Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nghiên cứu kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng phương pháp phẫu thuật dùng cân cơ thẳng bụng tự thân (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.82 KB, 2 trang )

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng
sức ở phụ nữ bằng phương pháp phẫu thuật dùng cân cơ thẳng bụng tự thân”.
Chuyên ngành: Ngoại thận và Tiết Niệu Mã số: 62720126
Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Vũ Phương
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Lê Linh Phương.
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
Luận án cho thấy rằng điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng
phương pháp phẫu thuật nâng đỡ niệu đạo dùng cân cơ thẳng bụng tự thân có hiệu quả
cao và ít có biến chứng. Trong nghiên cứu này, theo dõi và đánh giá kết quả của 42
bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này, cho thấy rằng: có 40/42 trường hợp
(95,2%) hết són tiểu hoàn toàn, 2/42 trường hợp (4,8%) thất bại. Thời gian phẫu thuật
trung bình là 55 phút. Thời gian theo dõi trung bình sau mổ là 38,4 tháng. Các biến
chứng gặp trong nghiên cứu: Biến chứng tiểu khó có 5/42 trường hợp (11,9%). Biến
chứng tiểu gấp có 3/42 trường hợp (7,1%). Biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
có 2/42 trường hợp (4,8%). Các biến chứng này không nặng và có thể chữa khỏi được.
Không ghi nhận biến chứng nào khác như: biến chứng bào mòn, thủng bàng quang,
thủng niệu đạo, nhiễm trùng vết mổ, biến chứng chảy máu…
Nghiên cứu cho thấy phương pháp phẫu thuật dùng cân cơ thẳng bụng tự thân trong
điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ có hiệu quả cao như các phương
pháp dùng mảnh ghép nhân tạo (phương pháp TVT,TOT), nhưng có thể tránh được
biến chứng bào mòn, nhiễm trùng do mảnh ghép nhân tạo gây ra. Bên cạnh đó, nếu
dùng phương pháp này bệnh nhân cũng giảm được chi phí điều trị.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 08 năm 2015
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

NGHIÊN CỨU SINH

HIỆU TRƯỞNG



ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
1. The Ph.D. Dissertation: “Outcome of autologous rectus fascia sling in the treatment
of female stress urinary incontinence”.
2. Specialty: Urology
3. Code: 62720126
4. Ph.D. candidate: Do Vu Phuong
5. Superviser: Tran Le Linh Phuong, MD, Ph.D, A/Prof
7. Academie institute: University of Medicine and Pharmacy – Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
The dissertation showed that autologous rectus fascia sling for the treatment of female
stress urinary incontinence (SUI) is effective and safe. In this study, following up and
analysing data of 42 patients treated with autologous rectus fascia sling showed that:
The cure rate was 95,2% (40/42 patients) and the failure rate was 4,8% (2/42 patients).
The mean operating time was 55 minutes. The mean follow-up time was 38,4 months.
Several complications included: Urinary retention was 11,9% (5/42 patients),
postoperative urgency was 7,1% (3/42 patients), urinary infection was 4,8% (2/42
patients). These complications were mild and curable. None of the post-operative
complication as erosion, bladder perforation, urethral perforation, wound infection,
bleeding cases were recorded.
This reseach showed that autologous rectus fascia sling and synthetic sling (TVT:
Tension free Vaginal Tape, TOT: Trans Obturator Tape) for the treatment of female
stress urinary incontinece seem to be equally effective, but use of autologous fascia
may be avoid the complication of erosion, infection. In addition, the patients also got
another advantage such as reducing cost.
Ho Chi Minh City, August 23rd, 2015
Superviser

Ph.D. Candidate


Rector



×