Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của nội soi đại tràng trong điều trị bệnh polyp đại trực tràng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.32 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VAI TRÒ  
CỦA NỘI SOI ĐẠI TRÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH POLYP  
ĐẠI TRỰC TRÀNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 
Phan Thị Ngọc Linh*, Nguyễn Hoài Phong*, Nguyễn Trọng Trí*, Nguyễn Thị Thu Thủy** 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của nội soi đại tràng trong điều trị bệnh polyp đại trực 
tràng ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 2  
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu.  
Kết quả: Qua khảo sát 462 trẻ xuất huyết tiêu hóa dưới, có 95 trẻ được nội soi đại trực tràng, và có 77 trẻ 
được chẩn đoán polyp đại trực tràng qua nội soi (81%). Polyp đại trực tràng có lứa tuổi thường gặp là trẻ trên 2 
tuổi  (97,4%).  Tỉ  lệ  nam/nữ  là  2,2/1.  Triệu  chứng  lâm  sàng  thường  gặp  là  tiêu  máu  kéo  dài  trên  một  tháng 
(85,7%), tiêu máu dính theo phân (89,6%). 8/15 trẻ được khám hậu môn phát hiện polyp. Cận lâm sàng thường 
gặp là thiếu máu (76,5%) và hồng cầu nhỏ nhược sắc (61%). Số lượng polyp thường là 1 polyp (75%), chủ yếu ở 
trực tràng (79,2%) và đa phần có cuống (97,4%). 100% trẻ được cắt polyp qua nội soi và không có biến chứng. 
Kết luận: Trẻ trên 2 tuổi có thời gian tiêu máu kéo dài nên nghĩ đến nguyên nhân polyp đại trực tràng và 
cho trẻ đi nội soi để chẩn đoán. Khám hậu môn rất quan trọng khi không có nội soi. Nội soi là một phương pháp 
điều trị an toàn và hiệu quả. 
Từ khóa: Polyp đại trực tràng, nội soi đại tràng  

ABSTRACT 
A SURVEY ON CLINIAL CHARACTERICTICS AND THE ROLES OF COLONOSCOPY  
IN TREATMENT OF PEDIATRIC COLORECTAL POLYPS  
AT THE CHILDREN HOSPITAL NUMBER 2 
Phan Thi Ngoc Linh, Nguyen Hoai Phong, Nguyen Trong Tri, Nguyen Thi Thu Thuy 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 398 ‐ 401 
Objective:  To  investigate  the  clinical  characterictics  of  colorectal  polyps  in  children  and  the  roles  of 


colonoscopy in treatment of pediatric colorectal polyps at the children’s hospital number 2. 
Methods: A descriptive and retrospective study.  
Result:  There  were  95  children  performed  by  colonoscopy  among  462  children  who  had  lower 
gastrointestinal bleeding. Colorectal polyps were detected in 77 children (81%). In the children with polyps, the 
age older than 2 year‐old was the most common (97.4%). Male/female ratio was 2.2/1. The most comon symtom 
was rectal bleeding which occurred more than one month(85.7%). 89.6% were blood in the stool, 8/15 had rectal 
polyp noted by digital examination. Anemia was present in 76.5% and microcytic hypochromic RBC was seen in 
61% of cases. A single polyp was present in 75%. 79.2% were located in the rectum and most were pediculate 
(97.4%). No complication was seen after endoscopic polypectomy. 
Conclusion: Colorectal polyps and colonoscopy should be considered among children older than 2 years of 
age  with  lower  gastrointestinal  bleeding  more  than  one  month.  Digital  examination  is  very  important  when 
diagnosing without colonoscopy. Colonscopy is safe and effective. 
Key words: Colorectal Polyps, Colonoscopy 
* Đại học Y Dược TP. HCM 
** Bệnh viện Nhi Đồng 2 
Tác giả liên lạc: Nguyễn Hoài Phong  
ĐT: 09918340750 

398

Email:  

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xuất huyết tiêu hóa dưới ở trẻ em có nhiều 
nguyên nhân khác nhau, trong đó polyp đại trực 
tràng là một trong những nguyên nhân thường 

gặp nhất. Polyp đường tiêu hóa là những khối u 
nhô  từ  niêm  mạc  ruột  vào  lòng  ống  tiêu  hóa, 
biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất là đi tiêu phân 
máu. Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy polyp 
có nguy cơ gây ung thư. Mặt khác, polyp có kích 
thước  lớn  thường  là  một  khỏi  điểm  của  lồng 
ruột. Thời gian từ lúc trẻ tiêu máu đến lúc được 
chẩn  đoán  thường  kéo  dài(1,7).  Nếu  được  chẩn 
đoán và điều trị sớm sẽ giảm nhiều nguy cơ cho 
bệnh nhi và chi phí cho gia đình. Nội sọi đại trực 
tràng những năm gần đây là lựa chọn hàng đầu 
đối  với  bệnh  nhân  nghi  ngờ  có  polyp  vì  cho 
phép định vị nơi tổn thương, ít biến chứng và có 
thể  can  thiệp  điều  trị.  Vì  vậy  nhằm  góp  thêm 
thông tin về bệnh lý polyp đại trực tràng và vai 
trò của nội soi đại trực tràng trong bệnh lý này, 
chúng tôi đã tiến hành đề tài này.  

Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát 
Khảo  sát  đặc  điểm  lâm  sàng  và  vai  trò  của 
nội  soi  đại  tràng  trong  điều  trị  bệnh  polyp  đại 
trực tràng ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 2 
Mục tiêu cụ thể 
Xác định tỉ lệ đặc điểm lâm sàng của trẻ có 
polyp đại trực tràng được chẩn đoán qua nội soi 
đại trực tràng. 
Xác  định  vai  trò  của  nội  soi  đại  trực  tràng 
trong điều trị polyp đại trực tràng. 


ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả trẻ em trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi bị 
xuất huyết tiêu hóa dưới được xác định nguyên 
nhân  do  polyp  đại  trực  tràng  nhập  Khoa  Tiêu 
hóa  Bệnh  viện  Nhi  đồng  2  từ  ngày  01/01/2011 
đến ngày 31/12/2011. 

Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Bệnh nhân từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập Khoa 
Tiêu  hóa  Bệnh  viện  Nhi  Đồng  2  từ  ngày  ngày 
01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 với triệu chứng 
đi  tiêu  máu  phân  đại  thể  như  máu  đỏ  tươi,  đỏ 
bầm, bầm đen, đàm máu, sợi máu và được chẩn 
đoán xác định nguyên nhân là do polyp đại trực 
tràng qua nội soi. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Tiêu  máu  nhưng  sau  đó  xác  định  được 
nguyên  nhân  là  do  xuất  huyết  tiêu  hóa  trên 
hoặc các nguyên nhân được xác định không do 
polyp. 
Được chẩn đoán polyp đại trực tràng nhưng 
trẻ không được nội soi 

Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả hồi cứu. 


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Qua khảo sát có 462 trẻ xuất huyết tiêu hóa 
dưới  từ  1  tháng  đến  15  tuổi  nhập  Khoa  Tiêu 
hóa Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2011, có 95 trẻ 
được nội soi đại trực tràng, trong đó có 77 trẻ 
được  chẩn  đoán  do  nguyên  nhân  polyp  đại 
trực tràng (81%).  
Qua nghiên cứu, trong các nguyên nhân gây 
xuất huyết tiêu hóa dưới ở trẻ em không do tác 
nhân  nhiễm  trùng,  polyp  đại  trực  tràng  là 
nguyên nhân hàng đầu thường gặp gây ra xuất 
huyết  tiêu  hóa  dưới.  Kết  quả  này  tương  tự  với 
tác giả Nguyễn Diệu Vinh(4), El‐Kayat(2). 
Trẻ  xuất  huyết  tiêu  hóa  dưới  do  polyp  đại 
trực tràng có các đặc điểm sau:  
Bảng 1: Đặc tính dân số nghiên cứu 
Đặc điểm

Số lượng
(n=77)
Tuổi
1 tháng-2 tuổi
2
2 tuổi- 5 tuổi
35
Trên 5 tuổi
40
Giới
Nam

53
Nữ
24
Địa
Tp HCM
14
phương
Tỉnh khác
63

Tỷ lệ Phạm Đức
%
Lễ% (n=104)
2,6
45,5
51,9
66,8
31,2
18,2
81,8

3,8
50,9
45,3
60,6
39,4
23,1
76,9

399



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

Qua  nghiên  cứu  cho  thấy  tuổi  mắc  polyp 
chủ  yểu  ở  trẻ  lớn  hơn  2  tuổi  (97,4%).  Tương  tự 
với  kết  quả  của  Phạm  Đức  Lễ,  lứa  tuổi  mắc 
nhiều  nhất  là  trẻ  lớn  trên  2  tuổi.  Theo  Gardia, 
lứa tuổi mắc polyp nhiều nhất là từ 5‐9 tuổi(3,7). 
Nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ 
là 2,2/1. 
Tỷ lệ này theo Phillai là 1,2/1. Theo Gardia là 
1,8/1. Theo Phạm Đức Lễ là 1,5/1(3,7,8). 
Trẻ  đến  từ  tỉnh  khác  chiểm  tỉ  lệ  chủ  yếu 
(76,9%),  có  lẽ  ở  các  tỉnh  khác  chưa  có  đầy  đủ 
trang  thiết  bị  để  chẩn  đoán  nên  đã  chuyển 
những trường hợp tiêu máu kéo dài. Đồng thời 
cũng có thể do yếu tố tâm lý của gia đình trẻ, tin 
tưởng vào tuyến trung ương. 
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng 
Đặc điểm
Thời
gian tiêu
máu

< 1 tháng
>= 1 tháng


Đỏ tươi dính theo phân
Tính
chất tiêu Đỏ tươi nhỏ giọt theo
máu
phân
Có khối cạnh hậu môn khi đi tiêu
Đau bụng
Không khám hậu môn
Khám
hậu môn Khám không thấy polyp
thấy
Khám thấy polyp
polyp

Số
Phạm Đức
Tỷ lệ
lượng
Lễ %
%
(n=77)
(n=104)
11 14,3
3
66

85,7

69


89,6

8

10,4

16
1
62
7

20,7
1,3
80,5
9,1

8

10,4

97

Có  8/15  trẻ  được  khám  hậu  môn  phát  hiện 
được  polyp.  Theo  Waitayakul  S  thì  khám  hậu 
môn  trực  tràng  phát  hiện  được  polyp  chiếm 
50,6%(6).  Điều  này  cho  thấy  khám  hậu  môn  là 
động  tác  rất  quan  trọng  khi  cơ  sở  không  được 
trang bị các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán polyp 
như nội soi. 
Bảng 3: Đặc điểm nội soi polyp đại trực tràng  

Đặc điểm cận lâm sàng
Thiếu máu
Hồng cầu nhỏ nhược sắc
Nội soi đại trực tràng
1
Số
lượng
2
polyp
>=3
Vị trí
polyp

52
47

Phạm
Đức Lễ
%(n=104)
67,5
58,7
61
-

58
13
06

75,3
16,9

7,8

Số Tỷ lệ
lượng %

Đại tràng

09

11,7

Trực tràng
Đại tràng và trực tràng
Có cuống

61
07
75

79,2
9,1
97,4

63,5
73,1

 Trẻ có tình trạng thiếu máu chiếm tỷ lệ cao 
(67,5%), và chủ yếu là hồng cầu nhỏ nhược sắc. 
Điều này có thể trẻ mất máu kéo dài 


10,6
36,5

Thời gian tiêu máu trước khi nhập viện trên 
01tháng chiếm tỷ lệ 85,7%. 
Kết quả tương tự với Phạm Đức Lễ, Pilai RB 
khi thời gian tiêu máu kéo dài trên 1 tháng cũng 
chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 97% và 83,1(7,8). 
Như vậy thời gian từ khi trẻ đi tiêu máu đến 
khi trẻ được đưa đến bệnh viện để chẩn đoán và 
điều  trị  khá  lâu,  điều  này  có  thể  do  trẻ  em  bị 
xuất huyết tiêu hóa dưới ở các cơ sở y tế tuyến 
dưới chưa có đầy đủ trang thiết bị y tế để chẩn 
đoán  và  điều  trị  như  nội  soi  tiêu  hóa  ở  trẻ  em. 
Mặt  khác,  có  thể  mỗi  lần  đi  tiêu,  trẻ  tiêu  máu 
không nhiều và không có biểu hiện cấp tính nên 
tình trạng tiêu máu của trẻ chưa được gia đình 
quan tâm đúng mức. 

400

Tính chất đi tiêu máu chủ yếu là đi tiêu máu 
đỏ tươi dính theo phân chiếm tỉ lệ 89,6%. 

Số  lượng  01  polyp  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất 
75,3%,  vị  trí  polyp  ở  trực  tràng  chiếm  tỷ  lệ 
79,2%,  đại  tràng  ít  gặp  hơn  và  polyp  có  cuống 
chiếm tỷ lệ 97,4%. 
Trong  nghiên  cứu  của  Phạm  Đức  Lễ  vị  trí 
polyp ở trực tràng chiếm tỷ lệ 73,1%(7). 

Trong  nghiên  cứu  của  Oduado  ở  779  bệnh 
thì bệnh nhân có 1 polyp chiếm tỷ lệ 61,8% và vị 
trí polyp ở trực tràng chiếm tỷ lệ 76,2%(5). 
Kết quả này cũng tương tự với Waitayakul S 
khi vị trí ở trực tràng chiếm 88,2 %, Pillai RB là 
83,1%(8,10). 

Nội soi điều trị 
Trong 77 trẻ nội soi có polyps, 100% trẻ được 
cắt polyp qua nội soi, không có biến chứng chảy 
máu sau khi cắt, hết triệu chứng xuất huyết tiêu 
hóa dưới, và được xuất viện sau 1‐2 ngày. 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Kết  quả  này  tương  tự  với  nghiên  cứu  của 
Ridder L và các cộng sự khi nội soi 147 trẻ và 100 
% trẻ không có biến chứng sau khi nội soi(9). 
Theo  Jea  Hong  Park,  biến  chứng  sau  cắt 
polyp qua nội soi chiếm 0,008‐0,1% ở người lớn 
và vô cùng hiếm ở trẻ em(6). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy nội soi đại trực 
tràng  vừa  là  phương  pháp  chẩn  đoán  vừa  là 
phương  pháp  điều  trị  có  hiệu  quả.  Nội  soi  cho 
phép xác định chính xác vị trí tổn thương, hình 
dạng, số lượng, kích thước tổn thương. Qua nội 
soi có thể nhìn thấy trực tiếp polyp, có thể bấm 
sinh  thiết  và  có  thể  cắt  polyp  để  điều  trị.  Biến 

chứng sau cắt hầu như là không có nên phương 
pháp  này  có  độ  an  toàn  cao.  Điều  đó  cho  thấy 
đối  với  polyp  đại  trực  tràng,  nội  soi  đại  trực 
tràng đóng một vại trò quan trọng khi cho phép 
chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả lại có 
độ an toàn cao. 
Tuy nhiên, nội soi là một phương pháp đòi 
hỏi phải có trình độ và có máy móc do đó phần 
lớn có ở các trung tâm y tế lớn, chưa phổ biến ở 
các tuyến dưới. 

KẾT LUẬN ‐ KIẾN NGHỊ  
Qua  khảo  sát  462  trẻ  xuất  huyết  tiêu  hóa 
dưới  có  77  trẻ  có  nguyên  nhân  là  do  polyp  đại 
trực  tràng,ứa  tuổi  thường  gặp  polyp  đại  trực 
tràng lớn hơn 2 tuổi chiếm 97,4%. Tỷ lệ nam: nữ 
2,2/1,  chủ  yếu  đến  từ  tỉnh  khác  (81,8%).  Thời 
gian  từ  lúc  tiêu  máu  đến  lúc  chẩn  đoán  trên  1 
tháng  chiếm  85,7%.  Chủ  yếu  là  đi  tiêu  máu  đỏ 
tươi  dính  theo  phân  89,6%,  thiếu  máu  67,5%, 
hồng cầu nhỏ nhược sắc 61%. Số lượng polyp 1 
polyp  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  75,3%,  ở  trực  tràng 
chiếm 79,2%, có cuống chiếm 97,4%.Qua nội soi 
đại tràng, 100% trẻ có polyp được  cắt  polyp  và 
không có biến chứng sau khi cắt. 

Nghiên cứu Y học

Trẻ  trên  2  tuổi  có  thời  gian  tiêu  máu  kéo 
dài nên nghĩ đến nguyên nhân polyp đại trực 

tràng  và  cho  trẻ  đi  nội  soi  đại  trực  tràng  để 
chẩn  đoán.  Nội  soi  đại  trực  tràng  cho  thấy  là 
một  phương  pháp  hiệu  quả  và  an  toàn  cho 
trẻ.Khám  hậu  môn  rất  quan  trọng  khi  không 
có nội soi đại trực tràng.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

Bộ  Y  tế  (2009),“Polyp  đại  tràng”,  viện  công  nghệ  thông  tin‐ 
thông tin Y học Việt Nam,  
El‐ Khayat, Hamed A, El‐Hodhod, Mostafa A, Abd El‐ Basset, 
Fatma  Z,  Tomoum,  Hoda  Y,  El‐Safory,  Hisham  A,  Hamdy, 

Ahmed  M  (2006),  “Rectal  bleeding  in  Egyptian  children”, 
Annals  of  Tropical  Paediatrics:  International  Child  Health, 
26(4), p337‐344. 
Garcia E, Dominguez (2004), “Clinical feature and follow up 
of polyps in children”, Journal of Pediatric Gastroenterology 
Nutrition, 39(1), p 451. 
Nguyễn Diệu Vinh (2008), Đặc điểm xuất huyết tiêu hóa cấp 
và bệnh loét ở trẻ em tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 
2, Luận văn Thạc sĩ Y Khoa, Trường Đại học Y Dược thành 
phố Hồ Chí Minh. 
Oduardo M, López Nistal B, Sagaró E, Trujillo ME, Cárdenas 
M,  Fragoso  T,  et  al  (2004),  “Polyposis  of  the  Colon  in 
Childhood”,  Journal  of  Pediatric  Gastroenterology  & 
Nutrition, 39, p341. 
Park  JH  (2010),  “  Role  of  colonoscopy  in  the  diagnosis  and 
treatment  of  pediatric  lower  gastrointestinal  disorders”, 
Koreal Journal of Pediatric, 53(9), p824‐829. 
Phạm Đức Lễ (2004), Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng polyp 
đại  trực  tràng  trẻ  em  tại  Bệnh  viện  Nhi  đồng  I,  Luận  văn 
chuyên Khoa 2, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí 
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 
Pillai  RB,  Tolia  V  (1998),  “  Clonic  polyps  in  children: 
frequently multiple and recurrent”, Clinical pediatrics, 37 (4), 
p253‐7. 
Ridder L, van Lingen AV, Taminiau JA, Benninga MA (2007), 
“Rectal  bleeding  in  children:  endoscopic  evaluation 
revisited”,  Europe  Journal  of  Gastroenterol  Hepatol,  19(3), 
p20‐317. 
Waitayakul S, Singhavejsakul J, Ukarapol N (2004), “Clinical 
characteristics  of  colorectal  polyp  in  Thai  children:  a 

retrospective”,  Journal  of  the  medical  association  of  Thai, 
87(1), p6‐41. 

 
Ngày nhận bài báo 

 

 

: 30/10/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo 

: 05/11/2013 

Ngày bài báo được đăng 

: 05/01/2014 

 

 

Nhi Khoa

401




×