Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát mối tương quan giữa thính lực đồ với các bất thường ống tai ngoài và tai giữa trên hình ảnh CT scan ở bệnh nhân tai nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.27 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÍNH LỰC ĐỒ
VỚI CÁC BẤT THƯỜNG ỐNG TAI NGOÀI VÀ TAI GIỮA
TRÊN HÌNH ẢNH CT SCAN Ở BỆNH NHÂN TAI NHỎ
Trần Quang Phúc*, Trần Thị Bích Liên*

TÓM TẮT
Tình hình nghiên cứu và mục tiêu: Tai nhỏ là một dị dạng bẩm sinh vành tai, thường xảy ra ở nam giới
và gặp nhiều bên tai (P). Theo thống kê xảy ra khoảng 1/100001 -150002 trẻ sơ sinh sống. Dị dạng ống tai ngoài
thường đi kèm với tai nhỏ, do đó bệnh nhân thường giảm nghe bên đó. Vì thế trước khi tiến hành phẫu thuật cho
bệnh nhân là một trong những phẫu thuật khó nhất trong vi phậu tai vì vành tai biến dạng có thể kèm theo bất
thường dây VII, biến dạng xương con, khiếm khuyết lỗ bầu dục hay lỗ tròn, và thông khí nghèo nàn xương chủm
(1),2,3,4) . Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm nghiên cứu về mối tương quan giữa những thay đổi trên
thính lực đồ với những bất thường ống tai ngoài và tai giữa trên CT Scan xương thái dương ở những bệnh
nhân tai nhỏ.
Phương pháp và phương tiện nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Đối tượng là 37 bệnh nhân tai nhỏ một
bên độ tuổi từ 3 tuổi trở lên (25 nam và 12 nữ, 24 tai nhỏ bên phải và 13 tai nhỏ bên trái, tuổi trung bình là 12,8,
nhỏ nhất là 3 tuổi và lớn nhất là 28 tuổi) được chụp CT scan xương thái dương và đo thính lực đồ tại bệnh viện
đại học Y Dược TPHCM từ 01/2011 đến 10/2011.
Chỉ tiêu đánh giá: Bệnh nhân được phân độ tai nhỏ theo phân đô Marx (7), đánh giá thay đổi thính lực đồ ở
từng phân độ. Bất thường xương thái dương được đánh giá theo thang điểm chụp cắt lớp điện toán dựa trên
hình ảnh CT scan.
Kết quả và kết luận: Tai nhỏ có xu hướng gặp nhiều ở nam hơn nữ, tỉ lệ nam: nữ=2,02: 1, thường bị ở tai
phải nhiều hơn tai trái, tỉ lệ phải: trái=1,85: 1, không có mối tương quan giữa độ nặng tai nhỏ với giới tính.
Trong 37 tai nhỏ đều giảm thính lực đồ dạng điếc dẫn truyền và có mối tương quan rõ ràng giữa độ nặng tai nhỏ
với phân độ nghe kém. Sự phát triển của vành tai có mối tương quan rõ ràng với hình dạng ống tai ngoài và mức
độ thông khí của tai giữa nhưng không liên quan đến chuỗi xương con và sự hình thành của lỗ bầu dục hay lỗ
tròn. Vành tai càng phát triển thì tai giữa càng phát triển (5).


Từ khoá: thính lực đồ, tai nhỏ

ABSTRACT
CORRELATION BETWEEN MICROTIA’S AUDIOMETRY AND TEMPORAL BONE
MALFORMATION EVALUATED USING GRADING SYSTEM
Tran Quang Phuc, Tran Thi Bich Lien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 238 - 242
Background and Aims: The incidence of congenital aural atresia ranges from 1 in 10000 to 1 in 15000
births. Microtia has been reported to occur predominantly in male individuals (male-female ratio, 2:1), and rightsidedness. Microtia is usually accompanied by atresia or stenosis of external auditory canal. Surgery for
congenital aural atresia is one of the most challenging and difficult procedures in otology because this condition is
often accompanied by various temporal bone anomalies, such as aberrant facial nerve, deformity of ossicles, defect
of oval window, and lack of mastoid pneumatization. In the present study, we investigated the relationship
* Bộ môn Tai Mũi Họng ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Trần Quang Phúc, Điện thoại: 0917175790, Email:

238

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

between audiometry of microtia and temporal bone CT abnormalities.
Materials & methods: Cases report: 37 patients (85 male and 24 female patients; mean age, 12,8 years
(range, 3-28 years)) with microtia at Medical University center in Ho Chi Minh City.
Outcome measures: The severity of microtia was classified according to Marx classification. Developmental
abnormalities of the temporal bone were evaluated by a computed tomographic (CT) scoring system. Audiometry
of microtia were evaluated according to Marx classification.

Results & Conclusion: Microtia occurs predominantly in male individuals (male-female ratio, 2.02:1),
right-sideness (right-left ratio 1.85: 1), the severity of microtia was not different between male and female
individuals. All of patients have conductive deaf and auricular development correlated significantly with the deaf
classification. External audotory canal correlated significantly with the microtia grade. These results indicate that
the difficulty of ossicular reconstructive surgery, which is closely related to the existence of oval/round windows
and deformity of ossicles, does not necessarily depend on the microtia grade. The better developed the auricle, the
better developed middle ear.
Key word: Audiometry , microtia

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nhỏ là dị dạng vành tai bẩm sinh, ống tai
ngoài, các cấu trúc tai giữa và tai trong cũng có
thể bất thường. Hình dạng tai nhỏ có thể là một
vành tai nhỏ hơn bình thường với đầy đủ cấu
trúc của vành tai, cũng có thể mất hoàn toàn
vành tai thay vào đó là khối mô mềm. Phân độ
tai nhỏ được chia làm 3 độ theo phân độ của
Marx (7). Ống tai ngoài có thể chỉ là hẹp ít và có
thể không có ống tai ngoài. Các bất thường cấu
trúc trong tai giữa bao gồm: biến dạng xương
bàn đạp, không có cửa sổ tròn hay cửa sổ bầu
dục, bất thường đường đi của dây VII, thông khí
của tai giữa giảm, gián đoạn khớp búa đe. Tỉ lệ
bất thường tai trong đi kèm với tai nhỏ khoảng
10% (10,11).
Phẫu thuật tái tạo đường dẫn truyền âm
thanh ở những bệnh nhân này là thách thức to
lớn đối với phẫu thuật viên vì thường có bất
thường đường đi dây VII, biến dạng xương con,
giảm thông khí xuong chủm kèm theo. Chụp CT

scan xương thái dương trước phẫu thuật cung
cấp những thong tin quan trong về giải phẫu
cho phẫu thuật viên. Nhằm đánh giá khả năng
phẫu thuật thành công, Jarhsdoerfer đưa ra một
thang điểm đánh giá dựa trên hình ảnh CT scan
trước phẫu thuật và hình dạng của vành tai.
Thang điểm này bao gồm 9 thông số đề cập các
chi tiết giải phầu của xương thái dương. Xương

Tai Mũi Họng

bàn đạp bình thường được 2 điểm, các thông số
khác nếu có được 1 điểm. Nếu trước phẫu thuật
đánh giá từ 8 điểm trở lên thì có 80% cơ hội hồi
phục sức nghe gần mức bình thường. Thang
điểm này cho phép dự đoán chính xác khả năng
thành công của phẫu thuật. Những bệnh nhân
có ít hơn 6 điểm cần cân nhắc không nên tiến
hành phẫu thuật tái tạo (8),(9).
Có những nghiên cứu trước đây khẳng định
có mối tương quan giữa phân độ tai nhỏ và độ
nặng của bất thường trong tai giữa. Vành tai
càng phát triển thì tai giữa càng phát triển, và vì
thế hình dạng của vành tai là chỉ điểm cho sự
phát triển của tai giữa. Tuy nhiên những nghiên
cứu này chỉ tiến hành trên bênh nhân da trắng
và một số nước ở châu Á, còn ở Việt Nam chưa
có nghiên cứu nào được tiến hành. Do đó chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá
mối tương quan của độ nặng tai nhỏ và thay đổi

trên thính lực đồ, độ nặng của tai nhỏ và các bất
thường xương thái dương ở những bệnh nhân
tai nhỏ.

PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, mẫu gồm
37 tai nhỏ của 37 bệnh nhân tai nhỏ một bên (25
nam và 12 nữ, 24 tai nhỏ bên phải và 13 tai nhỏ
bên trái, tuổi trung bình là 12,8, nhỏ nhất là 3

239


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

tuổi và lớn nhất là 28 tuổi) đến khám, được
chụp CT scan xương thái dương và đo thính lực
đồ tại bệnh viện đại học Y Dược TP Hồ Chí
Minh từ 01/2011 đến 10/2011. Bệnh nhân có kèm
theo các hội chứng hệ thống như hội chứng
Treacher Collins và Goldenharr bị loại ra khỏi
nghiên cứu.
Độ nặng của tai nhỏ được phân làm 3 độ
theo Marx (7). Độ I: Biến dạng ít, vành tai chỉ hơi
nhỏ hơn bình thường, các thành phần của vành
tai còn thấy rõ. Độ II: Kích thước vành tai chỉ

bằng một nửa hay hai phần ba so với bình
thường và chỉ có một vài thành phần. Độ III:
Mất hoàn toàn vành tai và thường chỉ còn lại
một vết tích nhỏ.
Chụp cắt lóp điện toán xương thái dương
với khoảng cách các lát cắt là 1mm ở hai bình
diện axial và coronal. Bất thường ở xương thái
dương được chia làm 3 thông số: (1) thông số
liên quan đến chuỗi xương con (bao gồm có
xương bàn đạp, khớp búa đe, và khớp đe đạp),
(2) thông số liên quan đến những cửa sổ nối với
ốc tai (bao gồm cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục),
(3) thông số liên quan đền thông khí trong tai
giữa (bao gồm hòm nhĩ và thong khí xương
chủm).

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân tai nhỏ một bên từ 3 tuổi trở lên
được đo thính lực đồ và chụp CT scan tại bệnh
viện đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 01/2011
đến 10/2011.
Tai đối diện hoàn toàn bình thường trên
thính lực đồ và CT scan xương thái dương.

Tiêu chuẩn loại trừ
Tai nhỏ hai bên.
Bệnh nhân có viêm tai giữa kèm theo.
Bệnh nhân có kèm theo các hội chứng hệ
thống như hội chứng Treacher Collins và
Goldenharr.


ích của phần
các đĩa CD.

mềm

efilm



lưu

vào

Phòng đo thính lực tại bệnh viện đại học Y
Dược TPHCM cơ sở 2.

Chỉ tiêu đánh giá
Bệnh nhân được phân loại tai nhỏ theo phân
độ của Marx.
Bệnh nhân chụp MSCT xương thái dương
và đo thính lực đồ tại bệnh viện đại học Y Dược
TPHCM và ghi nhận các thông tin hành chánh
để chọn vào mẫu nghiên cứu.
Dùng phần mềm efilm để phân tích và xử lý
hình ảnh trên film MSCT ở hai bình diện axial
và coronal (khoảng cách lát cắt trung bình 1mm)
không cản quang.
Đánh giá mối tương quan của thính lực đồ
và phân loại của Marx.

Đánh giá mối tương quan của từng thông số
trên MSCT với các phân loại của Marx.

Các thông số trên MSCT
Chuỗi xương con: Có xương bàn đạp, khớp
búa đe, khớp đe đạp.
Các cửa sổ nối với ốc tai: Cửa sổ tròn và cửa
sổ bầu dục.
Thông khí trong tai giữa: Hòm nhĩ và
xương chủm.

Phân độ tai nhỏ theo Marx
Độ 1: Biến dạng ít, vành tai chỉ hơi nhỏ hơn
bình thường, các thành phần của vành tai còn
thấy rõ.
Độ 2: Kích thước vành tai chỉ bằng một nửa
hay hai phần ba so với bình thường và chỉ có
một vài thành phần.
Độ 3: Mất hoàn toàn vành tai và thường chỉ
còn lại một vết tích nhỏ.

Phân độ nghe kém
Nhẹ: 26-40dB.

Phương tiện nghiên cứu

Trung bình: 41-60dB.

Máy chụp MSCT tại bệnh viện đại học Y
Dược TPHCM, dữ liệu được xử lý bằng các tiện


Nặng: 61-80dB.
Sâu: ≥81dB.

Xử lý thống kê

240

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Số liệu thu thập qua phiếu theo dõi được xử
lý bằng chương trình thống kê SPSS 19.0. Kết
quả được kiểm định bằng phép kiểm: Chi bình
phương và T-test (paired samples T-test) với
khoảng tin cậy 95%.

KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Khảo sát theo giới
Bảng 1: Khảo sát giới.
Giới
Nam
Nữ
TC

Tần suất
25 (68 %)
12 (32 %)
37 (100%)


Nhận xét: Bệnh nhân tai nhỏ đa phần gặp
nhiều ở nam 25/37 (68%), tỉ lệ nam: nữ = 2,02: 1,
có độ tuổi trung bình là 12.8; trẻ nhất là 3 tuổi và
lớn nhất là 28 tuổi.

Khảo sát theo tai phải-trái
Bảng 2: Khảo sát theo tai phải-trái.
Phải-trái
Phải
Trái
TC

Tần suất
24(65%)
13(35%)
37(100%)

Nhận xét: Tai nhỏ một bên có xu hướng xuất
hiện nhiều bên phải, tỉ lệ phải: trái = 1,85: 1.

Khảo sát giới và phân độ của tai nhỏ
Bảng 3: Khảo sát giới và phân độ.
Nam
7(28%)
2(8%)
16(64%)
25

Độ I

Độ II
Độ III
Tổng

Nữ
3(25%)
2(17%)
7(58%)
12

Nhận xét: Không có sự khác biệt rõ ràng
giữa độ nặng của tai nhỏ ở những bệnh nhân nữ
và nam. Tất cả 37 bệnh nhân đều không có bất
thường tai trong như bất sản ốc tai, giãn rộng
ống bán khuyên.

Khảo sát thính lực đồ và phân độ của tai
nhỏ
Bảng 4: Khảo sát thính lực đồ và phân độ của tai nhỏ.
Độ I
Độ II
Độ III

Nhẹ
9(90%)
1(10%)
0(0%)

Tai Mũi Họng


Trung bình
1(25%)
3(75%)
0(0%)

Nặng
0(0%)
0(0%)
23(100%)

Tổng

Nghiên cứu Y học

Nhẹ
10(100%)

Trung bình
4

Nặng
23

Nhận xét: Có mối liên quan rõ ràng giữa độ
nặng tai nhỏ và độ nghe kém của bệnh nhân. Tai
nhỏ độ I thì đa phần nghe kém mức độ nhẹ
(90%), tai nhỏ độ III thì toàn bộ nghe kém mức
độ nặng (100%). Dị dạng tai nhỏ càng nặng thì
mức độ nghe kém càng tăng. Tất cả bệnh nhân
thính lực đồ đều có dạng điếc dẫn truyền.


Khảo sát các thông số trên CT Scan xương
thái dương và phân độ của tai nhỏ
Bảng 5: Khảo sát các thông số trên CT Scan xương
thái dương và phân độ của tai nhỏ.
Thông số CT Scan
Chuỗi xương con
Có xương bàn đạp
Khớp búa đe
KHớp đe đạp
Các cửa sổ
Cửa sổ tròn
Cửa sổ bầu dục
Thông khí
Hòm nhĩ
Xương chủm
Có ống tai ngoài

Độ I(%)

Độ II(%)

Độ III(%)

70
94
67

52
100

48

59
88
48

85
94

71
95

76
85

100
85
58

90
62
33

85
63
9

Bảng 6: Kết quả thống kê giữa các thông số trên CT
scan và phân độ tai nhỏ.
Các biến

số
Chuỗi
xương con
Các cửa sổ
Thông khí

Độ I

Độ II

Độ III

T-test

p

3.00

2.52

2.53

-0.136

0.11

1.79
1.85

1.67

1.52

1.61
1.48

-0.119
-0.189

0.16
0.03

Nhận xét: Ta thấy chỉ có mức độ thông khí
tai giữa có mối liên quan rõ ràng với phân độ tai
nhỏ (p=0,02) nhưng không có liên quan với
chuỗi xương con (p=0,29) hay các cửa sổ nối với
ốc tai (p=0,34). Khi xét mối tương quan giữa
từng cặp các phân độ với mức độ thông khí tai
giữa, ta thấy có sự khác biệt rõ ràng gữa độ I và
độ III (p=0,03) nhưng không có sư khác biệt giữa
các cặp khác (độ I và độ II p=0,22, độ II và độ III
p=0,96). Điều này cho thấy phẫu thuật tái tạo
chuỗi xương con, liên quan nhiều đến bất dạng
của xương con và sự tồn tại của lỗ bầu dục hay

241


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012


lỗ tròn, không có liên quan gì đến mức độ nặng
của tai nhỏ.

KẾT LUẬN
Tai nhỏ thường xuất hiện nhiều ở nam giới
(tỉ lệ nam: nữ=2:1). Tai nhỏ một bên thường gặp
ở bên phải nhiều hơn bên trái (tỉ lệ phải:
trái=1,85:1). Độ nặng của tai nhỏ không phụ
thuộc vào giới tính. Có mối liên quan rõ ràng
giữa độ nặng của tai nhỏ và độ nghe kém của
bệnh nhân được khảo sát trên thính lực đồ. Mức
độ dị dạng tai nhỏ càng nặng thì dộ nghe kém
càng tăng. Tất cả bệnh nhân tai nhỏ trong lô
nghiên cứu đều là điếc dẫn truyền.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng
có sự liên quan giữa độ nặng của tai nhỏ và bất
thường cùa xương thái dương dựa trên hình ảnh
CT scan xương thái dương. Tương tự, trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự liên quan
giữa bất thường xương thái dương với độ nặng
của tai nhỏ. Nghiên cứu này càn củng cố thêm
giả thuyết: Vành tai càng phát triển thì tai giữa
cuãng phát triển.

ống tai ngoài giúp phẫu thuật tạo ống tai ngoài
và chỉnh hình chuỗi xương con dễ dàng hơn
ngay cả khi ống tai ngoài rất hẹp vì nó là một
mốc giải phẫu quan trọng giúp phẫu thuật viên
đi vào hòm nhĩ an toàn. Thêm nữa, ống tai

ngoài tồn tại cũng có nghĩa là có sự tồn tại của
khung nhi xương, một yếu tố quan trong giúp
tái tạo màng nhĩ vào đúng vị trí của nó. Ở bảng
5, thông số “có ống tai ngoài” có mối liên quan
rõ ràng với phân độ tai nhỏ (p≤0,01). Tai nhỏ
càng nặng thì dị dạng của ống tai ngoài cang
nhiều. Điều này giải thích vì sao bệnh nhân tai
nhỏ bi điếc dẫn truyền và di tật tai càng nặng thì
mức độ nghe kém càng tăng.
Như vậy, tai nhỏ là dị tật bẩm sinh vành tai
xảy ra nhiều ở giới nam. Vành tai càng dị dạng
thì tai giữa bất thường càng nhiều. Độ nặng của
tai nhỏ có liên quan rõ ràng với mức độ thông
khí tai giữa và bất thường của ống tai ngoài
cũng như mức độ nghe kém của bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn khảo
sát mối tương quan của từng thông số trên CT
scan xương thái dương cụ thể là 3 thông số:
chuỗi xương con, các cửa sổ nối vời ốc tai và
thông khí tai giữa với các phân độ tai nhỏ. Kết
quả cho thấy rằng sự phát triển của vành tai chỉ
tương quan rõ ràng với thông khí trong tai giữa
nhung không có tương quan với sự phát triển
của chuỗi xương con và sự hình thành các cửa
sổ bầu dục hay cửa sổ tròn. Vành tai, niêm mạc
lót các khí bào, xương con và đế xương bàn đạp

được cho là hình thành từ ngoại bì phôi của
cung mang thứ nhất, nội bì phôi của cung mang
thứ nhất, ngoại bì phôi của cung mang thứ hai
và trung bì phôi của ốc tai. Sự khác biệt giữa các
thông số với phân độ tai nhỏ cho thấy nguồn
gốc mô phôi khác nhau.

2.

Tai nhỏ thưòng đi kèm với bất thường ống
tai ngoài. Bất thường ống tai ngoài được chia
thành 3 độ: bình thường, hẹp phần ống tai sụn,
và hẹp cả phần ống tai sụn và xương. Sự tồn tại

10.

242

3.

4.
5.

6.
7.

8.

9.


11.

Farrior J. (1987) Surgical management of congenital conductive
deafness. South Med J. 1987;80:450-453.
Granstrom G, Bergstrom K, Tjellstrom A. (1993) The boneanchored hearing aid and bone-anchored epithesis for congenital
ear malformations. Otolaryngol Head Neck Surg.;109:46-53.
Jahrsdoerfer RA, Yeakley JW, Aguilar EA, et al. (1992) Grading
system for the selectionof patients with congenital aural atresia.
Am J Otol. 1992;13:6-12.
Jahrsdoerfer RA (1992). Clinical aspects of temporal bone
anomalies. AJNR Am J Neuroradiol.;13:821-825.
Kountakis SE, Helidonis E, Jahrsdoerfer RA. (1995): Microtia
grade as an indicator of middle ear development in aural atresia.
Arch Otolaryngol Head Neck Surg.;121:885-886.
Lambert PR. (1998) Congenital aural atresia: stability of surgical
results. Laryngoscope; 108:1801-1805.
Marx H. (1926) Die Missbildungen des Ohres. In: Henke F,
Lubarsh O, eds. Handbuchder Spez Path Anatomie Histologie.
Berlin, Germany: Springer; :620-625.
Mayer TE, Brueckmann H, Siegert R, et al. (1997): Highresolution CT of the temporal bone in dysplasia of the auricle
and external auditory canal. AJNRAmJ Neuroradiol.; 18:53-65.
Mehra YN, Dubey SP, Mann SB, Suri S. (1988): Correlation
between high-resolution computed tomography and surgical
findings in congenital aural atresia. Arch Otolaryngol Head
Neck Surg; 114:137-141.
Schuknecht HF. (1989) Congenital aural atresia. Laryngoscope;
99:908-917.
Yeakley JW, Jahrsdoerfer RA. (1996) CT evaluation of congenital
aural atresia: what the radiologist and surgeon need to know. J
Comput Assist Tomogr; 20: 724-731.


Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng



×