS. NGUYễN TRầN THị GIáNG HƯƠng
Hà Nội - 20132
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Y học cổ
truyền, Bộ môn Dợc lý Trờng Đại học Y Hà Nội đ tạo điều kiện và giúp đỡ tôiã
trong quá trình học tập và làm luận án.
- Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Khoa Y học cổ
truyền, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Khoa Nội I Bệnh viện Đa khoa Xanh - Pôn đã


cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và nghiên cứu.
- Ban Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ơng và các Khoa,
Phòng trong Bệnh viện đ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình họcã
tập tại Bệnh viện.
- Phó Giáo s, Tiến sĩ Đỗ Thị Phơng, Trởng Khoa Y học cổ truyền Trờng
Đại học Y Hà Nội là ngời Thầy vô cùng tận tình, chu đáo, đ dạy dỗ và ã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Cô đ trang bị cho tôi kiếnã
thức chuyên ngành, giúp đỡ tôi sửa chữa thiếu sót trong luận án và động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- Phó Giáo s, Tiến sĩ Nguyễn Trần Thị Giáng Hơng, nguyên Phó Trởng
Bộ môn Dợc lý Trờng Đại học Y Hà Nội, ngời Thầy đ truyền đạt cho tôiã
những kiến thức quý báu và hớng dẫn tôi hoàn chỉnh luận án này.
- Phó Giáo s, Tiến sĩ Nguyễn Nhợc Kim, nguyên Trởng Khoa Y học cổ
truyền Trờng Đại học Y Hà Nội, ngời Thầy đ giảng dạy và đóng góp ý kiếnã
quý báu để tôi hoàn thành luận án này.
- Phó Giáo s, Tiến sĩ Đặng Kim Thanh, Phó trởng Khoa Y học cổ
truyền Trờng Đại học Y Hà Nội, Cô đ tận tình chỉ bảo và dạy dỗ tôi trongã
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- Các Thầy, Cô Khoa Y học cổ truyền Trờng Đại học Y Hà Nội, những
ngời đồng nghiệp thân yêu của tôi với những kinh nghiệm và lòng nhiệt tình
đ giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luậnã
án.
- Các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận án đ đóng góp cho tôiã
những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành luận án.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các bệnh nhân tình
nguyện tham gia nghiên cứu.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Trần văn Thuấn, Trởng
Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đa khoa Xanh - Pôn cùng toàn thể các
Bác sĩ, Y tá, Nhân viên trong Khoa đ tạo điều kiện và góp sức cùng tôiã
trong việc thực hiện các công đoạn của đề tài.

- Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bố Mẹ Những ngời đ sinhã
thành và nuôi dạy con trởng thành, những ngời thân trong gia đình, bạn bè,
các đồng nghiệp đ động viên, giúp đỡ tôi vã ợt qua những khó khăn trong
quá trình học tập và hoàn thành luận án.
- Bản luận án này không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đ-
ợc những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô và đồng nghiệp để
bản luận án này đợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả
Ngô Quỳnh Hoa
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả Luận án
Ngô Quỳnh Hoa
Ngô Quỳnh Hoa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALT Alanine aminotransferase
APTT

Activated partial thromboplastin time

AST Aspartate aminotransferase
CHT Chụp cộng hưởng từ
CLVT Chụp cắt lớp vi tính
CMN Chảy máu não
HAtb Huyết áp trung bình
HAtt Huyết áp tâm thu
HAttr Huyết áp tâm trương

INR

International nornalised Ratio

NMN Nhồi máu não
TBMN Tai biến mạch não
TC Triệu chứng
TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới
THA Tăng huyết áp
TMSLH Thông mạch sơ lạc hoàn
TPKL Trúng phong kinh lạc
TPTP Trúng phong tạng phủ
XBBH Xoa bóp bấm huyệt
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TÌNH HÌNH TAI BIẾN MẠCH NÃO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM 3
1.1.1. Tình hình tai biến mạch não trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình tai biến mạch não ở Việt Nam 3
1.2. TAI BIẾN MẠCH NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 4
1.2.1. Định nghĩa và phân loại tai biến mạch não 4
1.2.2. Nhồi máu não 4
1.3. TAI BIẾN MẠCH NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 20
1.3.1. Quan niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của chứng trúng phong
20
1.3.2. Phân loại, điều trị trúng phong 24

1.4. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU
TRỊ NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP 32
1.4.1. Một số nghiên cứu ở Trung Quốc 32
1.4.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam 33
1.5. TỔNG QUAN BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU “THÔNG MẠCH SƠ
LẠC HOÀN” 35
1.5.1. Xuất xứ của bài thuốc 35
1.5.2. Tác dụng của các vị thuốc trong “Thông mạch sơ lạc hoàn” 38
Chương 2 43
CHẤT LIỆU - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 43
2.1.1. Thuốc nghiên cứu 43
2.1.2. Phương tiện và trang thiết bị nghiên cứu 44
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 45
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm 45
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu lâm sàng 45
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm 48
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng 52
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 58
2.3.4. Phương pháp khống chế sai số 59
2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 59
2.5. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 60
Chương 3 65
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 65
3.1.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp (LD50) 65
3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn 66
3.1.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý trên tim mạch 78
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 86

Căn cứ vào tiêu chuẩn chọn và loại trừ bệnh nhân, nghiên cứu này tuyển
được 96 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Trong quá trình theo dõi có
6 bệnh nhân được loại khỏi diện tổng kết trong đó có hai bệnh nhân
có nguyện vọng dùng thuốc khác điều trị NMN, hai bệnh nhân bỏ
điều trị quá ba ngày và hai bệnh nhân THA giai đoạn 1 phải dùng
thuốc hạ áp lần thứ hai trong quá trình điều trị. Như vậy, còn lại 90
bệnh nhân được tổng kết trong nghiên cứu này 86
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não 86
3.2.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 92
3.2.3. Kết quả nghiên cứu trên một số chỉ số huyết học và sinh hoá máu
103
BÀN LUẬN 107
4.1. TÍNH AN TOÀN CỦA THUỐC “THÔNG MẠCH SƠ LẠC HOÀN”
107
4.1.1. Tính an toàn của thuốc TMSLH trên thực nghiệm 107
4.1.2. Tính an toàn của TMSLH trên lâm sàng 112
4.2. TÁC DỤNG HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CHẾ PHẨM THUỐC
“THÔNG MẠCH SƠ LẠC HOÀN” KẾT HỢP VỚI XOA BÓP
BẤM HUYỆT 113
Trên lâm sàng, Thông mạch sơ lạc hoàn được điều trị cho 45 bệnh nhân
được chẩn đoán xác định là nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Sau đây
xin mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu 113
4.2.1. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu 113
4.2.1.1. Tuổi 113
4.2.1.2. Giới tính 114
4.2.1.3. Thời gian từ khi mắc NMN đến khi điều trị trong giai đoạn cấp
115
4.2.1.4. Các bệnh đồng diễn 115
4.2.1.5. Một số đặc điểm tổn thương bệnh lý 117
4.2.2. Kết quả điều trị theo Y học hiện đại 121

4.2.3. Kết quả điều trị theo thể bệnh Y học cổ truyền 145
KẾT LUẬN 148
KIẾN NGHỊ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần và tác dụng của các vị thuốc trong TMSLH 38
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của TMSLH đến thể trọng thỏ 66
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của TMSLH 67
đến số lượng hồng cầu trong máu thỏ 67
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH 68
đến hàm lượng huyết sắc tố trong máu thỏ 68
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH đến hematocrit trong máu thỏ 70
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH 70
đến số lượng bạch cầu trong máu thỏ 70
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH 70
đến công thức bạch cầu trong máu thỏ 70
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH 71
đến số lượng tiểu cầu trong máu thỏ 71
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH 72
đến hoạt độ ALT trong máu thỏ 72
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH 73
đến hoạt độ AST trong máu thỏ 73
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH 73
đến hàm lượng bilirubin toàn phần trong máu thỏ 73
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH đến hàm lượng protein trong máu thỏ
74
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH 74
đến hàm lượng cholesterol trong máu thỏ 74
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thuốc TMSLH đến hàm lượng creatinin trong máu

thỏ 75
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của TMSLH 81
đến tác dụng của adrenalin trên huyết áp chó 81
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của TMSLH 83
đến tác dụng của acetylcholin trên huyết áp chó 83
Bảng 3.16. Độ giảm huyết áp trung bình 84
tại các thời điểm sau khi uống thuốc thử 84
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của cao lỏng TMSLH ở các nồng độ 0,45%; 0,9%; 4,5%;
9%; 18% trên tai thỏ cô lập 85
Bảng 3.18. Phân bố về độ tuổi của các đối tượng nghiên cứu 86
Bảng 3.19. Thời gian từ khi mắc bệnh NMN đến khi được điều trị ở giai đoạn
cấp 87
Bảng 3.20. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng trước điều trị 88
Bảng 3.21. Các yếu tố nguy cơ 89
Bảng 3.22. Vị trí, kích thước, số ổ NMN trên phim chụp CLVT 89
Bảng 3.23. Phân loại mức độ liệt theo thang điểm Rankin trước điều trị 90
Bảng 3.24. Phân loại mức độ về khả năng hoạt động độc lập 90
theo thang điểmchỉ số Barthel trước điều trị 90
Bảng 3.25. Phân loại mức độ trạng thái chức năng thần kinh theo thang điểm
Orgogozo trước điều trị 91
Bảng 3.26. So sánh phân loại của thang điểm Rankin theo thời gian điều trị 93
Bảng 3.27. So sánh tiến triển độ liệt của chỉ số Barthel theo thời gian điều trị 94
Bảng 3.28. So sánh tiến triển độ liệt của thang điểm Orgogozo 95
theo thời gian điều trị 95
Bảng 3.29. So sánh mức chênh điểm trung bình của chỉ số thang điểm Barthel
và Orgogozo theo thời gian điều trị 97
Bảng 3.30. Kết quả phục hồi liệt thần kinh VII trung ương và rối loạn ngôn ngữ
sau điều trị 97
Bảng 3.31. So sánh kết quả biến đổi chỉ số HA trước và sau điều trị 98
Bảng 3.32. So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt của thang điểm Rankin theo thể

bệnh TPTP và TPKL 99
Bảng 3.33. So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt của chỉ số thang điểm Barthel theo
thể TPTP và TPKL 100
Bảng 3.34. So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt của thang điểm Orgogozo theo thể
TPTP và TPKL 100
Bảng 3.35. So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt của thang điểm Rankin theo phân
loại hàn, nhiệt của YHCT 101
Bảng 3.36. So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt 101
của chỉ số thang điểm Barthel theo phân loại hàn, nhiệt 101
Bảng 3.37. So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt của thang điểm Orgogozo theo
phân loại hàn, nhiệt 102
Bảng 3.38. Tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng 102
Bảng 3.389. So sánh giá trị trung bình của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu 103
và tỷ lệ hemoglobin trước và sau điều trị 103
Bảng 3.3940. So sánh giá trị trung bình một số chỉ số đông máu 103
trước và sau điều trị 103
Bảng 3.401. So sánh giá trị trung bình của enzym gan trước và sau điều trị 104
Bảng 3.412. So sánh giá trị trung bình ure, creatinin và glucose máu 104
trước và sau điều trị 104
Bảng 3.423. So sánh giá trị trung bình thành phần lipid máu 104
trước và sau điều trị 104
Bảng 3.43. So sánh tỷ lệ có rối loạn thành phần lipid máu trước và sau điều trị
105
Bảng 3.44. Tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng 106
Chương 4 107
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới tính của các đối tượng nghiên cứu 86
Biểu đồ 3.2. Thời gian từ khi mắc bệnh NMN đến khi tham gia nghiên cứu 87
88
Biểu đồ 3.3. Thời giađiểmn khởi phát bệnh NMN trong ngày 88

Biểu đồ 3.4. Phân bố thể bệnh theo chứng trúng phong và hàn - nhiệt 92
Biểu đồ 3.5. Phân bố thể bệnh theo hội chứng bệnh 92
Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt theo thang điểm Rankin 93
Biểu đồ 3.7. So sánh điểm trung bình chỉ số thang điểm Barthel theo thời gian
điều trị 94
Biểu đồ 3.8. So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt theo chỉ số thang điểm Barthel
95
Biểu đồ 3.9. So sánh điểm trung bình Orgogozo theo thời gian điều trị 96
Biểu đồ 3.10. So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt theo thang điểm Orgogozo 96
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1. Chế phẩm Thông mạch sơ lạc hoàn 44
Ảnh 3.1. Ảnh hưởng của TMSLH 78
đến tác dụng của adrenalin trên huyết áp chó (1) 78
Ảnh 3.2. Ảnh hưởng của TMSLH 79
đến tác dụng của adrenalin trên huyết áp chó (2) 79
Ảnh 3.3. Ảnh hưởng của TMSLH 79
đến tác dụng của adrenalin trên huyết áp chó (3) 79
Ảnh 3.4. Ảnh hưởng của TMSLH 82
đến tác dụng của acetylcholin trên huyết áp chó (4) 82
Ảnh 3.5. Ảnh hưởng của TMSLH 82
đến tác dụng của acetylcholin trên huyết áp chó (5) 82
Ảnh 3.6. Ảnh hưởng của TMSLH 83
đến tác dụng của acetylcholin trên huyết áp chó (6) 83
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu tính an toàn và tác dụng dược lý trên tim
mạch của TMSLH……………………………………………….55
Sơ đồ 2.2. Quy trình nghiên cứu lâm sàng của TMSLH…………………….56

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch não (TBMN) chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh của

hệ thần kinh trung ương là nguyên nhân quan trọng gây tử vong và tàn tật phổ
biến ở mọi quốc gia trên thế giới [233], [79].
Trong các thể TBMN, nhồi máu não (NMN) chiếm đa số với tỷ lệ 75%
đến 80% [2016], [243]. Ở Việt Nam, theo điều tra của Lê Văn Thành tại Miền
Nam cho thấy tỷ lệ TBMN khá cao, khoảng 6.060/1.000.000 dân [545].
Những tiến bộ của y học trong thời gian gần đây đã góp phần làm giảm
tỷ lệ tử vong của TBMN, đồng nghĩa với tỷ lệ sống sót và tàn phế cũng tăng
lên dẫn đến nhu cầu điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân TBMN cũng
tăng lên. Bên cạnh đó, TBMN thường liên quan rất chặt chẽ với một số yếu tố
nguy cơ như: các bệnh tim mạch, các rối loạn chuyển hoá, rối loạn đông máu
trong đó, phổ biến nhất vẫn là tăng huyết áp và xơ vữa động mạch [13], [14],
[30]. Do vậy, hiện nay việc phối hợp đồng thời giữa điều trị phục hồi chức
năng và điều trị các yếu tố nguy cơ thường được áp dụng trong điều trị TBMN.
Y học hiện đại (YHHĐ) đã đạt được những tiến bộ to lớn về điều trị dự
phòng và phục hồi chức năng cho bệnh nhân TBMN. Y học cổ truyền
(YHCT) cũng đã có nhiều đóng góp trong việc điều trị phục hồi di chứng
TBMN. Nhiều bài thuốc cổ phương quý được ghi chép trong các y văn kinh
điển như bài Đại tần giao thang, Bổ dương hoàn ngũ thang, An cung ngưu
hoàng hoàn được các thầy thuốc sử dụng điều trị cho bệnh nhân TBMN và
mang lại kết quả tốt [65], [76], [623]. Bên cạnh đó, những bài thuốc nghiệm
phương được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa y lý YHCT với những kết quả
nghiên cứu về tính năng, tác dụng của thuốc theo YHHĐ cũng được các thầy
thuốc quan tâm. Trung Quốc là nước đi đầu trong nghiên cứu các dạng bài
thuốc trên.
1
Bài thuốc Thông mạch sơ lạc phương đã được Học viện Trung y Thiểm
Tây nghiên cứu áp dụng điều trị cho bệnh nhân TBMN từ năm 1987 cho đến
nay và mang lại kết quả tốt [39]. Năm 2008, bài thuốc cũng đã được áp dụng
tại Khoa YHCT Bệnh viện Đa khoa Xanh - Pôn cho thấy kết quả khá khả
quan trong phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân. Để tăng hiệu quả

trong điều trị và dự phòng cho bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp,
đồng thời thuận tiện sử dụng cho bệnh nhân trong điều kiện tại Việt Nam, bài
thuốc được gia thêm một số vị và chuyển sang dạng viên hoàn. Chế phẩm
mới được đặt tên là Thông mạch sơ lạc hoàn (TMSLH). Theo quy định, chế
phẩm thuốc mới cần thiết được tiến hành nghiên cứu tổng thể trên cả thực
nghiệm và lâm sàng. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “Thông mạch sơ
lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp” với ba mục tiêu
cụ thể sau:
1- Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng trên tim mạch của thuốc
TMSLH trên động vật thực nghiệm.
2- Đánh giá tác dụng điều trị của thuốc TMSLH kết hợp xoa bóp bấm
huyệt trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp.
3- Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc TMSLH trong điều trị
bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH TAI BIẾN MẠCH NÃO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình tai biến mạch não trên thế giới
Theo Bethoux, tỷ lệ mắc bệnh TBMN của các nước phương Tây ước
tính 5% đến 10% dân số [778]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG), mỗi năm có hơn 4,5 triệu người tử vong do TBMN. Riêng ở
Châu Á hàng năm tử vong do TBMN là 2,1 triệu người [2016], [243].
Tai biến mạch não đa số xảy ra ở lớp người cao tuổi và tỷ lệ tăng nhanh
theo tuổi [2016]. Trong từng độ tuổi mắc TBMN, đều thấy nam nhiều hơn nữ
[589]. Những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh đến
TBMN ở người trẻ. Ở Nhật Bản người trẻ chiếm 2,7% trong 1.350 bệnh nhân
TBMN. Ở Pháp tỷ lệ mới mắc ở người trẻ là 10 đến 30/100.000 dân, chiếm
5% toàn bộ các loại TBMN [trích dẫn từ 42].

Theo thống kê năm 2000 cho thấy ở Hoa KỳMỹ có khoảng 700.000
người bị đột quỵ não mới mắc, trong đó có 500.000 trường hợp ca đột quỵ
não lần đầu. Dự báo đột quỵ vẫn có xu hướng tăng trong ba mươi30 năm tới:
năm 1995 có 12,8% người Mỹ trên 65 tuổi bị đột quỵ não và tới năm 2025 sẽ
có khoảng 18,7% [745], [756].
1.1.2. Tình hình tai biến mạch não ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ở nước ta TBMN đang có chiều hướng gia
tăng, làm nhiều người tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại lớn
cho gia đình và xã hội [121], [35].
Lê Văn Thành điều tra TBMN ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 cho
thấy tỷ lệ hiện mắc là 6.060/1.000.000 dân, tăng hơn năm 1993 với
4.160/1.000.000 dân [545].
3
Đinh Văn Thắng theo dõi TBMN tại Bệnh viện Thanh Nhàn từ 1999
đến 2003, cho thấy năm 2003 tăng 1,58 lần so với năm 1990, tỷ lệ nữ/ nam là
1/1,75 [512].
1.2. TAI BIẾN MẠCH NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.2.1. Định nghĩa và phân loại tai biến mạch não
2.1.1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Tai biến mạch não là sự xảy ra đột ngột
các rối loạn chức năng khu trú của não, kéo dài trên 24 giờ và thường do
nguyên nhân mạch máu” [2016].
1.2.1.2. Phân loại theo lâm sàng [243]
Tuỳ thuộc vào bản chất tổn thương, TBMN được chia thành hai thể lớn:
*Chảy máu não: là máu chảy vào nhu mô não.
Bao gồm: chảy máu trong nhu mô não; chảy máu não – tràn máu não thất thứ
phát; chảy máu não thất nguyên phát; chảy máu dưới nhện; chảy máu sau
nhồi máu.
*Nhồi máu não: xảy ra khi một mạch máu bị tắc một phần hoặc toàn
bộ, khu vực não không được nuôi dưỡng sẽ bị hoại tử, nhũn ra.

Bao gồm: huyết khối động mạch não; tắc mạch não; nhồi máu não ổ khuyết.
1.2.2. Nhồi máu não
1.2.2.1. Định nghĩa: Nhồi máu não là quá trình bệnh lý trong đó động
mạch não bị hẹp hoặc bị tắc, lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động
mạch não đó phân bố bị giảm trầm trọng, dẫn đến chức năng vùng não
đó bị rối loạn [20

16

].
1.2.2.2. Nguyên nhân: Có 3 nguyên nhân lớn.
* Nghẽn mạch (Huyết khối – thrombosis): là tổn thương thành mạch,
làm rối loạn chức năng hệ thống đông máu, gây đông máu và/hoặc tắc động
mạch não và xảy ra ngay tại vị trí động mạch bị tổn thương. Thường liên quan
4
chặt chẽ với THA, xơ vữa động mạch, viêm động mạch và một số nguyên
nhân khác [2016], [43], [589].
* Tắc mạch (embolis):
cCục tắc từ một mạch ở xa (từ tim, từ một mạch lớn vùng cổ) bong ra
theo đường tuần hoàn lên não đến chỗ lòng mạch nhỏ hơn sẽ nằm lại đó gây
tắc mạch.
- Tắc mạch do vữa xơ động mạch cảnh chỗ phân chia thành hành
cảnh, vữa xơ quai động mạch chủ.
- Bệnh tim: bệnh do cấu trúc của tim như tim bẩm sinh, bệnh tim mắc
phải, bệnh van tim, sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim: rung nhĩ, viêm nội
tâm mạc nhiễm khuẩn … [43], [701].
* Co thắt mạch (vasocontriction):
mMạch máu co thắt gây cản trở lưu thông dòng máu; hay gặp trong
xuất huyết dưới nhện, sau đau nửa đầu Migraine, sau sang chấn, sau sản giật
[243], [43].

1.2.2.3. Sinh lý bệnh
Tổn thương của mô não ở sau nơi mạch máu não bị tai biến xuất hiện
phụ thuộc vào lưu lượng máu đến nuôi dưỡng. Tổn thương tại vùng tế bào
thần kinh tiếp cận với mạch máu bị tai biến sẽ nặng hơn, thường là bị hoại tử.
Vùng xung quanh nó gọi là vùng nửa tối, tại đây các tế bào thần kinh chưa
hoại tử nhưng không hoạt động, còn khả năng cứu chữa được [121].
Nhồi máu não sẽ xảy ra khi lưu lượng dòng máu não giảm xuống dưới
18 đến 20ml/100g não/phút. Trung tâm của ổ NMN là vùng hoại tử có lưu
lượng dòng máu từ 10 đến 15 ml/100g não/phút, còn xung quanh vùng này
(vùng nửa tối) có lưu lượng dòng máu là 20 đến 25 ml/100g não/phút. Ở đây
5
tuy các tế bào não vẫn còn sống nhưng không hoạt động. Đây là vùng nửa tối.
Điều trị tai biến nhằm hồi phục tưới máu cho vùng này. Do vậy còn gọi là
vùng điều trị. Lưu lượng máu càng thấp thì thời gian đưa đến thiếu máu não
cục bộ càng sớm, khả năng hoại tử tế bào thần kinh càng nhiều [56].
Hình 1.1. Vùng nửa tối (vùng điều trị) trong nhồi máu não [93]
Nhồi máu não sẽ xảy ra khi lưu lượng dòng máu não giảm xuống dưới
18 đến 20ml/100g não/phút. Trung tâm của ổ NMN là vùng hoại tử có lưu
lượng dòng máu từ 10 đến 15 ml/100g não/phút, còn xung quanh vùng này
(vùng nửa tối) có lưu lượng dòng máu là 20 đến 25 ml/100g não/phút. Ở đây
tuy các tế bào não vẫn còn sống nhưng không hoạt động. Đây là vùng nửa tối.
Điều trị tai biến nhằm hồi phục tưới máu cho vùng này. Do vậy còn gọi là
vùng điều trị. Lưu lượng máu càng thấp thì thời gian đưa đến thiếu máu não
cục bộ càng sớm, khả năng hoại tử tế bào thần kinh càng nhiều [567].
1.2.2.4. Lâm sàng: gồm có ba thể.
 Nhồi máu não lớn và toàn bộ bán cầu: thường xảy ra khi ổ nhồi
máu não trên 75% diện tích của khu vực cấp máu của động mạch não giữa,
6
Vùng hoại tử
Vùng nửa tối

động mạch não giữa và động mạch não trước hoặc toàn bộ ba khu vực động
mạch phối hợp với nhau [578]. Thường do huyết khối động mạch não và tắc
mạch não có nguồn gốc từ tim và từ động mạch [2016]. Lâm sàng có rối loạn
ý thức ở khoảng 30% trường hợp, liệt nửa người, rối loạn cảm giác nửa
người, rối loạn thị giác, quay mắt quay đầu nhìn về bên tổn thương, thất ngôn
nếu tổn thương bán cầu ưu thế [578].
 Nhồi máu ổ khuyết: là những ổ nhồi máu nhỏ (kích thước nhỏ hơn
1,5cm) nằm sâu do bệnh mạch máu nguyên phát ở nhánh xuyên của các động
mạch lớn [2016]. Do tắc những nhánh xuyên nhỏ gây ra ổ nhồi máu nhỏ và
khu trú, khi mô não hoại tử được lấy đi thì còn lại một xoang nhỏ. Có sự kết
hợp giữa hội chứng ổ khuyết và tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo
đường [42], [93]. Tùy vị trí tổn thương mà có những đặc điểm lâm sàng khác
nhau: hội chứng liệt nửa người đơn thuần, hội chứng rối loạn cảm giác nửa
người đơn thuần, hội chứng rối loạn cảm giác - vận động, hội chứng rối loạn
vận động - bàn tay vụng về…[2016].
 Nhồi máu vùng phân thùy: giảm lưu lượng máu tới não gây tổn
thương ở giữa vùng phân bố của động mạch [23

24

]. Triệu chứng lâm sàng:
bệnh nhân thường vã mồ hôi, choáng váng, mờ mắt, nhợt nhạt. Nhồi máu
vùng ranh giới giữa động mạch não giữa và động mạch não sau gây bán
manh, rối loạn điều phối thị giác. Nếu tổn thương bên bán cầu trội có rối
loạn ngôn ngữ, mất chú ý nửa bên thân người [24

3

].
1.2.2.5. Các yếu tố nguy cơ của TBMN

Các yếu tố nguy cơ được chia thành hai nhóm: một nhóm gồm các yếu
tố không biến đổi được, một nhóm gồm các yếu tố biến đổi được và có thể
biến đổi được [143], [30], [42].
 Nhóm yếu tố không biến đổi được: tuổi, giới, chủng tộc, địa lý và di
truyền là những yếu tố nhận dạng khá quan trọng giúp cho chúng ta kiểm soát
7
tích cực hơn các yếu tố nguy cơ khác [14], [126]. Trong đó yếu tố tuổi có vai
trò quan trọng,
 * Tuổi: nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều đã kết luận
TBMN tăng dần theo lứa tuổi và tăng vọt từ lứa tuổi 50 trở lên [143]. N

 * Giới: nam giới mắc TBMN nhiều hơn nữ giới từ 1,5 đến 2 lần [14],
[12618].
* Chủng tộc: người da đen tỷ lệ mắc TBMN cao nhất sau đó đến người da vàng,
cuối cùng là da trắng [13], [14].
* Địa lý: từ cao giảm dần: Châu Á, Đông Âu, sau là Tây Âu và Bắc Mỹ, thành
phố mắc nhiều hơn nông thôn [14].
* Di truyền: kết quả nghiên cứu gen và di truyền thấy ở một số gia đình có nguy
cơ cao mắc TBMN hơn [13], [14], [118].
Có thể coi tuổi, giới, chủng tộc, địa lý và di truyền là những yếu tố nhận dạng
khá quan trọng giúp cho chúng ta kiểm soát tích cực hơn các yếu tố nguy cơ
khác. Trong đó yếu tố tuổi có vai trò quan trọng.
 Nhóm yếu tố biến đổi được và có thể biến đổi được
* Tăng huyết áp: tăng huyết áp được coi là nguy cơ hàng đầu trong cơ
chế bệnh sinh của TBMN. Khi huyết áp tâm thu (HAtt) từ 160mmHg trở lên
và/hoặc huyết áp tâm trương (HAttr) từ 95 mmHg trở lên, tỷ lệ TBMN ở
người tăng huyết áp so với những người huyết áp bình thường sẽ tăng từ 2,9
lần (đối với nữ) đến 3,1 lần (đối với nam) [143], [30].
* Rối loạn chuyển hoá lipid: lipid trong huyết tương tồn tại dưới dạng
kết hợp với apoprotein và được chia làm ba loại: lipoprotein trọng lượng phân

tử thấp chiếm 40 đến 50% các loại lipoprotein tham gia vào cơ chế gây dày
lớp áo trong của thành mạch; lipoprotein trọng lượng phân tử cao chiếm 17
đến 23% các loại lipoprotein có tác dụng bảo vệ thành mạch; triglycerid
8
chiếm 8 đến 12% các lipoprotein và cũng tham gia vào cơ chế tạo mảng xơ
vữa mạch [27], [30], [1172].
* Béo phì: là yếu tố nguy cơ không trực tiếp gây TBMN mà có lẽ thông
qua các bệnh tim mạch. Tăng trọng lượng quá mức trên 30% làm gia tăng
nguy cơ TBMN. Có sự liên quan rất rõ rệt giữa béo phì, tăng huyết áp và sự
đề kháng insulin [143], [30].
* Các bệnh lý tim: các bệnh tim như hẹp hai lá và/hoặc rung nhĩ do thấp
tim là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra nhồi máu não ở các nước đang phát
triển [42]. Tần suất và tính phổ biến của rung nhĩ tăng theo tuổi, với mỗi
khoảng mười năm liên tục của đời người sau tuổi 55, thì tỷ lệ rung nhĩ tăng
lên gấp đôi [701], [76].
* Đái tháo đường: là yếu tố nguy cơ gây ra tất cả các thể TBMN. Nguy
cơ TBMN tương đối là 1,8 ở nam giới và 2,2 ở nữ giới ở nhóm đái tháo
đường [30], [92].
* Kháng insulin: tình trạng kháng insulin và cường insulin trong
TBMN với những cơ chế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp qua các yếu tố
nguy cơ khác và gặp nổi bật trong thể nhồi máu não [13].
* Tiền sử cơn thiếu máu não thoáng qua: cơn thiếu máu não thoáng qua
ở não hoặc mắt là một hội chứng lâm sàng có đặc điểm là mất cấp tính chức
năng não cục bộ hoặc chức năng một mắt kéo dài dưới 24 giờ. Nguy cơ xảy ra
TBMN sau cơn thiếu máu thoáng qua là 10% trong năm đầu tiên; sau đó
trong năm năm tiếp theo, mỗi năm có tỷ lệ 5% [14], [30].
* Nghiện thuốc lá: hút thuốc lá làm biến đổi nồng độ lipid mà quan trọng
là làm giảm yếu tố bảo vệ cholesterol HDL, ngoài ra còn làm tăng fibrinogen,
tăng tính đông máu, độ nhớt máu, tăng kết dính tiểu cầu [13], [30].


9
* Rượu: liều nhỏ hàng ngày làm giảm co tim và giãn mạch nên làm huyết
áp giảm nhẹ và tăng áp bù nên làm giảm nguy cơ chết do tim mạch. Lạm
dụng rượu (56 đến 70g rượu hàng ngày hoặc say quá chén) sẽ làm tăng áp lực
máu, tăng kết tập tiểu cầu, tăng đông máu, tăng mức triglycerid, cơn rung nhĩ
kịch phát, bệnh cơ tim và liên quan đến sự gia tăng của nguy cơ TBMN (đặc
biệt là thể chảy máu não)) [14], [30].
* Tăng Homocystein trong máu: nồng độ homocystein tăng cao là tác
nhân gây ra các rối loạn đông máu trầm trọng, dẫn đến TBMN hay huyết khối
tĩnh mạch sâu. Hàm lượng homocystein cao có nguy cơ gây mắc TBMN gấp
hai đến ba lần so với nhóm có hàm lượng homocystein thấp hơn [30].
* Thuốc ngừa thai: sử dụng thuốc ngừa thai thường gây nhồi máu não.
Nguy cơ TBMN tương đối là 2,99 ở nhóm huyết áp bình thường, còn ở nhóm
tăng huyết áp là 10,7 [13].
* Lạm dụng thuốc: sự lạm dụng thuốc và dùng thuốc gây nghiện có thể
gây TBMN ở nhiều người trẻ tuổi do viêm mạch, co mạch, rối loạn nhịp tim…
[14].
* Hoạt động thể lực: ít vận động thể lực làm tăng nguy cơ TBMN cho cả
hai giới và không phân biệt chủng tộc [30].
* Hẹp động mạch cảnh chưa có triệu chứng: hẹp tắc động mạch cảnh
khoảng 70% thì nguy cơ mắc bất kỳ loại TBMN nào là 3% mỗi năm và nguy cơ
mắc tai biến thiếu máu não cùng bên có thể do hẹp tắc động mạch cảnh là 2%.
Đối với mức hẹp rất nặng trên 90%, nguy cơ mắc TBMN còn cao hơn nữa [27].
* Bệnh tế bào hình liềm: tỷ lệ mắc TBMN trên những người này ở tuổi
20 là 11%, một số trường hợp chỉ thấy tổn thương trên hình ảnh chụp cộng
hưởng từ (CHT) não [42].
10

×