Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hiệu quả của tập cơ đáy chậu và phẫu thuật treo cổ bọng đái trong điều trị tiểu không kiểm soát lúc gắng sức ở phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.02 KB, 10 trang )


95% thì cho thấy dạng bệnh không có ảnh hưởng gì đến kết quả điều trị.
Ngược lại, đối với độ nặng của bệnh, qua nghiên cứu chúng tôi thấy có ảnh hưởng đến
kết quả điều trị, tức là độ bệnh càng cao (càng nặng) thì hiệu quả càng kém. Qua kiểm định
thống kê với độ tin cậy là 95% cho thấy độ bệnh có ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Tức là
bệnh càng nặng thì hiệu quả điều trị càng thấp.
Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy phương pháp điều trị nội khoa bước đầu có khả
quan. Nếu tính chung kết quả thành công và cải thiện thì có một tỉ lệ tương đối cao. Cần
quan tâm đến vấn đề độ bệnh và thời gian điều trị, đồng thời điều trị càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, để có một kết luận khách quan hơn, chúng ta cần nghiên cứu trên số bệnh
nhân nhiều hơn và thời gian theo dõi dài hơn.

Điều trị ngoại khoa
Về điều trị phẫu thuật, chúng tôi có 13 bệnh nhân: 8 bệnh nhân được phẫu thuật bằng
phương pháp VCBĐBCCTB và 5 bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp TVT.
Chỉ định phẫu thuật trong 13 bệnh nhân này có 2 trường hợp được chuyển sang mổ sau
khi điều trị nội khoa thất bại (2 trường hợp này ở độ II), có 2 trường hợp bệnh tái phát sau khi
được mổ để điều trị TKKSLGS (1 trường hợp bằng phương pháp RAZ, 1 trường hợp sửa
thành trước âm đạo), 1 trường hợp có kèm sa thành trước âm đạo. Các trường hợp còn lại chỉ
định mổ vì yêu cầu của bệnh nhân do không chấp nhận được bệnh.
Đa số những bệnh nhân này than phiền về ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt của họ. 11
trên 13 trường hợp không chấp nhận được bệnh, 2 trên 13 trường hợp bị ảnh hưởng nhiều và
không có trường hợp nào bị ảnh hưởng ít. Về mức độ bệnh: đa số là độ II và độ III (9 trên 13
trường hợp), có 4 trường hợp độ I. Tuy nhiên, 4 bệnh nhân độ I này than phiền đã bị nhiều năm,
không chấp nhận được bệnh, yêu cầu được mổ sớm.
Đối với phương pháp VCBĐBCCTB, thời gian nằm viện hậu phẫu khá dài (từ 4 đến
8 ngày). Tất cả các trường hợp đều được rút ống thông tiểu sau 48 giờ và bệnh nhân tiểu
bình thường. Thời gian nằm viện kéo dài là do bệnh nhân chờ cắt chỉ vết mổ ở thành bụng.
Thời gian nằm viện sau mổ có thể rút ngắn lại (sau 3 ngày) nếu bỏ qua vấn đề cắt chỉ vết mổ.
Còn đối với phương pháp TVT, thời gian nằm viện sau mổ ngắn hơn (2 - 6 ngày). Thời gian
này có thể rút ngắn còn 2 ngày nếu sau mổ 2 ngày rút ống thông tiểu và bệnh nhân tiểu được.


Về kết quả điều trị, đối với phương pháp VCBĐBCCTB, theo dõi 8 trường hợp này thì kết
quả đáp ứng được như mong đợi của bệnh nhân (kìm giữ được nước tiểu, tiểu dễ). Có 4
trường hợp theo dõi được 1 năm, kết quả vẫn tốt (các kết quả này chỉ được đánh giá qua lâm
sàng và cảm nhận chủ quan của bệnh nhân). Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng để đánh giá kết
quả chính xác hơn cần phải có thời gian dài hơn với lượng bệnh nhân lớn hơn. Một số tác giả
cho rằng thời gian tái phát phụ thuộc vào phương pháp mổ, đồng thời thời gian theo dõi để
đánh giá kết quả phải từ 1 đến 5 năm và nhiều hơn nữa7,8. Nhưng nói chung, nhiều tác giả cho
rằng phương pháp võng cổ bọng đái là phương pháp hiệu quả10,12. Theo Morgan, tỉ lệ thành

220


công ở phương pháp này là 88%, nếu tính riêng cho type II là 91% và nếu tính riêng cho type
III là 84% theo dõi trung bình 51 tháng14 còn theo Mc Guire thì tỉ lệ thành công là 93% theo dõi
22 tháng13.
Đối với 5 trường hợp được điều trị bằng phương pháp TVT cũng có kết quả như
mong đợi, tất cả đều kìm giữ được nước tiểu và không bị tiểu khó. Có 3 trường hợp theo
dõi hơn 6 tháng và kết vẫn còn tốt. Theo nhiều tác giả khác thì tỉ lệ thành công cũng khá
cao, Ulmsten và cộng sự báo cáo tỉ lệ thành công là 85% theo dõi trong 36 tháng18 và theo
Olsson và Kroon là 90% theo dõi 3 năm17.

Biến chứng
Đối với phương pháp VCBĐBCCTB, chúng tôi không có ghi nhận một biến chứng
nào đáng kể, chỉ một trường hợp bị nhiễm nhẹ vết mổ, có thể là do bóc tách nhiều vết
mổ do sẹo cũ dính. Chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp bệnh nhân cảm thấy căng nhẹ ở âm
đạo.
Đối với phương pháp TVT, có một trường hợp cảm giác căng nhẹ ở âm đạo và 1 trường
hợp đau khi giao hợp.
Với một số lượng bệnh nhân còn hạn chế và thời gian theo dõi ngắn, chúng tôi chưa có thể
đánh giá hết các trường hợp biến chứng, tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây thì phương

pháp này là một trong những phương pháp ít gây biến chứng5,10. Những biến chứng khác
thường được đề cập đến như lở mòn chỗ võng niệu đạo, bọng đái bị kích thích, ứ đọng nước
tiểu, tụ máu vùng chậu.... húng tôi không có ghi nhận trường hợp nào.

KẾTLUẬN
Điều trị nội khoa là phương pháp chọn lựa đầu tiên. Nếu thất bại sẽ chuyển sang phương
pháp phẫu thuật. Chỉ định ngoại khoa đặt ra trong các trường hợp sau: sau điều trị nội thất
bại; sau khi đã mổ bằng một phương pháp khác thất bại; có bệnh lý đi kèm như sa sinh dục,
sa bọng đái; bệnh nặng bệnh nhân than phiền nhiều, không chấp nhận được.
Kết quả điều trị nội khoa khá khả quan. Mặc dù trong điều kiện hạn chế về trang bị máy
móc cũng như nhân sự, không thể dùng các phương pháp như kích thích điện, tác động
ngược sinh học…nhưng phương pháp tập cơ sàn chậu có thể áp dụng cho bệnh nhân.
Phương pháp này đơn giản, dễ tập, bệnh nhân có thể tự tập ở nhà mà vẫn có hiệu quả. Mặt
khác phương pháp này không làm tốn kém nhiều cho bệnh nhân.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là phương pháp chọn lựa sau cùng, sau điều trị
nội khoa. Mặc dù số lượng bệnh nhân còn thấp và thời gian theo dõi ngắn nhưng kết quả ban
đầu khá khả quan. Theo chúng tôi, VCBĐBCCTB và TVT là phương pháp hiệu quả, an toàn, ít
có biến chứng. Và nhất là trong điều kiện hạn chế về cận lâm sàng trong chẩn đoán và đánh
giá kết quả ở nước ta, thì phương pháp này phù hợp với Việt Nam. Tuy nhiên để có kết luận
chính xác hơn về hiệu quả của phương pháp này, chúng ta cần có một thời gian theo dõi dài
hơn trên một số lượng lớn bệnh nhân.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.

Benvenuti C,Caputo GM, Bandanelli S et al. Reeducation treatment of female genuine stress incontinence. Am J Phys ther
1987; 66: 155

2.


Blaivas JG, Olsson CA: Stress incontinence: Classification anf surgical approach. J Urol 1988; 139 : 727 – 731

3.

Burgio KL. Behavioral therapy : Pratical approach to urinary incontinence. Contemp Urol 1994; 6: 24-41

221


4.

Cammu H, Van Nylen M, Amy JJ. A 10 year follow up after Kegel pelvic floor muscle exercises for genuine stress
incontinence. BJU Int 2000; 85 : 655 – 8.

5.

Chaikin DC, Rosenthal J, blaivas JG. Pubovaginal fascial sling for the all types of stress urinary incontinence : long term
analysis. J Urol 1998; 160: 1312 – 6.

6.

Ferguson KL. McKey PL, Bishop KR et al . Stress urinary incontience: effect of pelvic muscle exercise; Obstet Gynecol 1990; 73:
671-5

7.

Fons A. Amaye –obu, Harold P Drutz. Surgical management of recurrent stress urinary incontinence: A 12 year experience.
Am J of Obst and Gyn 1999; 181 (6): 1296 – 1309.

8.


Groutz a, Blaivas JG, Hyman MJ et al. Pubovaginal sling surgery for simple stress urinary incontinence: analysis by an
outcome score. J Urol 2001; 165: 1597 – 600.

9.

Kim HL, Gerber GS, Patel RV et al. Pratice patterns in the treatment of female urinary incontinence: a postal and internet
survey. Urology 2001; 57: 45 – 48.

10.

Kochakarn W, Leenupunth C, Ratana – Olarn, Roongreungslip U, Siripornpinyo N: Pubovaginal sling for treatment of female
stress urinary incontienece: Experience of 100 Cases at Ramathibidi hospital. J Med Assoc Thai 2001; 84 (100): 1412 – 5.

11.

Lê Nữ Hòa Hiệp, Nguyễn Văn Hiệp: Đái không kiểm soát khi gắng sức, kết quả điều trị 24 trường hợp (1956-1981) tại khoa bộ

12.

Leach GE, Dmochwski R. R, et al : Female stress urinary incontinence clinical guidelines panel summary report on surgical

môn niệu bệnh viện Bình Dân. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật bệnh viện Bình Dân 1985-1986
management of female stress urinary incontience. J Urol 1997; 158: 875.
13.

McGuire EJ, Benett CJ, Konnak Ja et al. Experience with pubovaginal slings for urinary incontinence at the university of
Michigan. J Urol 1987; 138: 525 –6.

14.


Morgan Jr TO, Westney OL, McGuire EJ. Pubovaginal sling: A 4 year outcome analysis and quality of life assessement. J Urol
2000; 163: 1845 – 8.

15.

Nguyễn Tuấn Vinh , Vũ Lê Chuyên , Nguyễn Văn Hiệp : Treo cổ bọng đái bằng kim để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng
sức ở nữ. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật BV Bình Dân 1997-1998

16.

NIH consensus conference. Urinary incontinence in adults. JAMA 1989; 261: 2685 – 90.

17.

Olsson L, Kroon U . A 3 year postoperative evaluation of TVT. Gyn Obst Invest 1999; 48: 267 – 9.

18.

Ulmsten U, Johnson P, rezapour M. A 3 year follow up of TVT for surgical treatment of female stress urinary incontinence Br J
Obst Gyn 1999; 106: 345 – 50.

19.

Wein AJ, Rovner ES : Pharmacologic management of urinary incontinence in women. Urol Clin N Am 2002; 29: 537 – 550.

20.
Wilson PD, Sammarait AL, Deak M et al : An objective assessement of physiotherapy for female
genuine stress incontinence. Am J Phys Med 1987 66: 155 – 168


222



×