Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bước đầu sử dụng vạt da cơ dưới móng để tái tạo lưỡi, sàn miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.88 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG VẠT DA CƠ DƯỚI MÓNG ĐỂ TÁI TẠO LƯỠI,
SÀN MIỆNG
Trần Anh Bích*, Trần Phan Chung Thủy*, Lý Xuân Quang*, Nguyễn Thanh Tùng*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu đánh giá kết quả sử dụng vạt da cơ dưới móng tái tạo lưỡi sàn miệng trong
ung thư lưỡi sàn miệng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả 7 trường hợp ung thư lưỡi sàn miệng được tái tạo bằng vạt
cơ dưới móng thực hiện tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2011- 01/2012.
Kết quả: Qua 7 trường hợp tái tạo lưỡi, sàn miệng bằng vạt cơ dưới móng không có trường hợp nào hoại tử
toàn bộ vạt, 1 trường hợp dò, 1 trường hợp chảy máu sau mổ, 1 trường hợp hoại tử vạt một phần. Tất cả bệnh
nhân đều được rút canule mở khí quản, ống mũi dạ dày.
Kết luận: Vạt cơ dưới móng là một vạt cơ đa năng có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp ung thư đầu cổ.
Vạt có ưu điểm là mỏng, dễ làm, khả năng lành cao, giữ được chức năng của lưỡi và có tính thẩm mỹ.
Từ khóa: ung thư lưỡi sàn miệng, vạt cơ dưới móng.

ABSTRACT
USING INFRAHYOID MYOCUTANEOUS FLAP IN TONGUE AND FLOOR OF MOUTH
RECONSTRUCTION
Tran Anh Bich, Tran Phan Chung Thuy, Ly Xuan Quang, Nguyen Thanh Tung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 405 - 408
Objectives: To analyze the results and complications of the infrahyoid flap in reconstructing the oral defect.
Method: 7 patients with tongue and floor of mouth carcinoma resected and reconstructed with infrahyoid
myocutaneous flap.
Result: No total necrosis of the flap, 1 fistula, 1 bleeding, 1 flap necrosis. All tracheal tubes and feeding tubes
have been removed.
Conclusion: Infrahyoid myocutaneous flap is a versatile, thin flap to reconstruct the oral and floor of mouth


defect. Its use for oral cavity defects provides favorable cosmetic and functional outcomes.
Keywords: tongue and floor of mouth cancer, infrahyoid myocutaneous flap, fistula

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư lưỡi là loại ung thư thường gặp
nhất (khoảng 30%) trong các ung thư vùng
miệng. Xuất độ của ung thư lưỡi là khoảng
3/100.000 dân. Ở Việt Nam, đa số bệnh nhân đến
ở giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp nhiều
thách thức. Nhiều trường hợp sau khi cắt u lưỡi
bị mất chất rộng nên gây ra nhiều khó khăn cho
việc tạo hình lưỡi.
* Khoa Tai-Mũi-Họng - BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Trần Anh Bích

Vạt da cơ và vạt tự do là những phương
pháp thường dùng nhất để tạo hình sau khi cắt
ung thư vùng đầu cổ. Các vạt này có ưu điểm là
linh động và khả năng thành công cao. Tuy
nhiên chúng có kích thước lớn và có thể ảnh
hưởng đến chức năng cũng như thẩm mỹ.
Năm 1986, tác giả Wang là người đầu tiên đã
mô tả vạt cơ dưới móng dùng để tạo hình ung
thư vùng đầu cổ(6). Vạt này bao gồm da vùng cổ
và các cơ dưới móng và được cấp máu bởi bó

ĐT: 0913954972

Email:


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

405


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

mạch giáp trên. Vạt cơ dưới móng có thể ứng
dụng để tạo hình vùng miệng, lưỡi, họng, thanh
quản. Chúng có ưu điểm là mỏng và dễ thực
hiện. Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào
về vạt cơ này. Do đó chúng tôi làm nghiên cứu
này nhằm mục đích phân tích kết quả và biến
chứng của phẫu thuật cắt ung thư lưỡi, sàn
miệng tạo hình bằng vạt cơ dưới móng.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu gồm 07 bệnh nhân
ung thư lưỡi điều trị tại khoa Tai Mũi Họng
bệnh viện Chợ Rẫy từ 2010-2011.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân có xạ trị vùng cổ trước đó.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả hàng loạt trường hợp.

Phương pháp phẫu thuật

Vạt da được lấy bằng cách cắt da theo hình
chữ nhật dọc cạnh đường giữa. Chu vi của vạt từ
10-14 cm tùy thuộc vào diện tích bị mất chất.
Giới hạn trên của vạt là xương móng. Giới hạn
trong là đường giữa. Lớp da của vạt được khâu
vào lớp cơ ở dưới nhằm mục đích tránh làm tổn
thương các vi mạch nuôi vạt. Tĩnh mạch cảnh
trước được thắt và vạt được bóc tách khỏi sụn
giáp. Sau khi tìm được động mạch giáp trên,
chúng tôi cột nhánh cấp máu cho tuyến giáp của
Bảng 1: Mô tả các đặc điểm của từng trường hợp
Trường hợp
1
2
3
4
5
6
7
Thời gian trung bình

Sau đó vạt được xoay lên khâu vào phần lưỡi
ung thư đã được cắt bỏ. Quai cổ chi phối vận
động cho vạt cơ dưới móng được bảo tồn. Bệnh
nhân được nạo vét hạch cổ chọn lọc trên cơ vai
móng. Tất cả đều được mở khí quản để bảo đảm
đường thở. Vết mổ ở cổ được khâu thì đầu.
Sau mổ tất cả các trường hợp đều được xạ trị
và tái khám sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng.


KẾT QUẢ
Trong 7 bệnh nhân thì có 6 bệnh nhân nam
(86%), 1 bệnh nhân nữ (14%). Tuổi từ 25 đến 67.
Trong tất cả các trường hợp, 5 trường hợp u nằm
ở phần lưỡi di động, 2 trường hợp u nằm ở sàn
miệng, không có trường hợp nào xâm lấn đáy
lưỡi. 100% các trường hợp là carcinôm tế bào gai.
5 trường hợp ở giai đoạn T3 (71%), 2 trường hợp
ở giai đoạn T4 (29%).
Trong 7 trường hợp không có trường hợp
nào bi hoại tử vạt hoàn toàn. 1 trường hợp (14%)
hoại tử một phần vạt.
1 trường hợp bị chảy máu vào ngày thứ bảy
sau mổ và được mổ lại thám sát. Tuy nhiên các
mạch máu lớn không bị tổn thương mà chỉ chảy
máu rải rác.

Vị trí, giai đoạn Kích thước
Biến
vạt
chứng
K lưỡi T3
8x3
Không
K lưỡi T3
8x3
Không
K lưỡi T3
8x3
Không

K lưỡi T4
9x3
Chảy máu
K lưỡi T4
9 x 3,5

K sàn miệng T3
8 x 3,5
Không
K sàn miệng T3
8x3
Không
8,28 x 3,14

1 trường hợp bị dò nước bọt được nuôi ăn
bằng sonde mũi dạ dày. Sau 1 tháng thì lỗ dò tự
lành và bệnh nhân được rút sonde.
Bệnh nhân được rút canule mở khí quản

406

động mạch này. Cơ ức giáp được tách khỏi sụn
giáp và động mạch nhẫn giáp được cột. Chúng
tôi luôn bảo tồn thần kinh thanh quản trên và
tĩnh mạch cảnh trong.

Rút canule Rút ống mũi Chức năng sau Hoại tử vạt
MKQ
dạ dày
mổ

4
8
Không
4
8
Không
3
8
1 phần
10
12
Nuốt vướng
Không
5
20
Không
3
7
Không
3
8
Không
4,57
10,14

trung bình vào ngày thứ ba, rút sonde mũi dạ
dày trung bình vào ngày thứ tám sau mổ. Các
trường hợp đều giữ được chức năng nói và nuốt
được thức ăn.


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

Trong 6 trường hợp được xạ trị sau mổ
không có trường hợp nào gây hoại tử vạt. Cho
tới nay chưa có trường hợp nào tái phát sau mổ.

Hình 4: Vết mổ cổ đang lành

BÀN LUẬN

Hình 1: Vùng cổ mặt được vẽ trước mổ

Có nhiều loại vạt dùng để tái tạo vùng đầu
cổ như vạt cơ ngực lớn,vạt cơ dưới móng, vạt cơ
lưng rộng. Mỗi loại vạt đều có ưu, nhược điểm
riêng. Vạt cơ dưới móng có ưu điểm là mỏng
gọn, nằm gần vị trí mất chất và có khả năng lành
cao(0,6). Ngoài ra phẫu thuật viên đầu cổ có thể
tạo vạt cùng lúc với nạo vét hạch cổ mà không
cần ekip vi phẫu mạch máu nên tiết kiệm được
nhiều thời gian.
Đa số các vạt da cơ để tạo hình vùng đầu cổ
thường có kích thước lớn trong khi vạt cơ dưới
móng mỏng gọn có thể lấp những hố mổ có kích
thước trung bình(2).


Hình 2: Vạt cơ dưới móng

Việc khâu da vào lớp cơ ở dưới theo chúng
tôi rất quan trọng để tránh làm trượt da khỏi mô
dưới da gây ra tổn thương các mạch máu xuyên
cấp máu cho da của vạt. Trong lúc tạo vạt thao
tác phải hết sức nhẹ nhàng, tỉ mỉ, cẩn thận. Nhờ
đó sẽ làm giảm nguy cơ hoại tử của vạt sau
mổ(2,5,6).
Như đa số các tác giả khuyến cáo, không nên
sử dụng vạt này trên những bệnh nhân đã xạ trị
vùng cổ trước đó vì xạ trị sẽ làm ảnh hưởng đến
mạch máu nuôi vạt(2,5).
Theo tác giả Wang(6), một số trường hợp vạt
bị hoại tử lớp da là do hồi lưu tĩnh mạch kém.

Hình 3: Vạt cơ lành tốt

Theo một số tác giả, tỉ lệ hoại tử vạt khoảng
10%(4,6).Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một
trường hợp hoại tử 1 phần vạt da tại vị trí khâu
vạt vào phần lưỡi còn lại. Tại vị trí này vạt da

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

407


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

không dính vào phần lưỡi còn lại mà tạo thành
một rãnh dọc. Trường hợp này chúng tôi khâu
lại dưới tê tại chổ cho kết quả tốt.
Việc bảo tồn thần kinh chi phối vận động giữ
được sự cân đối của lưỡi. Ngoài ra còn giúp vạt
vận động được, không bị teo vạt và cải thiện
được chức năng nói và nuốt sau mổ(4,5).
Vạt cơ dưới móng không những có thể tạo
hình lưỡi mà còn được ứng dụng để tạo hình
vùng đáy lưỡi, hạ họng, khẩu cái mềm và đem
lại hiệu quả cao(2,5).Trong 7 trường hợp trên
chúng tôi thực hiện trên bệnh nhân ung thư lưỡi
trước và sàn miệng, không có trường hợp nào tái
tạo đáy lưỡi.
1 trường hợp bị dò nước bọt ra vùng cổ,
bệnh nhân được lưu ống mũi dạ dày, sau 3 tuần
lỗ dò tự lành và bệnh nhân được rút ống mũi dạ
dày. Trường hợp này ung thư sàn miệng xâm
lấn đến mặt trong xương hàm dưới,chúng tôi cắt
sàn miệng một bên và đục một phần bản trong
xương hàm dưới. Như vậy tại vị trí này chỉ còn
vạt da cơ và niêm mạc nướu, mũi khâu niêm
mạc nướu và vạt da không vững. Những trường
hợp sau chúng tôi áp dụng kĩ thuật khâu xuyên
nướu, cho kết quả khả quan chưa trường hợp
nào bị dò.
Chức năng nói sau mổ không bị ảnh hưởng

nhiều. Bệnh nhân được đánh giá qua thăm
khám, giao tiếp qua điện thoại và qua thân nhân
bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân và thân nhân hài
lòng với kết quả hiện tại.
Về chức năng nuốt, một số bệnh nhân có
cảm giác nuốt vướng và cảm giác này mất sau
mổ 1 tháng.
Kích thước vạt trung bình của chúng tôi nhỏ
hơn của tác giả Tincani là do 2 trong 14 trường
hợp của ông là K vùng đáy lưỡi nên phải sử

408

dụng vạt kích thước to hơn.
Bảng 2: So sánh kết quả của chúng tôi và tác giả
Tincani AJ

Thời gian đặt
canule
Thời gian đặt ống
mũi dạ dày
Kích thước vạt
Hoại tử vạt 1 phần

Chúng tôi (số
cas=7)
4,57

Tác giả Tincani
(5)

AJ (số cas=14)
3,6

10,14

8,28

8,28 x 3,14
1

8,43 x 3,92
4

KẾT LUẬN
Qua 7 trường hợp sử dụng vạt cơ dưới móng
tái tạo lưỡi và sàn miệng chúng tôi nhận thấy:
Vạt cơ dưới móng là một vạt cơ đa năng có
thể ứng dụng trong nhiều trường hợp ung thư
đầu cổ. Nó có nhiều ưu điểm như mỏng, dễ làm,
khả năng lành cao, giữ được chức năng của lưỡi
và có tính thẩm mỹ.
Kĩ thuật khâu xuyên nướu trong tái tạo sàn
miệng cho kết quả khả quan hạn chế dò vùng cổ
sau mổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.

5.

6.

Deganello A, Manciocco V, Dolivet G. (2007) Infrahyoid
fascio-myocutaneous flap as an alternative to free radial
forearm flap in head and neck reconstruction. Wiley
Periodicals, Inc. Head Neck 29: 285–291.
Magrin J, Kowalski LP, Santo GE, Waksmann G, DiPaula RA.
(1993). Infrahyoid myocutaneous flap in head and neck
reconstruction. Head&neck. 15 (6):522-5
Remmert SM, Sommer KD, Majocco AM, Weerda HG. (1997).
The neurovascular infrahyoid flap: a new method for tongue
reconstruction. Plast Reconstr Surg 99:613–618
Rojananin S, Suphaphongs N, Ballantyne AJ. (1991) The
infrahyoid musculocutaneous flap in head and neck
reconstruction. Am J Surg 162:400-403.
Tincani AJ, Negro AD, Araújo PPC, Akashi HK, Pinto Neves
FS, Martins AS. (2006) Head and neck reconstruction using
infrahyoid myocutaneous flaps. Sao Paulo Med. J. 124(5): 271274.
Wang HS, Shen JW, Ma DB, Wang JD, Tian AL. (1986). The
infrahyoid myocutaneous flap for reconstruction after
resection of head and neck cancer. Cancer, 57 (3): 663-8.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012




×