Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giá trị của cộng hưởng từ tưới máu trong chẩn đoán mức độ ác tính của u thần kinh đệm trước phẫu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TƯỚI MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN
MỨC ĐỘ ÁC TÍNH CỦA U THẦN KINH ĐỆM TRƯỚC PHẪU THUẬT
Nguyễn Duy Hùng1, Phạm Chu Hoàng2, Bùi Văn Giang1, Đồng Văn Hệ2
1

Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Việt Đức

Nghiên cứu tiến cứu được tiến hành với mục tiêu đánh giá giá trị của cộng hưởng từ tưới máu trong chẩn
đoán xác định mức độ ác tính của u thần kinh đệm trước phẫu thuật. Từ tháng 01/2015 đến 03/2016, 44
trường hợp u não được chụp cộng hưởng từ thường quy và cộng hưởng từ tưới máu, được phẫu thuật hoặc
sinh thiết và có kết quả mô bệnh học là u thần kinh đệm tại Bệnh viện Việt Đức. Kết quả mô bệnh học có 24
u thần kinh đệm bậc cao và 20 u bậc thấp. Nhóm u bậc cao và bậc thấp có chỉ số rCBV trung bình lần lượt
là 2,82 ± 3,23 và 5,63 ± 2,45, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Điểm cắt rCBV = 2,596 có độ
nhạy 91,7%, độ đặc hiệu 70%, giá trị dự báo dương tính 78,6% và giá trị dự báo âm tính 87,5%. Cộng
hưởng từ tưới máu có giá trị trong chẩn đoán bậc của u thần kinh đệm trước phẫu thuật.
Từ khoá: phân bậc u thần kinh đệm, cộng hưởng từ tưới máu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
phạm, bị giới hạn bởi số lượng mẫu sinh thiết,
U thần kinh đệm là u nguyên phát nội sọ
hay gặp nhất ở người lớn với mức độ ác
tính được xếp thành hai nhóm nhóm u bậc
thấp và nhóm u bậc cao theo mô bệnh học
[1]. Việc chẩn đoán chính xác bậc của u rất
có giá trị trong tiên lượng, lên kế hoạch điều
trị và theo dõi sau điều trị. Mặc dù nhiều tiến
bộ trong phẫu thuật, các hoá chất mới hay
các phương pháp xạ trị được áp dụng trong
điều trị u thần kinh đệm nhưng tiên lượng


sống với các u bậc cao không tốt, chỉ
khoảng 10% trường hợp u nguyên bào thần
kinh đệm sống trên 2 năm [2]. Hiện nay,
phân bậc u thần kinh đệm trên giải phẫu
bệnh dựa trên sinh thiết định vị u (stereotactic

vị trí sinh thiết.
Cộng hưởng từ thường quy (conventional
MR imaging) có tiêm chất tương phản được
coi là phương pháp hữu hiệu trong chẩn đoán
u não. Cộng hưởng từ từ lực cao 1.5T cho
các hình ảnh rõ nét về hình thái và vị trí giải
phẫu của khối u. Mặc dù vậy, khả năng chẩn
đoán và phân độ u thần kinh đệm của cộng
hưởng từ thường quy đôi khi không chính xác
với độ nhạy trong phân độ u thần kinh đệm từ
55,1% đến 83,3% [3; 4]. Sự ngấm thuốc
tương phản trên chuỗi xung T1W có thể do
khối u tăng sinh mạch hoặc do hàng rào máu
não bị phá huỷ, chính vì vậy không phản ánh
chính xác mức độ ác tính của u [2].

brain biopsy) hoặc phẫu thuật làm giảm tế
bào u (cytoreductive surgery), tuy nhiên, các
phương pháp này là các phương pháp xâm

Cộng hưởng từ tưới máu (Perfusion MRI)
đánh giá động học lần đi qua đầu tiên (first
pass technique) của thuốc tương phản ở
mạch máu, cung cấp các tham số vi dòng


Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Duy Hùng, Bộ môn Chẩn đoán
hình ảnh, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:

chảy ở não đã được ứng dụng trong chẩn
đoán hình ảnh thần kinh nhằm định hướng vị

Ngày nhận: 14/9/2016

trí sinh thiết, phân biệt vùng u thâm nhiễm và

Ngày được chấp thuận: 08/12/2016

vùng hoại tử sau xạ trị. Thêm vào đó, đây

94

TCNCYH 102 (4) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
cũng là phương pháp hữu hiệu giúp đánh giá

tố: (1) kích thước u > 5 cm, (2) hoại tử (3)

mức độ tăng sinh mạch của u và không bị ảnh

chảy máu trong u (4) vùng tăng tín hiệu trên


hưởng bởi sự phá vỡ hàng rào máu não với

FLAIR > 2 cm (5) hiệu ứng khối rõ (chèn ép

chỉ số chính được sử dụng là chỉ số thể tích

não thất, đè đẩy đường giữa > 5mm) (6)

máu não tương đối (rCBV - relative cerebral

ngấm thuốc sau tiêm. Các u có ngấm thuốc và

blood volume).

có một trong các tiêu chuẩn từ 1 - 5 hoặc các

Trên Thế giới đã có các nghiên cứu về giá

u không ngấm thuốc nhưng có 4/5 tiêu chuẩn

trị của chỉ số rCBV trong chẩn đoán bậc của u

được chẩn đoán là u bậc cao, ngược lại được

thần kinh đệm, tuy nhiên, các kết quả vẫn có

coi là u bậc thấp [8].

sự khác biệt do sự không tương đồng về đối


Chuỗi xung tưới máu được thực hiện trên

tượng và phương pháp nghiên cứu [2; 5; 7].

ảnh T2*, khảo sát động học thuốc tương phản

Chính vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành

với các chuỗi xung nhanh EPI, liều lượng

với mục tiêu đánh giá giá trị của cộng hưởng

thuốc tương phản 10ml, tốc độ tiêm thuốc

từ tưới máu trong chẩn đoán mức độ ác tính

5ml/s bằng bơm tiêm máy với đường truyền

của u thần kinh đệm trước phẫu thuật.

đặt ở nếp khuỷu và kim 18 - 20G, 20ml nước

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
44 bệnh nhân được phẫu thuật hoặc sinh
thiết, có kết quả mô bệnh học là u thần kinh
đệm, được chụp cộng hưởng từ 1.5T với các
chuỗi xung cộng hưởng từ cơ bản và chuỗi
xung tưới máu từ tháng 01/2015 đến tháng
03/2016 tại Bệnh viện Việt Đức.

2. Phương pháp
2.1. Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu mô tả
cắt ngang

muối sinh lý được tiêm với tốc độ 5ml/s sau
tiêm thuốc đối quang từ. Thông tin được xử lý
trên trạm làm việc của Philips hoặc Siemens
nhằm xác định vùng tăng tưới máu nhất của u
dựa trên hình ảnh bản đồ rCBV. Sau đó, 3
ROI (region of interest) diện tích khoảng 2 - 3
mm2 sẽ được đặt ở vùng này để xác định chỉ
số rCBV tối đa.
2.3. Phân tích số liệu
Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán
dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính trong
chẩn đoán bậc của u thần kinh đệm của cộng
hưởng từ thường quy được phân tích dựa

2.2. Quy trình nghiên cứu

trên kết quả mô bệnh học, trong đó, các u

Các bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ

được chẩn đoán bậc cao trên cả cộng hưởng

1.5T trên máy Ingenia, Philips hoặc Avanto,

từ và giải phẫu bệnh được coi là dương tính


Siemens. Các chuỗi xung thường quy được

thật, các u được chẩn đoán bậc thấp trên cả

áp dụng bao gồm axial T1W trước tiêm, axial

cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh được coi là

FLAIR, Diffusion, axial T2GE và 3D T1GE

âm tính thật. Đối với chỉ số rCBV, chúng tôi

được thực hiện sau khi chụp chuỗi xung tưới

xác định chỉ số trung bình của các nhóm u

máu. Một bác sỹ chẩn đoán hình ảnh đọc kết

bậc thấp, bậc cao và đánh giá sự khác biệt

quả cộng hưởng từ thường quy, không được

giữa các nhóm này dựa trên thuật toán Mann

cung cấp dữ liệu của cộng hưởng từ tưới

Whitney, (p < 0,001). Đường cong ROC

máu, chẩn đoán bậc của u dựa trên các yếu


được sử dụng để đánh giá mối liên hệ giữa

TCNCYH 102 (4) - 2016

95


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
chỉ số rCBV với bậc của u và để xác định

giới (WHO) năm 2007, với nhóm tuổi trung

điểm cắt có diện tích dưới đường cong lớn

niên (40 - 60 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất 43,3%

nhất. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị

(19/44 trường hợp).

chẩn đoán dương tính và giá trị chẩn đoán âm
tính trong chẩn đoán phân biệt u thần kinh
đệm bậc cao và bậc thấp của chỉ số rCBV tại
điểm cắt.

Trên cộng hưởng từ thường quy, các u
thần kinh đệm bậc cao có giới hạn không rõ
(22/24 trường hợp), tín hiệu hỗn hợp trên cả
T1W và T2W (16/24), có hoại tử trong u
(22/24), có hiệu ứng khối rõ (24/24 trường


2.4. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 23.0

hợp có chèn ép não thất, và đè đẩy đường
giữa, trong đó 83,3% đè đẩy đường giữa độ II

3. Đạo đức nghiên cứu

từ 5 - 10 mm), xâm lấn thể chai 21/24 trường

Nghiên cứu tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn

hợp, xâm lấn vỏ não 19/24. Tất cả các u bậc

về đạo đức trong nghiên cứu y sinh, bệnh

cao đều ngấm thuốc mạnh với 14/24 u ngấm

nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu, các

không đều và 8/24 u ngấm thuốc dạng viền.

thông tin được giữ bí mật. Các dữ liệu thu

Các u bậc thấp có giới hạn rõ (17/20), 5

thập được chỉ được sử dụng cho mục đích

trường hợp có chảy máu, 9 trường hợp hoại


nghiên cứu, nâng cao khả năng chẩn đoán

tử trong u, xâm lấn thể chai gặp trong 22,2%,

cho người bệnh.

có 7 trường hợp ngấm thuốc ít và 8 trường
hợp ngấm thuốc không đều sau tiêm.Độ nhạy,

III. KẾT QUẢ

độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị

Trong số 44 bệnh nhân nghiên cứu có 24 u

dự báo âm tính của cộng hưởng từ thường

thần kinh đệm bậc cao (11 u bậc III và 13 u

quy trong chẩn đoán bậc của u thần kinh đệm

bậc IV), 20 u thần kinh đệm bậc thấp trên mô

so với giải phẫu bệnh lần lượt là 70,83%;

bệnh học theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế

25%; 53,13% và 41,67%.


Bảng 1. Giá trị chẩn đoán bậc của u thần kinh đệm trên cộng hưởng từ thường quy
Giải phẫu bệnh
Cộng hưởng từ thường quy

Cao

Thấp

Tổng

Cao

17

15

32

Thấp

7

5

12

Tổng

24


20

44

Trên cộng hưởng từ tưới máu, tất cả các u thuộc nhóm bậc cao đều ngấm thuốc và tăng tưới
máu trên bản đồ rCBV, tuy nhiên có 4 trường hợp vị trí ngấm thuốc và vị trí tăng sinh mạch không
tương ứng với nhau. Ở nhóm bậc thấp, trong 9 trường hợp ngấm thuốc không đều sau tiêm có 3
trường hợp không có hình ảnh tăng sinh mạch trên chuỗi xung tưới máu. Nhóm u thần kinh đệm
bậc cao có chỉ số rCBV dao động từ 1,5 - 14 và từ 0,71 - 4 đối với nhóm u thần kinh đệm bậc

96

TCNCYH 102 (4) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thấp. rCBV trung bình của nhóm u thần kinh đệm bậc thấp là 2,82 ± 3,23 và của nhóm u thần kinh
đệm bậc cao là 5,63 ± 2,45, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,001, Mann
Whitney test). Điểm cắt rCBV = 2,956 có khả năng chẩn đoán phân biệt hai nhóm u thần kinh
đệm bậc thấp và bậc cao với độ nhạy là 91,7%, độ đặc hiệu 70%, giá trị dự báo dương tính
78,6% và giá trị dự báo âm tính 87,5%.
Bảng 2. Mối liên quan giữa bậc của u, tính chất ngấm thuốc và chỉ số rCBV
Giải
phẫu bệnh

n

Ngấm thuốc T1
9


rCBV

Tăng
tưới máu

Giá trị

Trung bình

6

0,71 - 4

2,82 ± 3,23

Bậc thấp
Bậc I

20
3

1,32 ± 0,65

Bậc II

17

3,08 ± 3,44

Bậc cao


24

Bậc III

11

Bậc IV

13

24

24

1,5 - 14

5,63 ± 2,45
4,73 ± 2,40

6,69 ± 2,14

Hình 1. Đường cong ROC tại điểm cắt rCBV = 2,956

IV. BÀN LUẬN

của khối được chẩn đoán dựa trên các yếu tố

U thần kinh đệm là u nội sọ nguyên phát


như nhân quái, hoạt động phân bào, sự tăng

hay gặp nhất, trong đó u nguyên bào thần kinh

sinh mạch máu và hoại tử, trong đó 2 yếu tố

đệm (Glioblastoma) chiếm tỷ lệ cao nhất và

cuối có thể được đánh giá dựa trên chẩn đoán

tuổi cao là một yếu tố tiên lượng không tốt của

hình ảnh. Hoại tử trong u có thể dễ dàng được

bệnh[2]. Trên giải phẫu bệnh, mức độ ác tính

chẩn đoán trên cộng hưởng từ thường quy là

TCNCYH 102 (4) - 2016

97


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
vùng tăng tín hiệu hơn so với dịch não tuỷ trên
cả T1W và FLAIR, không ngấm thuốc sau
tiêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn

nhóm u bậc thấp là 2,82 ± 3,23 và 5,63 ± 2,45
đối với nhóm u bậc cao, sự khác biệt giữa 2


nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Điều

khó chẩn đoán phân biệt với thành phần nang

này cho phép chúng tôi tiến hành xác định

trong u. Hình ảnh khối u ngấm thuốc sau tiêm

điểm cắt của chỉ số rCBV để phân biệt giữa

trên T1 phản ánh tình trạng tổn thương của

nhóm u thần kinh đệm bậc cao và bậc thấp.

hàng rào máu não, có hoặc không đi kèm với

Với điểm cắt của chỉ số rCBV là 2,956 cho độ

sự tăng sinh mạch trong khối. Thông thường,

nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương

các khối u thần kinh đệm bậc cao ngấm thuốc

tính, giá trị chẩn đoán âm tính lần lượt là

không đều hoặc ngấm viền, các u bậc thấp

91,7%; 70%; 78,6% và 87,5%. Một nghiên


không ngấm thuốc hoặc ngấm ít sau tiêm.

cứu đã sử dụng ngưỡng rCBV là 1,5 trên 32

Mặc dù vậy, các nghiên cứu đã cho thấy các u

bệnh nhân cho độ nhạy 100% và độ đặc hiệu

bậc cao không nhất thiết phải ngấm thuốc trên

69% [10]. Tác giả lấy ngưỡng 1,75 cho độ

T1 sau tiêm và một vài các u bậc thấp có thể

nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 95% và 57,5%

ngấm thuốc sau tiêm [5; 6; 9; 10]. Trong

[2]. Trong nhiều nghiên cứu các tác giả lựa

nghiên cứu của chúng tôi, có 9/20 trường hợp

chọn ngưỡng rCBV từ 2,93 đến 3,34 cho độ

u thần kinh đệm bậc thấp có ngấm thuốc sau

nhạy từ 79% - 100% và độ đặc hiệu 83,3%

tiêm, trong đó có 7 trường hợp ngấm thuốc


đến 100% trong chẩn đoán phân biệt u thần

không đều, thêm vào đó có 3 trường hợp có

kinh đệm bậc thấp và bậc cao [12 - 15].

ngấm thuốc nhưng không có tăng sinh mạch

Chúng tôi thấy rằng độ đặc hiệu bị giảm dẫn

trên chuỗi xung tưới máu. Ngoài ra, các

đến nhầm lẫn chẩn đoán u bậc thấp thành u

nghiên cứu cũng cho thấy độ nhạy, độ đặc

bậc cao khi ngưỡng rCBV giảm, tuy nhiên, độ

hiệu của cộng hưởng từ thường quy trong

nhạy sẽ giảm khi ngưỡng rCBV tăng. Hai tác

chẩn đoán bậc của u thần kinh đệm không

giả khác sử dụng ngưỡng rCBV thấp cho thấy

cao, như trong một nghiên cứu, lần lượt là

có từ 33 - 36% các u thần kinh đệm bậc thấp


72,5% và 65,0% hay trong nghiên cứu của

khó xác định bậc trên cộng hưởng từ [2; 5].

chúng tôi là 70,83% và 25%. Chính vì vậy,

Việc định hướng bậc của u thần kinh đệm

cộng hưởng từ thường quy chưa đủ khả năng

trước phẫu thuật có ý nghĩa quan trọng, bởi

để đánh giá bậc của u thần kinh đệm và việc

mặc dù kết quả sinh thiết tức thì là lành tính

kết hợp với cộng hưởng từ tưới máu là cần

nhưng hình ảnh trên cắt lớp vi tính hay cộng

thiết để nâng cao khả năng chẩn đoán.

hưởng từ hướng đến u bậc cao thì vẫn điều trị

Mối liên quan giữa bậc của u trên giải phẫu

theo hướng ác tính. Cộng hưởng từ tưới máu

bệnh và chỉ số rCBV đã được công bố trên


có vai trò bổ trợ cộng hưởng từ thường quy

các nghiên cứu trước đây [2; 5; 6; 11; 12].

trong chẩn đoán bậc của u thần kinh đệm.

Trong các nghiên cứu này, chỉ số rCBV trung

Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng điểm cắt

bình của nhóm u bậc cao dao động từ 3,64

rCBV là 2,956, có hai trường hợp u thần kinh

đến 7,32, nhóm u bậc thấp từ 0,11 đến 2,14

đệm bậc III và bậc IV có hình ảnh ngấm thuốc

và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2

ít sau tiêm nhưng có chỉ số rCBV lần lượt là

nhóm này. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho

6,77 và 2,96, như vậy cộng hưởng từ tưới

kết quả tương tự, chỉ số rCBV trung bình của

máu giúp định hướng u bậc cao chính xác


98

TCNCYH 102 (4) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
hơn. Ngược lại, có hai u bậc thấp bậc I và bậc

mass lesions. Neuroradiology, 44(5), 371 - 381.

II, hình ảnh giống u bậc cao trên cộng hưởng

5. Knopp, E.A (1999). Glial neoplasms:
dynamic contrast-enhanced T2*-weighted MR

từ thường quy, hoại tử, ngấm thuốc mạnh sau

cũng có 2 trường hợp u bậc II nhưng ngấm

imaging. Radiology, 211(3), 791 - 798.
6. Aronen, H.J., J. Perkio (2002). Dynamic susceptibility contrast MRI of gliomas.

thuốc không đều sau tiêm và có chỉ số rCBV >

Neuroimaging Clin N Am, 12(4), 501 - 523.

3 dẫn đến chẩn đoán u bậc cao trên cộng
hưởng từ.


7. Hakyemez, B (2005). High-grade and
low-grade gliomas: differentiation by using

V. KẾT LUẬN

perfusion MR imaging. Clin Radiol, 60(4),
493 - 502.

tiêm nhưng có rCBV thấp lần lượt là 2 và
2,25. Mặc dù vậy trong nghiên cứu chúng tôi

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cộng
hưởng từ thường quy hạn chế phân biệt u
thần kinh đệm bậc thấp và bậc cao. Cộng
hưởng từ tưới máu với chỉ số rCBV là phương
pháp dễ áp dụng và có giá trị trong chẩn đoán
bậc của u thần kinh đệm trước phẫu thuật.

Lời cám ơn

8. Zou, Q.G (2011). In the assessment of
supratentorial glioma grade: the combined role
of multivoxel proton MR spectroscopy and
diffusion tensor imaging. Clin Radiol, 66(10),
953 - 960.
9. Le Bas, J.F (2005). Perfusion MR imaging for initial diagnosis and follow-up of brain
tumors. Neurochirurgie, 51(3-4 Pt 2), 287 - 298.

Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cám ơn


10. Lev, M.H (2004). Glial tumor grading
and outcome prediction using dynamic spin-

Ban lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức đã cho phép

echo MR susceptibility mapping compared

và hỗ trợ chúng tôi triển khai nghiên cứu này

with conventional contrast-enhanced MR: confounding effect of elevated rCBV of oligoden-

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brunetti, A (1996). Functional characterization of brain tumors: an overview of the
potential clinical value. Nucl Med Biol, 23(6),
699 - 715.
2. Law, M (2003). Glioma grading: sensitivity, specificity and predictive values of perfusion MR imaging and proton MR spectroscopic imaging compared with conventional

drogliomas [corrected]. AJNR Am J Neuroradiol, 25(2), 214 - 221.
11. Sugahara, T (2001). Perfusionsensitive MR imaging of gliomas: comparison
between gradient-echo and spin-echo echoplanar imaging techniques. AJNR Am J Neuroradiol, 22(7), 1306 - 1315.
12. Shin, J.H (2002). Using relative cerebral blood flow and volume to evaluate the

MR imaging. AJNR Am J Neuroradiol, 24(10),
1989 - 1998.

histopathologic grade of cerebral gliomas: pre-

3. Dean, B.L (1990). Gliomas: classification with MR imaging. Radiology, 174(2),
411 - 415.


(3), 783 - 789.

4. Moller-Hartmann, W (2002). Clinical
application of proton magnetic resonance
spectroscopy in the diagnosis of intracranial

diology, 55(5), 603 - 613.
14. Jain, K.K (2015). Prospective glioma
grading using single-dose dynamic contrast-

TCNCYH 102 (4) - 2016

liminary results. AJR Am J Roentgenol, 179
13. Roy, B (2013). Utility of multiparametric
3-T MRI for glioma characterization. Neurora-

99


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
enhanced perfusion MRI. Clin Radiol, 70(10),
1128 - 1235.
15. Aprile, I (2015). High- and low-grade
glioma differentiation: the role of percentage

signal recovery evaluation in MR dynamic susceptibility contrast imaging. Radiol Med, 120
(10), 967 - 974.

Summary
VALUE OF PERFUSION MRI IN PREOPERATIVE GLIOMA GRADING

The objective of this study was to describe the value of Perfusion MR Imaging in predicting
preoperative glioma grading. Between 01/2015 and 03/2016, a descriptive cross-sectional study
involved 44 patients (24 high - grade glioma and 20 low - grade glioma cases) underwent
preoperative conventional MR Imaging, Perfusion MR Imaging and histopathologically determined
gliomas after stereotactic biopsy or partial resection. Relative cerebral blood volume (rCBV) was
calculated and compared with histological results. rCBV ratio was measured as 2.82 ± 3.23 and
5.63 ± 2.45 in low-grade and high - grade gliomas, respectively. The rCBV ratio from high - grade
gliomas was statistically different from those of low-grade gliomas (p < 0.001). The cut - off value
was taken as 2.956 in the rCBV ratio provided sensitivity, specificity, PPV and NPV of 91.7%;
70%; 78.6% and 87.5, respectively. In conclusion, Perfusion MRI is useful in the preoperative
assessment of the histopathological grade of gliomas.
Keywords: glioma grading, Perfusion MR Imaging.

100

TCNCYH 102 (4) - 2016



×