Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhân hai trường hợp tổn thương niệu quản do phẫu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.14 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004

46 NHÂN HAI TRƯỜNG HP TỔN THƯƠNG NIỆU QUẢN
DO PHẪU THUẬT
Cao Văn Trí*, Nguyễn Viết Lâm*

TÓM TẮT
Niệu quản (NQ) có thể bò tổn thương do chấn thương từ bên ngoài hoặc do phẫu thuật. Tổn thương niệu
quản do phẫu thuật chủ yếu gặp phải trong các phẫu thuật vùng khung chậu, đặc biệt trong các phẫu thuật
sản phụ khoa do sự liên quan mật thiết giữa niệu quản đoạn chậu với các cơ quan sinh dục nữ. Tổn thương
niệu quản không nhiều nhưng đôi khi gặp phải, đáng tiếc những tổn thương này không phải luôn được phát
hiện trong lúc mổ mà bệnh nhân thường được phát hiện trong thời gian hậu phẫu với sự dò nước tiểu hoặc
những triệu chứng của sự tắc nghẽn niệu quản. Việc điều trò thành công tổn thương niệu quản phụ thuộc vào
việc phát hiện sớm và phẫu thuật đúng nguyên tắc.
Nhân hai trường hợp phẫu thuật thành công tổn thương NQ do phẫu thuật trong thời gian gần đây (6/2002
- 3/2003) tại Bệnh viện Đà Nẵng: 1 trường hợp thắt NQ (T) sau phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ do u xơ + cắt u
mạc treo, 1 trường hợp bò dò nước tiểu niệu quản - tử cung sau phẫu thuật mổ lấy thai và thắt động mạch tử
cung + hạ vi để cầm máu do đờ tử cung, chúng tôi muốn nhìn lại và rút kinh nghiệm về việc:
- Dự phòng tổn thương NQ trong mổ.
- Phát hiện sớm những thương tổn và biến chứng khi NQ bò xâm phạm.
- Điều trò những thương tổn và biến chứng khi NQ bò xâm phạm.

SUMMARY
CASE REPORT: TWO CASES WITH SURGICAL URETERAL INJURY
Cao Van Tri, Nguyen Viet Lam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 318 - 324

The ureters may be injured by external violence or during operative procedures. The majority of surgical
ureteral injury occurs during pelvic surgery, especialy when performing genito-obstetric surgery beceause of
the closed relation-ship between the pelvic ureter and the genital organ in women.Ureteral injury is rare but


may occur. Unfortunately, they are not always recognized at the time of surgery, and the patient presents in
the postoperative period usually urinary leakeage or with symtoms of ureteral obstruction. Successful
management of ureteral injury depends on early recognition and surgical correction.
From 6/2002 to 3/2003 Danang hospital has provided surgical treatment for 2 cases of repaired surgical
ureteral injury with good results: 1 ligature of ureter, 1 urinary leakeage (uretero - uterine fistula). By the way,
this paper will focus: - Prevention of surgical ureteral injury.- Early recognition of surgical ureteral injury. Management of surgical ureteral injury.
thuật sản phụ khoa do sự liên quan mật thiết giữa
ĐẶT VẤN ĐỀ
niệu quản đoạn chậu với các cơ quan sinh dục nữ.
Niệu quản (NQ) có thể bò tổn thương do chấn
Tổn thương niệu quản không nhiều nhưng đôi khi
thương từ bên ngoài hoặc do phẫu thuật. Tổn thương
gặp phải, đáng tiếc những tổn thương này không
niệu quản do phẫu thuật chủ yếu gặp phải trong các
phải luôn được phát hiện trong lúc mổ mà bệnh nhân
phẫu thuật vùng khung chậu, đặc biệt trong các phẫu
thường được phát hiện trong thời gian hậu phẫu với
* Khoa phẫu thuật TN - Tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng

318

Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
sự dò nước tiểu hoặc những triệu chứng của sự tắc
nghẽn niệu quản. Việc điều trò thành công tổn
thương niệu quản phụ thuộc vào việc phát hiện sớm
và phẫu thuật đúng nguyên tắc.
Nhân hai trường hợp phẫu thuật thành công tổn

thương NQ do phẫu thuật trong thời gian gần đây
(6/2002 - 3/2003) tại Bệnh viện Đà Nẵng: 1 trường
hợp thắt NQ (T) sau phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ
do u xơ + cắt u mạc treo, 1 trường hợp bò dò nước
tiểu niệu quản - tử cung sau phẫu thuật mổ lấy thai
và thắt động mạch tử cung + hạ vi để cầm máu do
đờ tử cung, chúng tôi muốn nhìn lại và rút kinh
nghiệm về việc:

Nghiên cứu Y học

29%), nhóm máu A.
Sinh hóa máu: Ure: 6.13 mmol/l, creatinin:
65.6μmol/l, protid: 70.3g/l.
Nước tiểu về sinh hóa và huyết học trong giới
hạn bình thường, cấy vi trùng (-).
Hình ảnh:

- Siêu âm: Thận (P) ứ dòch độ III, thận (T) cấu
trúc và kích thước bình thường.
- Xạ hình thận: thận (P) không thấy tập trung
phóng xạ tại vò trí bình thường, đồ thò dạng tích cắt
thận, pha mạch giảm rất mạnh. Thận (T) các pha
trong giới hạn bình thường.

- Dự phòng tổn thương NQ trong mổ.
- Phát hiện sớm những thương tổn và biến
chứng khi NQ bò xâm phạm.
- Điều trò những thương tổn và biến chứng khi
NQ bò xâm phạm.


THÔNG BÁO LÂM SÀNG
Bệnh án 1:
Bệnh nhân Nguyễn thò Th. 49 tuổi, nữ, công
nhân, số hồ sơ nhập viện: 4145B/2002.

Phim KUB: Không thấy hình ảnh cản quang
đường tiết niệu.

Đòa chỉ: 136 Trần Cao Vân - Quận Thanh Khê Đà Nẵng.

Phim UIV: Thận (P) không hiện thuốc sau 120
phút, thận (T) chức năng và hình ảnh bình thường.

Vào viện: 11/06/2002 Ra viện: 09/07/2002.
Tiền sử

- Mổ ruột thừa viêm (1972)
- Mổ cắt tử cung toàn phần do bò u xơ + u mạc
treo (2/9/2001).
Lý do vào viện

Đau tức hông lưng (P) + cao HA sau mổ cắt tử
cung + u mạc treo.
Thăm khám lâm sàng

Thể trạng trung bình, HA: 160/90mmHg, tự tiểu
bình thường, nước tiểu vàng trong, thận (T) không
lớn, thận (P): chạm thận (+).
Cận lâm sàng


- Soi bàng quang và chụp niệu quản - bể thận
ngược dòng (UPR): Bàng quang dung tích và niêm
mạc bình thường, lổ NQ (T) phụt nước tiểu tốt, lổ NQ
(P) không thấy phụt nước tiểu. Đặt stent NQ(P) +
chụp UPR thấy tắt nghẽn 1/3 giữa.

Huyết học: HC: 4.0.1012, BC: 4.5.1012 (N: 66%, L:

Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004

319


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
thường 120/80 mmHg sau 3 ngày hậu phẫu, tự tiểu
bình thường,vết mổ khô tốt, bệnh nhân tự tiểu ra
nòng NQ vào ngày hậu phẫu 12 và xuất viện.
Sau 9 tháng ra viện, bệnh nhân hết cao huyết áp,
không đau tức hông (P), sức khỏe cải thiện tốt, kiểm
tra siêu âm hằng tháng thấy thận (P) không lớn,
không ứ nước.
Bệnh án 2
Bệnh nhân (BN) Nguyễn Thò Thanh Th. 27 tuổi,
y só, số hồ sơ nhập viện:1630D/2003.
Đòa chỉ: Quế An - Quế Sơn - Quáng Nam.
Lý do vào viện


Bệnh viện tuyến dưới chuyển đến vì ra máu âm
đạo nhiều sau mổ đẻ ngày thứ 21.
Tiền sử

Không có gì đặc biệt.
Diễn tiến bệnh

Chẩn đoán trước mổ: TD hẹp NQ (P) 1/3 giữa dưới.
Bệnh nhân đươcü mổ ngày 26/6/2002, đường mổ
xiên hông (P), thận ứ nước lớn, chủ mô còn khoảng
30%, NQ (P) 1/3 giữa viêm dính nhiều vào thành
bụng sau, NQ bò buộc ngang bằng sợi chỉ silk, hai đầu
NQ trên và dưới chổ buộc xơ cứng.
Xử trí

Tháo sợi chỉ buộc, cắt bỏ phần xơ hai đầu NQ,
khâu nối NQ tận - tận, đặt nòng NQ bằng sonde
Feeding tube 8Fr thả vào bàng quang, dẫn lưu cạnh
NQ.
Hậu phẫu

Ổn đònh tốt, không sốt, huyết áp trở về bình

320

Bệnh nhân được mổ lấy thai con so tại bệnh viện
huyện, đến ngày hậu phẫu 21 bệnh nhân bò ra máu
âm đạo, được đưa vào bệnh viện huyện nạo buồng tử
cung, sau nạo bệnh nhân ra máu âm đạo nhiều +
choáng nên bệnh nhân được chuyển đến BV Đà

Nẵng, vào viện trong tình trạng da + niêm mạc nhợt
màu, M: 120l/p, HA: 100/60 mmHg, T0: 38.50C, HC:
2.6.1012/l, Hct: 0.24, BC: 17.2.109/l (N:85%, L: 15%),
TC: 250.109/l, tỷ Prothrombin: 62%, các xét nghiệm
về đông máu khác trong giới hạn bình thường.Siêu
âm I: Thận (P) không tỏ. Thận (T): ĐBT dãn độ I - II,
nhu mô phù nề, NQ (T) giãn # 10mm, khoang
quanh thận (T) có lớp dòch dày #12mm, ứ dòch
trong buồng tử cung và âm đạo(ÂĐ).Bệnh nhân
được chẩn đoántrước mổ:TD đờ tử cung thứ phát sau
mổ đẻ ngày thứ 21, biến chứng: choáng mất máu và
được tiến hành thủ thuật nạo buồng tử cung cấp cứu
(24/12/2002): trước khi thủ thuật đặt sonde tiểu thấy
nước tiểu đỏ, bộc lộ ÂĐ không thấy tổn thương, cổ tử
cung bò kéo lên cao, rách mép trước từ 10h - 3h,
không thấy chảy máu, tiến hành nạo lại buồng tử
cung ra khoảng 10gr tổ chức lợn cợn trắng + đen,
không hôi, máu tiếp tục chảy thành dòng đỏ nên

Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004

Nghiên cứu Y học

quyết đònh phẫu thuật: mở bụng thắt động mạch tử
cung và động mạch hạ vò để cầm máu, kiểm tra thấy
tử cung lớn bằng thai # 2 tháng, trắng bệch, phúc
mạc bàng quang (BQ) viêm dày, bơm xanh methylen

vào BQ không thấy ra ÂĐ và chẩn đoán sau mổ: Viêm
nội mạc TC sau mổ đẻ ngày thứ 21, biến chứng: đờ
TC thứ phát, thiếu máu nặng.
Sau 2 ngày hậu phẫu (HP) đầu bệnh nhân vẫn
trong tình trạng mệt mõi, thiếu máu, sốt cao, cho
Siêu âm II kiểm tra với kết quả: thận (T) to 90mm X
60mm, ĐBT giãn độ I, NQ (T) giãn 6mm, khoang
quanh thận (T) có lớp dòch dày khả năng do nước
tiểu thoát ra (urinome).ï và sang ngày HP thứ 3
(27/02) xuất hiện dòch vàng trong chảy thành dòng ra
ÂĐ, làm nghiệm pháp cục bông sau khi bơm xanh
methylen vào BQ thấy (-), hội chẩn với BS ngoại Tiết
niệu với chẩn đoán: TD dò NQ -TC, sau đó BN được
làm thêm xét nghiệm ure máu: 4.47mmol/l, creatinin
máu: 70.7μmol/l, tiến hành soi bàng quang + chụp
UPR, UIV.
Kết quả soi BQ không thấy dò BQ - ÂĐ, lổ NQ (T)
không phụt nước tiểu, chụp UPR thấy stent NQ đi
vòng ra sau BQ sau khi chui qua lổ NQ và thuốc cản
quang bơm vào phụt ngược trở lại lổ NQ (T):

Chụp UIV: thận (P) hình thái và chức năng tốt,
thận (T) không hiện thuốc đến phút 60:

Bệnh nhân được hội chẩn và mổ cấp cứu
(28/12/2003): Rạch da theo đường Gibson (T), vào
khoang sau phúc mạc vùng hố chậu (T) và dưới phúc
mạc vùng tiểu khung (T), thấy NQ (T) giãn #
10mm., tổ chức vùng này sủng nước và viêm dính
nhiều, đi dần theo NQ từ trên xuống phát hiện:


Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004

321


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004

Thương tổn

Cạnh bên NQ (T) bò hoại tử và NQ(T) chậu gần
như đứt ngang, chỉ dính với nhau bởi dãi cân
Waldeyer ở phía sau, đầu trên bò hoại tử đổ vào lổ tử
cung bò hoại tử và thủng, đầu dưới cách bàng quang
# 2 cm.
Xử trí:

Mở BQ, tìm lổ NQ (T), đưa sonde Feeding tube
8Fr đi ngược lên, cắt tỉa tổ chức hoại tử hai đầu NQ,
nối NQ tận - tận, có đặt nòng NQ xuyên qua thành
BQ và đưa ra da.

BÀN LUẬN
Đối với trường hợp 1
Đây là trường hợp thắt phải NQ trong phẫu thuật,
không rõ khi cắt tử cung hay cắt u mạc treo vì cả hai
phẫu thuật này đều có thể thắt nhầm NQ, đặc biệt là
cả hai phẫu thuật này cùng tiến hành trong một lần

mổ. Điều đáng tiếc trường hợp này được phát hiện
quá muộn (9 tháng sau mổ), mặc dù sau mổ bệnh
nhân đau tức lưng nhiều và cao huyết áp, khi phát
hiện thì chức năng thận (T) đã không hoạt động trên
UIV và thận đồ. Do đó mặc dù chủ mô thận khi mổ
còn # 30% và xử trí đúng nguyên tắc nhưng e rằng
chức năng thận khó phục hồi lại tốt được vì trên thực
nghiệm ở chó khi thắt NQ quá lâu thì khả năng phục
hồi chức năng của tiểu cầu thận rất thấp (1,2). Do đó
trường hợp này chúng tôi sẽ cố gắng làm lại xét
nghiệm UIV cũng như thận đồ để đánh giá chính xác
mức độ phục hồi như thế nào. Nhưng dù sao chúng
tôi cũng giải quyết được tình trạng thận ứ nước gây
đau tức hông (T) và cao HA cho bệnh nhân.

Hậu phẫu, bệnh nhân ổn đònh tốt: BN hết sốt,
hết đau tức hông (T), sonde tiểu được rút vào ngày
thứ 6, sonde nòng NQ được rút vào ngày thứ 11, bệnh
nhân tự tiểu bình thường, hết dò nước tiểu ra âm đạo,
sức khỏe cải thiện tốt, siêu âm kiểm tra thận không ứ
nước và chụp phim UIV vào ngày thứ 12 thấy hiện
thuốc ở thận (T) và NQ (T) trở lại.

322

Qua trường hợp này chúng ta nên rút kinh
nghiệm đối với những BN được mổ sản phụ khoa
hoặc ngoại khoa mà cơ quan được có liên quan giải
phẫu đến NQ, nếu trong thời gian hậu phẫu hay khi
ra viện mà BN có những triệu chứng nghi ngờ thắt

NQ nên làm sớm các xét nghiệm cận lâm sàng như
siêu âm, UIV, UPR..để phát hiện sớm và xử trí kòp thời
nhằm hạn chế các biến chứng đáng tiếc cho BN.
Đối với trường hợp 2
Đây là một tai biến làm tổn thương NQ trong lúc
mổ nhưng không được phát hiện trong lúc mổ, có lẻ

Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
do tình trạng quá cấp cứu của BN, tổn thương NQ này
được phát hiện khi đã có biến chứng dò nước tiểu ra
âm đạo vào ngày thứ 24 sau khi mổ lấy thai và thắt
động mạch tử cung và hạ vò để cầm máu, đây là một
biến chứng hay gặp khi tổn thương NQ được phát
hiện muộn trong thời gian hậu phẫu(6). Trường hợp
này, chúng tôi có vài nhận xét sau: tổn thương NQ
(T) này rất có thể xảy ra trong lần mổ lấy thai vì siêu
âm trước khi mổ lần 2 để thắt động mạch tử cung và
hạ vò để cầm máu đã thấy hình ảnh giãn đài bể thận
và NQ (T), tụ dòch quanh thận (T). Việc tổn thương
NQ khi mổ lấy thai đã được y văn nói đến nhiều đặc
biệt khi có sự chảy máu hoặc vỡ tử cung(1,2,3,4,5,6). Do
đó nếu chúng ta chú ý đến yếu tố siêu âm lần thứ 1
này, khi mổ lại lần 2 để cầm máu tử cung ta có thể
kiểm tra trong lúc mổ và phát hiện sớm tổn thương
này. Việc phát hiện sớm dò nước tiểu dựa trên lâm
sàng và hình ảnh giúp ta can thiệp sớm, chủ động
dẫn đến kết quả khả quan hơn và hạn chế được biến

chứng đáng tiếc cho BN. Và sự thành công trong
trường hợp này của chúng tôi cũng có sự may mắn
mặc dù BN còn cần phải theo dõi thêm một thời gian
dài để đề phòng biến chứng hẹp NQ ngay chổ nối.
Từ hai trường hợp này, chúng tôi xin nhắc lại
một vài vấn đề về thương tổn NQ trong phẫu thuật:
Dự phòng tổn thương NQ trong mổ(1,2)
Để tránh tổn thương NQ trong phẫu thuật:
Dự kiến khó khăn sẽ gặp phải trong lúc mổ

Những trường hợp bướu tử cung lớn, bướu buồng
trứng kẹt vào túi cùng Douglas, đôi khi bướu buồng
trứng còn bóp nghet NQ trong lòng bướu, bướu sau
phúc mạc, bướu đại tràng sigma dính, bướu trực
tràng..những trường hợp này chúng ta nên làm thêm
UIV, siêu âm, UPR, CT (nếu có thể) để xác đònh bướu
có chèn ép NQ không, để dự phòng tổn thương trong
lúc mổ.
Thông nòng NQ

Một số tác giả chủ trương đặt thông nòng NQ
trước và trong mổ những trường hợp dễ gây tổn
thương NQ khi mổ (mổ dò bàng quang âm đạo, khối
máu tụ do đoạn dưới tử cung vỡ tự nhiên hay do thủ

Nghiên cứu Y học

thuật làm NQ chìm trong khối máu tụ..)
Tiêm thuốc xanh vào tónh mạch hoặc
trực tiếp vào NQ trong mổ


Mục đích làm rõ NQ trong lúc mổø
Phát hiện sớm những thương tổn và
biến chứng khi NQ bò xâm phạm
Phát hiện tổn thương NQ trong lúc mổ(3):

- Khi buộc NQ: NQ căng nước tiểu và tăng nhu
động.
- Khi cắt đứt một phần hay toàn bộ NQ: Tràn
nước tiểu phẫu trường, có thể lẫn máu, cầm máu tốt
sẽ đánh giá rõ vò trí nước tiểu trào ra.
Phát hiện tổn thương NQ sau mổ:(2,3,4,5,6)

- Thắt NQ một bên rất khó phát hiện: đau tức
hông lưng bên thắt, thời gian hậu phẫu bụng trướng,
chậm trung tiện, nếu nghi ngờ làm thêm siêu âm
thấy thận ứ nước, NQ bên bò buộc giãn, chụp UIV,
UPR thấy hình ảnh tắt nghẽn. Nếu buộc phải hai bên:
vô niệu sau mổ.
Cắt đứt NQ

Thấy nước tiểu ra theo ống dẫn lưu (Thử ure,
creatinin dòch ra theo dẫn lưu), bụng trướng, bơm
chất màu vào tónh mạch thấy ra theo ống dẫn lưu,
siêu âm thấy tụ dòch sau phúc mạc, chụp UIV, UPR..
Dò nước tiểu NQ - âm đạo, NQ - tử cung:

Nước tiểu ró ra âm đạo, nghiệm pháp cục bông (+)
(bơm thuốc xanh vào tónh mạch thấy thấm xanh cục
bông trong âm đạo, chú ý khác với dò bàng quang âm

đạo là bơm thuốc xanh vào BQ), chụp UIV, UPR.
Những trường hợp bệnh nhân tổn thương
NQ bò bỏ sót hoặc phát hiện muộn

NQ bò khâu thắt một bên nhưng thận bên đối diện
đã bù trừ được, u nang giả niệu: dò nước tiểu tai chổ và
đọng lại thành khối, mô sợi mỡ xung quanh NQ bao
bọc dần thành khối (đau lưng, sốt, thận ứ nước to dần,
siêu âm thận + NQ giãn to, UIV tắc nghẽn hoặc không
hoạt động, UPR biểu hiện tắc nghẽn.

Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004

323


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004

Điều trò những thương tổn và biến
chứng khi NQ bò xâm phạm(1,2,3,4,5,6,7)

công tổn thương niệu quản phụ thuộc vào việc phát
hiện sớm và phẫu thuật đúng nguyên tắc.

Tổn thương phát hiện trong mổ:

Công trình được thực hiện tại BV Đà Nẵng. GĐ: BS
Phạm Hùng Chiến


- Cắt đứt NQ: khâu NQ tận - tận, có đặt nòng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NQ.
- Buộc NQ: tháo gỡ nút buộc, nếu nút buộc quá
chặt làm tổn thương NQ thì cắt bỏ hai đầu hư hại và
khâu nối NQ tận - tận, có đặt nòng NQ.

1-

- Kẹp nát NQ bằng kềm: cắt bỏ đoạn dập nát và
khâu nối NQ tận - tận, có đặt nòng NQ.

3-

2-

4-

Nòng NQ được rút từ ngày thứ 10 - 15.
Điều trò tổn thương NQ sau mổ và những
biến chứng do tổn thương NQ:

Cắt đứt NQ: Tùy theo thương tổn, tình trạng
mạch máu nuôi dưỡng hai đầu NQ, có thể khâu nối
NQ tận - tận + có đặt nòng NQ; hoặc cắm lại NQ vào
bàng quang. Nếu hai đoạn NQ còn lại quá ngắn có thể
hạ thấp thận xuống, hoặc phẫu thuật bàng quang

đính cơ thăng, hoặc phẫu thuật Boari...

5-

6.

7.

Ngô Gia Hy. Phẫu thuật niệu quản. Niệu học - tập VNhà xuất bản y học 1985 - Trang: 199 - 206.
Trần Văn Sáng. Suy thận cấp. Những bệnh thường
gặp trong niệu khoa - Tập I. Nhà xuất bản Mũi Cà
Mau - trang: 106 - 109.
Lê Ngọc Từ. Chấn thương, vết thương niệu quản. Bệnh
học Tiết niệu - Nhà xuất bản y học - Trang: 148 - 151.
Sagalovsky AI., Peters PC.. Genitourinary trauma Ureter. Campell, s urology, seventh edition - 1998, V3,
pp: 3100 - 3104.
Marshall
FF..
Ureteral
Injuries.
Urologic
Complication: Medical and Surgical, Adult and
Pediatric, second edition. Mosby Year Book, 1990, pp:
261 -273.
Charles RS.. Upper Urinary Tract Trauma - Ureteral
trauma. Clinic Manual of Urology. Second edition.
McGraw - Hill,1994, pp: 275 - 280.
Flam T. Traumatismes de l’ uretere. Urologie. Maloin, 1998,
pp: 271- 272.


Nếu viêm tấy nước tiểu sau phúc mạc vùng tiểu
khung có thể chỉ làm: đặt ống thông lên thận và đưa
NQ ra da.
Dò nước tiểu: Nếu phát hiện sớm và tổn thương
nhỏ có thể điều trò bằng cách đặt thông nòng NQ tại
chổ. Không khỏi sẽ can thiệp phẫu thuật: hoặc khâu
nối NQ tận - tận, hoặc cắm lại NQ vào bàng quang.
Nếu hai đoạn NQ còn lại quá ngắn có thể hạ thấp
thận xuống, hoặc phẫu thuật bàng quang đính cơ
thăng, hoặc phẫu thuật Boari...
Nang giả niệu Giải phóng nang, cắt bỏ đoạn NQ
bò xơ, khâu nối NQ tận - tận, có đặt nòng NQ.
Thận ứ nước do thắt buộc NQ: Thóa gỡ nút buộc
vào lúc này thường rất khó và cũng không đủ để phục
hồi chức năng thận. Cắt bỏ NQ bò buộc và khâu nối
NQ tận - tận, có đặt nòng NQ có thể phục hồi chức
năng thận nếu thời gian bò buộc không quá dài.

KẾT LUẬN
Tổn thương niệu quản do phẫu thuật không
nhiều nhưng đôi khi gặp phải. Việc điều trò thành

324

Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004



×