Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích dữ liệu dao động xung ký của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng (CHAC), thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.45 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU DAO ĐỘNG XUNG KÝ CỦA BỆNH NHÂN  
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC  
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG (CHAC), TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM 
Trần Xuân Tấn*, Võ Văn Tới*, Trương Quang Đăng Khoa*, Nguyễn Thị Sen**,  
Hoàng Đình Hữu Hạnh***, Trần Thị Kim Thu***, Lê Thị Tuyết Lan**** 

TÓM TẮT 
Tổng  quan: Dao động xung ký (IOS) là một phương pháp không xâm lấn có thể thu được những sự dao 
động cơ học của hệ hô hấp, ra đời sau hô hấp kí, nhưng lại có những ưu điểm hơn hô hấp kí đó là bệnh nhân 
không cần gắng sức và thời gian đo ngắn hơn. Có hai mục đích trong nghiên cứu của chúng tôi, thứ nhất đó là 
tính độ nhạy và độ đặc hiệu của IOS trong chẩn đoán COPD tại Hồ Chí Minh. Thứ hai, là tìm ra các thông số 
của IOS (R5, X5, R20, X20, Delta R5‐R20, AX & Fres), liên quan tới tắc nghẽn đường dẫn khí trên bệnh nhân 
COPD tại trung tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng (CHAC), Hồ Chí Minh, Việt Nam. 
Phương  pháp: Nghiên cứu của chúng tôi gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm ba 30 bệnh nhân COPD 
mức độ nặng và rất năng. Nhóm thứ hai gồm 32 người bình thường. Tất cả bệnh nhân và người bình thường 
đều lớn hơn 40 tuổi và không mắc các bệnh về tim, lao và các bệnh mạn tính khác. Các thông số của IOS (R5, X5, 
R20, X20, Delta R5‐R20, AX & Fres), và các thông số của hô hấp kí (FEV1, FVC) được dùng để phân tích và 
tính toán. Pearson Correlation được dùng để tìm ra sự liên quan giữa IOS và hô hấp kí trong chẩn đoán COPD 
tại trung tâm CHAC. 
Kết quả: Thứ nhất, X5, X20, Delta R5‐R20, AX và Fres đều có ý nghĩa thống kê (p< 0.05) với FEV1. Tuy 
nhiên, R5 và R20 không cho thấy sự liên quan đến FEV1. Mối liên kết mạnh nhất có ý nghĩa thống kê là giữa 
FEV1 với X5 (r = 0.675), tiếp theo là FEV1 với Delta R5‐R20 (r = ‐0.626). Thứ hai, chỉ có Delta R5‐R20 có ý 
nghĩa thống kê với FEV1/FVC với r = ‐0.67.  
Kết luận: Kháng lực đường dẫn khí (X5, X20, AX & Fres) và kháng trở đường dẫn khí ngoại biên (Delta 
R5‐R20) có ý nghĩa thống kê và cung cấp nhiều thông tin cho bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh nhân COPD khi 
so sánh với kháng trở đường dẫn khí (R5, R20). Như vậy kháng lực đường dẫn khí và kháng trở đường dẫn khí 
ngoại biên có thể được xem như một giá trị rất ý nghĩa cần quan tâm khi chẩn đoán bệnh nhân COPD Việt Nam. 


Từ khóa: IOS, COPD, Hô hấp ký, CHAC 

ABSTRACT 
ANALYSIS OF IMPULSE OSCILLOMETRY DATA OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY 
DISEASE PATIENTS IN COMMUNITY HEALTH CARE CENTER, HO CHI MINH CITY, VIETNAM 
Tran Xuan Tan, Vo Van Toi, Truong Quang Dang Khoa, Nguyen Thi Sen,  
Hoang Dinh Huu Hanh, Tran Thi Kim Thu, Le Thi Tuyet Lan  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 25 ‐ 30 
Background: Current measurement of Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) relies extensively 
on the use of spirometry, “gold standard” for diagnosis of COPD. Impulse oscillometry system (IOS) is a non‐
volitional way to access the mechanical structure of the respiratory system. The aim of this study was to find out 
* Bộ môn Kĩ Thuật Y Sinh, Đại Học Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh 
** Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh Tp Hồ Chí Minh 
*** Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng (CHAC) 
Tác giả liên lạc: Trần Xuân Tấn 

Hô Hấp 

ĐT: 0937570979 

**** Bộ môn Sinh lý, ĐH Y Dược TP.HCM 

Email:  

25


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014


the sensitivity and specificity of the IOS in diagnosis of Vietnamese COPD patients, and investigate which IOS 
parameters are related to airflow obstruction in COPD patients in Ho Chi Minh City. 
Methods:  The  study  contain  Thirty  COPD  patients  and  Thirty‐two  healthy  people,  whole  of  them  are 
greater  than  40  years,  were  recruited  in  Community  Health  Care  Center,  Ho  Chi  Minh  city,  Vietnam.  IOS 
measurements  (R5,  R20,  X5,  X20,  AX,  Fres  and  Delta  R5‐R20),  and  Spirometry  (FEV1,  FEV1/FVC)  were 
performed. Pearson or Spearman correlation determined the relationships between IOS and Spirometry. 
Results:  Firstly,  X5,  X20,  AX,  Fres  and  Delta  R5‐R20  were  all  significantly  associated  (p  <  0.05)  with 
FEV1. However, R5 and R20 were not related to FEV1. The strongest associations were observed between FEV1 
and X5 (r = 0.675), and Delta R5‐R20 (r = ‐0.626). Secondly, only Delta R5‐R20 was significantly associated 
with FEV1/FVC with r = ‐0.67. 
Conclusions: IOS Reactance (X5, X20, AX, Fres) and Peripheral Resistance (Delta R5‐R20) measurements 
are  more  closely  related  to  COPD  diagnosis  than  IOS  Resistance  (R5,  R20)  measurements  in  Vietnamese 
patients. The IOS measurements can be a significant value for diagnosis of COPD in Vietnamese patients. 
Key words: IOS, Spirometry, COPD, CHAC 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tắc  nghẽn  phổi  mạn  tính  (Chronic 
obstructive  pulmonary  disease  ‐  COPD)  được 
định nghĩa bởi sự giới hạn không hồi phục của 
lưu lượng thở do hít phải các khí độc của thuốc 
lá(7). Bệnh nhân COPD biểu hiện các triệu chứng 
ở đường dẫn khí nhỏ, cao huyết áp và tăng tiết 
chất nhầy dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn khí(11). 
Hô  hấp  ký  (Spirometry)  được  xem  như 
“Tiêu chuẩn vàng”để đánh giá, sàng lọc và phân 
bậc bệnh nhân COPD. Người đo hô hấp kí phải 
tuân  theo  các  bước  kiểm  tra  chức  năng  của  kĩ 
thuật  viên  một  cách  đầy  đủ  và  nghiêm  túc. 
Người  đo  được  yêu  cầu  hít  thật  sâu,  thở  thật 

mạnh  và  kéo  dài  theo  hướng  dẫn  của  kĩ  thuật 
viên hoặc bác sĩ. Quy trình đo có thể rất khó đối 
với  những  trẻ  em,  người  lớn  tuổi  và  người 
không có khả năng tư duy đầy đủ.  
Phế  thân  ký  (Body‐plesthysmography)  là 
một kĩ thuật thăm dò chức  năng  hô  hấp  có  thể 
đo được resistance và conductance. Tuy nhiên kĩ 
thuật  này  đòi  hỏi  người  đo  phải  thực  hiện 
những thao tác phức tạp như thở gấp và nhanh. 
Vì vậy, có chăng chúng ta cần một phương pháp 
hay  một  kĩ  thuật  mới  để  hoàn  thiện  cho  bức 
tranh về đánh giá và thăm dò chức năng hô hấp 
ở  những  nhóm  người  đo  khó  khăn  khi  làm  hô 
hấp  ký  và  phế  thân  ký  như  trẻ  em,  người  già, 
người  mắc  các  bệnh  mạn  tính  khác  hay  không. 

26

Câu  trả  lời  phải  dựa  vào  các  nghiên  cứu  khoa 
học chuyên nghiệp và tuân theo các tiêu chuẩn 
của  Hội  Hô  Hấp  Châu  Âu  (European 
Respiratory  Society  ‐  ERS)  và  Hội  Lồng  Ngực 
Hoa Kỳ (American Thoracic Society ‐ ATS). 
Dao động xung ký (Impulse Oscillometry ‐ 
IOS)  được  xem  như  một  kĩ  thuật  thay  thế  và 
bổ trợ cho hô hấp ký và phế thân ký. Nguyên 
tắc  của  IOS  là  phát  ra  các  xung  với  tần  số  từ 
5Hz‐35Hz  phóng  vào  đường  dẫn  khí  và  toàn 
bộ  phổi  của  người  đo.  Sau  đó  sẽ  có  các  cảm 
biến  để  đo  lại  áp  suất  và  lưu  lượng  thở  của 

người đo để rồi bằng các thuật toán có thể tính 
ra kháng trở (resistance), kháng lực (reactance) 
và các thông số khác. Đồng thời người đo IOS 
không  cần  gắng  sức,  thời  gian  đo  nhanh 
khoảng 30‐60 giây. Vì vậy IOS có thể được sử 
dụng cho những trẻ em và người già. Hiện nay 
IOS đã được Hội Hô Hấp Châu Âu (ERS) xem 
là  phương  pháp  thăm  dò  chức  năng  hô  hấp 
thường qui cho trẻ em và người lớn. Ngoài ra 
Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ và Hội Hô Hấp Châu 
Âu đã viết hướng  dẫn  (guidlines)  về  thăm  dò 
chức năng hô  hấp  ở  trẻ  mẫu  giáo  trong  đó  có 
giới thiệu đến Dao động xung ký. 
Chính  vì  những  ưu  điểm  và  tính  thiết  thực 
của  IOS  đối  với  mảng  thăm  dò  chức  năng  hô 
hấp  nên  tác  giả  đã  chọn  kĩ  thuật  IOS  để  làm 
nghiên cứu và tìm ra các thông số của IOS (R5, 
R20,  X5,  X20,  Delta  R5‐R20,  AX  &  Fres)  có  liên 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
quan  với  Hô  hấp  ký  (FEV1,  FEV1/FVC),  tiêu 
chuẩn  vàng  dùng  chẩn  đoán  và  đánh  giá  mức 
độ bệnh đối với bệnh nhân COPD. Nghiên cứu 
tiến  hành  tại  Trung  Tâm  Chăm  Sóc  Sức  Khỏe 
Cộng  Đồng  (CHAC),  số  10  Lý  Thường  Kiệt, 
Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 


ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 

Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân COPD giai đoạn nặng (III) và rất 
nặng (IV) được xác định theo tiêu chuẩn GOLD 
2010(8), đến khám và điều trị, có khả năng đo IOS 
và hô hấp ký tại Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe 
Cộng Đồng (CHAC), Tp Hồ Chí Minh từ tháng 
2/2010 ‐2/2013. 

Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân có tiền sử lâm sàng của bệnh hen 
suyễn, có các đợt cấp, ung thư phổi, lao, áp xe, 
các  bệnh  mạn  tính  khác  hoặc  không  đồng  ý 
tham gia nghiên cứu. 

Tiến hành 
Nghiên cứu được tiến hành tại CHAC gồm 2 
nhóm: nhóm chứng có 32 người và nhóm COPD 
có 30 bệnh nhân bậc III và bậc IV. Tất cả người 
đo và bệnh nhân đều thực hiện Dao động xung 
ký  và  Hô  hấp  ký  trên  cùng  một  máy  IOS  của 
hãng Care Fusion, Germany.  
Bệnh nhân được cân đo và thực hiện lần lượt 
IOS, Hô hấp ký. Sau đó sẽ đo lại lần lượt IOS và 
Hô hấp ký có thử thuốc giãn phế quản theo tiêu 
chuẩn  của  Hội  Hô  Hấp  Châu  Âu  và  Hội  Lồng 
Ngực  Hoa  Kỳ  năm  2010.  Các  chỉ  số  IOS  và  hô 

hấp ký sau đây được ghi nhận: 
Các chỉ số của IOS: 
.  R5:  Total  respiratory  resistance  (Tổng  kháng 
trở đường dẫn khí trung ương + ngoại biên).  
. R20: Proximal resistance (Kháng trở đường 
dẫn khí trung tâm). 
.  Delta  R5‐R20:  Hiệu  số  của  R5  và  R20 
(Kháng trở đường dẫn khí ở ngoại biên). 

Hô Hấp 

Nghiên cứu Y học

.  X5:  Distal  Reactance  (Phản  lực  của  các 
thành phần phổi). 
. X20: Proximal Reactance (Phản lực của các 
thành phần phổi ở trung tâm). 
. AX: Area of Reactance (Diện tích phản ánh 
giới hạn luồng khí). 
. Fres: Resonant frequency (giao điểm của X5 
và trục hoành). 
Bảng 1: Bệnh nhân COPD được phân theo giai đoạn 
bệnh bằng IOS, qui định bởi nhà sản xuất Care 
Fusion, Germany 
Resistance
X5 Pre – X5 pred
specification
0,15 – 0,3 – 0,45–
s
< 0,15

> 0,6
0,29
0,44
0,59
{kPa/(l/s)}
R5 < 140%
Bình Nhẹ (1) Trung Nặng Rất
Pred
thường (0)
bình (2) (3) nặng (4)
140% ≤ R5 <
200% Pred

Nhẹ
(1)

Trung
bình(2)

Nặng
(3)

Rất
nặng
(4)
200% ≤ R5 < Trung
Nặng Rất nặng Rất
250% Pred
bình
nặng

(3)
(4)
(2)
(4)
250% ≤ R5 <
Nặng
Rất Rất nặng Rất
300% Pred
nặng
nặng
(3)
(4)
(4)
(4)
R5 ≥ 300% Rất nặng Rất Rất nặng Rất
nặng
nặng
(4)
(4)
(4)
(4)

Rất
nặng
(4)
Rất
nặng
(4)
Rất
nặng

(4)
Rất
nặng
(4)

Bảng 2: Bệnh nhân COPD được phân theo giai đoạn 
bằng Hô hấp ký, qui định bởi GOLD 2010(7) 
Các giai đoạn
Giai đoạn I
(Nhẹ)
Giai đoạn II
(Trung bình)
Giai đoạn III
(Nặng)
Giai đoạn IV
(Rất nặng)

Đặc điểm
FEV1/FVC < 70%
FEV1 > 80% giá trị dự đoán
Có hoặc không có ho, khạc đàm mạn tính.
FEV1/FVC < 70%
50% ≤ FEV1 < 80% giá trị dự đoán
Ho, khạc đàm, khó thở
FEV1/FVC < 70%
30% ≤ FEV1 < 50%
Ho, khạc đàm, khó thở nhiều hơn
FEV1/FVC < 70%
FEV1 < 30% giá trị dự đoán hoặc FEV1 <
50% có kèm theo suy hô hấp mạn tính hoặc

có dấu hiệu lâm sàng của tâm phế mạn.

Các chỉ số của Hô hấp ký: 
. FVC: Forced Vital Capacity (Dung tích sống 
gắng sức) 

27


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

. FEV1: Forced Expiratory Volume in the first 
second (Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu 
tiên). 

Bảng 5: Độ nhạy và độ đặc hiệu của IOS so sánh với 
‘tiêu chuẩn vàng’ (chẩn đoán Bác sĩ hoặc FEV1) 
Positive Negative
SensitivitySpecificity Predicted Predicted
Value
Value

. FEV1/VC: Chỉ số Tiffeneau. 
. FEV1/FVC: Chỉ số Gaensler. 

Thu thập số liệu và thống kê  
Dùng  phần  mềm  “BME‐IOS  Matlab”(Viết 
bởi nhóm kĩ sư Kĩ Thuật Y Sinh – Đại Học Quốc 

Tế ‐ Đại Học Quốc Gia Tp HCM). 

87,1 %

42,86 %

45,76 %

85,71 %

77,42 %

66,07 %

55,81 %

84,09 %

BÀN LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy các thông số về 
kháng lực đường dẫn khí (X5, X20, AX & Fres) 

KẾT QUẢ 
Bảng 3: Các thông số của nhóm người đo bình 
thường và nhóm bệnh nhân COPD đo IOS 
Biến số

IOS vs
Bác sĩ
IOS vs %

FEV1

Nhóm chứng

và  kháng  trở  đường  dẫn  khí  ngoại  biên  (Delta 
R5‐R20) có ý nghĩa thống kê và tương quan với 

COPD

thông số phân bậc nghẽn tắc đường dẫn khí (% 

N

32

30

FEV1). Tuy nhiên, kháng trở đường dẫn khí (R5, 

Tuổi (năm)

58.52 ± 11.86

70.28 ± 13.34

R20)  không  có  ý  nghĩa  thống  kê  với  FEV1.  Vì 

Nữ / Nam

13 / 32


02 / 30

vậy,  kết  quả  quan  trọng  trong  nghiên  cứu  của 

FEV1 (%)

78.48 ± 24.93

42.81 ± 13.91

FEV1/FVC (%)

68.14 ± 18.26

39.21 ± 9.74

R5 (KPa.s/L)

0.45 ± 0.12

0.55 ± 0.16

R20 (KPa.s/L)

0.34 ± 0.09

0.34 ± 0.13

X5 (KPa.s/L)


-0.20 ± 0.13

-0.27 ± 0.13

X20 (KPa.s/L)

0.02 ± 0.07

-0.04 ± 0.06

AX

1.31 ± 1.60

2.37 ± 1.39

Fres (Hz)

17.73 ± 6.73

24.11 ± 5.71

Bảng 4:Sự tương quan tuyến tính của các thông số 
IOS (R5, R20, X5, X20, Delta R5‐R20, AX & 
Fres) với các thông số của Hô hấp ký (FEV1, 
FEV1/FVC) Hàm Pearson được sử dụng để tính 
toán sự tương quan. 

chúng tôi nhấn mạnh kháng lực đường dẫn khí 

(X5,  X20,  AX  &  Fres)  và  kháng  trở  đường  dẫn 
khí  ngoại  biên  (Delta  R5‐R20)  cho  thấy  nhiều 
thông tin về sự thay đổi cơ học của hệ hô hấp do 
nghẽn tắc đường dẫn khí ở bệnh nhân COPD so 
với  kháng  trở  đường  dẫn  khí  (R5,  R20).  Thêm 
vào  đó,  chỉ  có  duy  nhất  kháng  trở  ngoại  biên 
(Delta  R5‐R20)  có  ý  nghĩa  thống  kê  với 
FEV1/FVC, thông số dùng để đánh giá sự nghẽn 
tắc trong chẩn đoán. 
Mối  tương  quan  mạnh  nhất  sự  tương  quan 
giữa FEV1 với X5 (r = 0,675), tiếp đó là sự tương 

Sự tương quan

Hệ số tương quan r

quan  giữa  FEV1  với  Delta  R5‐R20  (r  =  ‐0,6259). 

R5 vs FEV1

NS

Điều  này  cho  thấy  rõ  ràng  sự  liên  quan  giữa 

X5 vs FEV1

0.675 (p<0.001)

R20 vs FEV1


NS

X20 vs FEV1

0.418 (p<0.05)

AX vs FEV1

-0.606 (p<0.001)

có thể là một phương pháp bổ trợ hoặc thay thế 

Fres vs FEV1

-0.45 (p<0.05)

cho  việc  thăm  dò  chức  năng  hô  hấp  và  được 

R5-R20 vs FEV1

-0.6259 (p<0.001)

nhắc  đến  nhiều  trong  các  nghiên  cứu  khoa  học 

R5-R20 vs FEV1/FVC

-0.67 (p<0.001)

kháng  lực  đường  dẫn  khí  đối  với  sự  nghẽn  tắc 
đường  dẫn  khí.  Điều  này  đề  xuất  lên  rằng  IOS 


trước đó(6,5,20,19,16). 

NS: Không có ý nghĩa thống kê (p>0.05), r: hệ số tương 
quan tuyến tính, p<0.05: có ý nghĩa thống kê 

28

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

Bảng 6: Bảng tóm tắt các kết quả của các nhóm nghiên cứu khác về IOS và COPD 
Thông số IOS dùng trong Thông số IOS có tương quan
nghiên cúu
với FEV1

Bài báo
Umme et al(24)
(15)

Junichi Ohishi et al
Mehdi Nikkhah et al(19)
Akane Haruna et al(1)

Thông số IOS không tương
quan với FEV1


R5, R20, X5, Fres

R5, X5, Fres

R20

R5, R20, X5, Fres
R5, R20, X5
R5, R20, X5

R5, X5, Fres
R5
Delta R5-R20, X5

R20
R20, X5
R20

Nghiên cứu của chúng tôi R5, R20, X5, X20, Fres, AX X5, X20, AX, Fres, Delta R5-R20

Những  nhóm  nghiên  cứu  này  đều  nhấn 
mạnh đến kháng lực đường dẫn khí X5 đối với 
sự thay đổi về mặt cơ học của hệ hô hấp ở bệnh 
nhân  COPD  và  đồng  thời  X5  luôn  có  sự  tương 
quan với sự thay đổi của FEV1(6,5,20,16).Và nghiên 
cứu  của  chúng  tôi  cũng  cho  thấy  rõ  ràng  sự 
tương quan của X5 đối với FEV1 với hệ số tương 
quan r = 0.675. 
Hạn chế của nghiên cứu là số lượng cỡ mẫu. 

Thực vậy, không có nhiều người bình thường và 
bệnh nhân thăm đo cùng lúc cả Dao động xung 
ký và Hô hấp ký tại Trung Tâm Chăm Sóc Sức 
Khỏe  Cộng  Đồng.  Thêm  vào  đó  số  lượng  bệnh 
nhân ở giai đoạn nhẹ (I) và vừa (II) hầu như rất 
ít và không đáng kể. Điều này cũng là một trong 
những  vấn  đề  cần  tiếp  tục  bàn  luận  trong  các 
nghiên cứu tiếp theo. 
Hô hấp ký là một trong những tiêu chuẩn để 
chẩn đoán và phân bậc bệnh nhân bệnh phổi tắc 
nghẽn  mạn  tính.  Tuy  nhiên  đối  với  người  già, 
người  sau  phẫu  thuật  hay  những  trường  hợp 
khó khăn thì việc đo Hô hấp ký rất khó đạt được 
kết quả như mong muốn và thực tế cần một kĩ 
thuật mới hỗ trợ cho bác sĩ và bệnh nhân trong 
những trường hợp này. Dao động xung ký giải 
quyết  vấn  đề  này  và  có  thể  xem  như  một  kĩ 
thuật  bổ  trợ  hoặc  thay  thế  cho  Hô  hấp  ký  vì 
người  đo  chỉ  cần  hít  thở  bình  thường,  không 
gắng sức và thời gian đo ngắn. Điều cần làm là 
chứng  minh  vai  trò  và  chức  năng  thực  sự  của 
Dao động xung ký đối với chẩn đoán bệnh nhân 
COPD  tại  Việt  Nam  bằng  các  nghiên  cứu  toàn 
diện, qui mô  trên  cả  nước.  Chúng  tôi  rất  mong 
muốn  được  học  tập  và  hợp  tác  với  các  nhà 
nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước 
để cùng nghiên cứu về IOS và COPD nhằm khắc 

Hô Hấp 


R5, R20

phục  những  thiếu  sót,  cải  thiện  và  đem  lại 
những tiện ích cho bệnh nhân COPD Việt Nam. 

KẾT LUẬN 
Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  kháng  lực 
đường  dẫn  khí  (X5,  X20,  AX  &  Fres)  và  kháng 
trở ngoại biên (Delta R5‐R20) có mối tương quan 
với  FEV1,  tiêu  chuẩn  vàng  để  chẩn  đoán  và 
phân  bậc  COPD.  Ngoài  ra  độ  nhạy  và  độ  đặc 
hiệu của IOS cho thấy Dao động xung ký có thể 
bổ trợ cho Hô hấp ký đối với nhóm bệnh nhân 
COPD.  Sự  dễ  dàng  và  tiện  lợi  của  IOS  có  thể 
xem  như  một  lợi  điểm  giúp  ích  cho  các  bác  sĩ 
trong  chẩn  đoán  lâm  sàng  bệnh  nhân  COPD  ở 
Việt Nam. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.

5.

6.


7.
8.
9.

Al‐Mutairi SS, Sharma PN, Al‐Alawi A, Al‐Deen JS (2007). 
“Impulse  oscillometry:  an  alternative  modality  to  the 
conventional  pulmonary  function  test  to  categorise 
obstructive  pulmonary  disorders”.  Clin  Exp  Med 
;7(2):56e64. 
Borrill  ZL,  Houghton  CM,  Woodcock  AA,  Vestbo  J,  Singh  D 
(2005). Measuring bronchodilation in COPD clinical trials. Br J 
Clin Pharmacol ;59(4):379e84. 
Clement  J,  Landser  FJ,  Van  de  Woestijne  KP  (1983).  Total 
resistance and reactance in patients with respiratory complaints 
with and without airways obstruction. Chest 1983;83(2):215e20. 
Dellaca  RL,  Santus  P,  Aliverti  A,  Stevenson  N,  Centanni  S, 
Macklem PT, et al (2004). Detection of expiratory flow limitation 
in  COPD  using  the  forced  oscillation  technique.  Eur  Respir  J; 
23(2):232e40. 
Di Mango AM, Lopes AJ, Jansen JM, Melo PL (2006). Changes 
in  respiratory  mechanics  with  increasing  degrees  of  airway 
obstruction  in  COPD:  detection  by  forced  oscillation  tech‐ 
nique. Respir Med; 100(3):399e410. 
Dubois  AB,  Brody  AW,  Lewis  DH,  Burgess  Jr  BF  (1956). 
Oscillation  mechanics  of  lungs  and  chest  in  man.  J  Appl  Phys 
;8(6): 587e94. 
Global  initiative  for  chronic  obstructive  lung  disease  (GOLD) 
(2010). 
Goldman  MD  (2001).  Clinical  application  of  forced  oscillation. 

Pulm Pharmacol Ther; 14(5):341e50. 
Haruna A, Oga T, Muro S, Ohara T, Sato S, Marumo S, Kinose 
D, Terada K, Nishioka M, Ogawa E, Hoshino Y, Hirai T, Chin 

29


Nghiên cứu Y học 

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.

30

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

K, Mishima M (2010). Relationship between peripheral airway 

function  and  patient‐reported  outcomes  in  COPD:  a  cross‐
sectional study. BMC Pulmonary Medicine, 10:10. 
Hellinckx  J,  Cauberghs  M,  De  Boeck  K,  Demedts  M  (2001). 
Evaluation  of  impulse  oscillation  system:  comparison  with 
forced  oscilla‐  tion  technique  and  body  plethysmography.  Eur 
Respir J; 18(3):564e70. 
Hogg  JC  (2004).  Pathophysiology  of  airflow  limitation  in 
chronic  obstructive  pulmonary  disease.  Lancet;  364(9435): 
709e21. 
Houghton  CM,  Langley  SJ,  Singh  SD,  Holden  J,  Monici  Preti 
AP,  Acerbi  D,  et  al  (2004).  Comparison  of  bronchoprotective 
and  bron‐  chodilator  effects  of  a  single  dose  of  formoterol 
delivered  by  hydrofluoroalkane  and  chlorofluorocarbon 
aerosols and dry powder in a double blind, placebo‐controlled, 
crossover study. Br J Clin Pharmacol; 58(4):359e66. 
Houghton  CM,  Woodcock  AA,  Singh  D  (2004).  A  comparison 
of lung function methods for assessing dose‐response effects of 
sal‐ butamol. Br J Clin Pharmacol ; 58(2):134e41. 
Houghton  CM,  Woodcock  AA,  Singh  D  (2005).  A  comparison 
of  pleth‐  ysmography,  spirometry  and  oscillometry  for 
assessing  the  pulmonary  effects  of  inhaled  ipratropium 
bromide in healthy subjects and patients with asthma. Br J Clin 
Pharmacol; 59(2):152e9. 
Kjeldgaard  JM,  Hyde  RW,  Speers  DM,  Reichert  WW  (1976). 
Frequency  dependence  of  total  respiratory  resistance  in  early 
airway disease. Am Rev Respir Dis;114(3): 501e8. 
Kolsum U, Borrill Z, Roy K, Starkey C, Vestbo J, Houghton C, 
Singh D (2009). Impulse oscillometry in COPD: Identificationof 
measurements  related  to  airway  obstruction,  airway 
conductance  and  lung  volumes.  Respiratory  Medicine;  103, 

136e143 
Landser  FJ,  Clement  J,  Van  de  Woestijne  KP  (1982).  Normal 
values of total respiratory resistance and reactance determined 
by  forced  oscillations:  influence  of  smoking.  Chest  ;81(5): 
586e91. 
 

18. MacLeod  D,  Birch  M  (2001).  Respiratory  input  impedance 
measure‐  ment:  forced  oscillation  methods.  Med  Biol  Eng 
Comput; 39(5):505e16. 
19. Mehdi  Nikkhah,  Babak  Amra,  Afrooz  Eshaghian,  Shahriar 
Fardad,  Assadolah  Asadian,  Tooraj  Roshanzamir,  Mojtaba 
Akbari,  Mohammad  Golshan  (2011).  Comparison  of  Impulse 
Osillometry  System  and  Spirometry  for  Diagnosis  of 
Obstructive Lung Disorders. Tanaffos 10(1), 19‐25. 
20. Ohishi J, Kurosawa H, Ogawa H, Irokawa T, Hida W, Kohzuki 
M (2001). Application of impulse oscillometry for within‐breath 
analysis in patients with chronic obstructive pulmonary disease: 
pilot study. BMJ Open; 1:e000184. 
21. Oostveen E, MacLeod D, Lorino H, Farre R, Hantos Z, Desager 
K,  et  al  (2003).  The  forced  oscillation  technique  in  clinical 
practice:  methodology,  recommendations  and  future 
developments. Eur Respir J; 22(6):1026e41. 
22. Park JW, Lee YW, Jung YH, Park SE, Hong CS (2007). Impulse 
oscill‐  ometry  for  estimation  of  airway  obstruction  and 
bronchodila‐ tion in adults with mild obstructive asthma. Ann 
Allergy Asthma Immunol ; 98(6):546e52. 
23. Pasker HG, Schepers R, Clement J, Van de Woestijne KP (1996). 
Total respiratory impedance measured by means of the forced 
oscillation  technique  in  subjects  with  and  without  respiratory 

complaints. Eur Respir J; 9(1):131e9. 
24. Singh  D,  Tal‐Singer  R,  Faiferman  I,  Lasenby  S,  Henderson  A, 
Wessels  D,  et  al  (2006).  Plethysmography  and  impulse 
oscillometry  assessment  of  tiotropium  and  ipratropium 
bromide;  a  randomized,  double‐blind,  placebo‐controlled, 
cross‐over study in healthy subjects. Br J Clin Pharmacol; 61(4): 
398e404. 

Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Chuyên Đề Nội Khoa 



×