Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát liên quan giải phẫu đông mạch cảnh trong và xoang bướm ‐ ứng dụng phẫu thuật qua xoang bướm hố yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.12 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT LIÊN QUAN GIẢI PHẪU ĐÔNG MẠCH CẢNH TRONG  
VÀ XOANG BƯỚM ‐ ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT QUA XOANG BƯỚM 
HỐ YÊN 
Huỳnh Lê Phương* 

TÓM TẮT 
Mục đích: Chúng tôi khảo sát mối liên quan giải phẫu đa dạng của động mạch cảnh trong và xoang bướm 
bằng phân tích hình ảnh CTscan,. qua đó nêu tính ứng dụng trong phẫu thuật qua xoang bướm hố yên. 
Đối tượng và phương pháp: Với những tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ, chúng tôi có 80 người trưởng 
thành chụp CT scan đầu tại bệnh viện Chợ Rẫy đưa vào khảo sát. Với phần mềm phân tích các yếu tố liên quan 
về giải phẫu của động mạch cảnh trong và xoang bướm được khảo sát và phân tích trên các mặt phẳng 3D. 
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận động mạch cảnh trong có tạo lồi vào phía trong thành bên XB 
với 68,12 % đoạn bên trước và 56, 87 % ở đoạn dọc thành sau. Gần 50% các trường hợp các vách trong XB có 
chân bám trên thành xương lồi động mạch cảnh. 
Kết luận:  Mối liên hệ giải phẫu giữa động mạch cảnh trong và xoang bướm là một trong những đặc thù 
giải phẫu của xoang bướm. Khảo sát và đánh giá trước mổ vùng xoang bướm bằng CT scan giúp phẫu thuật 
viên chủ động thao tác và tránh những biến chứng trong phẫu thuật qua xoang bướm hố yên. 
Từ khóa: Xoang bướm; Động mạch cảnh trong; CTscan. 

ABSTRACT 
RELATIONSHIP OF SURGICAL ANATOMY OF THE INTERNAL CAROTID ARTERY AND 
SPHENOID SINUS – APPLICATIONS IN TRANSSPHENOIDAL SURGERY 
Huynh Le Phuong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 77 ‐ 83 
Purpose:  We  sought  to  investigate  the  surgical  anatomical  relation  of  the  internal  carotid  artery  and 
sphenoid sinus. Through that we delineate the surgical applications in transsphenoidal surgery. 
Methods:  CT scan imaging studies obtained in 80 healthy adults who have no sellar and sphenoid sinus 
lesions were reviewed. The anatomical measurements were made on various dimensions using the multiplanar 


reconstruction technique that were analyzed. 
Results: All of sphenoid sinuses in this radiological study had shown that 68.12% of all of Internal carotid 
artery was bulging into sinus at lateral anterior segment and 56.87% at vertical posterior segment. In addition, 
there were over 50% of the sphenoid sinus have septum were inserting into the carotid prominence. 
Conclusion: This study highlights the surgical anatomy, variants and the relationship of the sphenoid sinus 
to  internal  carotid  arteries.  Therefore,  axial  and  coronal  CT  sections  should  always  be  obtained  prior  to  any 
surgery in the sphenoid sinus area. 
Key words: Sphenoid sinus; Internal carotid artery; Computed tomography. 
hình dáng và không đối xứng. Điều quyết định 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
về  sự  biến  đổi  không  đồng  nhất  này  tùy  thuộc 
Từ lâu, xoang bướm đã được xem là một cấu 
vào  mức  độ  khí  hóa  của  xoang  bướm.  Trong  y 
trúc giải phẫu có biến đổi đáng kể về kích thước, 
* Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy 
Tác giả liên lạc: TS. BS. Huỳnh Lê Phương  ĐT: 0909225188 

 Email:  

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013

77


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

văn  thế  giới,  có  nhiều  công  trình  nghiên  cứu, 
báo cáo bằng cách khảo sát phẫu tích trên xác có 

kết hợp nội soi hoặc phân tích trên hình ảnh CT 
scan về giải phẫu của vùng xoang bướm và hố 
yên(1,5,15,16,20),  Những  nghiên  cứu  trên  đã  đưa  ra 
những nhận định về tính đa dạng biến đổi cấu 
trúc  giải  phẫu,  mối  liên  quan  giải  phẫu  của 
xoang  bướm  với  những  cấu  trúc  giải  phẫu 
chung  quanh  như  hành  lang  phẫu  thuật  nhằm 
giúp  ứng  dụng  thực  hành  trong  phẫu  thuật 
vùng  xoang  bướm‐hố  yên.  Thêm  nữa,  cũng  đã 
có những báo cáo cảnh báo về những tai biến có 
thể  tránh  do  chính  những  biến  đổi  giải  phẫu 
vùng xoang bướm gây ra trong phẫu thuật(4,14,18)  
Về hình thái, cấu trúc giải phẫu vùng xoang 
bướm, tại Việt Nam đã có vài công trình nghiên 
cứu(16,20).  Tuy  nhiên,  nhận  thấy  lợi  ích  của  việc 
nắm  vững  kiến  thức  về  hình  thái  giải  phẫu  đa 
dạng của xoang bướm cũng như mối liên hệ với 
những  cấu  trúc  giải  phẫu  kề  cận  sẽ  hữu  ích 
trong  việc  đánh  giá  trước  khi  thực  hiện  phẫu 
thuật  vùng  xoang  bướm  hay  qua  xoang  bướm 
hố yên cũng như có thể góp phần tránh những 
biến  chứng  phẫu  thuật,  chúng  tôi  đã  thực  hiện 
một nghiên cứu về giải phẫu xoang bướm bằng 
phân  tích  hình  ảnh  CT  scan(10).  Trong  báo  cáo 
này chúng tôi trình bày kết quả khảo sát về mối 
liên quan giải phẫu giữa động mạch cảnh trong 
và thành xoang bướm và qua đó  đánh  giá  tính 
hữu  hiệu  và  ứng  dụng  trong  chẩn  đoán  trước 
mổ vùng xoang bướm hố yên của CT scan. 


ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Mẫu  nghiên  cứu  được  thu  thập  từ  nhóm 
mẫu  là  những  người  đến  chụp  CT  scan  vùng 
đầu mặt: Bao gồm 80 người có yêu cầu đến chụp 
CT  scan  đầu  với  lý  do  nhức  đầu  không  rõ 
nguyên  nhân,  chọn  ngẫu  nhiên  trong  khoảng 
tháng 9/2010 đến 10/2010 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. 

Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Bệnh nhân nam nữ, tuổi từ 18 trở lên. 
Bệnh nhân được chụp CT scan đầu khảo sát 
cả vùng mũi xoang. 

78

Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng đầu 
mặt. 
Bệnh  nhân  có  tiền  sử  phẫu  thuật  vùng  đầu 
mặt. 
Bệnh nhân được phát hiện bệnh lý vùng đầu 
mặt, xoang qua hình ảnh CT scan. 

Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 

Phương tiện nghiên cứu 
Các hình ảnh CT scan vùng đầu ghi được từ 
máy  CT  scan  đa  lát  cắt.  Thông  số  kỹ  thuật  xác 

lập trên máy CT để đạt hình ảnh tối ưu: Eff.maS: 
180; KV: 120; Collimation: 40 × 0,6; Slice: 0,9mm, 
Re.increment: 0,4 mm; Kernel: H70h Very sharp; 
Window:  (Osteo.)  C:  400;  W:  2.000.  Hình  ảnh 
được  dựng  lại  MPR  cho  3  mặt  phẳng:  mặt 
phẳng trục (Axial); mặt phẳng trán (Coronal) và 
mặt phẳng dọc (Sagittal). 

Biến số nghiên cứu 
Dịch tễ học: tuổi, giới. 
Đánh  giá  mối  liên  hệ  giữa  xoang  bướm  và 
động mạch cảnh trong: 
Khảo  sát  độ  lồi  của  động  mạch  cảnh  liên 
quan với thành XB. 
Khảo  sát  mối  liên  quan  giữa  động  mạch 
cảnh và vách chia trong XB. 

Phương pháp tiến hành nghiên cứu 
Data về hình ảnh được lưu lại vào đĩa DVD 
và sau đó trên máy tính hình ảnh CT được phân 
tích  bằng  phần  mềm  eFilm  Workstation  2.1.0. 
(MERGE Healthcare Co. 2005). 

KẾT QUẢ 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Phân bố mẫu theo tuổi 
Mẫu nghiên cứu trên CT scan ngẫu nhiên cắt 
ngang của 80 đối tượng. 
Bảng 1 Phân bố theo nhóm tuổi. 
Tuổi 18-20 21-30 31-40 4150


5160

6170

71- 81-90 TS
80

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 
Số BN 7
Tỉ lệ % 8,3

13
17
16,6 21,6

21
25

16
20

1
1,6

4
5


1 80
1,6 100

Nhận xét: Tuổi nhỏ nhất là 18, tuổi lớn nhất 
là  88.  Tuổi  trung  bình  (mean)  là  42,  4.  Tuổi 
thường gặp tập trung (median) là 42. 

Phân bố mẫu theo giới 
Bảng 2 Phân bố theo giới. 
Giới
Số BN
Tỉ lệ %

Nam
27
33,3

Nữ
53
66,6

TS
80
100

Nhận  xét:  Trong  mẫu  nghiên  cứu  vì 
phương  pháp  mô  tả  cắt  ngang  ngẫu  nhiên 
trong  mẫu  cho  kết  quả  nữ  giới  chiếm  tỉ  lệ  2:1 
so  với  nam  giới.  Chúng  tôi  dùng  phép  kiểm 

định  thống  kê  để  kiểm  chứng  các  biến  không 
ảnh hưởng bởi tỉ số trên. 

Liên  quan  giải  phẫu  động  mạch  cảnh 
trong và xoang bướm 

Nghiên cứu Y học

chân vách xoang 
Bảng 3: Số lượng vách trong XB có chân bám vào 
thành xoang bướm ngay ống động mạch cảnh trong. 
1 vách bám

2 vách bám

Không có

ĐMCT phải

33 (41,3%)

4 (5%)

43 (53%,7)

ĐMCT trái

39 (48,7%)

1 (1,3%)


40 (50%)

Nhận xét: Qua bảng 3, nghiên cứu ghi nhận 
có khoảng 50% các trường hợp, động mạch cảnh 
trong không có chân vách xoang bám. 
Bảng 4: Số loại vách trong XB bám trên ống động 
mạch cảnh trong (% của 80). 
ĐMCT phải
ĐMCT trái

Vách chính
11 (13,75%)
18 (16,25%)

Vách phụ Hai loại vách
22 (27,50%)
4 (5%)
40 (32,5%)
2 (1,25%)

Nhận  xét:  Kiểm  định  thống  kê,  cho  thấy 
không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai bên phải 
trái về số lượng và loại vách bám trên ống ĐM. 

Sự  liên  quan  giữa  động  mạch  cảnh  trong  với 

A

B


Hình 1: Hình CT scan thiết diện phẳng ngang (axial) qua xoang bướm. 1.A: hình CT scan của một đối tượng 
trong nghiên cứu, minh họa sự bám của vách trong XB. Cả hai ĐMCT bên phải và trái đều có chân vách bám. 
Bên phải, ống ĐM có chân vách giữa chính bám. Bên trái, ống ĐM chỉ có chân vách phụ bám. 1.B: hình CT scan 
của một đối tượng khác trong nghiên cứu. Bên phải, ống ĐM có 2 chân vách bám: một vách giữa chính và một 
vách phụ bám. Bên trái, ống ĐM chỉ có chân vách phụ bám 

Độ lồi động mạch cảnh trong trên thành xoang XB 
Bảng 5: Lồi ĐM cảnh trong vào XB đoạn lên (xương đá) 
ĐM cảnh trong phải
ĐM cảnh trong trái


Lồi vào XB <½ đường kính ĐM Lồi vào XB >2/3 đường kính ĐM
35 (43,75%) nam: 9 nữ: 26
14 (17,50%) nam: 8 nữ: 6
24 (30,0%) nam: 9 nữ: 15
18 (22,50%) nam: 8 nữ: 10
59 (36,87%) nam: 18 nữ: 41
32 (20,0%) nam: 16 nữ: 16

Nhận  xét:  Bằng  phép  kiểm  dấu  và  hạng 

Không thấy lồi vào trong XB ∑
31 (38,75%) nam: 10 nữ: 21 80
38 (47,50%) nam: 10 nữ: 28 80
69 (43,12%) nam: 20 nữ: 49 160

Wilcoxon,  ta  thấy  có  sự  khác  nhau  có  ý  nghĩa 
giữa có lồi ĐMC trong vào XB bên phải trội hơn 


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013

79


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

Nghiên cứu Y học 

bên  trái  (P=0,03<0,05).  Phép  kiểm  Chi‐bình 
phương  (Asimp  Sig.<  Pearson  Chi‐Square;  bên 
Phải:  Sig.  =  0,24<7,456;  bên  Trái:  Sig.= 

0,184<3,393)  cho  thấy  có  sự  khác  biệt  giữa  nam 
và nữ trong tỉ lệ lồi động mạch, đặc biệt ở nhóm 
có tỉ lệ động mạch lồi hơn 2/3 đường kính. 

Bảng 6: Lồi ĐM cảnh trong vào XB đoạn xoang hang. 
Lồi vào XB <½ đường
Lồi vào XB >2/3 đường
kính ĐM
kính ĐM
ĐM cảnh trong phải 41 (51,25%) nam: 20 nữ: 21 13 (16,25%) nam: 5 nữ: 8
40 (50%) nam: 18 nữ: 22
15 (18,75%) nam: 7 nữ: 8
ĐM cảnh trong trái

81 (50,2%)
28 (17,5%)


Không thấy lồi vào trong XB



26 (32,5%) nam: 11 nữ: 15
25 (31,25%) nam: 12 nữ: 13
51 (31,8%)

80
80
160

nghĩa  giữa  có  lồi  ĐMC  trong  bên  phải  và  bên 
trái (P>0,05). 

Nhận  xét:  Bằng  phép  kiểm  dấu  và  hạng 
Wilcoxon,  ta  thấy  không  có  sự  khác  nhau  có  ý 

  
 

 

 
 
Hình 2: Hình CT scan, phần mềm eFilm tái tạo MPR 3 thiết diện (axial, coronal và sagittal) của một đối tượng 
trong nghiên cứu, minh họa sự lồi của ĐMCT vào trong XB. Ở đoạn thành bên sau XB (đoạn động mạch trong 
xương đá) ĐMCT bên trái lồi nhiều hơn bên phải (hình A). Ở đoạn ĐMCT trong xoang hang, động mạch cũng 
lồi vào XB, bên trái nhiều hơn bên phải (hình B, C và D). 


BÀN LUẬN 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
80

Tuổi 
Dân  số  trong  mẫu  nghiên  cứu  lấy  từ  tuổi 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 
trưởng  thành  từ  18  tuổi  đến  88,  lứa  tuổi  XB  đã 
phát  triển  đầy  đủ.  Do  đó,  mẫu  nghiên  cứu 
không  bị  ảnh  hưởng  bởi  yếu  tố  tuổi.  Đã  có  tác 
giả  cho  rằng  yếu  tố  tuổi  có  ảnh  hưởng  đến  sự 
khí hóa của XB  (12), chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên 
cứu  vấn  đề  này  sau  với  một  mẫu  dân  số  đông 
hơn. 

Giới 
Nghiên cứu của chúng tôi theo thiết kế mô tả 
cắt ngang, và mẫu dân số được lấy theo tiêu chí 
đưa ra (phần phương pháp và đối tượng) ngẫu 
nhiên không lựa chọn trong một thời điểm ngẫu 
nhiên. Dù vậy, qua thống kê theo biến giới tính 
cho  thấy  tỉ  lệ  Nam  và  Nữ:  1/2.  Tuy  nhiên,  với 
phép  kiểm  thống  kê  (Mann‐Whitney  U)  chúng 
tôi  vẫn  có  thể  phân  tích  và  tìm  hiểu  có  hay 
không có sự khác nhau giữa giới tính trong các 

biến nghiên cứu (phần sau). Tỉ lệ dân số nữ lớn 
hơn dân số nam cũng có thể lý giải, nữ giới quan 
tâm  đến  bệnh  tật  nhiều  hơn  nam  (chụp  hình 
kiểm  tra  sớm  khi  có  triệu  chứng  bất  thường; 
triệu  chứng  nhức  đầu  cũn  là  yếu  tố  tâm  lý 
thường  gặp  ở  phụ  nữ  nên  CT  scan  đầu  cũng 
được  chỉ  định  theo  yêu  cầu  nhiều).  Ngoài  ra, 
nam giới là thành phần lao động chính nên ít có 
thời gian hơn. 

Đặc điểm giải phẫu của XB qua phân tích 
hình ảnh CT scan 
Do về mặt cấu trúc giải phẫu, XB được bao 
quanh bởi những cấu trúc giải phẫu quan trọng 
như:  động  mạch  cảnh  trong  (ĐMCT),  ống  thần 
kinh thị, dây thần kinh thị (TKT) và sàn sọ, nên 
việc nắm vững chi tiết giải phẫu liên quan XB và 
đặc  biệt  những  biến  đổi  giải  phẫu  thường  gặp 
của  XB  là  cần  thiết.  Những  đánh  giá  giải  phẫu 
này  có  thể  được  nhận  dạng  trước  mổ  bởi  tận 
dụng  phương  tiện  chẩn  đoán  hình  ảnh  học  CT 
scan nhằm đạt hiệu quả điều trị cũng như tránh 
những  biến  chứng  đáng  tiếc  trong  mổ.  Trong 
nghiên cứu này, chúng tôi đề cập tới động mạch 
cảnh trong và XB. 

Động mạch cảnh trong 
Phân đoạn động mạch cảnh trong 

Nghiên cứu Y học


Động mạch cảnh trong là cấu trúc trong nhất 
trong  xoang  hang.  Động  mạch  tựa  trên  mặt 
ngoài  của  thành  xương  thân  xương  bướm  và 
đường  đi  của  động  mạch  đoạn  trong  xoang 
hang  tạo  nên  một  rãnh  trên  xương  còn  gọi  là 
rãnh  cảnh.  Khi  XB  khí  hóa  mạnh  từ  bên  trong 
làm thành xương bị bào mòn và rãnh cảnh sẽ tạo 
nên  ụ  lồi  trên  thành  XB  nhìn  từ  phía  trong  (17). 
Một  khi  ụ  lồi  của  động  mạch  cảnh  lồi  vào  XB 
gây  ra  một  nguy  cơ  chấn  thương  động  mạch 
trong  phẫu  thuật  XB.  Phẫu  thuật  viên  XB  phải 
biết  khả  năng  có  sự  biến  đổi  này  trên  thành 
xoang  của  XB  để  tránh  biến  chứng  chết  người 
trước  khi  vào  phẫu  thuật(5,12,18,19).  Tỉ  lệ  ghi  nhận 
động mạch cảnh lồi vào XB đã được báo cáo trên 
y văn thế giới biến đổi từ 8~72%(2, 5,12). Phân đoạn 
của động mạch cảnh theo đường đi từ ngoài vào 
sọ đã được Fisher mô tả đầu tiên vào 1983. Mặc 
dù, từ đó đến nay đã có nhiều báo cáo giải phẫu 
về phân đoạn, thuật ngữ và ranh giới phân đoạn 
động  mạch  cảnh.  Tuy  nhiên,  phân  đoạn  được 
chấp  nhận  sử  dụng  rộng  rãi  có  thể  xem  động 
mạch cảnh có các phân đoạn sau: đoạn cổ, đoạn 
xương đá, đoạn xoang hang, đoạn mấu giường 
và đoạn trong não(9).  

Động mạch cảnh trong và thành xoang hang 
Khu  trú  và  liên  quan  đến  vấn  đề  trong 
nghiên  cứu  này  là  đoạn  xoang  hang  và  đoạn 

mấu giường  trước.  Đoạn  xoang  hang  của  động 
mạch cảnh bắt đầu từ bờ trên dây chằng đá lưỡi. 
(petrolingual ligament). Động mạch chạy thẳng 
hướng lên và cong ra trước, còn gọi là cong sau 
(posterior  bend).  Sau  khi  chạy  hướng  ra  trước, 
động  mạch  lại  cong  lên  trên,  còn  gọi  là  cong 
trước,  và  chạy  tới  mặt  trong  dưới  mấu  giường 
trước.  Do  đó,  có  thể  tạm  phân  chia  đoạn  trong 
xoang hang của động mạch cảnh có: đọan thẳng 
lên  sau,  đoạn  cong  sau,  đoạn  dọc  trước  sau, 
đọan  cong  trước  và  đoạn  trong  nội  sọ.  Với  sự 
phát triển của nội soi phẫu thuật XB, kiến thức 
giải  phẫu  về  đường  đi  của  động  mạch  cảnh 
trong  xoang  hang  liên  quan  đến  thành  bên  của 
XB dưới góc độ nhìn phẫu thuật noi soi xoang là 
cần  thiết.  Trong  nghiên  cứu  này,  với  phương 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013

81


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

tiện  khảo  sát  giải  phẫu  XB  bằng  hình  ảnh  CT 
scan, để đơn giản hóa chúng tôi tạm chia đường 
đi của động mạch cảnh trên thành của XB thành 
hai  đoạn  cơ  bản:  đoạn  dọc  đứng  phía  sau  mà 

chúng tôi tạm gọi là đoạn thành sau XB và đoạn 
dọc trước sau ra trước phía bên ngoài XB chúng 
tôi  gọi  là  đoạn bên trước.  Kết  quả  (bảng  5  và  6) 
cho  thấy  ở  đoạn  dọc  đứng  phía  sau  ngoài  XB, 
động  mạch  cảnh  lồi  vào  XB  chiếm  tỉ  lệ  57%  so 
với 160 cạnh xoang được khảo sát, trong đó với 
20% động mạch cảnh lồi rõ với độ lồi lớn hơn ½ 
đường  kính  động  mạch.  Trong  khi  đó,  ở  đoạn 
đoạn  bên  trước,  tỉ  lệ  động  mạch  lồi  vào  XB 
chiếm 67,5 % mặc dù tỉ lệ lồi rõ với đường kính 
lồi  vào  lớn  hơn  2/3  đường  kính  động  mạch  chỉ 
có 17,5%.  
Khi nghiên cứu về mối liên quan động mạch 
cảnh  trong,  thần  kinh  thị  trong  XB,  các  nghiên 
cứu  cũng  đã  ghi  nhận  sự  hở  xương  thành  bên 
XB  trên  ụ  lồi  đường  đi  của  động  mạch.  Khi  ấy 
thành  động  mạch  chỉ  ngăn  cách  XB  bằng  lớp 
niêm mạc xoang. Fujii(8) bằng khảo sát phẫu tích 
xác ghi nhận có 4% các trường hợp thành động 
mạch  bị  hở  xương.  Elwany(5)  với  nghiên  cứu 
bằng  nội  soi  kết  hợp  phẫu  tích  xác  ghi  nhận 
4,8%. Sirikci, Birsen bằng khảo sát CT scan(19) ghi 
nhận  có  hở  xương  thành  động  mạch  với  tỉ  lệ 
23%,  và  5,3%  tương  ứng.  T.T.T.  Hồng(20)  trong 
luận văn nghiên cứu XB bằng CT scan báo cáo tỉ 
lệ  hở  xương  động  mạch  3,8%.  Chúng  tôi  dùng 
tiện ích (ROY) của phần mềm eFilm trong chức 
năng  tìm  giá  trị  H.U.  ngay  trên  thành  động 
mạch ở những trường hợp ghi nhận thiếu vắng 
thành  xương  và  ghi  nhận  tỉ  lệ  hở  xương  trên 

thành động mạch 4,5% cho tất cả các bên xoang. 
Các  báo  cáo  hở  xương  thành  xương  dọc  theo 
động mạch có khác biệt về  tỉ  lệ,  theo  chúng  tôi 
do  yếu  tố  địa  lý  dân  số  trong  nghiên  cứu,  số 
lượng mẫu và quan trọng là phương pháp khảo 
sát  (phẫu  tích  xác/  CT  scan).  Đặc  biệt,  với 
phương pháp khảo sát bằng CT scan tùy thuộc 
vào thế hệ máy (3D, đa lát cắt v.v...), chức năng 
phần mềm phân tích và qui ước chủ quan. 
Qua các báo cáo nghiên cứu giải phẫu XB về 

82

mối liên quan giữa động mạch cảnh trong với tỉ 
lệ  lồi  vào  XB,  tỉ  lệ  hở  xương  trên  thành  lồi  của 
động  mạch  dù  tỉ  lệ  có  khác  nhau  nhưng  tựu 
trung  vẫn  cho  thấy  hiện  tượng  biến  đổi  giải 
phẫu  này  là  tồn  tại.  Điều  này  cho  thấy,  sự  cẩn 
trọng trong phẫu thuật với thành bên của XB rất 
cần  thiết,  đặc  biệt  góc  trước  trên  ngoài  của  XB. 
Sự  cẩn  trọng  sẽ  có  giá  trị  một  khi  các  biến  đổi 
giải phẫu này được đánh giá trước mổ qua khảo 
sát CT scan trước mổ.  

Hình ảnh xoang bướm trên CT scan 
Đầu  thập  niên  70,  sự  phát  minh  kỹ  thuật 
chụp cắt lớp xử lý vi tính, CT scan được đưa vào 
ứng  dụng  trong  y  khoa  như  một  cuộc  cách 
mạng  về  chẩn  đoán  hình  ảnh(4)  Nhanh  chóng 
ngay sau đó, phương tiện CT scan được áp dụng 

rộng  rãi  cho  nhiều  chuyên  khoa.  Đã  có  nhiều 
nghiên cứu báo cáo về giá trị của CT scan trong 
việc khảo sát giải phẫu XB, đánh giá tiên lượng 
những  biến  đổi  giải  phẫu  vốn  thường  gặp  của 
XB(4,6,11,13),  giúp  phẫu  thuật  viên  thực  hiện  phẫu 
thuật nội soi XB hay qua XB hố yên dễ dàng xác 
định  các  mốc  giải  phẫu  định  hướng  cũng  như 
nhằm giảm thiểu các nguy cơ biến chứng có thể 
xảy ra trong phẫu thuật XB(1,6,7,12,14).  
Sự  phát  triển  và  cải  tiến  kỹ  thuật  trong  CT 
scan đã trải qua nhiều thế hệ máy, từ những CT 
scan 4 lát cắt, độ phân giải thấp đến những thế 
hệ  máy  đa  lát  cắt  gần  đây  với  những  lát  cắt 
nhuyễn cùng những phần mềm xử lý nâng cấp 
đã  cho  khả  năng  tái  tạo  3  thiết  diện  giúp  tạo 
những hình ảnh chi tiết thực về giải phẫu. Thật 
vậy,  với  thiết  diện  mặt  phẳng  trục  ngang,  mặt 
phẳng trán và mặt phẳng trán dọc, hình ảnh XB 
trên  CT  scan  có  thể  khảo  sát  theo  3  trục  không 
gian. Qua đó, CT scan có thể khảo sát được xự 
hiện  diện  các  mốc  giải  phẫu  cũng  như  những 
biến  đổi  giải  phẫu  thường  gặp  của  vùng  hốc 
mũi  xoang  bướm.  Đặc  biệt,  CT  scan  có  thể  ghi 
nhận  được  mối  tương  quan  của  thần  kinh  và 
mạch máu trong XB như: sự lồi của động mạch 
cảnh,  thần  kinh  thị,  thần  kinh  V2,  thần  kinh 
Vidian trên các thành của XB(16,20). 
Ngày  nay,  trong  sự  phát  triển  vũ  bão  của 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 
lĩnh  vực  chẩn  đoán  hình  ảnh,  cộng  hưởng  từ 
(MRI)  đã  góp  phần  hữu  hiệu  trong  chẩn  đoán 
các  bệnh  lý  đầu  sọ,  không  ngoại  trừ  XB.  Tuy 
nhiên,  giá  trị  thiết  thực  của  CT  scan  trong  việc 
đánh  giá  trước  phẫu  thuật  nội  soi  mũi  xoang 
không hề thay đổi. Cùng quan điểm với các tác 
giả nghiên cứu trước(1,3,12,16,21) chúng tôi cho rằng 
việc  thực  hiện  chụp  một  CT  scan  có  tái  tạo  3 
thiết  diện  trước  phẫu  thuật  nội  soi  xoang  mũi, 
đặc  biệt  XB,  là  một  điều  cần  thiết.  Trên  thực  tế 
lâm sàng, tình trạng bệnh lý có thể gây chèn ép, 
xô  lệch  hay  bào  mòn  các  cấu  trúc  giải  phẫu, 
nhưng  việc  khảo  sát  CT  scan  trước  mổ  sẽ  giúp 
phẫu  thuật  viên  nội  soi  xoang  mũi  đánh  giá 
được tình trạng giải phẫu vùng xoang bướm của 
người  bệnh,  xác  định  được  các  mốc  giải  phẫu 
định hướng, biết được những biến đổi giải phẫu 
thông  thường  hay  do  bệnh  lý  gây  ra  nhằm  có 
trước một tiên lượng cho một kế hoạch mổ cũng 
như  hạn  chế  tối  đa  các  nguy  cơ  biến  chứng  có 
thể  xảy  ra  của  một  phẫu  thuật  nội  soi  vùng 
xoang cạnh mũi(4,9,15). 

KẾT LUẬN 
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có tỉ lệ 
không  nhỏ  động  mạch  cảnh  trong  có  tạo  lồi 
vào phía trong thành bên XB với 68,12 % đoạn 

bên  trước  và  56,  87  %  ở  đoạn  dọc  thành  sau. 
Gần 50% các trường hợp các vách trong XB có 
chân  bám  trên  thành  xương  lồi  động  mạch 
cảnh.  Đánh  giá  những  biến  đổi  giải  phẫu  XB 
trước khi phẫu thuật xoang bướm hay qua XB 
hố yên là thiết thực bằng khảo sát hình ảnh CT 
scan 3 thiết diện. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.
4.

Abdullah  BJ,  Arasaratum  S,  et  al.  (2001).  “The  sphenoid 
sinuses:  Computergraphic  assessment  of  septation, 
relationship  to  the  internal  carotid  arteries,  and  sidewall 
thickness in the Malaysian population”. JHK Coll Radiol. 4, pp: 
185‐188. 
Arlan H, Aydinlioglu AA, et al. (1999). “Anatomic variantions 
of the paranasal sinuses: CT examination for endoscopic sinus 
surgery”. Auris Nasus Larynx. 26, pp: 39‐48.  
Cappabianca P, Cavallo LM et al. (2008). “Endoscopic pituitary 
surgery”. Pituitary. 11, pp: 385‐390.  
Danielsen A, Reitan E, Olofsson J. (2006). “The role of omputed 

5.
6.


7.

8.

9.

10.

11.
12.

13.

14.

15.

16.

17.

18.

19.
20.

21.

Nghiên cứu Y học


tomography in endiscopic sinus surgery: A review of 10 years 
practice”. Eur Arch Otorhinolaryngol. 263, pp: 381‐389.  
Elwany S, Yacout YM, et al.  (1983).  “Surgical  anatomy  of  the 
sphenoid sinus”. J laryngo Otol. 97, (3), pp: 227‐241.  
Enatsu K, Takasaki K, Kase Ki, et al. (2008). “Surgical anatomy 
of  the  sphenoid  sinus  on  the  CT  using  multiplanar 
reconstruction  technique”.  Otolaryngo‐Head  and  Neck  Surg. 
138, pp: 182‐186.  
Fernandez‐Miranda JC, Prevedello DM, et al (2009). “Sphenoid 
septations and their relationship with internal carotid arteries: 
Anatomical  and  radiological  study”  Laryngoscope.  119,  pp: 
1893‐1896.  
Fujji  K,  Chambers  SM,  Rhoton  AJ  Jr.  (1979).  “Neurovascular 
relationships of the sphenoid sinus: A microsurgical study”. J 
Neurosurg. 50, pp: 31‐39.  
Herzallah  IR,  Casiano  RR.  (2007).  “Endoscopic  endonasal 
study of the internal carotid artery course and variations”. Am 
J Rhinol. 21, pp 262‐270.  
Huỳnh  Lê  Phương.  (2012).  “Đặc  điểm  giải  phẫu  ngoại  khoa 
vách  ngăn  xoang  bướm‐Ứng  dụng  phẫu  thuật  qua  xoang 
bướm hố yên”. Y Học Tp Hồ Chí Minh. 16, Phụ bản 4, tr: 282‐
288.  
Kalluska  SK,  Patil  NP,  et  al.  (1993).  “The  role  of  CT  scan  in 
functional endoscopic sinus surgery” Rhinology. 31, pp: 49‐52.  
Kazkayasi  M,  Karadeniz  Y,  Arikan  OK.  (2005).  “Anatomic 
variations  of  the  sphenoid  sinus  on  computed  tomography”. 
Rhinology. 43, pp:109‐114.  
Lubbe  D,  Semple  P.  (2008).  “Preoperative  assessment  of 
patient  undergoing  endoscopic,  transnasal,  transsphenoidal 

pituitary surgery”. J Laryngology Otology. 122, pp: 644‐646.  
Meyers RM, Valvassori G. (1998). “Interpretation of anatomic 
variations  of  computed  tomography  scans  of  the  sinuses:  A 
surgeon’s perspective”. Laryngoscope. 108, pp: 422‐425.  
Moeller  CW,  Welch  KC.  (2010).  “Prevention  management  of 
complications  in  sphenoidotomy”.  Otoloaryngol  Clin  N  Am. 
43, pp: 839‐854.  
Nguyễn  Hữu  Dũng  (2008).  Phẫu  thuật  nội  soi  điều  trị  tổn 
thương trong xoang bướm. Luận văn tiến sĩ Y Học. Đại học Y 
Dược Tp HCM.  
Romano  A,  Zuccarello  m,  Van  loveren  H,  Keller  J.  (2001). 
“Expanding  the  boundaries  of  the  transsphenoidal  approach: 
A microanatomy study”. Clin Anat 14, pp: 1‐9.  
Sethi DS, Stanley RE, et al. (1995). “Endoscopic anatomy of the 
sphenoid sinus and sella turnica”. J Laryngol Otol 109, pp: 951‐
955.  
Siriki A, Bayarit YA, et al. (2000). “Variations of sphenoid and 
related structures:. Eur Radiol. 10, pp: 844‐848.  
Trần thị Thanh Hồng. (2010). Khảo sát tình trạng lồi thần kinh 
và động mạch cảnh trogn vào xoang bướm qua lâm sang và 
CT scan. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược Tp 
HCM.  
Unsal B, Bademci G, et al. (2006). “Risk anatomic variations of 
sphenoid sinus for surgery”. Sur Radiol Anat. 28, pp: 195‐201. 

 

Ngày nhận bài báo: 18/04/2013 
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 23/05/2013 
Ngày bài báo được đăng: 27/05/2013 


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013

83



×