Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phục hồi chức năng bàn chân mất mô mềm vùng gót chịu lực được che phủ bằng cơ lưng rộng tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.01 KB, 5 trang )

n
lành 3-4cm. Các bệnh nhân đều không thể đi lại
được nếu không có hai nạng.

KẾT QUẢ
Một trường hợp bò hoại tử vạt do tắc mạch.
Thời gian theo dõi ngắn nhất 7 tháng, dài nhất là
8 năm. Trung bình là 2 năm. Loét chợt nông 3
trường hợp tự lành. Bệnh nhân chưa bò loét lại sau
khi được hướng dẫn chống loét bằng độn lót thích
hợp và cách tự chăm sóc bàn chân. Không có
trường hợp nào bò rối loạn dinh dưỡng kéo dài.
Sức cơ cải thiện từ 4  5+. Cơ giảm teo. Chỉ có 3
bệnh nhân chân tổn thương nhỏ hơn chân lành
2cm. Các trường hợp co rút khớp cổ chân và khớp
gối đều được chỉnh trở về vò trí bình thường. Về
chức năng đánh gia ùtheo Volpicelli: 1 trường hợp
độ 2 (hoại tử vạt), 7 trường hợp độ 5, 8 trường hợp
độ 6. Ở độ 5 và 6 bệnh nhân hoàn toàn không đau

3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 2* 2002

Nghiên cứu Y học

khi đi. Về cảm giác: 4 trường hợp ghép thần kinh
có phục hồi cảm giác từ S0 lên S2. 11 trường hợp
S1 tăng lên S2. Trường hợp hoại tử vạt S3. Cảm
giác sâu phục hồi gần như hoàn toàn. Bệnh nhân


nhận biết được tình trạng đòa hình đang đi, đứng.

cho tập chòu lực. Chòu lực nặng phải sau tuần thứ 6
vì lúc này các sợi collagen trửơng thành sẽ sắp
xếp theo hướng ưu tiên chòu lực, tạo sự kết dính
tốt(7).

BÀN LUẬN

Phù nề làm vết thương lâu lành tạo thuận lợi
cho hội chứng rối loạn dinh dưỡng. Việc xen kẻ
nằm gác chân cao với việc tập vận động chủ
động, để thõng chân với việc giơ chân cao tại
giường kết hợp với băng ép góp phần đáng kể
trong việc giảm phù nề, tạo lưu thông máu tốt.

Phục hồi tính nhạy cảm sau hồi phục sự dẫn
truyền cảm giác ở người trưởng thành không bao
giờ hoàn toàn(1). Chất lượng phục hồi phụ thuộc
rất nhiều vào việc tái thiết lập phân tích ở trung
ương về các tín hiệu đưa vào theo đường dẫn
truyền mới. Các bài tập thích hợp kích thích việc
tái huấn luyện lại sự tiếp nhận ở trung ương nói
riêng cũng như sự phục hồi thần kinh nói chung(1).
Chúng tôi mong muốn tái tạo lại “cảm giác bảo
vệ” nhằm tránh loét. Trong lô nghiên cứu chúng
ta thấy cảm giác sâu tiếp nhận rung từ âm thoa
phục hồi hoàn toàn. Mặc dầu dùng âm thoa để
đánh giá cảm giác bảo vệ không được chính xác
vì chúng tôi không có bộ sợi đơn SemmesWeinstein nhưng kết quả trên đáng được khích lệ.

Việc phục hồi cảm giác đến S2 trong 4 trường hợp
ghép thần kinh cũng là một kết quả lý thú cần
nghiên cứu thêm.

Sử dụng cố đònh ngoài

Chống loét

Sử dụng cố đònh ngoài rất hữu ích trong việc
nắn chỉnh dần các co rút gấp cổ chân, duy trì khớp
ở tư thế chức năng nhưng vẫn không cản trở việc
chăm sóc vế thương. Chúng tôi chỉ lưu giữ cố đònh
ngoài trong thời gian ngắn (trung bình 6 tuần).
Không có trường hợp nào bò dò mủ chân đinh.

Hai yếu tố chính gây loét là tổn thương về
thần kinh và bất thường cơ học(3,5). Để tránh tập
trung lực lên một vài điểm nào đó chúng tôi rất
chú trọng việc tập luyện cơ tam đầu cẳng chân.
Co rút gân gót dẫn đến tập trung lực lên các
chỏm đốt bàn, suy yếu co cơ này dẫn đến tập
trung nhiều lực ở vùng gót(3,5). Chúng tôi còn sử
dụng các tấm đệm lót để làm giảm độ tì đè lên
gan chân. Noever cho rằng không loét dù cảm
giác hồi phục không hoàn toàn nếu vạt che phủ
vững chắc(1). Chúng tôi không thể đo được ngưỡng
cảm giác bảo vệ, do đó các biện pháp nhằm giảm
áp lực lên bàn chân là cần thiết.

Thời điểm áp dụng phục hồi chức năng

Không nên chỉ bắt đầu các biện pháp phục hồi
sau khi vết thương đã lành bởi vì các yếu tố xấu
làm cản trở quá trình phục hồi có thể xuất hiện rất
sớm sau tổn thương. Trong lô nghiên cứu hầu như
các bệnh nhân ít nhiều bò co rút khớp ở tư thế xấu.
Vì vậy các biện pháp phục hồi cần được tiến hành
càng sớm càng tốt ngay khi bệnh nhân vào viện.
p dụng cho tại chỗ và toàn thân.
Phù nề

Tạo dáng, tăng dính, tránh khoảng trống ứ
động bằng băng ép.
Đây cũng là biện pháp khá quan trọng. Nhằm
để theo dõi vạt cơ chúng tôi chỉ tiến hành băng ép
từ tuần lễ thứ hai trở đi. Việc kết dính không tốt
sẽ làm vạt “mất vững” dể “lắc lư” mà hậu quả là
không chòu được lực tì đè giằng xé, cuối cùng là
loét(6).
Thời điểm tập đi
Sau 3 tuần chúng tôi mới cho phép bệnh nhân
tập để thõng chân đau vì đây là các trường hợp
chuyển vạt tự do ở chi dưới. Từ tuần lễ thứ 4 mới

4

Vấn đề phục hồi cảm giác

Giáo dục
Chúng tôi tận dụng các vật dụng thông thường
hàng ngày để làm công cụ cho việc tập luyện.

Bệnh nhân dễ tiếp thu và thực hiện được ở nhà.


Nghiên cứu Y học
KẾT LUẬN
Phục hồi chức năng cho bàn chân mất mô
mềm vùng gót chòu lực được che phủ bằng cơ lưng
rộng là vấn đề mới mẻ. Các phương pháp phục
hồi nêu trên bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu
điều trò. Chống loét cần có thời gian đánh giá
thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

BIRCH R (1998) Recovery of sensibility after nerve repair In:
Birch R (eds) Surgical disorders of the peripheral nerves, 1rst
edition, 405-414. Churchill Livingstone international edition,
London.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 2* 2002
2.

3.

4.
5.

6.


7.

DOUGLAS GS (1992) Partial calcanectomy for treatment of
large ulcerations of the heel and calcaneal osteomyelitis. The
journal bone and joint surgery, 74A: 571 –576
GOULD J (1987) Reconstruction of soft tissue injuries of the
foot and ankle with microsurgical techniques. Orthopaedics, 1:
151-157.
GUYTON GP. (2001) the diadetic foot. The Journal of bone
and Joint surgery 83A: 1084-1096
HELM PA. (1993) Rehabilitation. In Marvin E. Levin (eds)
The Diabetic foot, 5th edition, 493-505, Mosby Year Book, Inc,
International edition, Chicago.
SOUTAR DS. (1993) Reconstruction of defects of the foot. In:
Soutar DS.: Microvascular Surgery and free tissue transfer. 1rst
edition, 131-139. McGraw-Hill Inc., International edition,
NewYork
TICKER JB. (1999) Soft tissue physiology and repair. In
Heckman JD (eds) Orthopaedic Knowledge Update, 6 th
edition, 3-23, American Academy of Orthopaedic Surgeons,
Illinois..

5



×