Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chỉ số đầu mặt ở trẻ em người Kinh 7 tuổi trên phim sọ nghiêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.3 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

CHỈ SỐ ĐẦU MẶT Ở TRẺ EM NGƢỜI KINH 7 TUỔI
TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG
Nguyễn Bảo Trung*; Hoàng Việt Hải*; Trương Đình Khởi*
Nguyễn Văn Huy*; Trương Mạnh Dũng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ nghiêng ở trẻ em người Kinh 7 tuổi tại
Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 50 trẻ (25 nam, 25 nữ). Kết
quả: các chỉ số khoảng cách trên mô cứng của nữ thấp hơn nam, trong đó hai chỉ số N-ANS và
N-Me khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tất cả góc trên mô cứng của nam và nữ khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Các chỉ số góc và khoảng cách đều nằm trong giới hạn bình
thường của phân tích sọ - mặt kinh điển. Kết luận: chiều cao tầng mặt giữa và tầng mặt trước
giữa nam và nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê; các góc mô cứng trên phim sọ nghiêng và góc
theo phân tích Ricketts giữa nam và nữ không có sự khác biệt (p > 0,05; t-test).
* Từ khóa: Mô cứng; Chỉ số sọ-mặt; Trẻ em; Phim sọ nghiêng.

Craniofacial Indexes in Vietnamese Children Aged 7 Years Old on
Lateral Cephalometric
Summary
Objectives: To identify some facial cranial indexes on digital cefalometric of children in the
age 7. Subjects and methods: A cross-sectional study was conducted on a series of 50 children
from metric of government thesis. Results: The index of distance on the female's hard tissue is
lower than male, in which the N-ANS and N-Me indices differ significantly (p < 0.05). All the
angles on the hard tissues of male and female have no statistical difference. Angle and distance
indexes are within the normal range of classic cranial analysis. Conclusions: There is a gender
difference in cranio-facial size between males and females, however, there is no difference in
the direction of development of the cranio-facial. Indicators fall within the normal limits of classic
cranial analysis.
* Keywords: Hard tissue; Craniofacial index; Children; Lateral cephalometric.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ 7 tuổi đang trong thời kỳ răng hỗn
hợp, trong hệ thống xương sọ-mặt, các
chỉ số vùng đầu-mặt có ý nghĩa quan
trọng trong dự đoán hướng tăng trưởng.
Khối mặt tăng trưởng theo hướng xuống

dưới và ra trước khi chịu ảnh hưởng của
hai hướng phát triển theo chiều đứng và
chiều trước - sau. Trong đó, cấu trúc mô
cứng đóng vai trò quan trọng trong quá
trình tăng trưởng từ lúc nhỏ cho đến khi
quá trình tăng trưởng hoàn tất.

* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Bảo Trung ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 06/09/2017

375


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên
cứu đặc điểm kết cấu mô cứng: Tina D.A
và CS (2010) [8], Finn G và CS (2015) [9],
Yoshihiro Tanabe (2002) [10] chỉ ra mối
tương quan giữa sọ-nền sọ và khối
xương mặt trong quá trình tăng trưởng.
Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu

trên phim sọ nghiêng: Trần Thúy Nga
(1999) [1] nghiên cứu tương quan chỉ số
sọ-nền sọ và khối xương mặt ở trẻ 3 - 5,5
tuổi; Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng
(2010) [2], nghiên cứu nửa dọc ở các
nhóm trẻ từ 3 - 13 tuổi trên phim sọ
nghiêng, chỉ ra mối tương quan chặt chẽ
giữa chỉ số sọ-nền sọ và khối xương hàm
trên, xương hàm dưới và chiều cao các
tầng mặt (r = 0,64 - 0,79; p < 0,01); Lê
Nguyên Lâm (2014) nghiên cứu dọc trên
phim sọ nghiêng theo phân tích Ricketts
105 trẻ (50 nam, 55 nữ): các kích thước ở
nam lớn hơn nữ, tăng trưởng diễn ra
mạnh từ 12 - 15 tuổi, hướng tăng trưởng
ra trước và xuống dưới, góc cành lên
xương hàm dưới và độ lồi mặt không thay
đổi, các răng cửa nhô ra trước, mức độ
nhô môi dưới so với đường thẩm mỹ E
giảm không có ý nghĩa thống kê [6]; Hồ
Thị Thùy Trang (2015) nghiên cứu tuổi
xương đốt sống cổ và ứng dụng khảo sát
tăng trưởng hệ thống sọ - mặt giai đoạn 8
- 18 tuổi: các kích thước ở nam lớn hơn
nữ, đỉnh tăng trưởng kích thước hệ thống
sọ - mặt tương đương tuổi xương đốt
sống cổ giai đoạn I, II, xương hàm dưới
tăng trưởng nhiều nhất và nhiều hơn
xương hàm trên, tầng mặt sau tăng
trưởng nhiều hơn tầng mặt trước, tầng

mặt trước tăng trưởng ít nhất [4].
Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu
xác định các chỉ số đầu-mặt ở trẻ 7 tuổi
376

tại Việt Nam, chưa có số liệu đo đạc trên
phim sọ nghiêng. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu với mục tiêu: Xác định
một số chỉ số đầu-mặt ở trẻ em người
Kinh 7 tuổi tại Hà Nội.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
50 trẻ 7 tuổi (25 nam, 25 nữ). Thời
gian từ tháng 01 - 2017 đến 06 - 2017 tại
Trung tâm Kỹ thuật cao, Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ đã mọc răng
cửa, chưa nắn chỉnh răng hay phẫu thuật
thẩm mỹ mặt, đã được chọn để chụp ảnh
hay đo trực tiếp, không có dị dạng răng mặt.
- Tiêu chuẩn loại trừ: trẻ không đạt các
tiêu chuẩn lựa chọn.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
* Vật liệu và phương tiện nghiên cứu:
Máy chụp phim X quang kỹ thuật số
Orthophos XG5 60 - 84 KV, 3 - 15 mA
(Hãng Sirona), thời gian chiếu xạ 0,16 2,5 giây, liều chiếu xạ cho mỗi lần chụp
< 0,003 mSv (liều chiếu xạ tối đa trong

một năm cho phép là 1 mSv (Nghị định số
50/1998/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi
hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát
bức xạ ban hành ngày 16 - 07 - 1998).
* Các điểm mốc giải phẫu:
Điểm S (Sella), điểm N (Nasion), điểm
ANS (Anterior Nasal Spine), điểm A
(Subspinale), điểm B (Submental), điểm
Me (Mention), điểm Po (Porion), điểm Or
(Orbitale), điểm Pg (Pogonion). Trục U1
(trục răng cửa giữa hàm trên), trục L1
(trục răng cửa giữa hàm dưới), mặt


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
phẳng Frankfort (mặt phẳng đi qua hai
điểm Po và Or), mặt phẳng khớp cắn
(MP), trục mặt (đi qua điểm N và Pg).

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0. Khi cần so sánh giá trị trung bình
giữa hai giới, nếu biến phân phối chuẩn,
sử dụng t-test; nếu biến không chuẩn, sử
dụng Mann - Whitney test.

* Các kích thước đo đạc:
3 kích thước dọc: chiều cao mặt trên
(N-ANS), chiều cao mặt dưới (ANS-Me),
chiều cao mặt trước (N-Me) và tỷ lệ NANS/ANS-Me.


* Đạo đức trong nghiên cứu:
Chỉ tiến hành trên những đối tượng tự
nguyện tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu
là một phần nhỏ nằm trong Đề tài cấp
Nhà nước đã được Hội đồng Đạo đức Y
Sinh học, Trường Đại học Y Hà Nội cấp
giấy chấp thuận số ĐTĐL.CN.27/16, ngày
20 - 10 - 2016.

7 góc mô cứng: SNA, SNB, ANB,
FMIA, L1/MP, FH/ N-Pg, U1/L1.
5 góc theo phân tích Ricketts: góc trục
mặt, góc sâu mặt, góc mặt phẳng hàm dưới,
góc cung hàm dưới và chiều cao mặt dưới.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Giá trị các số đo chiều cao tầng mặt.
Nam

Nữ

Mean

SD

Mean

SD

p

(t-test)

N-ANS

44,98

2,27

41,33

2,89

0,002

ANS-Me

55,58

3,78

53,92

2,31

0,206

N-Me

99,05


4,67

94,07

3,96

0,009

Tỷ lệ N-ANS/ANS-Me

0,81

0,07

0,77

0,04

0,056

Khoảng cách

Chiều cao mặt giữa (N-ANS) và chiều cao mặt trước (N-Me) khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nam và nữ (p < 0,05; t-test); chiều cao mặt dưới (ANS-Me) và tỷ lệ chiều
cao mặt giữa/chiều cao mặt dưới giữa nam và nữ không khác biệt (p > 0,05; t-test).
Bảng 2: Giá trị các góc mô cứng trên phim sọ nghiêng.
Nam

Nữ


Mean

SD

Mean

SD

P
( t- test)

SNA

82,05

4,25

82,08

2,64

0,954

SNB

77,82

4,52

78,80


2,07

0,458

ANB

4,83

1,07

3,47

2,48

0,149

FMIA

57,27

8,47

55,17

6,01

0,512

L1/MP


93,83

5,77

94,58

4,72

0,731

FH/N-Pg

85,06

3,67

84,00

4,61

0,563

U1/L1

127,85

11,14

126,58


8,68

0,777

Góc

Các góc trên phim sọ nghiêng khác biệt giữa nam và nữ (p < 0,05; t-test), các góc
SNA, SNB, FMIA, L1/MP, FH/N-Pg, U1/L1 trong giới hạn bình thường [11], tuy nhiên,
góc ANB có giá trị lớn hơn bình thường ở nam (4,83 ± 1,07o).
377


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Bảng 3: Giá trị các góc mô cứng theo Ricketts.
Nam

Nữ

Mean

SD

Mean

SD

p
(t-test)


Góc trục mặt

88,67

2,61

89,75

2,86

0,343

Góc sâu mặt

85,92

3,09

84,58

4,10

0,378

Góc mặt phẳng hàm dưới

27,52

5,33


27,42

5,78

0,971

Cung hàm dưới

28,58

3,63

30,33

6,46

0,422

Cao mặt dưới

47,50

4,15

46,84

1,80

0,614


Góc

Giá trị trung bình của góc trục mặt, góc sâu mặt, góc mặt phẳng hàm dưới, góc
cung hàm dưới và chiều cao mặt dưới khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nam
và nữ (p > 0,05; t-test).
BÀN LUẬN
1. Chiều cao các tầng mặt.
Chiều cao tầng mặt giữa và tầng mặt
trước khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
nam và nữ. Giá trị trung bình chiều cao
tầng mặt giữa, tầng mặt trước và tỷ lệ
chiều cao tầng mặt giữa/tầng mặt dưới
tương đồng với nghiên cứu của Đống
Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2010) [2],
do cùng nghiên cứu trên phim sọ nghiêng
ở trẻ em 7 tuổi. Chỉ số đo trong nghiên
cứu này nhỏ hơn giá trị chiều cao các
tầng mặt của Trần Tuấn Anh và CS
(2016) [5] (p < 0,05; t-test) trên người
trưởng thành, vì vậy giá trị trung bình các
tầng mặt có sự tăng trưởng và lớn hơn
của chúng tôi; tuy vậy, tỷ lệ chiều cao mặt
giữa/mặt dưới tương đồng ở cả hai
nghiên cứu.
2. Các góc mô cứng trên phim sọ
nghiêng.
Hầu hết các góc khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa nam và nữ (p < 0,05;
t-test), phù hợp với nghiên cứu của Đống
Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2010) [2],

378

Trần Tuấn Anh và CS (2016) [6]. Tuy
nhiên, góc ANB ở nam giới trong nghiên
cứu của chúng tôi (4,83 ± 1,07o) lớn hơn
nghiên cứu của Trần Tuấn Anh và CS
(2016) [6] (3,16 ± 0,82o), do trong mẫu
nghiên cứu này, khớp cắn loại II xương ở
nam chiếm tỷ lệ cao, còn nghiên cứu của
Trần Tuấn Anh và CS (2016) chủ yếu là
khớp cắn bình thường và khuôn mặt hài
hòa.
3. Các góc theo phân tích Ricketts.
Giá trị trung bình của góc trục mặt, góc
sâu mặt, góc mặt phẳng hàm dưới, góc
cung hàm dưới và chiều cao mặt dưới
khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa
nam và nữ (p > 0,05; t-test). Giá trị trung
bình các góc theo phân tích Ricketts phù
hợp với nghiên cứu của Lê Nguyên Lâm
(2014) [2], Lê Võ Yến Nhi (2011) [7]. Tuy
nhiên, góc cung hàm dưới của chúng tôi
nhỏ hơn nghiên cứu của Lê Võ Yến Nhi
(2011) [7] (p < 0,05; t-test). Xương hàm
dưới thường tăng trưởng muộn hơn, vì
thế góc cung hàm dưới thường tăng trong
quá trình tăng trưởng, phù hợp với
nghiên cứu của Lê Võ Yến Nhi (2011) [7].



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 50 phim sọ nghiêng
trẻ người Kinh 7 tuổi, chúng tôi nhận thấy:
chiều cao tầng mặt giữa và tầng mặt
trước giữa nam và nữ khác biệt có ý
nghĩa thống kê; các góc mô cứng trên
phim sọ nghiêng và góc theo phân tích
Ricketts giữa nam và nữ không có sự
khác biệt (p > 0,05; t-test).
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn: các đối tượng tự
nguyện tham gia nghiên cứu; Ban Giám
hiệu các trường Tiểu học Liên Ninh, Ngọc
Hồi; Văn phòng quản lý Các chương trình
trọng điểm Quốc gia, Bộ Khoa học Công
nghệ; Trung tâm Kỹ thuật cao, Viện Đào
tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà
Nội và Trung tâm Tính toán Hiệu năng
cao, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện cho chúng tôi hoàn thành nghiên cứu
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thúy Nga. Sự tăng trưởng phức
hợp sọ mặt răng ở trẻ em từ 3 - 5 tuổi (Nghiên
cứu dọc trên phim sọ nghiêng). Luận án Tiến
sỹ Y học. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh. 2000.
2. Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng.
Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước với

xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều
cao tầng mặt, nghiên cứu dọc trên phim đo sọ
ở trẻ từ 3 - 13 tuổi. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí
Minh. 2009, 13 (1), tr.10-15.
3. Lê Nguyên Lâm. Nghiên cứu sự tăng
trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích
Ricketts ở trẻ 12 - 15 tuổi và đánh giá giá trị
tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ.

Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Nghiên cứu
Khoa học Y Dược lâm sàng 108. 2014.
4. Hồ Thị Thùy Trang. Những đặc trưng
của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim
sọ nghiêng. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 1999.
5. Trần Tuấn Anh, Trần Văn Đáng, Nguyễn
Phan Hồng Ân và CS. Nghiên cứu một số chỉ
số, số đo, kích thước đầu mặt trên phim sọ
nghiêng từ xa ở một nhóm sinh viên người
Việt tuổi từ 18 - 25 có khớp cắn bình thường.
Tạp chí Hình thái học Việt Nam. 2016, 446,
tr.56-62.
6. Trần Tuấn Anh, Nguyễn Phan Hồng Ân,
Nguyễn Thị Thu Phương và CS. Nhận xét mối
tương quan xương - răng trên phim sọ
nghiêng từ xa của một nhóm người Việt tuổi
từ 18 - 25 có khớp cắn bình thường và khuôn
mặt hài hòa. Tạp chí Hình thái học Việt Nam.
2016, 446, tr.75-81.
7. Lê Võ Yến Nhi, Hoàng Tử Hùng. Sự

tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 14 tuổi theo phân tích Ricketts. Tạp chí Y học
TP. Hồ Chí Minh. 2011, 15 (2), tr.21-30.
8. Tina D.A et al. Cephalometric craniofacial
features in Saudi parents and their offspring.
Angle Orthod. 2010, 80 (1), pp.1010-1017.
9. Finn G et al. An evaluation of two
different mandibular advancement devices on
craniofacial characteristics and upper airway
dimensions of Chinese adult obstructive sleep
apnea patients. Angle Orthod. 2015, 85 (1),
pp.962-968.
10. Yoshihiro Tanabe, Yo Taguchi, Tadashi
Noda. Relationship between cranial base
structure and maxillofacial components in
children aged 3 - 5 years. European Journal
of Orthodontics. 2002, 24, pp.175-181.
11. Ricketts R.M. Cephalometric analysis
and synthesis. Angle Orthod. 1961, 31,
pp.141-145.

379



×