Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm vàng da ứ mật tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.02 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

ĐẶC ĐIỂM VÀNG DA Ứ MẬT  
TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 
Phạm Công Luận*, Phạm Lê An**, Nguyễn Hoài Phong**, Nguyễn Minh Ngọc*** 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và điều trị của bệnh nhi vàng 
da ứ mật.  
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu và hồi cứu, mô tả hàng loạt ca. 
Kết  quả: 251 bệnh nhi thỏa tiêu chí chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ nam:nữ = 1,46:1. Đa số 
nhập viện vì vàng da (86,5%). Tuổi nhập viện trung bình 11,93 ± 0,65 tuần. 54,6% bệnh nhi tiêu phân vàng 
tươi. 87,3% có gan to, 63,3% lách to và 8,4% kèm tật tim bẩm sinh. Bilirubin máu toàn phần, trực tiếp tăng 
cao, lần lượt gấp khoảng 10 lần và 20 lần so với giới hạn trên bình thường. Men gan AST, ALT, ALP và GGT 
lần lượt tăng gấp 7 lần, 4 lần, 3 lần và 6 lần. 45,8% có thiếu máu, đa số đẳng sắc đẳng bào. Nguyên nhân rất 
đa dạng, trong đó viêm gan sơ sinh vô căn, teo đường mật và nhiễm CMV là ba nguyên nhân thường gặp nhất, 
lần lượt chiếm tỷ lệ 29,1%, 25,9% và 19,1%. Thời gian nằm viện trung bình 19,41 ± 0,95 ngày, nhiễm trùng 
bệnh  viện  chiếm  16,0%,  14,4%  phải  sử  dụng  từ  3  loại  kháng  sinh  trở  lên.  47,0%  hết  vàng  da  sau  6  tháng, 
18,3% vàng da giảm dần, khoảng 15% vàng da tăng dần, diễn tiến nặng đến bệnh gan giai đoạn cuối. 46,6% 
số bệnh nhi nhập viện trễ. Lý do chủ yếu do quan niệm sai lầm  trong  cộng  đồng,  cho  rằng  phơi  nắng  sẽ  hết 
(52%), vàng da sinh lý tự hết (8%), tự ý uống thuốc gia truyền (8%), hoặc do chính nhân viên y tế (25%).  
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhi vàng da ứ mật nhập viện trễ còn cao. Đáng chú ý có hơn một nửa số bệnh nhi tiêu 
phân vàng tươi. Cần giáo dục nâng cao kiến thức về vàng da ứ mật cho nhân viên y tế và cộng đồng. 
Từ khóa: vàng da ứ mật, nhập viện trễ 

ABSTRACT 
CHARACTERISTICS OF INFANTS WITH CHOLESTATIC JAUNDICE  
AT GASTROINTESTINAL DEPARTMENT, CHILDREN’S HOSPITAL 2 
Pham Cong Luan, Pham Le An, Nguyen Hoai Phong, Nguyen Minh Ngoc  


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 402 ‐ 407 
Objectives: Identify the epidemiological characteristics, clinical manifestations, laboratory tests, aetiology, 
and outcome of infants with cholestatic jaundice. 
Method: Retrospective and prospective, descriptive study. 
Results: 251 patients with cholestasis who met criteria were involved to our study. Male/female ratio was 
1,46:1. Chief complaint of 86.5% was jaundice. Mean age was 11.93 ± 0.65 weeks. 54.6% had pigmented stool, 
87.3% had enlarged liver, 63.3% had enlarged spleen and 8.4% had congenital cardiovacsular defects. The total 
and  direct  serum  bilirubin  level  increased  very  highly,  more  than  10  and  20  times  upper  limit  of  normal 
successively. Liver enzymes of AST, ALT, ALP and GGT also elevated more than 7,  4,  3  and  6,  respectively. 
45.8%  had  anemia  with  normocytic  one.  Aetiology  was  diverse,  in  which  idiopathic  neonatal  hepatitis, 
extrahepatic  bisố  có  khoảng  trống  không  vàng  da, 
thường xảy ra ở trẻ teo đường mật thể chu sinh 
sau  khi  tiếp  xúc  với  chất  độc,  nhiễm 
trùng…Màu  phân  vàng  tươi  cũng  góp  phần 
khiến  bệnh  nhi  được  nhập  viện  trễ  vì  khi  phát 
hiện  thấy  bệnh  nhi  vàng  da  nhưng  phân  vẫn 
vàng  tươi,  thân  nhân  thường  trì  hoãn  việc  đưa 
trẻ đi khám, cho đến khi vàng da tăng dần hoặc 
phân  nhạt  màu  dần.  Đặc  điểm  gan  to,  lách  to 
tương  tự  nghiên  cứu  của  tác  giả  Minh  Ngọc 
(87,9% và 54,3%) và Lee (93,2% và 55,5%)(5,9). Kết 
quả  cho  thấy  gan  to,  lách  to  là  triệu  chứng  rất 
thường gặp. Tuy nhiên, đây không phải những 
triệu  chứng  đặc  hiệu  chẩn  đoán  phân  biệt 
nguyên nhân. 

Đặc điểm cận lâm sàng 
Thiếu máu nhẹ và trung bình chiếm đa số, tỷ 
lệ lần lượt 65,2% và 31,3%, có thể do: tuổi nhập 
viện  trung  bình  của  trẻ  là  12  tuần,  trung  vị  9 

tuần. Đây là giai đoạn phát triển nhanh của trẻ, 
trẻ cần nhiều sắt để tạo hồng cầu. Tuy nhiên, chế 
độ ăn trong giai đoạn này chủ yếu là sữa mẹ và 
sữa  công  thức  chứa  ít  sắt.  Mặt  khác,  dữ  trữ  sắt 
trong cơ thể trẻ bắt đầu giảm, nhất là đối với trẻ 
non tháng. Trong số những trẻ sanh thiếu tháng, 
42,3% có thiếu máu. Tổn thương gan  làm  giảm 
chức  năng  tổng  hợp  albumin  –  nguyên  liệu 
trong quá trình tạo máu, gây thiếu máu. 
Rối  loạn  đông  máu  thường  gặp  ở  nhóm 
giảm Albumin máu (p<0,0001) và nhập viện trễ 
(35,9%, p = 0,052). Kết quả này tương đương với 
nghiên  cứu  của  tác  giả  Minh  Ngọc  (25,7%)  và 
cao  hơn  tác  giả  Mowat  (21,1%)(7,9).  Sự  khác  biệt 

405


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

này  có  thể  do  bệnh  nhi  trong  nghiên  cứu  của 
chúng tôi nhập viện trễ, khi chức năng tổng hợp 
yếu  tố  đông  máu  máu  II,  V,  VII,  VIII,  IX,  X,  và 
những protein quan trọng khác trong quá trình 
đông  máu  (protein  C,  S)  của  gan  đã  suy  giảm, 
cũng  như  sự  rối  loạn  hấp  thu  vitamin  K  tan 
trong dầu nhiều hơn.  
Các  xét  nghiệm  bilirubin  toàn  phần,  trực 

tiếp,  AST,  ALT,  ALP,  GGT  đều  tăng  tăng  cao 
hơn  giới  hạn  bình  thường  nhiều  lần,  nhất  là 
bilirubin  toàn  phần  và  trực  tiếp.  Tuy  nhiên,  độ 
dao động giá trị của các xét nghiệm rất lớn, điều 
này khiến cho mỗi xét nghiệm tự nó không thể 
có  giá  trị  đủ  mạnh  trong  chẩn  đoán  phân  biệt 
nguyên nhân VDUM. 

Nguyên nhân VDUM 
Viêm gan sơ sinh vô căn và teo đường mật là 
hai nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất, phù hợp 
với  y  văn(8,11,12).  Tuy  nhiên,  nguyên  nhân  đứng 
hàng  thứ  ba  là  nhiễm  CMV  (19,1%),  cao  hơn 
nhiều  các  nghiên  cứu  của  Lee,  Aanpreung  hay 
Poddar  (3‐5%)(1,6,10),  phản  ánh  tình  trạng  nhiễm 
CMV rất phổ biến ở Việt Nam tuy chưa có công 
trình nghiên cứu nào về tỷ lệ nhiễm CMV trong 
cộng đồng.  
Theo y văn, nguyên nhân đứng hàng thứ ba 
là  thiếu  α1‐antitrypsin,  với  tỷ  lệ  khoảng  5‐
15%(8,11,12).  Tuy  nhiên,  trong  nghiên  cứu  của 
chúng tôi, trong số 98/251 (39%) bệnh nhi được 
thử  α1‐antitrypsin,  tất  cả  đều  bình  thường.  Kết 
quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lee, 
Aanpreung  hay  Poddar(1,6,10).  Điều  này  cho  thấy 
người Châu Á hiếm khi thiếu hụt α1‐antitrypsin, 
có lẽ do đột biến alen α1‐ATZ gây thiếu hụt α1‐
antitrypsin  hiếm  xảy  ra  đối  với  chủng  người 
Châu Á. 
Tỷ lệ chưa rõ nguyên nhân chiếm 7,2%. Tỷ lệ 

này  ngày  càng  giảm  nhờ  những  tiến  bộ  trong 
chẩn đoán và điều trị bệnh. 

406

Đặc điểm điều trị 
Tỷ  lệ  nhiễm  trùng  bệnh  viện  trong  nghiên 
cứu  này  cao  hơn  so  với  báo  cáo  tổng  kết  của 
WHO  ở  khu  vực  Đông  Nam  Á  năm  là  10%(2). 
Nguyên  nhân  có  thể  do  đặc  thù  bệnh  vì  phần 
lớn  xảy  ra  trên  trẻ  teo  đường  mật  và  nang 
đường mật có phẫu thuật (70%), do đó thời gian 
nằm viện kéo dài và tăng nguy cơ nhiễm trùng, 
đồng  thời  phản  ánh  mật  độ  lưu  hành  tác  nhân 
nhiễm  trùng  bệnh  viện  cao,  công  tác  chống 
nhiễm khuẩn chưa hiệu quả. Có sự khác biệt rất 
có ý nghĩa về thời gian nằm viện giữa nhóm có 
và không có nhiễm trùng bệnh  viện  (p<0,0001), 
điều  này  làm  tăng  chi  phí  điều  trị  và  nhiều  hệ 
lụy khác. Tình trạng nhiễm trùng khiến bệnh nhi 
phải  sử  dụng  nhiều  loại  kháng  sinh,  dẫn  đến 
làm tăng chi phí điều trị rất nhiều, trong đó có cả 
do thời gian nằm viện kèo dài (18,04 ± 6,80 ngày 
ở nhóm sử dụng 1 loại kháng sinh so với 49,80 ± 
33,04  ngày  ở  nhóm  sử  dụng  6  loại  kháng  sinh, 
p<0,0001). Có mối liên quan giữa thời gian nằm 
viện  với  thời  điểm  nhập  viện.  Thời  gian  nằm 
viện trung bình của nhóm nhập viện trễ là 22,12 
± 18,0 ngày, trong khi của nhóm nhập viện sớm 
là 17,04 ± 11,47 ngày (p=0,009).  


Kết  quả  điều  trị  (tính  đến  thời  điểm  sau  6 
tháng) 
Đa  số  bệnh  nhi  hết  vàng  da  và  giảm  vàng 
da. Đây là những bệnh nhi viêm gan sơ sinh vô 
căn, nhiễm CMV, nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài và 
teo  đường  mật  đã  được  phẫu  thuật  Kasai  sớm. 
Điều  này  phù  hợp  với  diễn  tiến  của  bệnh.  Có 
12,4%  bệnh  nhi  vàng  da  tăng  dần  và  diễm  tiến 
dần  đến  xơ  gan.  Những  bệnh  nhi  này  thường 
thuộc  nhóm  teo  đường  mật  phẫu  thuật  Kasai 
trễ,  bệnh  lý  chuyển  hóa  và  di  truyền  như 
Tyrosinemia,  PFIC,  hội  chứng  Alagille,  hội 
chứng  ARC  và  Caroli.  Điều  này  cũng  phù  hợp 
với diễn tiến bệnh. Ngoài ra, có 1/5 số bệnh nhi 
bỏ  tái  khám,  hầu  hết  rơi  vào  nhóm  teo  đường 
mật  quá  chỉ  định  Kasai  (83,3%),  theo  dõi  teo 
đường mật từ chối mở bụng thám sát (94,1%) và 
nhóm  chưa  rõ  nguyên  nhân  (66,7%).  Những 
bệnh  nhi  này  có  lẽ  tự  ý  về  điều  trị  theo  kinh 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
nghiệm,  theo  y  học  cổ  truyền  và  có  thể  có  tử 
vong, nhất là nhóm teo đường mật quá chỉ định 
Kasai. 

Lý do nhập viện trễ 

Hơn một nửa số bệnh nhi xuất hiện vàng da 
sớm trong vòng 2 tuần đầu sau sanh. Tuy nhiên, 
thời  gian  trung  bình  từ  lúc  xuất  hiện  vàng  da 
đến  lúc  nhập  viện  kéo  dài  tới  8  tuần,  dẫn  đến 
tuổi  trung  vị  nhập  viện  là  9  tuần  và  tỷ  lệ  nhập 
viện trễ lên đến 46,6%. Kết quả này tương tự với 
những  nghiên  cứu  của  tác  giả  Minh  Ngọc  (3 
tháng)  và  Lee  (59  ngày)(5,9),  phản  ánh  phần  nào 
thực trạng xã hội cũng như dân trí tương đồng, 
với những lý do khiến bệnh nhi được nhập viện 
trễ cũng tương tự nhau. 

So sánh lý do nhập viện trễ giữa những nghiên 
cứu 
Lý do trễ

Nghiên cứu (n, tỷ lệ %)
Lee (n=65) chúng tôi (n=251)
Do nhân viên y tế
17 26,0)
30 (12,0)
61 (24,3) 87 (34,6)
Do phơi nắng hết vàng da
cộng vàng da sinh lý, tự hết
9 (3,6)
đồng
Phát hiện trễ
5 (8,0)
2 (0,8)
Không phát hiện

6 (2,4)
Từ chối, tự điều trị
9 (3,6)
Thất bại của y tế
7 (11,0)
-

Có  sự  khác  biệt  về  tỷ  lệ  nguyên  nhân  do 
nhân  viên  y  tế  và  người  dân  giữa  bệnh  nhi  ở 
nước ta với ở Malaysia là vì ở Malaysia, khi phát 
hiện ra vàng da, thân nhân lập tức đưa trẻ đến 
bệnh viện kiểm tra nhưng lại được nhân viên y 
tế khẳng định rằng vàng da này do sữa mẹ, do 
sinh  lý…nên  lý  do  này  chiếm  tỷ  lệ  cao.  Còn  ở 
Việt Nam, khi phát hiện trẻ vàng da, rất ít người 
đưa trẻ đi khám, mà thường truyền tai theo kinh 
nghiệm  là  vàng  da  này  do  sinh  lý,  do  sữa 
mẹ…phơi nắng sẽ hết, hoặc do thói quen cho mẹ 
và bé nằm trong phòng kín nên không phát hiện 
vàng da. Ngoài ra, có 5,1% bệnh nhi không được 
phát hiện vàng da cho tới khi nhập viện vì một 
lý do khác. Điều này có thể do: màu sắc da của 
chủng  tộc  người  Việt  Nam  khó  phát  hiện  vàng 
da, nhất là khi không nhiều, hoặc không nghĩ đó 
là  vàng  da  do  bệnh  lý,  ngoài  ra  còn  do  thiếu 
quan tâm vì cuộc sống cơ cực… 

Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học


KẾT LUẬN 
VDUM  là  tình  trạng  bệnh  lý  khá  thường 
gặp, dễ nhầm lẫn với vàng da tăng bilirubin gián 
tiếp nếu không có kiến thức về bệnh lý này. Một 
số  nguyên  nhân  có  thể  điều  trị  được  nếu  nhập 
viện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ 
nhập  viện  trễ  còn  cao,  có  thể  do  lỗi  của  cộng 
đồng hoặc nhân viên y tế, khiến kết quả điều trị 
và tiên lượng bệnh xấu đi. Vì vậy, vấn đề phát 
hiện  sớm  và  nhập  viện  để  chẩn  đoán,  điều  trị 
kịp thời là rất cần thiết. Cần giáo dục nâng cao 
kiến  thức  về  VDUM  cho  cả  nhân  viên  y  tế  và 
cộng đồng. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.
3.

4.

5.

6.

7.

8.


9.

10.

11.
12.

Aanpreung  P,  et  al  (2005),  ʺNeonatal  cholestasis  in  Thai 
infantsʺ, J Med Assoc Thai, 88 Suppl 8 pp. S9‐15. 
Ducel  G,  et  al  (2002),  Prevention  of  hospital‐acquired 
infections, 2nd, WHO, Malta. 
Dehghani  SM,  et  al  (2006),  ʺComparison  of  different 
diagnostic  methods  in  infants  with  Cholestasisʺ,  World  J 
Gastroenterol, 12 (36), pp. 5893‐6. 
Hisham 

(2013), 
Cholestasis, 
/>overview#a0104. 
Lee  WS  (2007),  ʺPre‐admission  consultation  and  late  referral 
in infants with neonatal cholestasisʺ, J Paediatr Child Health, 
44 (1‐2), pp. 57‐61. 
Lee  WS,  Chai  PF  (2010),  ʺClinical  features  differentiating 
biliary atresia from other causes of neonatal cholestasisʺ, Ann 
Acad Med Singapore, 39 (8), pp. 648‐54. 
Mowat  AP,  et  al  (1976),  ʺExtrahepatic  biliary  atresia  versus 
neonatal  hepatitis.  Review  of  137  prospectively  investigated 
infantsʺ, Arch Dis Child, 51 (10), pp. 763‐70. 
Moyer  V,  et  al  (2004),  ʺGuideline  for  the  evaluation  of 
cholestatic jaundice in infants: recommendations of the North 

American Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology 
and Nutritionʺ, J Pediatr Gastroenterol Nutr, 39 (2), pp. 115‐
28. 
Nguyễn  Minh  Ngọc  (2008),  Đặc  điểm  một  số  rối  loạn  dinh 
dưỡng thường gặp ở trẻ vàng da ứ mật kéo dài trên 1 tháng 
tuổi tại khoa Tiêu hóa  Bệnh  viện  Nhi  Đồng  2,  Luận  văn  tốt 
nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
Poddar U, et al (2009), ʺNeonatal cholestasis: differentiation of 
biliary  atresia  from  neonatal  hepatitis  in  a  developing 
countryʺ, Acta Paediatr, 98 (8), pp. 1260‐4. 
Suchy  FJ  (2004),  ʺNeonatal  cholestasisʺ,  Pediatr  Rev,  25  (11), 
pp. 388‐96. 
Valerie  AM,  William  FB  (2004),  ʺApproach  to  neonatal 
cholestasisʺ,  Pediatric  Gastrointestinal  Disease,  4th,  BC 
Decker, Ontario, pp. 1079‐1093. 

Ngày nhận bài báo 

 

 

: 30/10/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo 

: 05/11/2013 

407



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 
Ngày bài báo được đăng 

 

: 05/01/2014 

 

408

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 



×