Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ có con bị sốt tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.53 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHOẺ  
CHO BÀ MẸ CÓ CON BỊ SỐT TẠI KHOA HÔ HẤP  
BỆNH VIỆN NHI THANH HOÁ 
Trương Thị Thuỳ Dung* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ. Đánh giá hiệu quả chương 
trình giáo dục sức khoẻ nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thay đổi một cách tích cực hành vi của các bà mẹ có 
con bị sốt điều trị tại khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi Thanh Hoá. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn 110 bà mẹ có con bị sốt mới nhập khoa 
hô hấp điều trị từ ngày 10/06/2013 đến ngày 20/07/2013 bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. 
Kết quả: Trong số 110 bà mẹ có 33,6% bà mẹ có kiến thức đúng, 23,6% bà mẹ có hành vi đúng, 68,1% bà 
mẹ lo lắng, lúng túng khi con sốt. Sau giáo dục sức khoẻ lần I, các bà mẹ có kiến thức đúng tăng lên với tỉ lệ cao 
(77,3%), hành vi đúng 80,9%, số bà mẹ lo lắng, lúng túng giảm còn 2,7%. Sau giáo dục sức khoẻ lần II tỉ lệ bà 
mẹ có kiến thức đúng tăng lên rất cao 94,5%, hành vi đúng 93,6%, số bà mẹ lo lắng chỉ còn 0,9%. 
Kết luận: Chương trình giáo dục sức khoẻ nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ sốt trong bệnh 
viện cũng như trong cộng đồng là một việc làm rất cần thiết và hữu ích. Hiệu quả của chương trình đó là nâng 
cao kiến thức, thái độ, thay đổi một cách tích cực hành vi của các bà mẹ. 
Từ khóa: Giáo dục sức khoẻ, sốt. 

ABSTRACT 
EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF EDUCATION PROGRAME  
FOR MOTHERS WHO HAVE FEVER’S CHILDREN  
IN RESPIRATORY DEPARTMENT, THANH HOA PEADIATRIC HOSPITAL 
 Truong Thi Thuy Dung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 53 ‐ 59 
Objectives: To survey knowledge, behavior and attitude of mothers who take care children, to evaluate the 
effectiveness of education program, to develop the knowledge, behavior of mothers.  


Methods:  Cross  –  descriptive  study;  interview  with  questionnaire  for  110  mothers  who  have  childrens 
admitted in respiratory department from 10/6/2013 – 20/7/2013. 
Results: This study revealed that before education program, 33.6% mothers have right knowledge, 23.6% 
mothers have right behavior, and 68.1% mothers often feel anxiety, confuse and worry when the children have 
fever. After the first program, mothers who have right knowledge have growth up to 73.3%, right behavior up to 
80.9%,  only  2.7%  mothers  claimed  that  they  still  feel  anxiety.  After  the  second  program,  mothers  have  right 
knowledge and right behavior have growth up to 94.5% and 93.5% respectively. Only 0.9% mother felt worry 
and anxiety. 
Conclusion: Education program to providing knowledge, behavior, skill to mother in order to taking care 
patients  in  the  hospitals  and  in  the  community  are  necessary  and  benefit.  The  effectiveness  of  this  program  is 
improving the knowledge, behavior for mother to take care their children.  
Key words: Knowledge, behavior, attitude, fever. 
* Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. 
Tác giả liên lạc: CNĐD Trương Thị Thùy Dung, ĐT: 0974280246, Email:   

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

53


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sốt  là  triệu  chứng  thường  gặp  nhất  của  trẻ 
em, hầu hết sốt là hậu quả của nhiễm khuẩn (vi 
khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm). Trẻ sốt > 39°C 
tỉ  lệ  co  giật  là  42,2%,  trong  đó  có  10%  số  ca  co 
giật kết thúc để lại di chứng.  

Do  lạm  dụng  thuốc  hạ  sốt  nên  tình  trạng 
ngộ độc paracetamol có xu hướng gia tăng. Tỉ lệ 
tử vong do ngộ độc Paracetamol đứng hàng thứ 
2 trong các trường hợp ngộ độc thuốc. 
Là người trực tiếp chăm sóc trẻ, vì vậy việc 
nâng cao nhận thức, thái độ hành vi của các bà 
mẹ  trong  việc  chăm  sóc  trẻ  sốt  có  ý  nghĩa  vô 
cùng to lớn. Nó làm giảm biến chứng, rút ngắn 
thời gian điều trị, giảm chi phí điều trị, giảm mệt 
mỏi,  căng  thẳng  cho  người  bệnh  và  thân  nhân 
người  bệnh,  làm  giảm  tỉ  lệ  tử  vong  do  dùng 
thuốc chưa đúng. Mặt khác lợi ích của giáo dục 
sức khỏe (GDSK) đối với nhân viên y tế là làm 
giảm cường độ làm việc, tăng thêm sự hài lòng 
của  người  bệnh.  Đồng  thời  góp  phần  nâng  cao 
nhận thức của cộng đồng nói chung về chăm sóc 
sức  khoẻ  trẻ  em.  Như  vậy  vai  trò  của  giáo  dục 
sức khoẻ cho các bà mẹ là rất to lớn. Tuy nhiên 
chưa  có  một  nghiên  cứu  nào  về  vấn  đề  này  ở 
Thanh Hoá. 
Do  đó  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  này 
trên các bà mẹ có con < 5 tuổi bị sốt điều trị tại 
khoa hô hấp bệnh viện Nhi Thanh Hoá. 

Mục tiêu nghiên cứu  
Mô  tả  một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  nhận 
thức,  thái  độ,  hành  vi  của  các  bà  mẹ  có  con  bị 
sốt.  
Đánh giá những thay đổi về kiến thức, thái 
độ, thực hành của các bà mẹ có con bị sốt sau khi 

được GDSK về chăm sóc trẻ sốt. 

TỔNG QUAN 
Sốt  khi  thân  nhiệt  đo  ở  hậu  môn  ≥  37,8°C 
tương đương nhiệt độ ở miệng là ≥ 37,5°C, cặp ở 
nách là ≥ 37,2°C. 
Dụng cụ đo thân nhiệt trong nghiên cứu này 
là nhiệt kế thuỷ ngân. Vị trí đo thân nhiệt là ở hố 

54

nách. 
Hành vi đúng của các bà mẹ về chăm sóc trẻ 
sốt  bao  gồm:  Chườm  ấm  cho  trẻ,  mặc  thoáng 
quần  áo,  cho  trẻ  uống  thêm  nước  và  điện  giải. 
Sử  dụng thuốc hạ sốt đúng  cách.  Xử  trí  co  giật 
do sốt cao. 
Kỹ thuật chườm ấm: cho trẻ nằm ngửa trên 
giường,  pha  và  kiểm  tra  nước  ấm  (t0  khoảng 
37°C). Nhúng 5 khăn vào thau nước ấm, vắt hơi 
ráo.  Đặt  2  khăn  ở  hõm  nách,  2  khăn  ở  bẹn  và 
một khăn lau khắp người. Thay khăn mỗi 2 – 3 
phút. 
Thực  hành  sử  dụng  thuốc  hạ  sốt:  cho  trẻ 
uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,5°C, liều 10 – 
15 mg/kg cân nặng, khoảng cách thời gian giữa 
các lần dùng thuốc là 4 – 6 giờ.  
Xử trí co giật do sốt cao: Khi trẻ co giật, đặt 
trẻ ở tư thế nằm ngửa đầu nghiêng một bên, nới 
rông  quần  áo,  không  giữ  tay  hay  chân  trẻ.  Đặt 

một vật mềm chèn giữa hai hàm răng (với trẻ có 
răng). Hút đờm rãi nếu tăng tiết. theo dõi tím tái. 
Đưa trẻ đến cơ sở y tế. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
110  bà  mẹ  có  con  <  5  tuổi  bị  sốt  mới  nhập 
viện  điều  trị  tại  khoa  hô  hấp  Bệnh  viện  Nhi 
Thanh  Hoá  thời  gian  từ  10/06/2013  đến 
20/07/2013. 

Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp mô tả cắt ngang. 
Lập bảng phỏng vấn các bà mẹ bằng bộ câu 
hỏi thiết kế sẵn. 
GDSK  về  chăm  sóc  trẻ  sốt  cho  các  bà  mẹ  2 
lần/tuần.  
Phỏng vấn lần 1: lần 2: lần 3 tương ứng với 
trước GDSK: Sau GDSK lần 1: sau GDSK lần 2. 
Có bổ sung câu hỏi về lợi ích của chương trình 
GDSK  đối  với  bà  mẹ,  kiến  nghị  của  bà  mẹ  về 
chương trình GDSK trong GDSK lần 2. 

Xử lý số liệu 
 Sử  dụng  phương  pháp  thống  kê  thông 

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 

thường. 

Nghiên cứu Y học

bà mẹ là công chức, viên chức. 

 Xử lý số liệu bằng các phần mềm Excell. 

60

KẾT QUẢ 

57.2

52.7

50
40

Các yếu tố liên quan đến nhận thức, hành 
vi, thái độ của các bà mẹ 

12.7
6.3

10

N

%


18 – 35 tuổi

Kiến thức đúng

25

30,9

n = 81

Hành vi đúng

16

19,8

> 35 tuổi

Kiến thức đúng

12

41,4

n = 29

Hành vi đúng

10


34,5

* Nhận xét: Nhóm bà mẹ trong độ tuổi sinh 
đẻ 18 – 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao 73,6%. Xong tỉ lệ 
bà mẹ trong độ tuổi này có hành vi đúng chiếm 
tỉ lệ thấp 19,8%, kiến thức đúng chỉ chiếm 30,9%. 
Như vậy bà mẹ tuổi càng cao kỹ năng chăm sóc 
con đúng càng cao. 

0

Ti vi

Internet

Không
có TT

Nguồn TT

 

Biểu đồ 1. Nguồn thông tin về chăm sóc trẻ sốt mà 
các bà mẹ đã tiếp cận. 
* Nhận xét: Kết quả biểu đồ 1 cho thấy bà mẹ 
tiếp cận nguồn thông tin từ tivi, internet là chủ 
yếu. 
Nguồn TT


100

91

80

Bảng 2. Trình độ văn hoá. 
Trình độ văn hoá

23.6

20

Bảng 1. Phân bố theo độ tuổi. 
Tuổi

31.8

30

60

N

%

Từ cấp II trở xuống

Kiến thức đúng


20

31,3

n = 64

Hành vi đúng

13

20,3

Cấp III trở lên

Kiến thức đúng

17

37,0

n = 46

Hành vi đúng

13

26,1

 *  Nhận  xét:  Qua  kết  quả  nghiên  cứu  cho 
thấy  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  giữa  trình  độ  học 

vấn với kiến thức đúng và hành vi đúng của bà 

40
20
0

 

3.6

0.9

4.5

Tivi

Bâo

Internet

0
NVYT

Khác

 

Biểu đồ 2. Nguồn thông tin về chăm sóc trẻ sốt mà 
các bà mẹ mong muốn được tiếp cận nhất.  
 *  Nhận  xét:  91%  bà  mẹ  mong  muốn  được 


mẹ. 

tiếp cận nguồn thông tin về chăm sóc trẻ sốt từ 

Bảng 3. Đặc điểm về nghề nghiệp. 

chương trình GDSK do nhân viên y tế trực tiếp 

Nghề nghiệp

N

%

Tự do và nông nghiệp

Kiến thức đúng

9

37,5

N = 49

Hành vi đúng

6

24,7


Công nhân

Kiến thức đúng

10

45,5

N = 22

Hành vi đúng

7

31,8

Công chức, viên chức

Kiến thức đúng

18

46,1

N = 39

Hành vi đúng

13


33,3

 * Nhận xét: Nhóm bà mẹ làm nông nghiệp 
và nghề tự do chiếm số lượng lớn nhưng lại có 

thực hiện. 

Đánh giá kiến thức chăm sóc trẻ sốt của các 
bà mẹ trước và sau khi GDSK. 
Bảng 4. Kiến thức về định nghĩa sốt. 
Trước Sau GDSK Sau GDSK
GDSK
lần 1
lần 2
n
%
n
%
n
%
Sờ bằng tay thấy nóng 14 12,7
5
4,6 0
0
Đo nhiệt độ ở nách ≥
37 33,6 98 89,1 104 94,5
37,2°C
Đo nhiệt độ ở nách ≥
48 43,7

7
6,3 6
5,5
38,5°C
Không biết – ý kiến khác 11 10,1
0
0
0
0
Định nghĩa sốt

hành vi đúng và kiến thức đúng thấp hơn nhóm 

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

55


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

Nghiên cứu Y học 

Bảng 5.Nguyên nhân gây sốt. 

 *  Nhận  xét:  Trước  GDSK  đa  số  các  bà  mẹ 
hiểu  sai  về  định  nghĩa  sốt  (66,4%),  có  12,7%  bà 

Trước Sau GDSK Sau GDSK

mẹ chỉ sờ bằng tay thấy ấm đã nhận định con bị 


Nguyên nhân gây sốt

sốt. Sau GDSK không có bà mẹ nào không kẹp 
nhiệt độ mà nhận định con bị sốt, 94,5% bà mẹ 

Thay đổi thời tiết

hiểu đúng định nghĩa sốt.  
có nguyên nhân từ bệnh truyền nhiễm. phần lớn 
bà  mẹ  cho  rằng  sốt  do  trẻ  mọc  răng  hoặc  thay 

lần 1

n

n

%

n

%

0

0

0


0

%

62 56,4

Bệnh truyền nhiễm

Trước GDSK chỉ có 20% bà mẹ nghĩ rằng sốt 

GDSK

22

20

lần 2

110 100

110 100

Mọc răng

15 13,6

2

1,8


0

0

Không biết

24 21,8

0

0

0

0

 

đổi thời tiết. Sau GDSK 100% bà mẹ hiểu đúng 
nguyên nhân gây sốt. 
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10

0

Sốt ≥ 38,5°C

94.5

Sốt nhe-vừa 3
ngày k đỡ

77.3
60.6

Co giật
Cả 3 ý trên

15.5

10
1.8

6.3

5.8

Trước gdsk

Đến csyt càng
sớm càng tốt

12.7

0

10
0

0

Sau gdsk 1

0

0

0

5.5

0

K đến csyt

Sau gdsk 2

 

Biểu đồ 3. Thời điểm đưa con đến cơ sở y tế khám 
* Nhận xét: Trước GDSK hầu hết bà mẹ cho 
rằng đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. 
Sau GDSK 94,5% bà mẹ xác định đúng và đủ các 
100


thời điểm đưa trẻ đến CSYT. 

98.2

92.7

sốt cao ≥ 39°C

80

co giật

60
40
20
0

47.8

40.4

4.7

0

7.1

Trước gdsk


1.8 4.6 0
Sau gdsk 1

0.9

0 1.8 0

Tinh thần lơ
mơ-li bì
cả 3 dấu hiệu
trên
Không biết

0

Sau gdsk 2

 
Biểu đồ 4. Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị sốt. 
 * Nhận xét: Qua kết quả nghiên cứu ta thấy 
trước GDSK có 52,2% bà mẹ nhận biết đúng dấu 

56

hiệu nguy hiểm khi trẻ có sốt, trong số đó chỉ có 
7,1% bà mẹ nhận biết đúng và đủ các dấu hiệu 

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 
nguy hiểm, sau GDSK lần 2 tỉ lệ này đã tăng lên 
gần như tuyệt đối (98,2%). 

Đánh  giá  thực  hành  chăm  sóc  trẻ  sốt  của 
các bà mẹ trước và sau khi GDSK. 
Trước  GDSK  6,3%  bà  mẹ  cho  rằng  không 
cần xử trí gì khi trẻ bị sốt, 1,8% bà mẹ chườm 
đá  lạnh,  2,7%  bà  mẹ  mặc  thêm  quần  áo  cho 
con,  có  tới  82,7%  bà  mẹ  tự  mua  thuốc  hạ  sốt 
mà  không  hỏi  y  kiến  bác  sĩ.  Sau  GDSK  gần 
như 100% bà mẹ xử trí trẻ sốt đúng cách. 

Nghiên cứu Y học

Bảng 6. Hành vi xử trí trẻ sốt. 
Xử trí khi trẻ bị sốt
Chườm ấm
Chườm đá, lạnh
Mặc thêm quần áo
Nới rộng-mặc thoáng
quần áo
Bù nước điện giải
Tự mua thuốc hạ sốt
Đưa đến csyt càng
sớm càng tốt
Không xử trí gì

Trước
GDSK

n
%
68 61,8
2
1,8
3
2,7

Sau GDSK Sau GDSK
lần 1
lần 2
n
%
n
%
110 100 110 100
0
0
0
0
0
0
0
0

53

48,1

91


82,7

110

100

47
91

42,7
82,7

98
14

89,1
12,7

110
7

100
6,3

32

29

7


6,3

1

0,9

7

6,3

0

0

0

0

 
Bảng 7. Thực hành các kỹ thụât chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ trên mô hình.  
Thực hành đúng

Sử dụng thuốc

Chườm ấm
Mặc thoáng quần áo
Đo nhiệt độ
Bù nước - điện giải
Xử trí co giật

Thời điểm dùng thuốc
TG giữa các lần dùng thuốc
Đúng hàm lượng
Đúng đường dùng

 * Nhận xét: Trước GDSK bà mẹ thực hành 
kỹ thuật chăm sóc trẻ sốt đúng hầu hết chiếm 
tỉ lệ thấp và rất thấp, sau GDSK hành vi chăm 
sóc  trẻ  sốt  đúng  tăng  lên  và  tăng  cao  sau 
GDSK lần 2. 

Đánh  giá  thái  độ  của  các  bà  mẹ  có  con  bị 
sốt trước và sau khi GDSK. 
70

68.1

Lo lắng, lúng

60
50
40

10
0

Sau GDSK L1
n
%
91

82,7
110
100
108
98,2
95
86,4
93
84,5
91
82,7
101
91,8
100
80,9
96
87,3

 Tất  cả  bà  mẹ  đều  nói  rằng  chương  trình 
GDSK do nhân viên y tế thực hiện rất hữu ích, 
vừa  dễ  hiểu,  ngắn  gọn  và  là  nguồn  thông  tin 
đáng tin cậy. 100% bà mẹ mong muốn có tài liệu 
phát tay và được tư vấn GDSK ít nhất 1lần trong 
một đợt điều trị. 
Bảng 8. Bảng đánh giá chung về kiến thức, thái độ, 
hành vi của các bà mẹ. 
Trước
GDSK
n


2.7

0.9

Trước GDSK Sau GDSK L1 Sau GDSK L2

Biểu đồ 5:.Thái độ của các bà mẹ có con bị sốt. 
* Nhận xét: Tỉ lệ các bà mẹ lo lắng, lúng túng 
khi con bị sốt giảm rõ rệt sau khi được GDSK. 

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

Sau GDSK L2
n
%
103
93,6
110
100
110
100
110
100
105
95,5
104
94,5
107
97,3
106

96,4
109
99,1

Đánh  giá  lợi  ích  chương  trình  GDSK  và 
kiến nghị của bà mẹ. 

Mức độ

30
20

Trước GDSK
n
%
38
33,8
68
61,8
81
73,6
32
29
26
23,6
28
25,4
30
27,2
51

46,3
42
38,2

Sau GDSK Sau GDSK lần
lần 1
2

%

n

%

n

%

33,6

85

77,3

104

94,5

26


23,6

100

80,9

103

93,6

Thái độ lo lắng,
75
lúng túng

68,1

3

2,7

1

0,9

Kiến thức đúng 37
Hành vi đúng

 * Nhận xét: Sau GDSK lần 1 và lần 2 nhóm 
bà  mẹ  có  kiến  thức  đúng  chung,  hành  vi  đúng 
chung  tăng  dần  và  tăng  lên  rất  cao.  Kiến  thức 


57


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

đúng  chung  là  94,5%,  hành  vi  đúng  chung 
93,6%. Sau lần GDSK thứ 2 tỉ lệ bà mẹ có thái độ 
lo lắng, lúng túng khi con bị sốt giảm còn 0,9%. 

BÀN LUẬN 
Qua  kết  quả  điều  tra  cho  thấy  các  bà  mẹ 
trong  độ  tuổi  sinh  đẻ  chiếm  tỉ  lệ  73,6%  là  cao 
hơn nhóm bà mẹ khác nhưng tỉ lệ bà mẹ có kiến 
thức đúng và hành vi đúng trong độ tuổi này lại 
chiếm tỉ lệ thấp hơn (19,8%). 
 Đa số các bà mẹ có trình độ văn hoá từ cấp 
II trở xuống (58,1%), phần đông các bà mẹ làm 
nghề  nông  do  đó  cũng  ảnh  hưởng  đến  nhận 
thức  của  bà  mẹ.  Cho  nên  cần  có  một  chương 
trình GDSK phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, 
hành vi chăm sóc trẻ sốt phổ biến ở vùng nông 
thôn và cho nhóm bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ là 
việc làm rất cần thiết.  
 Nguồn thông tin về chăm sóc trẻ sốt mà bà 
mẹ  đã  tiếp  cận  được  chủ  yếu  qua  tivi  (52,7%), 
internet (57,2%). Thông tin tiếp cận từ nhân viên 
y tế chiếm tỉ lệ thấp 31,8%. Xong có tới 91% bà 

mẹ trả lời rằng nguồn thông tin về chăm sóc trẻ 
sốt  mà  họ  mong  muốn  được  tiếp  cận  nhất  là 
nguồn thông tin từ nhân viên y tế vì đó là nguồn 
thông tin đáng tin cậy nhất, vừa ngắn gọn  vừa 
dễ hiểu.  

Đánh giá hiệu quả của GDSK 
Về kiến thức 
 Kiến thức về định nghĩa sốt: Trước GDSK 
chỉ  có  33,6%  bà  mẹ  hiểu  đúng  về  định  nghiã 
sốt. Có tới 12,7% bà mẹ không kẹp nhiệt độ và 
chỉ sờ bằng tay thấy nóng đã nhận định con bị 
sốt. sau GDSK lần 1 có 89,1% bà mẹ hiểu đúng 
định nghĩa sốt, tỉ lệ này tăng cao sau GDSK lần 
2 (94,5%). 
 Nguyên  nhân  gây  sốt:  Một  tỉ  lệ  lớn  các  bà 
mẹ trả lời sốt là do trẻ mọc răng, do thay đổi thời 
tiết,  21,8%  bà  mẹ  không  biết  nguyên  nhân.  Chỉ 
có 20% bà mẹ nghĩ tới nguyên nhân bệnh truyền 
nhiễm.  Sau  GDSK  100%  bà  mẹ  hiểu  rõ  hầu  hết 
sốt đều có nguyên nhân từ bệnh truyền nhiễm.  
 Việc đưa con đến cơ sở y tế: Hầu hết các bà 
mẹ  nói  rằng  đưa  trẻ  đến  cơ  sở  y  tế  càng  sớm 

58

càng tốt, chỉ có 6,3% bà mẹ xác định đúng và đủ 
các thời điểm đưa trẻ đến cơ sở y tế. Sau GDSK 
lần  1  số  bà  mẹ  xác  định  đúng  và  đủ  các  thời 
điểm  đưa  con  đến  cơ  sở  y  tế  tăng  (77,3%),  sau 

GDSK lần 2 tỉ lệ này tăng cao 94,5%. 
 Nhận  biết  dấu  hiệu  nguy  hiểm  khi  trẻ  sốt: 
Chỉ  có  7,1  %  bà  mẹ  nhận  biết  đúng  và  đủ  các 
dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sốt, tỉ lệ này tăng lên 
một cách rõ rệt 92,7% sau GDSK lần 1, đặc biệt 
tăng cao sau GDSK lần 2.  
 Sau khi được GDSK, tỉ lệ bà mẹ có kiến thức 
đúng và đầy đủ tăng lên một cách có ý nghĩa. 

Về thực hành chăm sóc trẻ sốt 
 Tỉ  lệ  bà  mẹ  chưa  biết  cách  chăm  con  như 
chườm  đá,  lạnh  (1,8%),  mặc  thêm  quần  áo 
(2,7%), tự mua thuốc hạ sốt khi chưa hỏi ý kiến 
bác  sĩ  (82,7%)  giảm  đi  một  cách  có  ý  nghĩa  sau 
khi được GDSK.  
 Sau GDSK tỉ lệ bà mẹ thực hành chườm ấm 
đúng  cách  tăng  (từ  33,8%  lên  82,7%  và  sau 
GDSK  lần  2  tăng  lên  93,6%.  Sau  2  lần  GDSK 
100% bà mẹ đo nhiệt độ đúng cách, 100% bà mẹ 
biết cách pha dung dịch điện giải và thực hành 
bù  nước  điện  giải  đúng.  Thực  hành  sử  dụng 
thuốc  và  xử  trí  co  giật  đúng  cũng  tăng  cao  sau 
GDSK. 

Về thái độ  
Tỉ  lệ  bà  mẹ  có  thái  độ  lo  lắng,  lúng  túng 
giảm từ 68,1% xuống còn 2,7% sau GDSK lần 1 
và sau GDSK lần 2 là 0,9%. Tất cả các bà mẹ đều 
ghi nhận chương trình GDSK do nhân viên y tế 
thực hiện rất hữu ích, vừa dễ hiểu, ngắn gọn và 

là  nguồn  thông  tin  đáng  tin  cậy,  đã  cung  cấp 
những thông tin cần thiết cho bà mẹ trong việc 
nâng  cao  hiểu  biết  cũng  như  thực  hành  chăm 
sóc trẻ sốt từ đó giúp họ bớt lo lắng, bình tĩnh xử 
trí trẻ sốt tốt hơn. 100% bà mẹ mong muốn có tài 
liệu phát tay và được tư vấn GDSK ít nhất 1lần 
trong một đợt điều trị. 
Giáo dục sức khỏe là một công tác khó làm 
và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ 
mang  lại  hiệu  quả  cao  nhất  với  chi  phí  ít  nhất. 
Cũng từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy giáo 

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 
dục sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành 
thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện 
pháp  khác  nhau  chứ  không  phải  là  một  công 
việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực 
hiện công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có 
sự  đầu  tư  thích  đáng,  hết  sức  kiên  trì  thì  mới 
đem lại hiệu quả cao. 

KẾT LUẬN 
 Qua  đề  tài  nghiên  cứu  cho  thấy:  Trong  số 
110 bà mẹ tham gia nghiên cứu chỉ có 33,6% bà 
mẹ  có  kiến  thức  chung  đúng,  23,6%  bà  mẹ  có 
hành  vi  đúng  chung,  68,1%  bà  mẹ  lo  lắng,lúng 
túng khi con sốt. Sau giáo dục sức khoẻ lần 1 các 

bà  mẹ  có  kiến  thức  đúng  tăng  lên  với  tỉ  lệ  cao 
(77,3%), hành vi đúng là 80,9%, số bà mẹ lo lắng, 
lúng túng giảm còn 2,7%. Sau giáo dục sức khoẻ 
lần 2 tỉ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng tăng 
lên rất cao 94,5%, hành vi đúng chung 93,6%, số 
bà mẹ lo lắng chỉ còn 0,9%.  
 Sau  GDSK  có  sự  tăng  lên  một  cách  có  ý 
nghĩa  về  tỉ  lệ  các  bà  mẹ  có  kiến  thức  đúng  và 
thực hành đúng, giảm đi tỉ lệ bà mẹ lo lắng mất 
bình tĩnh khi trẻ sốt đặc biệt là sau GDSK lần 2. 
Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa GDSK lần 1 và 
GDSK lần 2.  
 Kết  quả  cũng  cho  thấy  có  mỗi  liên  hệ  có  ý 
nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp, tuổi, trình độ 
học vấn, với kiến thức đúng và hành vi đúng. 

KIẾN NGHỊ 
 Giáo dục sức khỏe chính là quá trình dạy 
học có mối quan hệ qua lại 2 chiều do đó sau 
mỗi lần GDSK cần đánh giá lại lượng thông tin 

Nghiên cứu Y học

bà mẹ thu thập được để kịp thời điều chỉnh bổ 
sung những thông tin thiếu sót qua GDSK lần 
sau.  Như  vậy  GDSK  không  phải  chỉ  làm  một 
lần là xong. 
 Nên  xây  dựng  một  chương  trình  GDSK 
phù hợp và thực hiện phổ biến hơn ở các vùng 
nông  thôn  và  nhóm  bà  mẹ  ở  độ  tuổi  sinh  đẻ. 

Cần  có  tài  liệu  phát  tay  để  bà  mẹ  theo  dõi  và 
đọc lại nhiều lần.  
 Bệnh viện, y tế cơ sở cần xem chương trình 
GDSK là một nội dung của kế hoạch hoạt động 
cũng  như  chỉ  tiêu  phấn  đấu,  để  đưa  hiệu  quả 
GDSK tới cộng đồng.  
 Chương trình GDSK phải được tổ chức thực 
hiện  một  cách  thường  xuyên,  liên  tục,  lâu  dài 
bằng nhiều biện pháp khác nhau. 
 GDSK  nên  thực  hiện  ở  từng  khoa  phòng 
bệnh viện, tại cộng đồng dân cư, và làm sao cho 
các  chương  trình  giáo  dục  sức  khỏe  thêm  sinh 
động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Vì 
vậy,  để  thực  hiện  công  tác  giáo  dục  sức  khỏe 
chúng ta phải  có  sự  đầu  tư  thích  đáng,  hết  sức 
kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2007). Kỹ thuật  điều  dưỡng  nhi  khoa. 
Nhà xuất bản y học, tr. 21 – 22.   
Bệnh viện nhi Trung Ương ‐ Viện nghiên cứu sức khoẻ trẻ em. 
Sốt ở trẻ em. Bài giảng chuyên khoa định hướng nhi. 

 

Ngày nhận bài báo:  
 

09‐10‐2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11‐11‐2013. 
Ngày bài báo được đăng:   
16‐12‐2013. 

 

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

59



×