Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Diện bám chóp xoay của người Việt Nam: Giải phẫu học và ứng dụng lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.75 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

DIỆN BÁM CHÓP XOAY CỦA NGƯỜI VIỆT NAM:
GIẢI PHẪU HỌC VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
Tăng Hà Nam Anh*

TÓM TẮT
Giới thiệu: Nghiên cứu giải phẫu diện bám của chóp xoay là cơ sở cho các phương pháp điều trị phẫu thuật
khâu chóp xoay. Có nhiều nghiên cứu của các tác giả về diện bám của chóp xoay nhưng với nhiều kết quả không
đồng nhất. Chưa thấy có tác giả nào tìm mối liên quan giữa kích thước diện bám của chóp xoay và kích thước của
người (trọng lượng, chiều cao…)
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên xác ướp của người Việt Nam nhằm xác định kích
thước của diện bám chóp xoay, kích thước của các mốc giải phẫu có thể thấy được trong lúc nội soi, xác định mối
tương quan giữa chiều dài xương cánh tay và kích thước diện bám chóp xoay.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu giải phẫu học. 41 vai của
21 xác ướp formol với tuổi trung bình 63 tuổi trong đó 7 nữ và 14 nam không có tổn thương rách chóp xoay
được xác nhận lúc mổ đã được phẫu tích. Bề rộng trước sau của diện khớp trên, giữa, bề rộng từ rãnh nhị đầu
đến điểm đầu tiên của vùng không sụn, bề ngang của gân trên gai, dưới gai, bề cao và bề ngang gân dưới vai đã
được đo bằng thước dây chia đến milimet. Chiều dài xương cánh tay được đo từ mấu động lớn đến mỏm trên lồi
cầu ngoài cánh tay.
Kết quả: Bề dài trước sau của diện khớp trên là 19,66± 2,82mm với min 14mm và max 25mm. Diện khớp
giữa là 19,88 ± 3,58mm với min 10mm và max 26mm. bề dài từ bờ trước rãnh nhị đầu đến điểm đầu của vùng
không sụn là 28,37 ±3,65mm với min 20mm và max 36mm. Bề dài từ điểm đầu của vùng không sụn đến bờ sau
của gân dưới gai là 11,12±3,88mm với min 4 mm và max 20mm. Bề ngang của gân trên gai nơi lớn nhất
10,07±1,77mm với min 7mm và max 15mm. Bề ngang gân dưới gai nơi rộng nhất 11,93±1,97mm với min 8mm
và max 15mm. Bề ngang lớn nhất của gân dưới vai 17,76±3,41mm với min 10mm và max 25mm. Bề cao lớn
nhất của gân dưới vai 25,68± 3,63mm với min 18mm và max 33mm. chiều dài xương cánh tay 284,39
±17,72mm với min 250mm và max 340mm. Mối liên quan giữa chiều dài xương cánh tay và bề dài của diện
khớp trên, giữa, bề ngang của gân trên gai, dưới gai, bề ngang và bề cao của gân dưới vai được tính bằng


phương trình hồi qui tuyến tính với trị số r lần lượt theo thứ tự là 0,085; 0,06; 0,25; 0,16; 0,04 và 0,001.
Kết luận: Bề ngang của gân trên gai và dưới gai trên xác người Việt Nam nhỏ hơn so với các tác giả khác.
Không có mối liên hệ giữa chiều dài xương cánh tay và kích thước diện bám của gân trên gai, dưới gai, dưới vai.
ỨNG DỤNG LÂM SÀNG: Kích thước các diện khớp và khoảng cách giữa các điểm mốc giải phẫu khi mổ nội soi
giúp phẫu thuật viên ước lượng được kích thước rách của chóp xoay, số gân bị tổn thương và cân nhắc áp dụng
các kỹ thuật khâu gân chóp xoay.
Từ khóa: chóp xoay, diện bám, giải phẫu học

*Phân khoa cơ xương khớp Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp HCM
Tác giả liên lạc: BS. Tăng Hà NamAnh
ĐT: 0913630416

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Email:

355


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

ABSTRACT
THE INSERTIONAL FOOTPRINT OF THE VIETNAMESE ROTATOR CUFF: ANATOMIC STUDY
AND CLINICAL APPLICATION
Tang Ha Nam Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 355 - 361
Background: The suture technique of rotator cuff repair is based on the anatomic study of rotator cuff’s
insertion. There are some studies about the anatomy of the rotator cuff insertion with the different results. There
aren’t any research which found the relationship between the size of rotator cuff footprint and the size of body

(weight, length of the arm…).
Purpose of study: This study was conducted on Vietnamese cadavers in order to define the dimension of the
rotator cuff footprint and the easily identifiable landmarks as a guide for both open and arthroscopic rotator cuff
repair, to find the relationship between the dimension of the rotator cuff footprint and the length of arm.
Materials and method: This is an anatomic study. Of 21 cadaver (7 females and 14 males) with an average
age of 63yrs without rotator cuff tears, 41 shoulders were dissected. The anterior to posterior width of the superior,
middle facet, the width from biceps groove to the superior of the sulcus or bare zone, the medial to lateral width of
the supraspinatus (SSP), infraspinatus (ISP), the superior to inferior and medial to lateral width of the
subscapularis (SC) were measured with millimeter measuring tape. The length of arm was measured from greater
tuberosity to lateral epicondyle.
Results: The anterior to posterior width of the superior facet is 19,66± 2,82mm with min 14mm and max
25mm. middle facet: 19.88 ± 3.58mm with min 10mm and max 26mm. The width from biceps groove to the
superior of the sulcus 28.37 ±3.65mm with min 20mm and max 36mm. The width of superior of the sulcus to
posterior margin of ISP 11.12±3.88mm with min 4 mm and max 20mm. The maximum medial to lateral width of
the SSP: 10.07±1.77mm with min 7mm and max 15mm. The maximum medial to lateral width of the ISP
11.93±1.97mm with min 8mm and max 15mm. The maximum medial to lateral width of the SC 17.76±3.41mm
with min 10mm and max 25mm. The maximum superior to inferior of SC 25.68± 3.63mm with min 18mm and
max 33mm. The length of arm 284.39 ±17.72mm with min 250mm and max 340mm. The relationship between
the length of arm and the width of superior facet, middle facet, SSP, ISP, the width from medial to lateral, superior
to inferior of SC were calculated by linear regression with respective r 0.085, 0.06, 0.25, 0.16, 0.04 and 0.001.
Conclusions: the medial to lateral width of the vietnamese SSP, ISP is smaller than the width in others
anatomic studies. There isn’t relationship between the length of arm and the dimention of rotator cuff footprint.
Clinical relevance: This anatomic study can be served for the evaluation of rotator cuff tears, the choice of suture
technique of rotator cuff repair.
Key words: rotator cuff, footprint, anatomy

GIỚI THIỆU
Rách chóp xoay đặc biệt là rách gân trên
gai và dưới gai hiện đang là vấn đề được
nghiên cứu rất nhiều trong bệnh lý của khớp

vai. Từ chỗ mổ mở khâu lại chóp xoay bị đứt
cho đến đường mổ nhỏ và hiện nay là
phương pháp khâu chóp xoay qua nội soi
đang là phương pháp phổ biến. Đã có nhiều
nghiên cứu về mặt giải phẫu học của chóp
xoay và ứng dụng của nghiên cứu này trên

356

lâm sàng trong việc thực hiện chẩn đoán số
gân rách, kích thước gân rách và các phương
pháp khâu để phục hồi lại diện bám của chóp
xoay(2,3,4,5,6,9,10,11,12,13). Tuy vậy, các nghiên cứu
của các tác giả khác nhau lại cho ra những kết
quả khác nhau về kích thước điểm bám của
chóp xoay, cách thức bám vào mấu động lớn
của gân trên gai, dưới gai và tròn bé cũng như
gân dưới vai vào mấu động bé(2,4,5,10,11,13). Các
nghiên cứu này không đề cập đến việc có mối

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
tương quan giữa kích thước chóp xoay và
kích thước của cơ thể hay không. Chúng tôi
cũng không tìm thấy những nghiên cứu về
kích thước diện bám của chóp xoay đặc biệt là
gân trên gai, dưới gai và dưới vai (là các gân
hay bị tổn thương trong bệnh lý chóp xoay)

của người Việt Nam. Do đó nghiên cứu này
được tiến hành để xác định kích thước diện
bám vào mấu động lớn và bé của ba gân kể
trên trên người Việt Nam. Chiều dài xương
cánh tay của các xác ướp cũng được đo để tìm
mối liên hệ giữa kích thước chóp xoay và
chiều dài xương cánh tay. Chúng tôi cũng tiến
hành đo đạc các kích thước của các mốc giải
phẫu có thể xác định được trong lúc mổ nội
soi để giúp chẩn đoán kích thước lỗ rách của
chóp xoay.

Nghiên cứu Y học

khớp đến bờ ngoài mấu động lớn, chiều cao
nhất và bề ngang rộng nhất của diện bám của
gân dưới vai và chiều dài xương cánh tay từ bờ
ngoài mấu động lớn đến mỏm trên lồi cầu ngoài
xương cánh tay. Tuổi và giới tính của xác ướp
được ghi nhận khi phẫu tích. Các số liệu được
xử lý bằng phần mềm thống kê Stata phiên bản
10.0.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các xác ướp formone tại bộ môn giải phẫu
của Đại Học Y Dược Tp HCM đã được phẫu
tích. Tất cả các tổn thương rách chóp xoay thấy
được bằng mắt thường trên các vai của xác ướp
sẽ bị loại bỏ. Những xương cánh tay của các xác
ướp bị gãy cũ hay gãy trong lúc bảo quản sẽ bị

loại bỏ khỏi nghiên cứu. Cuối cùng có 41 vai của
21 xác ướp thỏa các điều kiện trên đã được đưa
vào nhóm nghiên cứu. Các vai của xác ướp
được phẫu tích bằng cách lấy bỏ mỏm cùng vai
và cơ delta cánh tay để bộc lộ chóp xoay. Lớp
mô liên kết trên gân chóp xoay được bóc tách
cẩn thận để bộc lộ các gân chóp xoay từ phần cơ
đến phần gân bám tận vào mấu động. Các gân
chóp xoay sau đó được bóc tách từ phần cơ đến
phần gân bám tận vào mấu động, những nơi các
sợi gân hòa lẫn vào nhau sẽ được giữ nguyên.
Các phần bám tận của gân sau đó sẽ được cắt
khỏi nơi bám tận. các kích thước sẽ được đo đạc
bằng thước dây chia đến thang milimet. Chúng
tôi tiến hành đo (hình 1): bề dài trước sau của
diện khớp trên, giữa, bề dài trước sau từ bờ
trước của rãnh nhị đầu đến điểm đầu của vùng
không sụn, bề dài trước sau từ điểm đầu của
vùng không sụn đến bờ sau của gân dưới gai, bề
ngang của gân trên và dưới gai từ nơi sát bao

Chuyên Đề Ngoại Khoa

hình 1: Bề dài của diện khớp và các mốc giải phẫu
thấy được khi nội soi. ab: chiều dài trước sau từ rãnh
nhị đầu đến điểm đầu tiên của vùng không sụn. bd:
bề dài trước sau từ điểm đầu của vùng không sụn đến
bờ dưới gân dưới gai. sf: bề dài trước sau diện khớp
trên. mf: chiều dài trước sau diện khớp giữa.


KẾT QUẢ
21 xác ướp trong đó có 7 nữ và 14 nam với
tuổi trung bình của 20 xác (có một xác không
xác định được tuổi vì bị mất plaque tay) là 63
tuổi trong đó trẻ nhất là 26 và lớn nhất là 90. Có
41 vai của 21 xác thỏa mãn các điều kiện nghiên
cứu. Bề dài trước sau của diện khớp trên là
19,66± 2,82mm với min 14mm và max 25mm.
Diện khớp giữa là 19,88 ± 3,58mm với min
10mm và max 26mm. Bề dài từ bờ trước rãnh
nhị đầu đến điểm đầu của vùng không sụn là
28,37 ±3,65mm với min 20mm và max 36mm. Bề
dài từ điểm đầu của vùng không sụn đến bờ sau
của gân dưới gai là 11,12±3,88mm với min 4 mm
và max 20mm. Bề ngang của gân trên gai nơi lớn
nhất 10,07±1,77mm với min 7mm và max 15mm.
Bề ngang gân dưới gai nơi rộng nhất
11,93±1,97mm với min 8mm và max 15mm. Bề

357


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

ngang lớn nhất của gân dưới vai 17,76±3,41mm
với min 10mm và max 25mm. Bề cao lớn nhất
của gân dưới vai 25,68± 3,63mm với min 18mm
và max 33mm. Chiều dài xương cánh tay 284,39

±17,72mm với min 250mm và max 340mm.
Chúng tôi tìm mối liên quan giữa chiều dài
xương cánh tay và bề dài của diện khớp trên,
giữa, bề ngang của gân trên gai, dưới gai, bề
ngang và bề cao của gân dưới vai bằng phương
trình hồi qui tuyến tính với các trị số r lần lượt
theo thứ tự là 0.085, 0.06, 0.25, 0.16, 0.04 và 0.001.

ràng như tác giả Mochizuki. Chúng tôi cũng
không thấy trường hợp nào trong số 41 vai của
chúng tôi mà hai gân trên và dưới gai tách biệt
rõ ràng như tác giả Curtis, Dugas (4,5) nhận xét
hay như trong các mô tả của các sách giải phẫu
kinh điển.

BÀN LUẬN
Có nhiều nghiên cứu đại thể cũng như vi thể
về kích thước diện bám của chóp xoay đặc biệt
là các gân trên gai, dưới gai, dưới vai vào mấu
động lớn và bé của chỏm xương cánh
tay(2,4,5,6,10,11,13). Các nghiên cứu không đồng nhất
về cách thức các gân bám vào xương, diện tích
bám vào xương của các gân. Có nghiên cứu tính
toán bề dài bám tận của gân nhưng là không
tính đến bề ngang. Những nghiên cứu gần đây
tiến hành đo cả bề dài lẫn bề ngang diện bám
của các gân chóp xoay và đo đạc kích thước bám
của bao khớp và gân chóp xoay riêng biệt. Tuy
nhiên, chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu
có kết luận chính xác diện bám của gân nhưng

tính ứng dụng lâm sàng không cao vì trên thực
tế khi mổ nội soi hay mổ mở khâu gân khó có
thể phân biệt rạch ròi giữa các gân, khó có thể
bóc tách bao khớp hay lớp mô liên kết trên gân
ra khỏi gân chóp xoay. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu diện bám của chóp xoay với các mốc
giải phẫu có thể thấy được khi mổ nội soi bao
gồm rãnh gân nhị đầu, diện khớp trên, diện
khớp giữa, điểm đầu tiên của vùng không có
sụn (bare zone) và điểm nối giữa diện khớp giữa
và diện khớp dưới đứng được xem như là bờ
sau của gân dưới gai.
Trong quá trình phẫu tích, chúng tôi nhận
thấy giữa gân trên gai và dưới gai có sự hòa lẫn
của các sợi gân với nhau như nhận xét của các
tác giả Nhật Bản Minagawa (10), Clark và
Harryman (20), Mochizuki (11). Tuy nhiên chúng
tôi không thể tách rời giữa hai gân một cách rõ

358

Hình 2: Diện bám gân dưới vai. H: chỏm xương
cánh tay. si: chiều dài từ trên xuống dưới lớn nhất
của diện bám gân dưới vai. lm: chiều ngang lớn nhất
từ ngoài vào trong. BG: rãnh gân nhị đầu.
Đối với điểm bám gân dưới vai, chúng tôi
nhận thấy không giống như tác giả Ide (6) đã mô
tả là gân có diện bám như hình dấu phẩy, chúng
tôi thấy gân bám giống hình bầu dục (HÌNH 2)
và có đường kính dọc lớn hơn đường kính

ngang và nằm nghiêng theo hướng từ trên
xuống dưới và từ ngoài vào trong chứ không
thẳng đứng như tác giả này mô tả, tuy vậy số
liệu chúng tôi đo được là đường kính trên dưới
25,68± 3,63mm với min 18mm và max 33mm và
đường kính ngang lớn nhất 17,76±3,41mm với
min 10mm và max 25mm tương tự như phần
điểm bám gân của tác giả này lần lượt là
26,3mm và 16mm. Chúng tôi nhận thấy giữa
gân dưới vai và chỏm xương cánh tay có phần
không sụn với hình giọt nước trong đó phần
trên nhỏ và to dần xuống dưới theo hướng từ
trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Tác giả
Ide nhận xét có sự khác biệt về kích thước diện
bám gân cũng như vùng không sụn giữa gân và
sụn chỏm cánh tay giữa nam và nữ. Chúng tôi
tìm mối liên hệ giữa chiều dài xương cánh tay
và đường kính dọc và ngang lớn nhất của diện

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
bám gân dưới vai nhưng không có mối tương
quan thuận với r lần lượt là 0.04 và 0.001.
Đối với diện bám của gân trên và dưới gai,
đây là phần được nhiều tác giả quan tâm nhất vì
tỷ lệ rách của hai gân này khá cao. Các kỹ thuật
khâu hai gân này cũng đã được phát triển nhiều
(8,9). Rất nhiều tác giả mô tả nhiều kiểu bám khác

nhau của gân trên và dưới gai vào chỏm xương
cánh tay. Tuy nhiên nhiều tác giả nhận định trên
lâm sàng rất khó biết đâu là sợi gân trên hay
dưới gai vì mặt hoạt dịch hai gân này được bao
bọc bởi dây chằng quạ cánh tay và mặt khớp
chúng được che phủ bởi bao khớp. Ngay cả
chính tác tác giả Dugas (5) mặc dù phân định
rạch ròi gân trên và dưới gai bằng cách bóc tách
từ phần cơ đi vào tới tận nơi bám của hai gân
này cũng thừa nhận là sự phân định này không
chính xác. Chúng tôi khi tiến hành bóc tách hai
gân này cũng thấy chúng có một đoạn đan xen
lẫn nhau trong đó phần gân dưới gai sẽ phủ lên
phần gân trên gai và rất khó phân biệt rạch ròi
gân dưới gai nằm trên gân trên gai nếu nhìn từ
mặt hoạt dịch xuống (hình 3).
Đoạn đan xen này theo tác giả Minagawa (10)
là 9.8mm. Chúng tôi tiến hành đo các diện bám
của gân trên, dưới gai dựa vào các mốc giải
phẫu có thể thấy được trong khi nội soi bao gồm
bờ của rãnh nhị đầu được xem như là bờ trước
của gân trên gai. Diện khớp nằm ngang của
chỏm cánh tay xem như là phần bám hoàn toàn
của gân trên gai theo tác giả Minagawa, điểm
đầu tiên của phần không sụn (bare zone) không
thực sự là bờ sau của gân trên gai mà là nơi giao
nhau của hai gân trên và dưới gai. Trái ngược
với tác giả Clark và Harryman (20), chúng tôi có
thể xác định rõ ràng diện bám của gân dưới gai
và tròn bé trong đó bờ sau gân dưới gai chính là

điểm tận cùng của diện khớp giữa và bờ trước
gân tròn bé cũng là nơi bắt đầu của diện khớp
dưới. Kết quả chúng tôi có bề dài trước sau của
diện khớp trên là 19,66± 2,82mm với min 14mm
và max 25mm. Bề dài này dài hơn hẳn so với bề
dài trước sau của gân trên gai của các tác giả
như Mochizuki (11) 12,6mm, Dugas 16,4mm.
Nhưng lại nhỏ hơn một ít so với các tác giả khác

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học

như Ruotolo 25mm, Curtis 23mm, ngay cả nếu
cộng giữa phần gân trên gai thật sự với cả phần
giao nhau của gân trên và dưới gai của tác giả
Minagawa thì phần gân trên gai cũng dài đến
22,4mm.

Hình 3: gân trên và dưới gai có đoạn đan xen lẫn
nhau. SS: gân trên gai. IS: gân dưới gai. OZ: vùng
đan xen lẫn nhau giữa hai gân.
Như vậy có thể xem như diện khớp trên là
phần bám tận của gân trên gai và trong phần
này có cả đoạn xen lẫn nhau giữa gân trên và
dưới gai mà theo tác giả Minagawa là khoảng
9.8mm. Diện khớp trên có thể nhìn thấy trong
lúc nội soi bằng đường vào sau ngoài. Và nếu
chóp xoay bị rách từ bờ rãnh gân nhị đầu đến
hết toàn bộ diện khớp trên thì cũng xem như là

rách cả gân trên và dưới gai. Chúng tôi đo được
bề ngang lớn nhất ở giữa gân trên gai là
10,07±1,77mm với min 7mm và max 15mm, bề
ngang này được tính bao gồm cả phần bao khớp
đến tận đểm bờ ngoài của mấu động lớn. Nếu

359


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

theo tác giả Mochizuki (11) thì phần bao khớp đã
chiếm trung bình hết 4,5mm, hay theo tác giả
Ruotolo (13) thì phần bao khớp cũng mất hết từ
1,5 đến 1,9mm. Như vậy nếu chỉ tính riêng phần
của gân trên gai thì thực tế chỉ còn khoảng 6 đến
8mm. Số liệu này tương tự như nhận xét của tác
giả Mochizuki và nhỏ hơn các tác giả khác.
Chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ tương
quan giữa chiều dài xương cánh tay và bề dày
của gân trên gai với r=0.25.
Bề dài từ bờ trước rãnh nhị đầu đến điểm
đầu của vùng không sụn là 28,37 ±3,65mm với
min 20mm và max 36mm. Kết quả này tương tự
như kết quả của Minagawa là 26,8mm. Không
có mối liên quan giữa chiều dài của xương cánh
tay và bề dài từ rãnh nhị đầu đến điểm đầu của
vùng không sụn. Trong lúc nội soi, điểm đầu

của vùng không sụn là điểm mốc quan trọng
khi nhìn từ trong khớp, nó cho phép chúng tôi
chẩn đoán rách cả gân trên và dưới gai khi chóp
xoay bị rách đến tận điểm này.
Bề dài từ điểm đầu của vùng không sụn đến
bờ sau của gân dưới gai là 11,12±3,88mm với
min 4 mm và max 20mm. Nếu so sánh chiều dài
từ rãnh nhị đầu đến điểm không sụn của chúng
tôi là 28mm so với chiều dài lớn nhất của gân
trên gai là 25mm thì có thể xem điểm đầu tiên
của vùng không sụn là phần gân dưới gai hoàn
toàn.
Bề dài của diện khớp giữa là 19,88 ± 3,58mm
với min 10mm và max 26mm. Diện khớp này
được xem như có cả phần bám của gân trên gai
ở đoạn ½ trên và hoàn toàn của gân dưới gai ở
½ dưới. Tuy nhiên căn cứ theo số liệu đo đạc
của tác giả Mochizuki thì diện khớp này là phần
bám của gân dưới gai vì gân trên gai chỉ có bề
dài khoảng 12,6mm trong khi đó diện khớp trên
đã là 19,66mm. Bề dài gân dưới gai vùng sát mặt
sụn khớp theo các tác giả vào khoảng 20,2mm,
riêng của tác giả Curtis vẫn là dài nhất với trung
bình là 29mm, tác giả Dugas là 16,4mm. Chúng
tôi tiến hành đo bề ngang của gân dưới gai và có
số liệu là 11,93±1,97mm với min 8mm và max
15mm. Số liệu này nhỏ hơn của tác giả Curtis

360


19mm, Dugas 13,4mm nhưng gần tương đương
với Michizuki 10,2mm. Tuy nhiên, bề ngang này
bao gồm cả phần bao khớp do vậy phần bề
ngang thực sự của gân dưới gai nhỏ hơn. Chúng
tôi cũng không tìm thấy mối liên quan giữa bề
dài diện khớp trên với bề dài xương cánh tay
với r=0.06 cũng như bề ngang gân dưới gai và
chiều dài xương cánh tay với r=0.16.
Nhiều tác giả ghi nhận gân dưới vai cho
những trẽ gân tạo thành nền như một ròng rọc
cho gân nhị đầu chạy trên, gân trên gai sẽ cho
trẽ tạo nên mái của rãnh nhị đầu và bao phủ
một phần lên cả mấu động bé(1,2,6).Tuy nhiên, khi
thực hiện kỹ thuật khâu phục hồi diện bám của
gân trên gai và dưới vai, không thấy tác giả nào
tiến hành khâu phục hồi một cách chi tiết như
giải phẫu học của các gân này. Mặt khác, Roh(12)
còn mô tả gân trên gai và dưới gai bao gồm hai
phần là phần gân to và phần cơ phụ to nhưng
gân nhỏ hơn và tác giả cho rằng khi khâu phục
hồi cần khâu phần gân lớn. Tuy nhiên trên thực
tế phẫu thuật nội soi, việc phục hồi điểm bám
theo kỹ thuật hai hàng (8,9) không phân biệt đâu
là gân trên hay dưới gai mà tiến hành khâu phục
hồi diện bám chung cho lẫn gân trên và dưới
gai. Chúng tôi xác định các mốc xương khi thấy
trong nội soi và tiến hành đo đạc các kích thước
nhằm cung cấp cho các phẫu thuật viên các số
liệu để có thể đánh giá một cách tương đối gân
nào bị tổn thương và ước lượng kích thước lỗ

rách chóp xoay.

KẾT LUẬN
Với kích thước đo được của diện bám gân
trên gai, dưới gai, dưới vai, diện khớp trên và
giữa, khoảng cách từ bờ rãnh nhị đầu đến điểm
đầu tiên của vùng không sụn, bề ngang của gân
trên gai, dưới gai, dưới vai chúng tôi nhận thấy:
Bề dài của gân chóp xoay trên người Việt
Nam gần giống như của các tác giả nước ngoài.
Tuy nhiên bề ngang của gân trên gai, dưới gai
dường như nhỏ hơn của các tác giả khác.
Chúng tôi tìm sự liên hệ giữa chiều dài
xương cánh tay và các kích thước của gân cũng
như các diện khớp với giả thuyết là xương cánh

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
tay càng dài thì các kích thước của gân sẽ càng
lớn, nhưng không thấy mối liên hệ tương quan.
Chúng tôi không biết kỹ thuật khâu gân kiểu
hai hàng mà các tác giả đang áp dụng dựa trên
kích thước bề ngang trung bình của gân trên và
dưới gai là 14mm (3) có thể áp dụng trên gân của
người Việt Nam hay không vì bề ngang của gân
khá nhỏ, ngang cả chính tác giả Burkhart cũng
khuyến cáo nên có cầu xương giữa hai hàng chỉ
khâu để gân bám dính. Bề ngang của diện bám

gân chỉ khoảng 6-8mm nhưng đường kính của
con vít khâu gân chóp xoay hiện đang dùng là
5.5mm do vậy cần cân nhắc khi khâu kỹ thuật
hai hàng.
Bề ngang của gân nhỏ nên nếu như gân rách
hơn 5mm nên tiến hành khâu gân vì như vậy
hơn một nửa gân đã bị tổn thương, không nên
chờ đến bề ngang lỗ rách 6 hay 7mm như các tác
giả nước ngoài khuyến cáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Arai R, Sugaya H, Mochizuki T, Nimura A, Moriishi J, Akita K
(2008). Subscapularis tendon tear: an anatomic and clinical
investigation. Arthroscopy: the journal of arthroscopy and
related surgery, vol 24, No 9 (september): pp 997-1004.
Clark J.M, Harryman D.T (1992). Tendons, ligaments, and
capsule of the rotator cuff. Gross and microscopic anatomy. J
Bone Joint Surg Am, Vol 74-A, No 5 (june): pp 713-725.
Cole B.J, ElAttrache N.S, Anbari A (2007). Arthroscopic rotator
cuff repairs: an anatomic and biomechanical rationale for
different suture anchor repair configurations. Arthroscopy: the
journal of arthroscopy and related surgery, vol 23, No 6 (june):
pp 662-669.


Chuyên Đề Ngoại Khoa

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

Nghiên cứu Y học

Curtis A.S, Burbank K.M, Tierney J.J, Scheller A.D, Curran A.R
(2006). The insertional footprint of the rotator cuff: an anatomic
study. Arthroscopy: the journal of arthroscopy and related
surgery, vol 22, No 6 (june): pp 603-609.
Dugas J.R, Campbell D.A, Warren R.F, Robie B.H, Millett P.J
(2002). Anatomy and dimensions of rotator cuff insertions. J

Shoulder Elbow Surg, Vol 11, No 5: 498-503.
Ide J, Tokiyoshi A, Hirose J, Mizuta H (2008). An antomic study
of the subscapularis insertion to the humerus: the subscapularis
footprint. Arthroscopy: the journal of arthroscopy and related
surgery, vol 24, No 7 (july): pp 749-753.
Kesmezacar H, Akgun I, Ogut T, Gokay S, Uzun I (2008). The
coracoacromial ligament: the morphology and relation to rotator
cuff pathology. J Shoulder Elbow Surg, Vol 17, No 1: pp182-188.
Lafosse L, Brozska R, Toussaint B, Gobezie R (2007). The
outcome and structural integrity of the arthroscopic rotator cuff
repair with use of the double row suture anchor technique. J
Bone Joint Surg Am Vol 89-A, No 7 (july): pp 1533-1541.
Lo I.K.Y, Burkhart S.S (2003). Double row arthroscopic rotator
cuff repair: re-establishing the footprint of the rotator cuff.
Arthroscopy: the journal of arthroscopy and related surgery, vol
19, No 9 (november): pp 1035-1042.
Minagawa H, Itoi E, Konno N, Kido T, Sano A, Urayama M,
Sato K (1998). Humeral attachmentof the supraspinatus and
infraspinatus tendon: an anatomic study. Arthroscopy: the
journal of arthroscopy and related surgery, vol 14, No 3 (april):
pp 302-306.
Mochizuki T, Sugaya H, Uomizu M, Maeda K, Matsuki K,
Sekiya I, Muneta T, Akita K (2009). Humeral insertion of the
supraspinatus and infraspinatus. New anatomical findings
regarding the footprint of the rotator cuff. J Bone Joint Surg Am,
Vol 91-A Supplement 2, Part 1: pp1-7.
Roh M.S, Wang V.M, April E.W, Pollock R.G, Bigliani L.U,
Flatow E.L (2000). Anterior and posterior musculotendinous
anatomy of the supraspinatus. J Shoulder Elbow Surg, Vol 9, No
5: pp463-460.

Ruotolo C, Fow J.E, Nottage W.M (2004). The supraspinatus
footprint: an anatomic study of the supraspinatus insertion.
Arthroscopy: the journal of arthroscopy and related surgery, vol
20, No 3 (march): pp246-249.

361



×