Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tìm hiểu dịch tễ học và nguyên nhân chảy máu mũi ở 162 bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện trung ương Huế (từ tháng 11.1998-5.1999)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.87 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 14, 2002

TÌM HIỂU DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU MŨI
 Ở 162 BỆNH NHÂN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ 
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
(TỪ THÁNG 11.1998­5.1999)
                                                                                     Nguyễn Tư  Thế 
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu mũi (CMM­Epistaxis) hay chảy máu cam không phải là một bệnh  
mà là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và là một cấp cứu Tai 
Mũi Họng (TMH). Tần suất CMM trong cộng  đồng khoảng 60%, phần lớn bệnh 
nhân tự cầm, nhưng độ 6% cần có sự can thiệp của thầy thuốc.
Nguyên nhân CMM thường là triệu chứng của lối loạn chức năng toàn thân 
hoặc tổn thương thực thể  tại mũi. Thông thường 90 % CMM nhẹ, dễ  cầm, ít nguy 
hiểm, 10% chảy nặng, có thể   ảnh hưởng đến tính mạng. Tiên lượng CMM phụ 
thuộc vào nguyên nhân cũng như sự phát hiện và xử trí kịp thời của nhân viên y tế.
Việc chẩn đoán và xử trí CMM đặc biệt là tìm nguyên nhân để  điều trị là vô 
cùng quan trọng vì khoảng 30% CMM không rõ nguyên nhân. [5]
Từ  những lý do trên, chúng tôi thử  đánh giá bệnh lý này  ở  các BN đến khám 
và điều trị  tại bệnh viện Trung  ương Huế  (BV TW Huế) về các yếu tố  dịch tễ  và  
tìm hiểu nguyên nhân nhằm rút ra kinh nghiệm dự phòng, phát hiện và điều trị  thích 
hợp.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 
Tất cả  các bệnh nhân có biểu hiện CMM đến khám hoặc điều trị  tại BVTW  
Huế không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp địa dư...
2.2. Thời gian nghiên cứu: 
Trong 6 tháng từ 21.11.1998 đến 20.05.1999
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 


97


Nghiên cứu dọc mang tính theo dõi thuộc nghiên cứu thuần tập tương lai không  
hoàn toàn.[11]
Thu thập số  liệu tất cả bệnh nhân bị  CMM theo mẫu thống kê, phân tích, xử  lý 
số liệu, dùng toán thống kê so sánh theo phương pháp T ­ Student dưới dạng tỷ lệ %.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1:  Số liệu chung chảy máu mũi

Bệnh nhân

Nam

Nữ

Tổng số

Số BN (n)

118

44

162

Tỷ lệ %

72,8


27,2

100

P
<0,01

Trong thời gian 6 tháng, 11.1998 đến 5.1999 chúng tôi tổng hợp được 162 
bệnh nhân bị  CMM vào khám và điều trị  tại BVTW Huế, mặc dù CMM chỉ  chiếm  
1,03% tổng số bệnh nhân vào khám và điều trị cùng thời gian (162/15.743), nhưng lại 
chiếm 9,96% bệnh nhân của khoa TMH (162/1626). Điều này nói lên cấp cứu do 
CMM gây ra là nhiệm vụ vô cùng nặng nề và thường xuyên trong chuyên khoa TMH.  
[2,8,9]
Trong 162 CMM thì nam chiếm 72,8% (bảng1), trong khi tỷ lệ nam vào khám  
và điều trị  ở BVTW Huế trong cùng thời gian là 48,9% (7701/15743), chứng tỏ nam 
bị CMM nhiều hơn nữ, khác nhau có ý nghĩa thống kê P<0,01.
Bảng 2: Tỷ lệ chảy máu mũi giữa trẻ em và người lớn

Bệnh nhân

Trẻ em

Người lớn

Tổng số

Số BN (n)

61


101

162

Tỷ lệ %

37,6

62,4

100

P
<0,01

Qua   bảng   2:   Số   lượng   CMM   ở   người   lớn   chiếm   62,4%   cao   hơn   trẻ   em  
(P<0,01) Nhưng nếu so sánh tỷ lệ CMM với tổng số bệnh nhân vào khám và điều trị 
theo từng đối tượng trong cùng thời gian thì ở trẻ em là 0,014 (61/4392) cao hơn hẳn  
người lớn 0,009 (101/11351) khác nhau rất rõ (P<0,01). Như  vậy trẻ  em thường bị 
CMM hơn người lớn, phù hợp với nhận xét của các tác giả  Boies L. R. Strome, M.  
[1,2,8]
Bảng 3: Tỷ lệ chảy máu mũi theo giới ở người lớn và trẻ em

Bệnh nhân

Nam

Nữ
98


Tổng số

P


Trẻ em
Người lớn

n

37

24

61

%

60,7

39,3

100

n

81

20


101

%

80,2

19,8

100

>0,05
<0,01

Qua bảng 3: Ở trẻ em CMM không có sự khác nhau về  giới, nhưng ở người  
lớn thì nam nhiều hơn nữ, khác nhau rất rõ (P<0,01).
Bảng 4: Chảy máu mũi ở lứa tuổi theo giới

Lứa tuổi BN
<5
6­10
11­15
16­20
21­30
31­40
41­50
51­60
 60
Tổng số

A

B
C
D
E
F

Nam
n
12
16
9
8
27
17
16
3
10
118

%
10,2
13,6
7,6
6,8
22,9
14,4
13,6
2,5
8,4
100


Nữ
n
12
8
4
1
7
4
1
2
5
44

%
27,3
18,2
9,1
2,3
15,9
9,1
2,3
4,5
11,3
100

Tổng số
n
%
24

14,8
24
14,8
13
8,0
9
5,5
34
21
21
13
17
10,5
5
3,1
15
9,3
162
100

P
AF<0,01
BF<0,01
CF<0,01
DF>0,05
0,01
Phân chia theo lứa tuổi thì đứng đầu là lứa tuổi  <10 (29,6%), sau đó là lứa  
tuổi 21­30 (21%), tiếp đến 11 ­ 20 (13,5%), 31 ­ 40 (13%)... Như  vậy CMM gặp  
nhiều ở trẻ em và người trẻ, tập trung dưới 40 tuổi, ít gặp ở người >50 tuổi.

Bảng 5: Chảy máu mũi theo chỗ ở

Chỗ ở
N
%

Thành thị 
(A)
87
53,7

Nông thôn  Miền biển
(B1)
(B2)
63
8
38,9
4,9

Miền núi
(B3)
4
2,5

Tổng số
162
100

P
(AB)

<0,01

Qua bảng 5, bệnh nhân thành phố (53,7%) CMM nhiều hơn nông thôn (38,9%)  
(P<0,01). Có lẽ vì một số lý do khiến BN thành phố đến khám và điều trị nhiều hơn:  
BVTW Huế nằm ngay trung tâm thành phố, mọi CMM đều cấp cứu tại BV, trong khi 
CMM  ở  nông thôn, trước tiên họ  tự  cầm máu hoặc đến trung tâm y tế  gần đó, chỉ 
chuyển đến BVTW khi vượt quá khả năng điều trị của họ. Mặt khác điều kiện sống 
ở  thành thị  nhìn chung cao hơn nông thôn, họ  dễ  dàng chấp nhận các dịch vụ  y tế,  
quan tâm đến sức khỏe hơn, đi khám đều đặn hơn...
Bảng 6: Chảy máu mũi theo nghề nghiệp

99


Nghề nghiệp
bệnh nhân

N
%
P

HS. SV
A
15
14,9

LĐ trí óc
LĐ nặng
B
C

12
43
11,9
42,5
0,01
LĐ nhẹ
D
31
30,7

n
101
100

Chúng tôi chia 4 loại nghề nghiệp: học sinh, sinh viên (HSSV); lao động (LĐ)  
trí óc; lao động nặng (công nhân, nông dân, ngư dân, thợ  thuyền...); và lao động nhẹ 
(buôn bán, thợ thủ công, người già, người trẻ chưa có nghề...)
 Kết quả cho thấy: CMM cao nhất thuộc thành phần lao động nặng (42,6%), 
thứ nhì lao động nhẹ (30,6%), tiếp đến học sinh, sinh viên 14,9%; cuối cùng lao động  
trí óc 11,9%. Trong thành phần lao động nặng CMM thường là những người trẻ,  
nam giới, đảm đương nhiều công việc nặng nhọc, hoạt động nhiều trong các lĩnh  
vực sản xuất... nên dễ CMM do chấn thương.
Thành phần lao động nhẹ, đông nhất trong cộng đồng, có tỷ  lệ  CMM đứng 
hàng thứ  2, qua đó chúng ta càng thấy được vai trò chăm sóc sức khỏe trong cộng 
đồng và vấn đề bảo hộ lao động trong khu vực sản xuất là vô cùng quan trọng.
Bảng 7: Các nguyên nhân gây chảy máu mũi
Chấn 
Thươn
g


Nhiễm 
trùng

 HA

Vô 
căn

B. máu

Khối 

P. 

u

thuật

c. hóa

TS

NTThế

n

67

55


14

12

7

3

2

2

162

Huế ‘99

%

41,1

33,9

8,6

7,4

4,3

1,9


1,2

1,2

100

Roguet E 

n

8

23

20

37

5

1

3

3

100

Pháp’93


%

8

23

20

37

5

1

3

3

100

<0,01

>0,05

<0,01

<0,01

P


Trong 162 CMM xuất phát từ  8 nguyên nhân thường gặp đó là: Chấn thương 
(CT), nhiễm trùng (NT), tăng huyết áp (HA), vô căn, bệnh máu, khối u, phẩu thuật,  
bệnh chuyển hóa. Qua bảng 7 cho thấy: 
Đứng đầu là CT (41,1%), thứ 2 là NT (33,9%), thứ 3 là tăng HA (8,6%), vô căn 
(7,4%), sau đó thứ  tự  là bệnh máu, khối u, phẩu thuật, chuyển hóa. So sánh với tác 
giả Roguet E. (pháp1993) thì CMC do CT ở ta cao hơn (P<0,01), tăng HA và vô căn ở 
ta thấp hơn (P<0,01), nhưng nhiễm trùng thì tương đương (P>0,05). [5],[12]
Bảng 8: Chảy máu mũi do chấn thương theo giới

Bệnh nhân
N

Nam
58

Nữ
9
100

Tổng số
67

P


%

86,6


13,4

100

<0,01

Chảy máu mũi do CT nam nhiều hơn nữ  (P<0,01), trong CT chung nam cũng 
nhiều hơn nữ  (trong cùng thời gian nghiên cứu: 889 nam / 329 nữ), đặc biệt về  tai  
nạn giao thông (TNGT) nam chiếm 84,4% (nam 38/ nữ 7); một số tác giả  cũng có ý 
kiến tương tự: Tống Văn Xuân (Huế, 1995) nam 65,02%, nữ 43,98% (n=1481) [12]
Đỗ  Kim Sơn, Nguyễn Mạnh Nhân (Hà Nội 1998) nam 65,3%, Nữ  34,7% (n=2282)  
[7]. Ngoài ra do cấu trúc giải phẩu của tháp mũi giữa mặt, dễ CT, dễ chảy máu mũi 
[1],[9]
Bảng 9: Chảy máu mũi do chấn thương theo trẻ em và người lớn

Bệnh nhân
Trẻ em
Người lớn
Tổng số
P
N
5
62
67
<0,01
%
7,5
92,5
100
Chảy máu mũi do CT người lớn gấp 12,4 lần trẻ em (P<0,01), chủ yếu  ở lứa  

tuổi 16­50 (86,6%),  đặc biệt là 21­30 tuổi (43,3%). Tuổi trung bình 30,03 (18­82 
tuổi). Điều này dễ hiểu bởi người lớn tham gia nhiều hoạt động gia đình, xã hội, là  
lực lượng lao động chính, nên dễ  bị  CT hơn trẻ  em. Trẻ  em cũng bị  CT trong sinh  
hoạt như té ngã do nghịch, chạy nhảy, ... nhưng thường nhẹ ít đi khám, đôi khi không 
cần điều trị.
Bảng 10: Các nguyên nhân chấn thương gây chảy máu mũi

Ng.nh
N
%

TNGT 
(A)
45
67,2

TNSH 
(B)
17
25,4

TNLĐ 
(C)
5
7,4

T.Số
67
100


P
(AB)

P
(BC)

P
(AC)

0,01
<0,01

<0,01

Có 3 nguyên nhân gây chấn thương thì tai nạn giao thông (TNGT) đứng hàng 
đầu (67,2%), thứ 2 là tai nạn sinh hoạt (TNSH) 25,4%, cuối cùng là tai nạn lao động 
(TNLĐ) 7,4%, (P<0,01). Như vậy để hạn chế CMM chúng ta phải làm mọi cách hạn  
chế chấn thương mà trong đó giảm TNGT là quan trọng. 
Bảng 11: Chảy máu mũi do nhiễm trùng theo giới

Bệnh nhân
N
%

Nam
34
61,8

Nữ

21
38,2

Tổng số
55
100

P
>0,05

Bảng 12.: Chảy máu mũi do nhiễm trùng ở trẻ em và người lớn

Bệnh nhân

Trẻ em

Người lớn
101

Tổng số

P


N
50
5
55
<0,01
%

90,9
9,1
100
Qua bảng 11,12, chúng ta thấy CMM do nhiễm trùng ở trẻ em cao hơn người  
lớn (P<0,01), nhưng giữa 2 giới không có gì khác biệt (P>0,05). Như vậy phòng ngừa  
các bệnh nhiễm trùng cho trẻ em là hạn chế được CMM.

Bảng 13: Phân loại các bệnh nhiễm trùng gây chảy máu mũi

Bệnh nhân

Sốt xuất huyết 

Nhiễm trùng (B)

Nhiễm trùng

Tổng cộng

P: AB,BC,CA

(A)
khác  (C)
N
31
22
2
55
<0,01
%

56,4
40,0
3,6
100
Bệnh nhiễm trùng hàng đầu gây CMM là sốt xuất huyết (56,4%), thứ  2 là  
nhiễm trùng đường hô hấp (40,0%) các NT khác chỉ  3,6%, ( P<0,01). Vì vậy, phòng  
sốt xuất huyết và viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là hạn chế CMM do các bệnh NT 
gây nên.
Về chảy máu mũi do tăng huyết áp:
Có 14 trường hợp, 9 nam, 5 nữ, trung bình là 58,9 tuổi, (36­90 tuổi) Chỉ số HA  
trung bình tương đối cao: HA tối đa : HA tối thiểu là 186,4 / 117,1 mmHg.
Bảng 14: Chảy máu mũi vô căn theo tuổi và giới
Lứa T

<5

6­10

11­15

16­20

21­30

31­40

41­50

51­60


>60

T.số

Nam

0

1

0

1

1

3

1

2

2

11

Nữ

0


0

0

0

0

0

0

1

0

1

CMM vô căn chỉ 7,4%, nam là chủ yếu, trong 12 CMM vô căn chỉ 1 nữ..., phân  
bố ở nhiều lứa tuổi khác nhau, tự chảy tự cầm, hay tái phát, bệnh nhân coi thường ít  
đi khám trừ trường hợp nặng, các xét nghiệm không tìm được nguyên nhân.
Chảy máu mũi do các bệnh máu: có 7 (trẻ  em 5, người lớn 2, >60 tuổi), 5  
BN giảm tiểu cầu, 1 rối loạn chức năng tiểu cầu, như vậy các bệnh về tiểu cầu hay  
gây CMM hơn các bệnh thành mạch hoặc huyết tương. [6]
Do khối u:  Có 3 bệnh nhân; 1 nam 37 tuổi, 1 nam 69 tuổi (polype mũi), 1 
bệnh nhân nam 47 tuổi CMM sinh thiết kết quả  ung thư  tế bào gai vòm mũi họng, 
gửi điều trị tia xạ.
Chảy máu mũi do phẩu thuật:   2 bệnh nhân nữ;   cắt cuống mũi   + mổ 
xoang gây CMM ngày thứ 3 sau rút mèche mũi.
102



Bệnh chuyển hóa: Cả 2 BN đều bệnh lý gan, thận gây CMM nhẹ (1 nam 35 
tuổi suy thận mạn giai đoạn 4 do viêm cầu thận mạn, 1 nữ 42 tuổi suy gan thận cấp  
do nhiễm độc thai nghén)
Bảng 15:  Chảy máu mũi cần có sự can thiệp của thầy thuốc

Bệnh nhân

Có xử lý

Tự cầm máu

Tổng số

Số BN (n)

33

129

162

Tỷ lệ %

20,4

79,6

100


Qua bảng 15 chúng tôi thấy chỉ có 20,4 % cần có sự can thiệp của thầy thuốc,  
79,6% là tự cầm tự nhiên hoặc bệnh nhân tự điều trị. Những trường hợp có can thiệp  
của thầy thuốc chủ  yếu là nhét mèche mũi trước, mũi sau, đặt thuốc  ở  điểm mạch  
đang chảy, truyền máu tươi..., không có sự can thiệp nặng nề như thắt động mạch.
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 162 BN bị  CMM vào khám và điều trị  tai BVTW Huế  trong 
thời gian 6 tháng, chúng tôi có một số kết luận:
­ CMM là cấp cứu phổ biến, chiếm gần 10% BN khám và điều trị TMH.
­ CMM ở nam (72,8%) nhiều hơn nữ (27,2%) nhất là ở người lớn (P<0,01)
­ Tần suất trẻ em (0,014) CMM cao hơn người lớn (0,009), nhưng người lớn  
(62,3%) CMM vào khám và điều trị cao hơn trẻ em (37,7%) (P<0,01)
­ CMM thường gặp  ở  trẻ  em và người trẻ: <40 tuổi (77,1%) đặc biệt <10 
tuổi (29,6%) và 21­30 tuổi (21%).
­ BN bị CMM là thành phố (53,7%) vào điều trị cao hơn ở nông thôn. P<0,01
­ Nghề nghiệp hay CMM là lao động nặng (42,6%)
­ Nguyên   nhân   hàng   đầu   gây   CMM   là   chấn   thương   (41,1%),   gặp   ở   nam  
(86,6%) nhiều hơn nữ, người lớn (92,5%) nhiều hơn trẻ em (P<0,01), nhất  
là lứa tuổi 21­30 (43,3%), doTNGT (67,2%) và tổn thương tại mũi (97%).
­ Nhiễm trùng gây CMM   đứng hàng thứ  2, không khác nhau giữa 2 giới,  
nhưng trẻ  em (90,9%) nhiều hơn hẳn người lớn (P<0,01), nhất là  ở  <10  
tuổi (73,7%), thường do sốt xuất huyết (56,4%), nhiễm trùng hô hấp (40%).
­ CMM do tăng huyết áp gặp ở tuổi >60 (50%) chỉ số HA tối đa và tối thiểu  
khá cao (186,4 / 117,1 mm Hg).
TÀI LIỆU THAM KHẢO

103


1. Boies L.R, Hilger J.A. Priest R.FE: Fundamentals of Otolaryngology, A textbook of Ear, 

Nose & Throat Diseases W.B Sauders Company, E 4 th 1964; 303­309.
2.

Les Cahiers d’ORL, N18, N16, 234­237(1993) 

3. Nguyễn Văn Đức. Ngưng bệnh thông thường về mũi xoang, NXB Y học; 36­39 (1970)
4. Ngô Ngọc Liễn. Giản yếu TMH tập 2, Mũi xoang, NXB Y học, 56­67 (1997).
5. Rouquet E. Garci D., Kosswki M. Traitement des Epitaxis, e’tude rétrospective de100 cas 
6. Portmann M. Precisd’ORL  Masson; 173 ­183 ­191,193 (1982). 
7. Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Mạnh Nhân. Công tác cấp cứu TNGT tại Bệnh viện Việt Đức.  Tập 
san  ngoại khoa, tập 33,  số 6.98; 1­5.

8. Strome M. Differential diagnosis in pediatric Otolarynology little, Brown Company, Boston 
E2 N1, 174­175; 216, 241, 256 (1975).

9. Võ Tấn.  TMH thực hành tập I.  NXB Y học Chi nhánh TP. HCM .29 ­36, 58 ­ 64, 72 (1994)
10. Nguyễn Tư  Thế. So sánh cấp cứu TMH trẻ  em điều trị  nội trú giữa BV Huế  và BV Aue  
(CHLB Đức) Y học thực hành. Kỷ yếu Hội nghị Nhi khoa miền Trung lần 4. Bộ Y tế, .217­
221 (1997).

11. Dương Đình Thiện. Dịch tễ học lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, 14­15 (1997)
12. Tống Văn Xuân.  Tình hình bệnh nhân bị  TNGT được cấp cứu tại phòng khám đa khoa ­  
BVTW Huế (4/1994 ­ 3/1005) Tập san NCKH số 5 (1995)

TÓM TẮT
Qua nghiên cứu 162 BN bị CMM vào khám và điều trị tại BVTW Huế trong thời gian  
6 tháng, chúng tôi có một số kết luận:

­


CMM là cấp cứu phổ biến, chiếm gần 10% bệnh nhân khám và điều trị TMH.

­

CMM ở nam (72,8%) nhiều hơn nữ (27,2%) nhất là ở người lớn.(P<0,01)

­

Tần   suất   trẻ   em   (0,014)   CMM   cao   hơn   người   lớn   (0,009),   nhưng   người   l ớn  
(62,3%) CMM vào khám và điều trị cao hơn trẻ em (37,7%). (P<0,01)

­

CMM thường gặp  ở  trẻ  em và người trẻ:  <40 tuổi (77,1%) đặc biệt  <10 tuổi  
(29,6%) và 21­30 tuổi (21%).

­

Bệnh nhân bị CMM ở thành phố (53,7%) vào điều trị cao hơn ở nông thôn P<0,01

­

Nghề nghiệp hay CMM là lao động nặng (42,6%)

104


­

Nguyên nhân hàng đầu gây CMM là chấn thương (41,1%), gặp  ở  nam (86,6%)  

nhiều hơn nữ, người lớn (92,5%) nhiều hơn trẻ em (P<0,01), nhất là lứa tuổi 21­
30 (43,3%) do TNGT (67,2%), và tổn thương tại mũi (97%).

­

Nhiễm trùng gây CMM đứng hàng thứ 2, không khác nhau giữa 2 giới, nhưng trẻ  
em (90,9%) nhiều hơn hẳn người lớn (P<0,01) nhất là <10 tuổi (73,7%), thường  
do sốt xuất huyết (56,4%), nhiễm trùng hô hấp (40%).

­

CMM do tăng huyết áp gặp ở tuổi >60 (50%) chỉ số HA tối đa và tối thiểu khá cao  
(186,4 / 117,1 mm Hg).

105


A STUDY ON  EPIDEMIOLOGY AND THE NOSE BLEEDING CAUSE
  OF 162 PATIENTS EXAMINED AND TREATED 
AT HUE CENTRAL  HOSPITAL
Nguyen Tu The
College of Medicine, Hue University

SUMMARY
Through a study of 162 nose bleeding patients examined and treated at Hue Central hospital  
during the time of 6 months, some results are evaluated as follows: 
Nose bleeding is a popular and urgent treatment, taking nearly 10% of ENT patients 
The rate of nose bleeding in men especially adults is higher than in women (Men: 72,8%, women:  
27,2%)
The frequency of nose bleeding children is 0,005 higher than   the adults while the rate of nose  

bleeding   children   examined   and  treated   at   hospital   is   24,6%   lower   than  the   adults  (adults:   62,3%,  
children: 37,7%)
Children and the young under 40 years old (77,1%)   often get nose bleeding, especially those  
under 10 years old (29,6%) and from 21 ­ 30 years old (21%)
The rate of patients with nose bleeding treatment in city is higher than those in countryside.
Nose bleeding often happens for those having a hard work
A trauma is the first cause of nose bleeding (41.1%). Men: 86.6%, women: 13.4%, adults: 92.5%,  
children:  7.5% (P<0,01)  especially  from  the  age of  21 to 30 : 43,3%  and 67.2% caused  by traffic  
accidents, 97% by injuries of nose.
­An infection is the second nose bleeding cause. It has no difference between 2 sexes, but nose  
bleeding children (90,9%) is much higher than adults (P<0,01), especially those under 10 years old  
(73,7%), petechial fever: 56,4%, respiratory infection: 40%

106



×