Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá ban đầu giá trị của kỹ thuật ghi hình xung lực xạ âm trong dự đoán giai đoạn xơ hóa gan trên bệnh nhân bị bệnh gan mạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.07 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU GIÁ TRỊ CỦA KỸ THUẬT GHI HÌNH  
XUNG LỰC XẠ ÂM TRONG DỰ ĐOÁN GIAI ĐOẠN XƠ HÓA GAN  
TRÊN BỆNH NHÂN BỊ BỆNH GAN MẠN 
Trần Thị Khánh Tường*, Hoàng Trọng Thảng** 

TÓM TẮT  
Tổng quan và mục tiêu: Xung lực xạ âm (ARFI) là một kỹ thuật mới không xâm lấn dùng để đánh giá 
giai đoạn xơ hóa gan trong bệnh gan mãn. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định giá trị chẩn đoán của ARFI 
trong dự đoán giai đoạn xơ hóa ở những bệnh nhân có bệnh gan mãn. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 30 bệnh nhân bị bệnh gan mãn 
tính, trong đó có 12 trường hợp xơ gan và 18 trường hợp không xơ gan. 20 trường hợp được sinh thiết gan để 
đánh giá xơ hóa bằng hệ thống Metavir. Tất cả bệnh nhân đều thực hiện kỹ thuật ARFI và được đo vận tốc sóng 
biến dạng (SWV). Các giá trị ngưỡng được xác định bằng cách phân tích đường cong ROC. 
Kết  quả:  Xơ  hóa  gan  xác  định  bằng  giải  phẫu  bệnh  được  đánh  giá  bằng  thang  điểm  METAVIR;  F0:  2 
trường hợp, F1: 10 trường hợp, F2: 3 trường hợp, F3: 3 trường hợp và F4: 2 trường hợp. 10 trường hợp xơ gan 
không sinh thiết gan, được chẩn đoán bởi các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. ARFI có tương quan đáng kể 
với mức độ xơ hóa (Spearman rho: 0,738, p <0,001). Diện tích dưới đường cong ROC 0,98 (khoảng tin cậy 95%: 
0,95‐0,99) đối với F2‐F4; 0,93 (0,81‐0,99) đối với F3‐F4 và 0,92 (0,81‐0,99) đối với F4. Giá trị ngưỡng của vận 
tốc sóng biến dạng (SWV) như sau: ≥ 1,31 m/ s cho F2‐F4 (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 83,33%); ≥ 1,48 m/s cho 
F3‐F4 (độ nhạy 93,33%, độ đặc hiệu 86,67%) và ≥ 1,58 m/s cho F4 (độ nhạy 91,67%, độ đặc hiệu 83,33%). 
Kết luận: Vận tốc sóng biến dạng của ARFI tương quan với mức độ của xơ hóa gan. Kỹ thuật siêu âm đàn 
hồi ARFI là một phương pháp mới không xâm lấn và đáng tin cậy để đánh giá xơ hóa gan ở những bệnh nhân có 
bệnh gan mãn. 

ABSTRACT 
ASSESSING PRELIMINARILY THE VALUE OF ACOUSTIC RADIATION FORCE IMPULSE IMAGING 
FOR PREDICTION OF STAGING OF LIVER FIBROSIS  


IN PATIENTS WITH CHRONIC HEPATIC DISEASE 
Tran Thi Khanh Tuong, Hoang Trong Thang 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 159 ‐ 165 
Background / Objectives: Acoustic radiation force impulse (ARFI) is a novel noninvasive technology for 
the  assessment  of  stage  of  liver  fibrosis  in  chronic  hepatic  disease.  This  study  aimed  to  validate  the  diagnostic 
usefulness of ARFI for prediction of staging of liver fibrosis in patients with chronic liver disease. 
Patients and Methods: The study was carried out on 30 patients with chronic hepatic disease including 12 
cases of cirrhosis and 18 cases of noncirrhosis. 20 cases underwent a liver biopsy for histological assessment of 
liver  fibrosis  by  the  Metavir  scoring  system.  All  of  patients  were  evaluated  by  ARFI  elastography  and  was 
expressed  as  the  shear  wave  velocity  (SWV).  Cut‐off  values  were  determined  using  receiver‐operating 
characteristic (ROC) curves. 
Results: Histological liver fibrosis was evaluated by Metavir scoring; F0: 2 cases, F1: 10 cases, F2: 3 cases, 
* Bộ môn Nội ‐ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ** Bộ môn Nội ‐ Trường Đại học Y Dược Huế 

Tác giả liên lạc: ThS BS Trần Thị Khánh Tường , ĐT: 0903164690, Email:     

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

159


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

F3: 3 cases and F4: 2 cases. 10 cases of cirrhosis not performed  liver  biopsy were made diagnosis by  clinical 

signs,  laboratory  tests.  ARFI  quantification  correlated  significantly  with  the  fibrosis  stage  (Spearman  rho:  
0.738,p < 0.001). The areas under the ROC curves were 0.98 (95% confidence intervals: 0.95‐0.99) for F2‐F4, 
0.93 (0.81‐0.99) for F3‐F4 and 0.92 (0.81‐ 0.99) for F4. The cut‐off values of the shear wave velocity (SWV) were 

as follows: ≥1.31 m/s for F2‐F4 (sensitivity 100%, specificity 83.33%); ≥1.48 m/s for F3‐F4 (sensitivity 93.33%, 
specificity 86.67%) and ≥1.58 m/s for F4 (sensitivity 91.67%, specificity 83.33%). 
Conclusions:  Increasing  ARFI  velocities  correlate  with  high  degree  of  hepatic  fibrosis.  Ultrasonic  ARFI 
elastography  is  a  novel,  non‐invasive  and  reliable  method  for  the  assessment  of  liver  fibrosis  in  patients  with 
chronic liver disease. 
Key words: liver fibrosis, chronic hepatic disease, acoustic radiation force impulse imaging (ARFI).  
Elastography:    TE)  bằng  máy  Fibroscan®,  kỹ 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
thuật  ghi  hình  xung  bức  xạ  âm  (Acoustic 
Bệnh gan mạn là nguyên nhân quan trọng 
Radiation  Force  Impulse  Imaging:    ARFI);  các 
gây bệnh nặng và tử vong trên thế giới(5). Hầu 
thang  điểm  đơn  giản  như  chỉ  số  APRI,  FIB‐4, 
hết  các  nguyên  nhân  gây  bệnh  gan  mạn  đều 
Forns, Lok… và các dấu ấn sinh hóa phức tạp 
dẫn đến xơ hóa gan. Xơ hóa gan tiến triển đến 
mắc  tiền  như  Actitest,  Fibrotest,  ….  ARFI  là 
xơ  gan  là  biểu  hiện  chính  trong  hầu  hết  các 
một  kỹ  thuật  siêu  âm  đàn  hồi  rất  mới  được 
bệnh gan mạn. Chẩn đoán, chỉ định điều trị và 
nghiên  cứu  từ  2009,  được  cài  đặt  trong  dòng 
tiên lượng bệnh gan mạn phụ thuộc phần lớn 
máy  siêu  âm  Siemens  Acuson  S2000.  Cũng 
vào  mức  độ  xơ  hóa  gan(4).  Xơ  hóa  gan  là  hậu 
như kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua, ARFI 
quả của tổn thương mạn tính ở gan biểu hiện 
đo độ  cứng hay độ đàn hồi  của  gan  một  cách 
bởi  sự  tích  tụ  các  thành  phần  chất  đệm  ngoài 
nhanh chóng, không xâm lấn, rẻ tiền và có giá 
tế  bào  (Extracellular  matrix),  xảy  ra  cho  hầu 

trị  tương  đương  trong  chẩn  đoán  mức  độ  xơ 
hết các loại bệnh lý gan mạn bất chấp nguyên 
hóa  gan  nhưng  lại  vượt  trội  hơn  so  với  TE  vì 
nhân(4)  .  Sự  tích  tụ  các  thành  phần  chất  đệm 
có thể thực hiện được trên bệnh nhân có báng 
ngoài tế bào ảnh hưởng đến cấu trúc gan do sự 
bụng,  có  khoảng  gian  sườn  hẹp  và  béo  phì(2). 
tạo thành những sẹo xơ hóa và sau đó là thành 
Tại  Việt  Nam,  chúng  ta  chưa  có  đề  tài  nào 
lập  những  nốt  tái  tạo  tế  bào  gan  đưa  đến  xơ 
nghiên cứu giá trị của kỹ thuật ARFI đối chiếu 
gan. Xơ gan làm rối loạn chức năng tế bào gan 
với  kết  quả  giải  phẫu  bệnh,  do  đó  chúng  tôi 
và cản trở dòng máu trong gan gây suy tế bào 
thực  hiện  nghiên  cứu  này  để  xác  định  giá  trị 
gan  và  tăng  áp  tĩnh  mạch  cửa.  Nguyên  nhân 
của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán mức độ xơ 
chính của xơ hóa gan hiện nay là viêm gan vi 
hóa gan của bệnh gan mạn so sánh với kết quả 
rút  B,C  mạn,  viêm  gan  rượu  và  viêm  gan 
giải  phẫu  bệnh,  từ  đó  có  thể  đưa  ra  những 
nhiễm  mỡ  không  do  rượu.  Cho  đến  nay,  sinh 
khuyến  cáo  về  việc  áp  dụng  những  phương 
thiết gan vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng để 
pháp này trong thực hành lâm sàng.  
chẩn  đoán  mức  độ  xơ  hóa  gan(9).  Tuy  nhiên, 
Mục tiêu nghiên cứu 
sinh  thiết  gan  là  phương  pháp  xâm  nhập  có 
‐ Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của kỹ thuật 
biến  chứng,  kết  quả  có  thể  bị  ảnh  hưởng  bởi 

ARFI trong chẩn đoán xơ hóa gan đáng kể, nặng 
kích  thước  mẫu  sinh  thiết,  vị  trí  sinh  thiết  và 
và xơ gan trên bệnh nhân bị bệnh gan mạn. 
phụ  thuộc  nhiều  vào  các  nhà  giải  phẫu  bệnh 
(GPB)(9,11). Các phương tiện chẩn đoán mức độ 
xơ hóa gan không xâm nhập hiện nay tại Việt 
Nam gồm siêu âm đàn hồi mô như kỹ thuật đo 
độ  đàn  hồi  thoáng  qua  (Transient 

160

‐  Xác  định  mối  tương  quan  giữa  vận  tốc 
sóng biến dạng (SWV) với mức độ xơ hóa gan.  

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
TỔNG QUAN 
Mức  độ  xơ  hóa  gan  theo  thang  điểm  giải 
phẫu bệnh Metavir(12) bao gồm F0: không có xơ 
hóa khoảng cửa, F1: xơ hóa khoảng cửa, quanh 
khoảng cửa, không có vách xơ, F2: xơ hóa quanh 
khoảng cửa với vài vách xơ, F3:  vách xơ và xơ 
hóa bắc cầu nhiều, nhưng chưa đảo lộn cấu trúc 
tiểu thùy, chưa xơ gan. F4: vách xơ, xơ hóa bắc 
cầu nhiều, đảo lộn cấu trúc tiểu thùy, xơ gan. Xơ 
hóa  nhẹ  F0‐1,  xơ  hóa  đáng  kể  (significant 
fibrosis)  khi  mức  độ  xơ  hóa  ≥  F2  (  F2‐4)  và  xơ 
hóa nặng (advanced fibrosis) khi mức độ xơ hóa 

≥ F3 (F 3‐4)(12). 
Kỹ thuật ARFI được giới thiệu đầu tiên bởi 2 
kỹ sư Mỹ Kathryn Nightingale và Gregg Trahey 
năm  2001(7).  Kỹ  thuật ARFI  được  tích  hợp  vào 
máy  siêu  âm  dòng  Acuson  S2000TM  từ  năm 
2008 của hãng Siemens có sẵn ở phòng siêu âm. 
Kỹ  thuật  ARFI  đã  và  đang  được  nghiên  cứu 
nhiều từ năm 2009 trong chẩn đoán mức độ xơ 
hóa gan tại nhiều nước như Mỹ, các nước Châu 
Âu  và  Châu  Á.  Tại  Việt  Nam,  kỹ  thuật  này  có 
mặt tại Bệnh viện (BV) Medic–Hòa hảo TP HCM 
đầu  tiên  vào  tháng  9/  2011,  Huế  tháng  11/2011 
và  Bệnh  viện  Đại  học  Y  Dược  TP  HCM  tháng 
3/2012. Kỹ thuật này hoạt động theo nguyên lý 
ghi  hình  bằng  xung  xạ  âm  có  thể  khảo  sát  các 
mô  ở  sâu  mà  không  phải  ấn  đầu  dò.  Kỹ  thuật 
ARFI kích thích cơ học mô bằng cách dùng xung 
đẩy  trong  thời  gian  ngắn  (short‐duration  push 
pulses)  trong  vùng  quan  tâm  (region  of 
interesting:    ROI  )  được  chọn.  Khi  xung  qua 
vùng ROI gây ra dời chỗ mô, mô dời chỗ và trở 
lại vị trí cũ tùy vào đặc điểm cơ học tạo nên sóng 
biến dạng (shear wave) thẳng góc xung đẩy. Tốc 
độ của mô dời chỗ hay vận tốc sóng biến dạng 
(shear wave velocity: SWV) được đo bằng chùm 
siêu  âm  quy  ước  theo  dõi  (conventional 
sonographic  tracking  beam)  cùng đầu  dò 
siêu âm dùng để tạo ra lực và phản ánh độ cứng 
hay độ đàn hồi của mô . Sóng biến dạng này có 
cường độ thấp hơn cường độ xung đè ép (1/100). 

Xung  đè  ép  dùng  vài  trăm  chu  kỳ  và  điện  thế 
khác khi so sánh với xung B‐mode chu kỳ ngắn. 

Nghiên cứu Y học

Có thể định lượng được SWV bằng cách ghi lại 
mặt  sóng  biến  dạng  ở  nhiều  vị  trí  và  được  đo 
bằng  mét/giây  (m/s).  SWV  tỷ  lệ  thuận  với  độ 
cứng mô, SWV càng nhanh thì mô khảo sát càng 
cứng.  Từ  SWV  sẽ  suy  ra  mức  độ  xơ  hóa  gan 
được chia thành 4 độ tương ứng với mức độ xơ 
hóa  gan  theo  Metavir.  Máy  siêu  âm  Siemens 
Acuson  S2000  với  đầu  dò  cong  2‐4  MHz  được 
cài đặt kỹ thuật ARFI bằng phần mềm kiểm soát 
tạo hình và thuật toán phát hiện hình. Ngoài ra 
để định lượng xơ hóa gan, còn dùng thêm phần 
mềm định lượng sờ ảo mô (Virtual Touch tissue 
quantifcation)  cho  phép  đo  SWV  trong  vùng 
quan tâm. ARFI là một kỹ thuật siêu âm đàn hồi 
tiên  tiến  cho  phép  đánh  giá  nhanh  xơ  hóa  gan 
không  xâm  lấn,  rẻ  tiền  và  hầu  như  không  có 
phản  ứng  bất  lợi  nào.  BN  và  người  làm  đều 
thoải mái và chỉ mất thời gian khoảng năm phút. 
Có  được  đồng  thuận  tốt  với  các  người  khám 
khác.  Ngay  sau  khi  đánh  giá  siêu  âm  gan, 
ARFI cho  thông  tin  về  mức  độ  xơ  hóa  gan tại 
chỗ, mà không cần phải mua thêm máy khác. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 

Cắt ngang phân tích.  

Dân số đích 
Bệnh  nhân  (BN)  từ  18  tuổi  trở  lên  bị  bệnh 
gan mạn ở Việt Nam. 

Dân số nghiên cứu 
BN từ 18 tuổi trở lên bị bệnh gan mạn được 
khám và điều trị tại BV Nhân Dân 115. 

Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Tất  cả  các  BN  nội  và  ngoại  trú  từ  18  tuổi 
trở  lên  được  chẩn  đoán  xác  định  là  bệnh  gan 
mạn  gồm  viêm  gan  mạn  và  xơ  gan  tại  BV 
Nhân Dân 115 . 
‐ Các BN được chẩn đoán xác định viêm gan 
mạn  dựa  vào  men  gan  (AST,  ALT)  tăng  ≥  6 
tháng hoặc HBsAg (+), HCV RNA (+) ≥ 6 tháng 
có  chỉ  định  sinh  thiết  gan,  được  chẩn  đoán  xác 
định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh gan. 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

161


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013


‐ BN được chẩn đoán xơ gan khi có 1 trong 2 
tiêu chuẩn sau:  

học  Y  khoa  Phạm  Ngọc  Thạch  tu  nghiệp  nước 
ngoài thực hiện. 

(1) Có ≥ 2 triệu chứng của tăng áp cửa (giãn 
tĩnh mạch thực quản, tuần hoàn bàng hệ, lách to, 
tiểu cầu < 140.000/mm3, siêu âm có tăng áp tĩnh 
mạch  cửa,  báng  bụng  có  độ  chênh  Albumin 
huyết thanh và dịch báng >1.1g/dl) và  ≥  2  triệu 
chứng  của  hội  chứng  suy  tế  bào  gan  (vàng  da, 
sao  mạch,  lòng  bàn  tay  son,  nữ  hóa  tuyến  vú, 
phù,  Albumin  giảm,  INR  tăng)  và  siêu  âm  hay 
CT scan theo dõi xơ gan. 

Thu thập số liệu 

(2)  Kết  quả  giải  phẫu  bệnh  gan:    F4  theo 
thang điểm Metavir. 
Do  đa  số  BN  xơ  gan  đến  khám  đều  ở  giai 
đoạn  mất  bù  có  chống  chỉ  định  sinh  thiết  gan 
qua da như báng bụng, tiểu cầu giảm, INR kéo 
dài, do đó chúng tôi phải áp dụng tiêu chuẩn 1 
cho những trường hợp này. 

Tiêu chuẩn loại trừ 
‐ Mẫu mô gan không đạt chuẩn ( < 5 khoảng 
cửa). 
‐ Số lần đo SWV thành công < 10 lần hay tỷ 

lệ số lần đo thành công < 60%. 

Cách tiến hành 
‐  Tất  cả  BN  thỏa  tiêu  chuẩn  chọn  bệnh  và 
loại  trừ  đều  ký  vào  bảng  cam  kết  tham  gia 
nghiên  cứu.  Đề  tài  được  thông  qua  hội  đồng 
khoa  học  của  BV  Nhân  Dân  115  và  trường  Đại 
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 
‐ Tất cả BN đều được hỏi bệnh sử, khám lâm 
sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo 
mẫu thu thập số liệu. Các bệnh nhân có chỉ định 
sinh thiết gan và không có chống chỉ định sinh 
thiết gan sẽ được tiến hành sinh thiết tại phòng 
siêu  âm  của  BV  Nhân  Dân  115  bằng  súng  sinh 
thiết  tự  động  Bard  sản  xuất  tại  Mỹ.  Tất  cả  BN 
đều  được  thực  hiện  kỹ  thuật  ARFI  cài  đặt  trên 
máy Siemens ACUSON S2000 trong vòng 2 tuần 
trước  hay  sau  khi  sinh  thiết  gan  tại  BV  Medic–
Hòa hảo TP HCM. Phân tích mẫu mô sinh thiết 
gan  do  nhà  GPB  của  Bộ  môn  GPB  trường  Đại 

162

Theo phiếu thu thập mẫu . 

Xử lý số liệu 
Bằng phần mềm thống kê STATA 12. 
‐ Tính độ nhạy, độ đặc hiệu theo từng giá trị 
ngưỡng  (cut‐off)  của  SWV  chọn  ra  giá  trị 
ngưỡng tốt nhất. 

‐ Xác định độ chính xác của SWV trong chẩn 
đoán mức độ xơ hóa bằng phân tích đường cong 
ROC  (Receiver  Operating  Characteristic)  gồm 
diện  tích  dưới  đường  cong  (AUC:  Area  Under 
de ROC Curve), khoảng tin cậy (KTC). 
‐  Đánh  giá  mối  tương  quan  giữa  các  2  biến 
số  bằng  tương  quan  thứ  bậc  Spearman 
(Spearman rho).  
‐ So sánh trung bình của 3 nhóm trở lên bằng 
phân tích phương sai (One‐way Anova) 
‐ Kết quả có ý nghĩa khi p < 0,05. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trong  thời  gian  từ  tháng  10/  2012‐  3/2013, 
chúng  tôi  thu  thập  được  30  ca  đủ  tiêu  chuẩn 
chẩn đoán. Trong đó 20 ca được chẩn đoán xác 
định dựa vào kết quả GPB, 10 ca xơ gan không 
sinh  thiết  gan  do  báng  bụng,  được  chẩn  đoán 
theo tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng. 10 ca 
xơ gan này được xếp chung với nhóm có kết quả 
giải phẫu bệnh là F4 (theo Metavir). 20 ca được 
sinh thiết gan đều thành công ( có số khoảng cửa 
trên  5)  và  tất  cả  30  BN  đo  SWV  bằng  kỹ  thuật 
ARFI đều thành công, nghĩa là mỗi ca đều được 
đo 10 lần và thành công cả 10 lần, giá trị SWV là 
giá trị trung bình của 10 lần đo. 
Tuổi trung bình 52.63± 12.12 
Nữ 10 ca, chiếm tỷ lệ 33%; nam 20 ca, chiếm 
tỷ lệ 67% 
Nguyên  nhân  gây  bệnh  gan  mạn  gồm  7  ca 

do  HCV,  4  ca  do  HBV,  6  ca  do  rượu,  12  ca  do 
viêm gan nhiễm  mỡ  không  do  rượu,  1  ca  viêm 
gan tự miễn. 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

Bảng 1: Một số đặc điểm cận lâm sàng của các mức độ xơ hóa 
Đặc điểm
Số ca
ALT(IU/L)
AST
Albumin g/dl
Bilirubin (mg/dl)
INR
SWV

F0
2 (6,67%)
52±24,04
43,5± 30,40
4,63± 0,18
0,79± 0,04
0,93± 0,08
1,27± 0,11


F1
10 (33%)
53,1± 14,79
39,4± 13,68
4,37± 0,59
0,72± 0,15
0,94± 0,05
1,18± 0,14

Bảng 2: Độ chính xác của kỹ thuật ARFI trong chẩn 
đoán mức độ xơ hóa gan 
AUC
F 2-4

0,98

F 3-4
F4

0,93

Độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95%
0,02
0,95‐0,99
0,06
0,06

0,92

0,81-0,99

0,81-0,99

Bảng 3: Độ nhạy, độ đặc hiệu của kỹ thuật ARFI 
trong chẩn đoán mức độ xơ hóa gan 
Giá trị ngưỡng
của SWV (m/s)

Độ nhạy

Độ đặc hiệu

F 2-4

1,31

100%

83,33%

F 3-4
F4

1,48
1,58

93,33%
91,67%

86,67%
83,33%


Mối  tương  quan  giữa  SWV  của  ARFI  với 
mức độ xơ hóa gan theo thang điểm Metavir ( từ 
0 đến 4) có Spearman rho = 0,738 với p <0.0001. 

BÀN LUẬN 
Đặc điểm dân số nghiên cứu 
Tỷ  lệ  bệnh  nhân  nam  trong  nhóm  nghiên 
cứu  cao  gấp  2  lần  nữ  phù  hợp  với  đa  số  các 
nghiên  cứu  trong  và  ngoài  nước,  tỷ  lệ  bệnh 
gan mạn ở nam cao gấp 1,5‐ 2,2 lần so với nữ(1). 
Độ  tuổi  trung  bình  trong  nghiên  cứu  của 
chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của 
tác  giả  trong  và  ngoài  nước(10,1).  Nhìn  chung, 
bệnh  lý  chủ  mô  gan  mạn  tính  thường  gặp  ở 
lứa tuổi trung niên. 

Một số đặc điểm cận lâm sàng của các mức 
độ xơ hóa 
Ngoài trừ ALT, giá trị trung bình của các xét 
nghiệm  khác  như  AST,  Bilirubin,  Albumin  và 
INR có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các 
mức  độ  xơ  hóa.  Điều  này  cũng  phù  với  y  văn 
ngưỡng AST liên quan đến mức độ xơ hóa gan, 
còn ALT thì không liên quan(6). Nhóm xơ gan có 

F2
3 (10%)
41± 14,52
27,33± 5,13

4,46± 0,17
0,88± 0,09
0,98± 0,03
1,57± 0,34

F3
3 (10%)
29,63± 14,19
28,73± 15,42
4,27± 0,07
0,68± 0,26
0,99± 0,11
1,59± 0,14

F4
12 (40%)
41,17± 14,08
57,08± 13,61
3,26± 0,61
1,85± 0,72
1,67± 0,48
1,83± 0,34

p
0,14
0,0065
0,0002
0,0001
0,0002
0,0001


giá  trị  INR  và  Bilirubin  cao  nhất  nhưng  giá  trị 
Albumin lại thấp nhất là do gan giảm sản xuất 
Albumin  và  các  yếu  tố  đông  máu  phụ  thuộc 
vitamin K khi có suy tế bào gan trên BN xơ gan. 

Tỷ  lệ  thành  công  sinh  thiết  gan  và  kỹ 
thuật ARFI 
Tỷ lệ sinh thiết gan thành công ( không biến 
chứng,  mẫu  mô  gan  đạt  chuẩn)  là  100%.  Tỷ  lệ 
này  cao  hơn  các  nghiên  cứu  Ngô  Thị  Thanh 
Quýt(10) và một số các nghiên cứu của các tác giả 
Fouchert Juliette[10] và cs, Ziol Marianne và cs(15) 
tỷ lệ thành công từ 92,3%‐96%. Có thể do chúng 
tôi  sử  dụng  súng  sinh  thiết  tự  động  Bard  giúp 
lấy mẫu mô gan không bị đứt khúc và dài hơn 
(22 mm) so với sinh thiết hút kiểu Menghini của 
các tác giả trên. 
Tỷ lệ thực hiện thành công kỹ thuật ARFI là 
100%  cho  cả  nhóm  BN  báng  bụng  (8  ca)  và 
nhóm không báng bụng. Đây là một lợi thế của 
kỹ  thuật  này  so  với  Fibroscan,  do  Fibroscan 
không thực hiện được trên BN báng bụng và BN 
có khoang gian sườn hẹp(2). 

Giá trị  của  ARFI  trong  chẩn  đoán  mức  độ 
xơ hóa gan 
Kết quả nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy 
kỹ  thuật  ARFI  có  độ  nhạy  trên  90%  và  độ  đặc 
hiệu  trên  80%  trong  chẩn  đoán  mức  độ  xơ  hóa 

đáng kể, xơ hóa nặng và xơ gan. Bảng 5 cho thấy 
kết quả nghiên cứu của chúng tôi về độ nhạy và 
độ  đặc  hiệu  tương  tự  tác  giả  Takahashi  H  ở 
Nhật, nhưng có khác biệt so với tác giả Sporea I. 
Có  lẽ  do  mẫu  nghiên  cứu  của  tác  giả  Sporea  I 
lớn hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi 
và  chỉ  thực  hiện  trên  BN  viêm  gan  C.  Gía  trị 
ngưỡng để chẩn đoán mức độ xơ hóa đáng kể, 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

163


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Nghiên cứu Y học 

xơ  hóa  nặng  cũng  tương  tự  nghiên  cứu  của 
Takahashi  H,  tuy  nhiên  giá  trị  ngưỡng  để  dự 
đóan  xơ  gan  lại  thấp  hơn  nhiều.  Trong  nghiên 
cứu  của  chúng  tôi  có  10  ca  xơ  gan  được  chẩn 
đoán  không  dựa  vào  giải  phẫu  bệnh  do  các 
trường  hợp  xơ  gan  này  có  chống  chỉ  định  sinh 
thiết gan qua da (báng bụng), có lẽ đây là lý do 
cho  sự  khác  biệt  này.  Về  độ  chính  xác  của  kỹ 
thuật  dựa  vào  AUC,  chúng  tôi  nhận  thấy  kết 
quả tương tự nhau trong cả 3 nghiên cứu ( bảng 
5). Với AUC > 0,9 trong chẩn đoán 3 mức độ xơ 
hóa gan, kỹ thuật ARFI có độ chính xác rất cao . 

Bảng 5: So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của ARFI với 
các nghiên cứu khác 
Tác giả n
Sporea 
I và cs 274
(12)

Takaha
shi H 55
(13)
và cs
Chúng
30
tôi

F2-4
F3-4
F4
F2-4
F3-4
F4

Giá trị
Độ đặc
Độ nhạy
ngưỡng
hiệu
1,21
84%
92%

1,58
84%
94%
1,82
92%
90%
1,34
92,4%
80%
1,44
96,2% 79,3%
1,80
94,1% 86,8%

F2-4

1,31

F3-4
F4

100%

AUC
0,90
0,91
0,94
0,94
0,94
0,96


83,33%

0,98

1,48

93,33% 86,67%

0,93

1,58

91,67% 83,33%

0,92

Mối  tương  quan  giữa  SWV  đo  bằng  kỹ 
thuật ARFI với mức độ xơ hóa gan 
Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  SWV  tương 
quan  mạnh  với  mức  độ  xơ  hóa  với  Spearman 
rho  =  0,738,  SWV  tăng  tương  ứng  với  mức  độ 
tăng của xơ hóa gan. Kết quả của chúng tôi cũng 
tương  tự  với  kết  quả  nghiên  cứu  của  tác  giả 

Sporea I và của Lupsor M có Spearman rho lần 

trong  chẩn  đoán  mức  độ  xơ  hóa  gan  có  so  với 
tiêu chuẩn vàng là sinh thiết gan. 


KẾT LUẬN 
Kỹ  thuật  ARFI  của  Acuson  S2000 đánh  giá 
giai đoạn xơ hóa gan có độ chính xác cao, có độ 
nhạy  và  độ  đặc  hiệu  cao  trong  chẩn  đoán  mức 
độ xơ hóa đáng kể, xơ hóa nặng và xơ gan. Vận 
tốc sóng biến dạng đo bằng kỹ thuật này có mối 
tương quan mạnh với mức độ xơ hóa gan. Đây 
là  một  phương  pháp  mới  không  xâm  lấn  và 
đáng tin cậy để đánh giá mức độ xơ hóa gan ở 
những bệnh nhân có bệnh gan mãn. Do hạn chế 
về  cỡ  mẫu,  trong  thời  gian  tới  khi  đã  thu  thập 
đầy  đủ  số  liệu,  chúng  tôi  sẽ  có  những  khuyến 
cáo  về  việc  áp  dụng  kỹ  thuật  này  trong  thực 
hành lâm sàng.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.
5.
6.

lượt là 0,717 và 0,738. 

Lợi thế và hạn chế của đề tài 
Trong thời gian ngắn chúng tôi chỉ thu thập 

được  30  ca  để  báo  cáo  bước  đầu  giá  trị  của  kỹ 
thuật ARFI, nghiên cứu của chúng tôi vẫn đang 
tiếp tục tiếp hành để đạt được cỡ mẫu theo tính 
toán. Về tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xơ gan, 
do hầu hết BN có chống chỉ định sinh thiết gan 
qua  da  nên  chúng  tôi  phải  dùng  2  tiêu  chuẩn 
khác nhau, đây cũng chính là hạn chế của đề tài. 
Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên ở nước ta 
bước  đầu  đánh  giá  giá  trị  của  kỹ  thuật  ARFI 

164

7.

8.

9.
10.

Carmen FB, Dan A, Radu U, Dragos C, Cristian B, Marinoschi 
G (2009), “Acoustic radiation force imaging sonoelastography 
for noninvasive staging of liver fibrosis”, World J Gastroenterol, 
15(44), pp. 5525–5532. 
Colombo S, Buonocore M, Del Poggio A, Jamoletti C, Elia S, 
Mattiello  M,  Zabbialini  D,  Del  Poggio  P  (2012),  “Head‐to‐
head  comparison  of  transient  elastography  (TE),  real‐time 
tissue  elastography  (RTE),  and  acoustic  radiation  force 
impulse  (ARFI)  imaging  in  the  diagnosis  of  liver  fibrosis”, J 
Gastroenterol, 47(4), pp. 461‐46 
Foucher  J.,  Chateloup  E.,  Vergniol  J.,  Castera  L.,  Le  Bail  B., 

Adhoute X., et al (2006) “ Diagnosis of cirrhosis by transient 
elastography  (FibroScan):  a  prospective  study”,  Gut,  55,  pp. 
403‐408. 
Friedman SL (2003), “Liver fibrosis ‐ from bench to bedside”, 
J. Hepatol, 38(1), pp. S38–S53 
Friedman SL (2010), “Evolving challenges in hepatic fibrosis”, 
Nat Rev Gastroenterol Hepatol, 7(8), pp. 425 
Kamimoto Y, Horiuchi S, Tanase S, Morino Y (1985), “Plasma 
clearance 
of 
intravenously 
injected 
aspartate 
aminotransferase  isozymes:  evidence  for  preferential  uptake 
by sinusoidal liver cells”, Hepatology, 5, pp. 367–375. 
Kathryn Nightingale,  Mary  Scott Soo,  Roger Nightingale, 
Gregg Trahey  (2002),  “Acoustic  radiation  force  impulse 
imaging:  in  vivo  demonstration  of  clinical  feasibility”, 
Ultrasound in Medicine and Biology, 28(2), pp, 227‐235. 
Lupsor  M,  Badea  R,  Stefanescu  H,  Sparchez  Z,  Branda  H, 
Serban  A,  Maniu  A.  Performance  of  a  new  elastographic 
method  (ARFI  technology)  compared  to  unidimensional 
transient  elastography  in  the  noninvasive  assessment  of 
chronic  hepatitis  C.  Preliminary  results.  J  Gastrointestin 
LiverDis (2009) Sep;18(3):303‐10. 
Michael  P  Curry,  Nezam  H  Afdhal  (2011),  “Noninvasive 
assessment of hepatic fibrosis”, Uptodate 19.3 
Ngô  Thị  Thanh  Quýt,  Nguyễn  Phương,  Lê  Thành  Lý,  Bùi 
Hữu  Hoàng  (2010),”  Chẩn  đoán  mức  độ  xơ  hóa  gan  bằng 


Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

11.
12.
13.

14.

phương  pháp  đo  độ  đàn  hồi  gan  trên  bệnh  nhân  bệnh  gan 
mạn”, Y Học TP Hồ Chí Minh, 14, pp. 161‐166 
Poynard T., Ratziu V., Bedosa P (2000), “Appropriateness of 
liver biopsy”, Gastroenterol, 14, pp. 543‐548 
Sempoux C, Rahier J (2004), “Histological scoring of chronic 
hepatitis”, Acta Gastroenterol, 67, pp. 290‐293. 
Sporea  I,  Badea  R,  Sirli  R,  Lupsor  M,  Popescu  A,  Danila  M, 
Focsa M, Deleanu A (2011), How efficient is acoustic radiation 
force  impulse  elastography  for  the  evaluation  of  liver 
stiffness? “, Hepat Mon, 1(7), pp. 532‐538. 
Takahashi  H,  Ono  N,  Eguchi  Y,  Eguchi  T,  Kitajima  Y, 
Kawaguchi Y, Nakashita S, Ozaki I, Mizuta T, Toda S, Kudo 
S, Miyoshi A, Miyazaki K, Fujimoto K (2010), “Evaluation of 
 

15.

Nghiên cứu Y học


acoustic  radiation  force  impulse  elastography  for  fibrosis 
staging of chronic liver disease: a pilot study”, Liver Int, 30(4), 
pp. 538‐545. 
Ziol  M., Handra‐Luca, et al (2005), “Non‐invasive assessment 
of liver fibrosis by measurement of stiffness in patients with 
chronic hepatitis C”,Hepatology, Vol 41, No 1, pp. 48‐53.  

 
Ngày nhận bài báo   
 
   
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 
Ngày bài báo được đăng: 
 

 

 

17‐4‐2013 
10‐06‐2013 
 25–09‐2013 

 

 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

165




×