Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hình ảnh lâm sàng và thông tin dịch não tuỷ ở bệnh nhân viêm màng não do cryptococcus neoformans có hay không có nhiễm HIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.36 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

HÌNH ẢNH LÂM SÀNG VÀ THÔNG TIN DỊCH NÃO TUỶ  
Ở BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO DO CRYPTOCOCCUS NEOFORMANS 
CÓ HAY KHÔNG CÓ NHIỄM HIV 
Lê Tự Phương Thảo*, Nguyễn Huy Dũng**, Nguyễn Thanh Hiệp*, Nguyễn Hữu Lân** 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Tỷ lệ mắc viêm màng não do Cryptococcus neoformans tăng lên trong những năm gần đây, cả 
ở người HIV dương tính và âm tính. Hiện có ít báo cáo về bệnh viêm màng não do Cryptococcus neoformans ở 
bệnh nhân Việt Nam có hoặc không có nhiễm HIV. 
Mục  tiêu:  Mô  tả  hình  ảnh  lâm  sàng  và  thông  tin  dịch  não  tủy  ở  bệnh  nhân  bị  viêm  màng  não  do 
Cryptococcus neoformans có hoặc không có nhiễm HIV.  
Chất liệu và phương pháp: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu loạt lâm sàng trên những bệnh nhân bị viêm 
màng não do Cryptococcus neoformans đồng ý làm xét nghiệm HIV, tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ năm 
2007 đến năm 2013. 
Kết quả: 85 bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não do Cryptococcus neoformans, dựa trên kết quả soi 
và/hoặc cấy dịch não tủy tìm thấy Cryptococcus neoformans. Triệu chứng viêm màng não/viêm não‐màng não 
thường  gặp  nhất  là  đau  đầu  (80%),  buồn  nôn  hoặc  nôn  (51,76%),  thay  đổi  ý  thức  từ  lú  lẫn  đến  hôn  mê 
(22,35%), cổ gượng (20%). Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng này không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 
bệnh nhân HIV dương tính và nhóm bệnh nhân HIV âm tính. Sốt rất ít gặp ở nhóm bệnh nhân HIV dương tính 
so với nhóm bệnh nhân HIV âm tính (45,45% so với 78,95%; p < 0,02). Bệnh nhân HIV dương tính có số lượng 
bạch cầu dịch não tủy (5 tế bào/μL so với 78 tế bào/μL; p < 0,0001), lượng protein dịch não tủy (0,30 ± 0,23 g/L 
so với 0,71 ± 0,58; p < 0,0001) thấp hơn và tỷ lệ tế bào lympho trong dịch não tủy (99 ± 6%, so với 79 ± 32%; p 
< 0,0001), lượng chloride dịch não tuỷ (113,79 ± 7 vs. 110,06 ± 6,4; p < 0,03) theo thứ tự cao hơn so với bệnh 
nhân HIV âm tính.  
Kết  luận: Nghiên cứu này chứng minh viêm màng não do Cryptococcus có thể xảy ra ở bệnh nhân HIV 
dương tính hoặc bệnh nhân không có bệnh nền rõ ràng. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu, sốt, buồn 
nôn hoặc nôn. Xét nghiệm dịch não tuỷ (lượng protein, lượng chloride, số lượng tế bào bạch cầu, tỷ lệ tế bào 


lymphô) có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân có hay không có nhiễm HIV. 
Từ  khóa:  viêm  màng  não  do  Cryptococcus  neoformans,  vi rút gây  suy  giảm  miễn  dịch  mắc  phải ở 
người.  
ABSTRACT 
CLINICAL SPECTRUM AND CEREBROSPINAL FLUID DATA IN CRYPTOCOCCUS NEOFORMANS 
MENINGITIS IN PATIENTS WITH OR WITHOUT HIV. 
Le Tu Phuong Thao, Nguyen Huy Dung, Nguyen Thanh Hiep, Nguyen Huu Lan   
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 214 ‐ 220 
Background: The incidence of Cryptococcus neoformans meningitis has increased in recent years, both in 
human immunodeficiency virus (HIV) positive and negative patients. There are scanty reports of Cryptococcus 
neoformans meningitis (CNM) in Vietnamese patients with or without HIV. 
Objective: To describe the clinical spectrum and cerebrospinal fluid variations in cryptococcus neoformans 
meningitis in patients with or without HIV. 
* Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh.  ** BV Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh. 

Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Hữu Lân 

214

Email:   

 ĐT: 0913185885 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học


Materials  and  Methods: We performed a case series study at Pham Ngoc Thach hospital from 2007 to 
2013 on Cryptococcus neoformans meningitis Vietnamese patients who agreed for HIV testing.  
Results: Eighty five patients were diagnosed of CNM, based on cerebrospinal fluid (CSF) microscopy and/or 
culture. The most common meningitis/meningoencephalitis symptoms are headache (80%), nausea or vom‐
iting (51.76%), altered consciousness ranging from confusion to a comatose state (22.35%), neck stiffness (20%). 
These  symptoms  are  not  statistically  significant  between  HIV  positive  and  HIV  negative.  Fever  is  much  less 
observed in HIV‐positive patients than in HIV‐negative patients (45.45% vs. 78.95%, p < 0.02). HIV‐positive 
patients have lower CSF white blood cell count (5 cell/μL vs. 78 cell/μL; p < 0,0001), CSF protein level (0.30 ± 
0.23 g/L vs. 0.71 ± 0.58; p < 0.0001) and a higher CSF relative lymphocyte count (99 ± 6 % vs. 79 ± 32 %; p < 
0.0001), CFS chloride level (113.79 ± 7 vs. 110.06 ± 6.4 respectively; p < 0.03) than the HIV‐negative patients.  
Conclusion: This study demonstrated that Cryptococcal meningitis can occur in patients with HIV positive 
or without any apparent underlying diseases. The most common symptoms were headache, fever and nausea or 
vomiting.  CSF  examinations  (protein  level,  white  blood  cell  count,  relative  lymphocyte  count)  did  show 
significant differences between the patients with and without HIV. 
Key words: Cryptococcal neoformans meningitis, Human immunodeficiency virus (HIV). 
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhằm rút kinh 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
nghiệm chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời giúp cải 
Cryptococcosis  là  bệnh  do  nhiễm  nấm 
thiện tiên lượng, giảm tử vong cho bệnh nhân. 
Cryptococcus  neoformans  xâm  lấn  gây  nên,  bệnh 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
xảy ra trên khắp thế giới, với hình thức gây bệnh 
từ  xâm  lấn  phổi  không  triệu  chứng  đến  viêm 
Chúng  tôi  thực  hiện  nghiên  cứu  mô  tả  loạt 
não‐màng não đe dọa tính mạng bệnh nhân, gây 
lâm  sàng  các  trường  hợp  bệnh  nhân  nhập  viện 
tử  vong  cao(7,13).  Cryptococcus  xảy  ra  ở  người  bị 
tại  bệnh  viện  Phạm  Ngọc  Thạch  từ  tháng  01‐
suy  giảm  miễn  dịch  do  một  trong  những 

2007  đến  tháng  5‐2013,  đồng  ý  làm  xét  nghiệm 
nguyên  nhân  như  nhiễm  HIV,  điều  trị 
chẩn  đoán  HIV,  có  chẩn  đoán  xác  định  viêm 
glucocorticoid kéo dài, cấy ghép nội tạng, bệnh 
màng  não  do  Cryptococcus  neoformans  dựa  vào 
ác  tính,  bệnh  sarcoidosis,  và  ở  người  có  miễn 
xét  nghiệm  tìm  thấy  nang  nấm  Cryptococcus 
dịch hoàn chỉnh không có bất kỳ bệnh lý nền rõ 
neoformans trên tiêu bản soi dịch não tủy nhuộm 
(7)
ràng .  Có  những  bàn  cãi  về  điều  trị  viêm  não 
mực tàu hoặc dựa vào xét nghiệm tìm thấy nấm 
màng não do Cryptococcus ở 3 nhóm bệnh nhân 
hạt men mọc trên môi trường Sabouraud ở nhiệt 
nguy  cơ:  (1)  người  nhiễm  HIV,  (2)  người  được 
độ phòng và ở nhiệt độ 370C, kèm với phản ứng 
ghép  tạng,  (3)  người  không  nhiễm  HIV  và 
urease dương tính, nếu soi âm tính.  
không  ghép  tạng.  Nhiễm  Cryptococcus  đặt  ra 
Tất cả bệnh nhân đều được ghi nhận tiền sử 
nhiều khó khăn, thách thức trong tiếp cận chẩn 
bệnh tật, bệnh lý đi kèm tại thời điểm nhập viện, 
đoán và điều trị do có ít phát triển thuốc mới, ít 
triệu  chứng  lâm  sàng,  chụp  X‐quang  phổi  qui 
nghiên cứu về bệnh này trong thời gian gần đây. 
ước,  xét  nghiệm  đàm  trực  tiếp  tìm  AFB,  xét 
Tuy nhiên, nếu chẩn đoán được thực hiện sớm, 
nghiệm glucose máu cùng lúc với chọc dò dịch 
nếu bác sĩ lâm sàng tuân thủ các nguyên tắc cơ 
não  tủy.  Lấy  máu  làm  xét  nghiệm  huyết  thanh 

bản của những hướng dẫn quản lý bệnh nhiễm 
chẩn đoán HIV.  
Cryptococcus của Hội Bệnh lý Nhiễm khuẩn Hoa 
Chọc  dò  dịch  não  tủy  nhận  định  màu  sắc 
kỳ năm 2010, nếu bệnh nền của bệnh nhân được 
và  làm  xét  nghiệm  glucose,  chloride,  protid, 
kiểm soát tốt, bệnh nhân nhiễm Cryptococcus có 
soi  trực  tiếp  tìm  AFB,  Cryptococcus neoformans, 
thể được điều trị thành công trong phần lớn các 
vi  khuẩn  không  lao,  số  lượng  và  tỷ  lệ  các 
trường  hợp(13).  Vì  vậy,  chúng  tôi  thực  hiện 
thành phần tế bào.  
nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định những 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

215


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Các số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa 
và  nhập  vào  máy  vi  tính,  sử  dụng  phần  mềm 
Stata 10 để xử lý. Thống kê mô tả bao gồm tỷ lệ, 
trung bình, trung vị của các biến số khác nhau. 
Chúng tôi sử dụng phép kiểm χ2 để so sánh tỷ lệ 
khác biệt cho các biến định tính. Sử dụng kiểm 
định  thống  kê  “Shapiro  test”  để  xác  định  giả 

thiết phân phối chuẩn của một biến số. Nếu biến 
số có phân phối chuẩn, sử dụng phép kiểm t với 
2 mẫu độc lập. Nếu biến số không có phân phối 
chuẩn,  sử  dụng  kiểm  định  Mann‐Whitney.  Tất 
cả các phương pháp kiểm định giả thuyết được 
thực hiện bằng cách sử dụng kiểm định hai bên. 
Ngưỡng ý nghĩa là 0,05 (p < 0,05) để chấp nhận 
hay bác bỏ giả thuyết thống kê.  

KẾT QUẢ 
Có  85  bệnh  nhân  viêm  màng  não  do 
Cryptococcus neoformans đủ tiêu chuẩn thu dung 
vào  nghiên  cứu,  bao  gồm  18  nữ,  67  nam,  tuổi 
trung  bình  31  ±  12  tuổi  (từ  1  tuổi  đến  71  tuổi, 
tuổi trung vị 29 tuổi). Tuổi trung bình của nữ là 
30 ± 16 tuổi (từ 1 tuổi đến 71 tuổi, tuổi trung vị 
28 tuổi). Tuổi trung bình của nam là 32 ± 11 tuổi 
(từ  1  tuổi  đến  64  tuổi,  tuổi  trung  vị  29  tuổi). 
Không  có  khác  biệt  theo  giới  tính  về  tuổi  của 
bệnh  nhân  nghiên  cứu  (p  >  0,3).  Có  66  bệnh 
nhân  nhiễm  HIV  với  tuổi  trung  bình  là  30  ±  8 
tuổi (từ 8 tuổi đến 60 tuổi, tuổi trung vị 28 tuổi). 
19 bệnh nhân HIV âm tính với tuổi trung bình là 
35 ± 21 tuổi (từ 1 tuổi đến 71 tuổi, tuổi trung vị 
42  tuổi).  Không  có  khác  biệt  về  tuổi  của  bệnh 
nhân  HIV  dương  tính  và  bệnh  nhân  HIV  âm 
tính (p > 0,1).  
Các  bệnh  lý  đi  kèm  đang  được  điều  trị  tại 
thời điểm nhập viện của  85  bệnh  nhân  bị  viêm 
màng não do Cryptococcus neoformans hoàn toàn 

liên quan đến lao, chủ yếu là lao phổi, nhưng chỉ 
có 3 bệnh nhân tìm được AFB trong xét nghiệm 
đàm soi trực tiếp (2 bệnh nhân HIV dương tính, 
1  bệnh  nhân  HIV  âm  tính).  Có  hai  trường  hợp 
lao hạch (1 bệnh nhân HIV dương tính, 1 bệnh 
nhân HIV âm tính) và một trường hợp lao màng 
phổi  (HIV  dương  tính)  có  chẩn  đoán  xác  định 
bằng  mô  học.  Các  bệnh  lý  đi  kèm  đang  được 

216

điều trị tại thời điểm nhập viện của  bệnh  nhân 
HIV  dương  tính  và  bệnh  nhân  HIV  âm  tính 
được trình bày trong bảng 1. 
Bảng 1: Bệnh lý đi kèm của bệnh nhân bị viêm màng 
não do Cryptococcus neoformans 
Triệu chứng lâm sàng
Lao phổi
Lao màng não
Lao phổi + lao màng não
Lao hạch
Lao màng phổi

HIV dương
(n = 66)
31
3
3
2
1


HIV âm
(n = 19)
4
2
0
0
0

Các  triệu  chứng  màng  não  thường  gặp  của 
85 bệnh nhân bị viêm màng não do Cryptococcus 
neoformans  là  đau  đầu  (80%,  68/85  bệnh  nhân), 
buồn  nôn,  nôn  (51,76%,  44/85  bệnh  nhân),  cổ 
gượng (20%, 17/85 bệnh nhân). Rối  loạn  ý  thức 
xuất  hiện  ở  22,35%  (19/85)  bệnh  nhân.  45/85 
(52,94%)  bệnh  nhân  có  triệu  chứng  sốt.  Triệu 
chứng lâm sàng của bệnh nhân HIV dương tính 
và bệnh nhân HIV âm tính được trình bày trong 
bảng 2. 
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng bệnh nhân bị viêm 
màng não do Cryptococcus neoformans 
Triệu chứng
lâm sàng
Sốt
Đau đầu
Buồn nôn, nôn
Cổ gượng
Rối loạn ý thức
Co giật
Mờ mắt

Chóng mặt
Ho
Đau ngực
Tiêu chảy
Khó thở

HIV dương
(n = 66)
30
56
35
15
14
6
2
0
13
1
1
0

HIV âm
(n = 19)
15
12
9
2
5
1
0

1
3
1
0
1

p
< 0,02
> 0,05
> 0,7
> 0,3
> 0,6
=1

=1
> 0,3

Dịch  não  tủy  của  bệnh  nhân  bị  viêm  màng 
não  do  Cryptococcus  neoformans  thường  có  màu 
trắng  trong  (chiếm  63,53%),  tiếp  đến  là  màu 
trắng  đục  (chiếm  32,94%),  trắng  hồng  (chiếm 
2,35%),  đỏ  (chiếm  1,18%);  chỉ  số  trung  bình 
glucose  máu  là  6  ±  1,39mmol/L  (từ  3  đến 
12,4mmol/L),  glucose  dịch  não  tủy  1,89  ± 
1,01mmol/L (từ 0,1 đến 4,2mmol/L), tỷ lệ glucose 
máu/glucose dịch não tủy là 0,33 ± 2 (từ 0,01 đến 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
0,8, trung vị 0,33), chloride dịch não tủy 112,97 ± 
7mmol/L  (từ  94  đến  126mmol/L),  protid  dịch 
não tủy 0,39 ± 0,38g/L (từ 0,08 đến 2,3g/L, trung 
vị 0,25g/L), số lượng bạch cầu dịch não tủy 153 ± 
667/mm3 (từ 2 đến 5760/mm3, trung vị là 5/mm3) 
với  83  (97,65%)  bệnh  nhân  có  tế  bào  lympho 
trong dịch não tủy, 10 (11,76%) bệnh nhân có tế 
bào thoái hóa trong dịch não tủy, 1 (1,18%) bệnh 
nhân  có  tế  bào  bạch  cầu  đa  nhân  trung  tính 
trong  dịch  não  tủy.  Trong  83  bệnh  nhân  có  tế 
bào  lympho  trong  dịch  não  tủy,  tỷ  lệ  tế  bào 
lympho  chiếm  94,66  ±  17,74%  (từ  20  đến  100%, 
trung  vị  100%).  Trong  10  bệnh  nhân  có  tế  bào 
thoái  hóa  trong  dịch  não  tủy,  tỷ  lệ  tế  bào  thoái 
hóa chiếm 51,5 ± 37,94% (từ 5 đến 100%, trung vị 
65%). Chỉ có 1 bệnh nhân có tế bào bạch cầu đa 
nhân trong dịch não tủy với tỷ lệ tế bào bạch cầu 
đa nhân trung tính là 80%.  
Màu  sắc,  giá  trị  trung  bình  của  glucose, 
chloride, protid, trung vị của số lượng bạch cầu, 
thành  phần  tế  bào  trong  dịch  não  tủy,  tỷ  lệ 
glucose  dịch  não  tủy/glucose  máu  của  bệnh 
nhân  HIV  dương  tính  và  bệnh  nhân  HIV  âm 
tính được trình bày trong bảng 3.  
Bảng 3: Màu sắc và kết quả xét nghiệm sinh hóa, tế 
bào dịch não tủy bệnh nhân bị viêm màng não do 
Cryptococcus neoformans. 
HIV dương HIV âm
p

(n = 66)
(n = 19)
+Màu sắc:
-Trắng trong
42
12
-Trắng đục
22
6
-Trắng hồng
2
0
-Đỏ
0
1
+Xét nghiệm sinh hóa:
Glucose (mmol/L)
1,93 ± 0,98 1,77 ± 1,11 > 0,5
Glucose dịch não tủy
0,34 ± 0,19 0,32 ± 0,23 > 0,5
Glucose máu
Chloride (mmol/L)
113,79 ± 7 110,06 ± 6,4 < 0,03
Protein (g/L)
0,30 ± 0,23 0,71 ± 0,58 <0,0001
+Xét nghiệm tế bào:
-Số lượng bạch cầu
5
78
< 0,0001

(/mm3)
-Tỷ lệ tế bào lympho
99 ± 6
79 ± 32
< 0,0001
(%)
(n = 65)
(n = 18)
-Tỷ lệ tế bào bạch cầu
n=0
80 (n = 1)
đa nhân trung tính (%)
> 0,9
-Tỷ lệ tế bào thoái hóa 15 (n = 3) 70 (n = 7)
Xét nghiệm

Xét nghiệm

Nghiên cứu Y học
HIV dương
(n = 66)

HIV âm
(n = 19)

p

(%)

BÀN LUẬN 

Nấm  Cryptococcus  có  nhiều  loài  nhưng  chủ 
yếu thường gặp loại Cryptococcus neoformans gây 
bệnh  Cryptococcosis,  còn  gọi  là  bệnh  nấm 
Blastomycose châu Âu. Bệnh này được nhà khoa 
học  Busse  và  Buschkle  phát  hiện  từ  năm  1892. 
Ngoài  nấm  Cryptococcus neoformans  thường  gây 
bệnh,  loài  nấm  Cryptococcs  albidus  và 
Cryptococcus laurentii cũng có khả năng gây bệnh 
nhưng ít gặp hơn. Nấm Cryptococcus neoformans 
là  loại  nấm  men.  Chúng  có  hai  chủng  loại  là 
Cryptococcus  neoformans  var.  neoformans  với  các 
type  huyết  thanh  A  và  D,  Cryptococcus 
neoformans var. gattii với các type huyết thanh B 
và C; có thể phân biệt bằng phản ứng sinh hoá 
hoặc kỹ thuật sinh học phân tử(9). Vị trí thường 
bị  nhiễm  khuẩn  Cryptococcus neoformans  nhất  là 
hệ  thần  kinh  trung  ương  và  phổi(8,11,12).  Nhiễm 
khuẩn xảy ra khi hít Cryptococcus neoformans vào 
đường hô hấp, lan tỏa trong máu và định vị tại 
hệ  thống  thần  kinh  trung  ương,  gây  ra  bệnh 
viêm  màng  não/  viêm  não‐màng  não(2,4).  Viêm 
màng  não  do  Cryptococcus  neoformans  gây  tử 
vong  nếu  không  điều  trị.  Vì  vậy,  yêu  cầu  phải 
nhận  diện,  chẩn  đoán  và  điều  trị  nhanh  chóng 
để giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, ngay tại Hàn 
quốc, sự hiểu biết về bệnh viêm màng não là ít 
và  người  ta  cũng  thực  hiện  những  nghiên  cứu 
đánh giá đặc điểm lâm sàng, kết quả xét nghiệm 
ban  đầu  khi  nhập  viện  của  bệnh  nhân  viêm 
màng  não  do  Cryptococcus  neoformans  ở  bệnh 

nhân có hay không có nhiễm HIV, để giúp chẩn 
đoán  nhanh  hơn,  chính  xác  hơn,  điều  trị  thích 
hợp và có kết quả tốt hơn(7). 
Mặc  dù  tỷ  lệ  mắc  bệnh  viêm  màng  não  do 
Cryptococcus  neoformans  đã  giảm  ở  bệnh  nhân 
HIV  đang  điều  trị  thuốc  kháng  siêu  vi  HIV, 
bệnh  nhiễm  khuẩn  do  Cryptococcus  neoformans 
vẫn  còn  là  nguyên  nhân  tử  vong  hàng  đầu  do 
HIV  tại  những  nước  đang  phát  triển(5).  Nhiễm 
khuẩn do Cryptococcus neoformans thường xảy ra 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

217


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

ở  những  bệnh  nhân  HIV  có  số  lượng  tế  bào 
lympho CD4 < 100 tế bào/μL(3,14). 
Trong  nghiên  cứu  của  Lee  S.J.  và  cộng  sự, 
tuổi của bệnh nhân rất đa dạng (từ 25 tuổi đến 
73  tuổi,  trung  vị  47,5  tuổi),  nam  giới  chiếm  ưu 
thế, đặc biệt trong nhóm bệnh nhân HIV dương 
tính  (7).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tuổi 
trung  bình  của  bệnh  nhân  viêm  màng  não  do 
Cryptococcus neoformans là 31 ± 12 tuổi (từ 1 tuổi 
đến 71 tuổi, trung vị 29 tuổi). Bệnh thường gặp ở 

nam giới với tỷ lệ nam:nữ là 67:18. Tỷ lệ nam:nữ 
trong nhóm bệnh nhân HIV dương tính là 54:12, 
trong nhóm bệnh nhân HIV âm tính là 13:6. Tuy 
nhiên,  khác  biệt  về  giới  tính  giữa  nhóm  bệnh 
nhân HIV dương tính và nhóm bệnh nhân HIV 
âm  tính  không  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p  >  0,2). 
Tuổi trung bình của nữ là 30 ± 16 tuổi (từ 1 tuổi 
đến 71 tuổi, trung vị 28 tuổi), của nam là 32 ± 11 
tuổi  (từ  1  tuổi  đến  64  tuổi,  trung  vị  29  tuổi). 
Không  có  khác  biệt  theo  giới  tính  về  tuổi  của 
bệnh nhân nghiên cứu (p > 0,3). Tuổi trung bình 
của  bệnh  nhân  HIV  dương  tính  bị  viêm  màng 
não do Cryptococcus neoformans là 30 ± 8 tuổi (từ 
8 tuổi đến 60 tuổi, trung vị 28 tuổi). Tuổi trung 
bình của bệnh nhân HIV âm tính bị viêm màng 
não do Cryptococcus neoformans là 35 ± 21 tuổi (từ 
1  tuổi  đến  71  tuổi,  trung  vị  42  tuổi).  Không  có 
khác biệt về tuổi trung bình của bệnh nhân HIV 
dương tính và bệnh nhân HIV âm tính (p > 0,1). 
Trong  nghiên  cứu  của  Lee  S.J.  và  cộng  sự,  đái 
tháo  đường,  suy  thận,  xơ  gan  giai  đoạn  cuối  là 
những yếu tố nguy cơ chính của viêm màng não 
do Cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIV âm 
tính. Tuy nhiên, 20% bệnh nhân tham gia nghiên 
cứu  không  có  yếu  tố  nguy  cơ,  gây  khó  khăn 
trong  hướng  chẩn  đoán  viêm  màng  não  do 
Cryptococcus neoformans(7). Trong nghiên cứu của 
chúng  tôi,  77,65%  bệnh  nhân  bị  nhiễm  HIV,  là 
yếu  tố  nguy  cơ  chính  gây  suy  giảm  miễn  dịch 
tạo  nền  cho  Cryptococcus  neoformans  gây  bệnh 

viêm  màng  não;  22,35%  bệnh  nhân  viêm  màng 
não  do  Cryptococcus  neoformans  có  xét  nghiệm 
HIV  âm  tính  và  không  có  yếu  tố  nguy  cơ  gây 
suy  giảm  miễn  dịch.  Liên  quan  đến  bệnh  lý  đi 
kèm,  tại  thời  điểm  trước  nhập  viện,  có  hai 

218

trường  hợp  lao  hạch  và  một  trường  hợp  lao 
màng phổi có chẩn đoán xác định bằng mô học 
là chính xác, có 5 bệnh nhân được chẩn đoán và 
điều trị  như  lao  màng  não,  35  bệnh  nhân  được 
chẩn đoán và điều trị như lao phổi, 3 bệnh nhân 
được  chẩn  đoán  và  điều  trị  như  lao  màng  não 
kết  hợp  lao  phổi,  nhưng  tất  cả  85  bệnh  nhân 
nghiên  cứu  đều  không  tìm  thấy  vi  khuẩn  lao 
trong  dịch  não  tủy  và  chỉ  có  3  bệnh  nhân  tìm 
thấy AFB trong đàm soi trực tiếp, mặc dù tất cả 
các bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi đều có 
tổn thương nhu mô phổi. Như vậy, 8 bệnh nhân 
được chẩn đoán và điều trị như lao màng não tại 
thời  điểm  nhập  viện  do  chỉ  dựa  vào  thay  đổi 
sinh  hóa,  tế  bào  của  dịch  não  tủy  nên  có  khả 
năng  chẩn  đoán  sai.  Do  bệnh  nhân  đang  trong 
tình  trạng  bệnh  nặng  đe  dọa  tính  mạng  nên 
chúng tôi không làm thêm các thủ thuật xâm lấn 
lấy  mẫu  bệnh  phẩm  hô  hấp  để  chẩn  đoán  bản 
chất của thương tổn phổi. Đây là hạn chế trong 
nghiên cứu của chúng tôi. Trong nghiên cứu của 
Lee S.J. và cộng sự, bệnh nhân HIV dương tính 

có  bệnh  đi  kèm  là  lao  (27,3%),  viêm  phổi  do 
Pneumocystis carinii  (36,4%),  Kaposi sarcoma  (9%) 
và xơ gan (9%); bệnh nhân HIV âm tính có bệnh 
đi  kèm  là  viêm  phổi  do  Pneumocystis  carinii 
(22,2%), giảm CD4 vô căn (11,1%), xơ hóa mô kẽ 
phổi (11,1%), đái tháo đường (33,3%), bệnh thận 
giai đoạn cuối (22,2%), viêm gan mạn tính (HBV, 
HCV) (22,2%)(7). 
Theo  Lee  S.J.  và  cộng  sự,  sốt,  đau  đầu  là 
triệu chứng thường gặp nhất(3,6,7,13). Trong nghiên 
cứu của chúng tôi, triệu chứng thường gặp nhất 
cũng  là  đau  đầu  (xuất  hiện  ở  80%  bệnh  nhân), 
sốt  (xuất  hiện  ở  52,94%  bệnh  nhân).  Chúng  tôi 
ghi nhận bệnh nhân HIV dương tính ít có triệu 
chứng sốt hơn bệnh nhân HIV âm tính (45,45% 
so  với  78,95%;  p  <  0,02).  Có  thể  giải  thích  hiện 
tượng này theo Graybill J.R., Saag M.S. và cộng 
sự  là  do  bệnh  nhân  nhiễm  HIV  có  phản  ứng 
viêm ít hơn bệnh nhân không nhiễm HIV(3,14).  
Tỷ lệ bệnh nhân có thay đổi trạng thái tâm lý 
là 40% tổng số bệnh nhân nghiên cứu và 45,5% 
số bệnh nhân HIV dương tính trong nghiên cứu 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
của Lee S.J. và cộng sự(7), từ 13% đến 25% bệnh 
nhân trong nghiên cứu của Cox G.M.(1), Kisenge 
P.R.(6). 15% bệnh nhân có triệu chứng nôn, buồn 

nôn trong nghiên cứu của Lee S.J. và cộng sự(7). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 22,35% bệnh 
nhân  bị  rối  loạn  ý  thức,  51,76%  bị  buồn  nôn, 
nôn, 20% có cổ gượng. Không có khác biệt có ý 
nghĩa thống kê về tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn ý 
thức, buồn nôn, nôn, cổ gượng giữa nhóm bệnh 
nhân HIV dương tính và HIV âm tính. 
Trong  nghiên  cứu  của  Lee  S.J.  và  cộng  sự, 
25% bệnh nhân có khó thở, có thể do liên quan 
đến viêm phổi do Pneumocystis carinii chứ không 
phải  do  Cryptococcus  neoformans  lan  tỏa  toàn 
thân(7).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  có 
18,82% bệnh nhân có triệu chứng ho, 2,35% bệnh 
nhân có triệu chứng đau ngực, 1,18% bệnh nhân 
có  triệu  chứng  khó  thở.  Tất  cả  các  bệnh  nhân 
này đều có tổn thương phổi. Vì vậy, triệu chứng 
hô hấp có thể do tổn thương phổi.  
Theo nghiên cứu của Graybill J.R., Saag M.S., 
bệnh nhân không nhiễm HIV có số lượng tế bào 
trong dịch não tủy cao hơn, lượng đường trong 
dịch não tủy thấp hơn so với bệnh nhân nhiễm 
HIV(2,4).  Trong  nghiên  cứu  của  Lee  S.J.  và  cộng 
sự,  hầu  hết  các  xét  nghiệm  tại  thời  điểm  nhập 
viện  như  CRP  huyết  thanh,  dịch  não  tủy,  hiệu 
giá  kháng  nguyên  Cryptococcus  neoformans, 
đường trong dịch não tủy, số lượng tế bào trong 
dịch não tủy và tỷ lệ cấy Cryptococcus neoformans 
trong dịch não tủy dương tính không khác biệt 
có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân nhiễm HIV 
và  bệnh  nhân  không  nhiễm  HIV,  nhưng  bệnh 

nhân  nhiễm  HIV  có  tỷ  lệ  cấy  Cryptococcus 
neoformans trong máu dương tính cao hơn so với 
bệnh  nhân  không  nhiễm  HIV  (45,5%  so  với 
11,1%;  p  =  0,046),  cho  thấy  gánh  nặng  bệnh  tật 
do Cryptococcus neoformans cao hơn ở bệnh nhân 
nhiễm HIV(7). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
cho  thấy  dịch  não  tuỷ  của  bệnh  nhân  HIV 
dương  tính  có  lượng  protid,  số  lượng  bạch  cầu 
thấp  hơn,  lượng  chloride,  tỷ  lệ  tế  bào  lympho 
cao hơn bệnh nhân HIV âm tính một cách có ý 
nghĩa  thống  kê.  Nghiên  cứu  của  Odongo‐

Nghiên cứu Y học

Aginya E.I. và cộng sự nhận thấy màu sắc dịch 
não  tủy  của  bệnh  nhân  viêm  màng  não  do 
Cryptococcus neoformans đều có màu đục, nhưng 
phần  nổi  lên  bề  mặt  thì  trong  hoặc  không 
màu(10).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  có 
32,94%  bệnh  nhân  có  dịch  não  tủy  trắng  đục, 
63,53%  bệnh  nhân  có  dịch  não  tủy  trắng  trong. 
Không  có  khác  biệt  về  tỷ  lệ  bệnh  nhân  có  dịch 
não  tủy  trắng  đục  hay  trắng  trong  giữa  nhóm 
bệnh nhân HIV dương tính và nhóm bệnh nhân 
HIV  âm  tính  (p  >  0,9).  Có  2,35%  bệnh  nhân  có 
dịch não tủy trắng hồng, 1,18% có dịch não tủy 
đỏ,  khả  năng  do  xuất  huyết  màng  não/não  bị 
viêm nhiễm. 
Để kết luận, kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi  cho  thấy  bệnh  viêm  màng  não  do 

Cryptococcus neoformans có thể xảy ra không chỉ 
ở các bệnh nhân nhiễm HIV, mà còn ở những 
bệnh nhân không có bất kỳ tác nhân gây bệnh 
rõ  ràng.  Các  triệu  chứng  thường  gặp  nhất  là 
đau  đầu,  sốt,  buồn  nôn,  nôn,  cổ  gượng.  Tỷ  lệ 
bệnh nhân bị sốt trong nhóm HIV âm tính cao 
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm HIV âm 
tính. Dịch não tuỷ của bệnh nhân HIV dương 
tính  có  lượng  protid,  số  lượng  bạch  cầu  thấp 
hơn,  lượng  chloride,  tỷ  lệ  tế  bào  lympho  cao 
hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với bệnh 
nhân HIV âm tính. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.

5.

Cox  GM,  Perfect  JR  (1997).  Cryptococcus  neoformans  var 
neoformans and gattii and Trichosporon species. In: Edward 
L.A.(editor).  Topley  and  Wilson’s  Microbiology  and 
Microbial Infections, 9th edition, Arnold Press, London. 
Diamond RD, May JE, Kane MA, et al. (1974). The role of the 
classical and alternate complement pathways in host defenses 

against  Cryptococcus  neoformans  infection.  J  Immunol,  112: 
2260‐2270. 
Graybill  JR,  Sobel  J,  Saag  M,  et  al.  (2000).  Diagnosis  and 
management  of  increased  intracranial  pressure  in  patients 
with AIDS and cryptococcal meningitis. The NIAID Mycoses 
Study Group and AIDS Cooperative Treatment Groups. Clin 
Infect Dis, 30: 47‐54. 
Igel HJ, Bolande RP (1966). Humoral defense mechanisms in 
cryptococcosis:  substances  in  normal  human  serum,  saliva, 
and cerebrospinal fluid affecting the growth of Cryptococcus 
neoformans. J Infect Dis, 116: 75‐83. 
Jarvis  JN,  Harrison  TS  (2007).  HIV  associated  cryptococcal 
meningitis. AIDS, 21: 2119‐2129. 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

219


Nghiên cứu Y học 
6.

7.

8.

9.

10.


11.

220

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Kisenge  PR,  Hawkins  AT,  Maro  VP,  et  al.  (2007).  Low  CD4 
count  plus  coma  predicts  cryptococcal  meningitis  in 
Tanzania. BMC Infect Dis: 7‐39. 
Lee SJ, Choi HK, Son J et al. (2011). Cryptococcal Meningitis 
in Patients with or without Human Immunodeficiency Virus: 
Experience  in  a  Tertiary  Hospital.  Yonsei  Med  J,  52(3):  482‐
487. 
Levitz  SM  (1991).  The  ecology  of  Cryptococcus  neoformans 
and  the  epidemiology  of  cryptococcosis.  Rev  Infect  Dis,  13: 
1163‐1169. 
Enrique LJP (2012). Fungal  Infections  in  Immunosuppressed 
Patients. In: Metodiev K.(editor). Immunodeficiency: 149‐176, 
InTech, Rijeka. 
Odongo‐Aginya  EI,  Kironde  F,  Luryamamoi  K  et  al.  (2000). 
Detection of Cryptococcus neoformans in Cerebrospinal Fluid 
from  Meningitis  Patients  Associated  with  HIV/AIDS  in 
Uganda. Trop Med, 42 (3/4): 201‐204. 
Pappas PG, Perfect JR, Cloud GA, et al. (2001). Cryptococcosis 
in  human  immunodeficiency  virus‐negative  patients  in  the 
era of effective azole therapy. Clin Infect Dis, 33: 690‐699. 
 

12.
13.


14.

Perfect  JR,  Casadevall  A  (2002).  Cryptococcosis.  Infect  Dis 
Clin North Am, 16: 837‐874. 
Perfect  JR,  Dismukes  WE,  Dromer  F  et  al.  (2010).  Clinical 
Practice  Guidelines  for  the  Management  of  Cryptococcal 
Disease:  2010  Update  by  the  Infectious  Diseases  Society  of 
America. Clinical Infectious Diseases, 50: 291‐322. 
Saag MS, Powderly WG, Cloud GA, et al. (1992). The NIAID 
Mycoses  Study  Group;  the  AIDS  Clinical  Trials  Group. 
Comparison  of  amphotericin  B  with  fluconazole  in  the 
treatment of acute AIDS‐associated Cryptococcal meningitis. N 
Engl J Med, 326: 83‐89. 

 

 
Ngày nhận bài báo   
 
   
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 
Ngày bài báo được đăng: 
 

 

 

15‐06‐2013 

10‐07‐2013 
 25–09‐2013 

 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  



×