Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xác định tỷ lệ loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ ≥ 50 tại thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.7 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN  
Ở PHỤ NỮ ≥ 50 TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, BÀ RỊA‐VŨNG TÀU 
Đặng Thị Hải Yến*, Đặng Văn Chính** 

TÓM TẮT  
Đặt vấn đề: Mặc dù là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng nhưng loãng xương và hậu quả của nó chưa 
được quan tâm đúng mức. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ loãng xương vàmột số yếu tố liên quan ở phụ nữ ≥50 tuổi tại thành phố Vũng Tàu, 
năm 2013. 
Phương  pháp  nghiên  cứu: Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu 410 phụ nữ ≥50 tuổi. Sử dụng bộ câu hỏi 
phỏng vấn trực tiếp để thu thập các số liệu về đặc điểm dân số xã hội, tiền sử cá nhân và gia đình. Đo nhân trắc 
học và xác định tỷ lệ loãng xương bằng phương pháp hấp thu năng lượng kép (DXA). 
Kết quả: Tỷ lệ loãng xương ở CXĐ là 21%, tỷ lệ thiếu xương là 19%. Tỷ lệ loãng xương ở xương đùi là 
14,7%, tỷ lệ thiếu xương là 19%. Tỷ lệ loãng xương tăng theo tuổi và tăng cùng thời gian mãn kinh. Có mối liên 
quan có ý nghĩa thống kê giữa loãng xương với tuổi, cân nặng, số lần sinh con và tình trạng mãn kinh khi sử 
dụng mô hình phân tích đa biến. 
Kết  luận: Tỷ lệ loãng xương ở CXĐ của phụ nữ ≥ 50 tuổi tại thành phố Vũng Tàu là 21%. Có mối liên 
quan giữa loãng xương và nhóm tuổi, số lần sinh, cân nặng và thời gian mãn kinh. 
Từ khóa: loãng xương, phụ nữ ≥50 tuổi.  

ABSTRACT 
DETERMINATION THE OSTEOPOROSIS PROPORTION, SOME RELATIONSHIPS OF WOMEN 
ABOVE 50 YEARS OLD IN VUNG TAU CITYBA RIA‐VUNG TAU PROVINCE 
Dang Thi Hai Yen, Dang Van Chinh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 134 – 140 


Background:Osteoporosis is a significantt public health problem; however its magnitude and consequences 
have not been concerned sufficiently. 
Objectives:  To  determine  the  prevalence  of  osteoporosis  and  low  bone  mass  and  its  determinants  among 
women who aged 50 years and older in Vung Tau City, Ba Ria‐Vung Tau province, 2013. 
Methods:  This  wasacross‐sectional  survey  with  a  sample  of  410  women,  aged  50  years  and  older. 
Socioeconomic variable and individual or family characteristics were collected by a questionaire. Osteoporosis was 
measured by dual‐energy X‐ray absorptionmetry mehod (DXA). 
Result: The prevalence of osteoporosis and low bone mass at femur neck were 21% and 19%, respectively (at 
femur were 14.7% and 19%, respectively). The prevalence of osteoporosis increased with age and postmenopause. 
Osteoporosis  rose  with  age  and  after  menopause  and  theywere  significanlyt  statisticalassociation.  Multinomial 
logistic  model  shows  that  there  were  significant  associationsbetween  age,  weight,  times  of  giving  birth  and 
menopause status and osteoporosis. 
Conclussion:The prevalence of osteoporosis was of high concern. Age, weight, parity and menopause status 
were predictors of osteoporosis.  
Key words: Osteoporosis, women who aged 50 years and older. 
** Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh 
 Hội Đông y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
 
Tác giả liên lạc: Bs. CKII. Đặng Thị Hải Yến  ĐT: 0908452494
Email:  
*

134

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học


 
ĐẶT VẤN ĐỀ 

Mục tiêu cụ thể 

Loãng xương và hậu quả của nó đang được 
Việt  Nam  và  thế  giới  quan  tâm  vì  mức  độ  ảnh 
hưởng của nó lên sức khỏe cộng đồng, cùng với 
sự  phát  triển  của  nền  kinh  tế,  tuổi  thọ  của  con 
người  cũng  tăng  lên  dự  báo  tỷ  lệ  loãng  xương 
ngày càng tăng, vì tuổi là yếu tố nguy cơ chính 
của  loãng  xương  và  gãy  xương(8).  Bên  cạnh  đó, 
các  triệu  chứng  của  loãng  xương  thường  biểu 
hiện âm thầm, chỉ khi trọng lượng xương mất đi 
hơn 30% mới có biều hiện trên lâm sàng. Nhiều 
trường  hợp  bệnh  không  có  biểu  hiện  triệu 
chứng,  do  đó  người  bị  loãng  xương  không  biết 
cho đến khi họ bị gãy xương(9). Hậu quả của gãy 
xương là tàn phế và chi phí điều trị cao hoặc đe 
dọa tính mạng, nhất là đối tượng người cao tuổi. 
Vì những gánh nặng bệnh tật và kinh tế nên việc 
phòng ngừa loãng xương đóng một vai trò quan 
trọng. Loãng xương phổ biến ở phụ nữ hơn nam 
giới,  nguyên  nhân  có  thể  do  phụ  nữ  có  khối 
lượng  xương  đỉnh  thấp  hơn  30%  so  với  nam 
giới, vai trò sinh đẻ, cho con bú, lượng nội tiết tố 
có  vai  trò  giữ  khối  lượng  xương  bắt  đầu  suy 
giảm sau tuổi 50, bên cạnh đó phụ nữ thường có 
tuổi  thọ  cao  hơn  nam  và  do  đó  có  giảm  khối 

lượng  xương  nhiều  hơn  dẫn  đến  tỷ  lệ  loãng 
xương và gãy xương cao hơn nam giới(9). 

Xác định tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ ≥ 50 tuổi 
tại  thành  phố  Vũng  Tàu,  2013  bằng  phương 
pháp đo hấp thu năng lượng kép. 

Để có dự phòng sớm về loãng xương ở phụ 
nữ trung niên tại thành phố Vũng Tàu, chúng tôi 
tiến hành xác định tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ ≥ 
50  tuổi  bằng  phương  pháp  DXA  nhằm  có  dữ 
liệu khoa học góp phần cùng ngành y tế hưởng 
ứng  chương  trình  hành  động  phòng  chống  LX, 
đồng thời là cơ sở xây dựng các hoạt động nâng 
cao thể chất người Việt Nam. 

Xác  định  một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  tình 
trạng loãng xương. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên  cứu  cắt  ngang,  cỡ  mẫu  410  phụ  nữ 
≥50 tuổi, cư trú trên địa bàn thành phố Vũng Tàu 
trên 1 năm, được chọn từ 30 cụm dân cư trong 
tổng số 16 phường. 
Loãng  xương  được  xác  định  bằng  phương 
pháp hấp thu tia X năng lượng kép (DXA), đây là 
phương pháp đo mật độ xương, thăm dò không 
xâm  lấn  thực  hiện  dễ  dàng  để  đánh  giá  khối 
lượng  xương  và  nguy  cơ  gãy  xương,  phương 
pháp được sử dụng rộng rãi trên thế giới, có độ 

tin  cậy  cao  được  xem  như  là  tiêu  chuẩn  vàng 
trong việc xác định mật độ xương. Phương pháp 
này có thể chẩn đoán loãng xương, tiên lượng gãy 
xương và theo dõi định kỳ, đây cũng là phương 
pháp có thể áp dụng cho các vị trí ngoại biên như 
cẳng tay hay trung tâm như cột sống hoặc khung 
xương chậu, nó cũng thể quét toàn cơ thể. Hai vị 
trí  thường  được  đo  là  cột  sống  thắt  lưng  và  cổ 
xương  đùi  (CXĐ),  vì  đây  là  vị  trí  thường  bị  gãy 
do loãng xương nhất. 
Sử dụng phần mềm Epidata nhập số liệu và 
phân tích bằng phần mềm Stata. 

KẾT QUẢ 
Bảng1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

50 – 59
60 – 69
≥ 70

214
116
59

55,0
29,8
15,2


Có gia đình
Độc thân
Ly thân/ly
dị/góa

319
63
7

82,0
16,2
1,8

Nội trợ

156

40,1

Nhóm tuổi

Mục tiêu nghiên cứu  
Xác định tỉ lệ loãng xương và một số yếu tố 
liên quan ở phụ nữ ≥50 tuổi tại thành phố Vũng 
Tàu, năm 2013. 

Đặc điểm
(n=389)


Hôn nhân

Nghề nghiệp

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

135


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
Đặc điểm
(n=389)
Nghỉ hưu
Tư nhân
Nhân viên nhà
nước
Khác

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

100
70
34


25,7
18,0
8,7

29

7,5

>2 triệu
≤ 2 triệu

199
190

51,2
48,8

Không có
Từ 1 – 2 con
≥ 3 con

20
178
191

5,1
45,8
49,1

Thu nhập


Số lần sinh
con

cứu  có  gia  đình  (82%).  Nghề  nghiệp  của  đối 
tượng nghiên cứu chủ yếu là nội trợ (40%). Đối 
tượng  nghiên  cứu  có  số  lần  sinh  từ  1‐  2  con 
(45,8%)  có  tỷ  lệ  tương  đương  với  sinh  ≥  3  con 
(49,1%). Đa số phụ nữ đã mãn kinh (87,4%), với 
44,7%  mãn  kinh  >10  năm.  Hơn  50%  đối  tượng 
nghiên cứu có BMI ở mức béo phì. 
Bảng 2: Hoạt động thể lực và chế độ ăn uống giàu 
canxi 
Đặc điểm (n Tần số (n) Tỷ lệ (%)
= 389)
Thực phẩm bổ
sung
canxi/ngày

Kinh nguyệt
hiện tại
Còn
Hết

49
340

≥ 650
mg/ngày
< 650

mg/ngày

12.6
87,4

Thời gian hết
kinh
< 5 năm
5 – 10 năm
≥ 10 năm

107
81
152

31,5
23,8
44,7

Bình thường
Béo phì
Nhẹ cân

174
198
17

44,7
50,9
4,4


20

311

80

279

71,7

17

4,4

93

23,9

Hoạt động thể
lực/ ngày
Vận động
trung bình
Vận động
mạnh
Ít vận động

BMI

Phụ nữ ở nhóm tuổi từ 50‐59 tuổi chiếm tỷ lệ 

cao  nhất  (55%),  chiếm  tỷ  lệ  thấp  nhất  là  nhóm 
phụ nữ ≥70 tuổi (15,2%). Đa số đối tượng nghiên 

78

Có  80%  đối  tượng  nghiên  cứu  có  sử  dụng 
thức ăn bổ sung canxi dưới 650 mg/ngày. Đa số 
đối  tượng  nghiên  cứu  vận  động  thể  lực  ở  mức 
trung bình, chiếm tỷ lệ 71,7%. 

TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG, THIẾU XƯƠNG

60%
21%

Loãng xương
(n=80)

19%

Thiếu xương (n=74)

Bình thường
(n=235)

Biểu đồ 1: Tỷ lệ loãng xương chung của đối tượng nghiên cứu 
CXĐ. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị loãng xương 
Biểu  đồ  1  mô  tả  thực  trạng  loãng  xương 
chiếm tỷ lệ 21%, tỷ lệ giảm mật độ xương là 19%. 
chung  của  389  phụ  nữ  ≥50  tuổi  tại  thành  phố 

Vũng  Tàu.  Khi  đánh  giá  theo  T‐score  tại  vị  trí 

136

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Bảng 4: Một số yếu tố liên quan đến tình trạng loãng xương 
Đặc điểm
(n= 389)
Nhóm tuổi
50 – 59
60 – 69
≥ 70
BMI
Bình thường
Thừa cân
Nhẹ cân
Cân nặng
≥ 45
<45
Gia đình
Chưa lập gia đình
Có gia đình
Ly thân/ly dị/góa

Nghề nghiệp
Nhân viên NN
Tư nhân
Nội trợ
Nghỉ hưu
Khác
Thu nhập gia đình
> 2 triệu
≤ 2 triệu
Số lần sinh con
1 – 2 con
Không con
≥ 3 con
Thời gian m.kinh
< 5 năm
5 – 10 năm
>10 năm
Kinh nguyệt
Còn kinh
Mãn kinh

Loãng xương

Thiếu xương

Bình thường

p

Loãng xương Thiếu xương

PR (KTC 95%) PR (KTC 95%)

n

%

n

%

n

%

15
32
33

7
27,6
55,9

34
25
15

15,9
21,6
25,4


165
59
11

77,1
50,9
18,6

0,000

1
1
6 (3,0 -11.8)** 2,1 (1,1-3,7)*
33 (13,9-78,2)** 6,6 (2,8-15,7)**

40
25
15

23
12,6
88,2

34
39
1

19,5
19,7
5,9


100
134
1

57,5
67,7
5,9

0000

1
0,5 (0,3-0,8)**
37,5(4,8-293)**

1
0,9 (0,5-1,5)
2,9(0,2-48,3)

47
33

14
62,3

66
8

19,6
15,1


223
12

66,4
22,6

0000

1
13(6,3-27,1)**

1
2,3 (0,9-5,7)

13
66
1

20,6
20,7
14,3

12
60
2

19,1
18,8
28,6


38
193
4

60,3
60,5
57,1

0,974

7
13
33
23
3

20,6
18,6
21,8
23,0
10,3

8
13
27
23
3

23,5

18,6
17,3
23,0
10,3

19
44
95
54
23

55,9
62,9
60,9
54,0
79,3

0,516

40
40

20,1
21,1

25
49

12,6
25,8


134
101

67,3
53,2

0,002

1
1,3 (0,8-2,2)

1
2,6(1,5-4,5)*

10
6
64

5,6
30.0
33,5

28
1
45

15,7
5,0
23,6


140
13
82

78,7
65,0
43,0

0,008

1
2,2 (0,8-6,1)
1,8 (1,1-3,1)*

1
0
1,8 (1,1-3,1)*

8
11
69

7,5
13,6
39,5

18
14
38


16,8
17,3
25

81
56
54

75,7
69,1
35,5

0000

1
2 (0,8-5,3)
11,3 (5-25,4)**

1
1,1 (0,5-2,4)
3,2(1,6-6,1)**

1
79

2,0
23,2

4

70

8,2
20,6

44
191

89,8
56,2

0000

1
18,2 (2,5-134)**

1
4 (1,4-11,6)*

*p value <0,05, **p value <0,01 
Có  mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa 
nhóm  tuổi  và  tình  trạng  loãng  xương,  thiếu 
xương,  tuổi  càng  cao  thì  tỷ  lệ  loãng  xương  và 
thiếu  xương  càng  cao.  Tỷ  lệ  loãng  xương  và 
thiếu xương tỷ lệ nghịch theo cân nặng, theo thu 
nhập  gia  đình,  phụ  nữ  càng  nhẹ  cân,  hoặc  thu 
nhập  gia  đình  càng  thấp  thì  tỷ  lệ  loãng  xương 
càng cao. Phụ nữ đã mãn kinh hoặc phụ nữ sinh 
≥3  con  có  tỷ  lệ  loãng  xương,  thiếu  xương  cao 


Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

hơn.  Không  có  mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống 
kê  giữa  tình  trạng  loãng  xương  với  tình  trạng 
hôn nhân hay với nghề nghiệp. 
Bảng 6: Mô hình hồi quy đa giá (multiomial logistic) 
thể hiện mối liên quan giữa loãng xương và một sô 
yếu tố liên quan của đối tượng nghiên cứu 
Đặc tính n = 389
Nhóm tuổi
50 – 59

Loãng xương Thiếu xương
PR (KTC 95%) PR (KTC 95%)
1

1

137


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
Đặc tính n = 389
60 – 69
≥ 70
BMI

Bình thường
Béo phì
Nhẹ cân
Cân nặng
≥ 45
< 45
Thu nhập gia đình
> 2 triệu
≤ 2 triệu
Số lần sinh
1 – 2 con
Không sinh
≥ 3 con
Thời gian mãn kinh
< 5 năm
5 – 10 năm
>10 năm
Hoạt động thể lực
Vận động trung bình
Vận động mạnh
Ít vận động
Ăn uống bổ xung canxi
≥ 650mg/ngày
< 650 mg/ngày

Loãng xương Thiếu xương
PR (KTC 95%) PR (KTC 95%)
1,7 (0,6 – 4,4)
1 (0,4 – 2,3)
6,7 (2 – 23)**

3 (1 – 9,3)

BÀN LUẬN 
1
0,6 (0,3 – 1,2)
3,6 (0,5 – 27,7)

1
0,8 (0,4 – 1,4)
0

1
5 (1,5 – 16,7)**

1
1,7 (0,5 – 5,9)

1
0,8 (0,4-1,7)

1
2,6 (1,4-4,8)*

1
4,1 (0,3 – 5,4)
3,6 (1,5 – 8,5)*

1
0,2 (0,2 – 1,7)
1,1 (0,5 – 2)


1
1
1 (0,3 – 3,4)
1 (0,4 – 2,1)
3,5 (1,1 – 11,5)* 2,2 ( 0,9 – 5,3)*
1
0
1,5 (0,7-3,2)

1
0,6 (0,1 – 3,1)
1,1 (0,6 – 2,3)

1
2,1 (0,9 – 4,8)

1
0,8 (0,3– 1,7)

*p value <0,05, **p value <0,001 

Kết phân tích mô hình hồi quy đa giá cho thấy 
có  04  yếu  tố  có  ảnh  hưởng  đến  thực  trạng  loãng 
xương của đối tượng nghiên cứu là yếu: tuổi, cân 
nặng, số lần sinh con, thời gian mãn kinh. 
Thực trạng loãng xương chịu ảnh hưởng bởi 
tuổi  của  đối  tượng  nghiên  cứu,  theo  đó  những 
người ở độ tuổi 60 – 69 có tỷ lệ mắc bệnh loãng 
xương cao hơn so với những người 50 – 59 tuổi 

tuy  nhiên  sự  khác  biệt  này  không  có  ý  nghĩa 
thống kê (p >0,05); độ tuổi >70 tuổi có tỷ lệ loãng 
xương gấp 6,7 lần so với phụ nữ ở lứa tuổi 50 – 
59 với p <0,001. 
Phụ  nữ  có  cân  nặng  <45  kg  có  tỷ  lệ  loãng 
xương gấp 5 lần so với người có cân nặng ≥ 45 
kg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001). 
Phụ  nữ  sinh  từ  3  con  trở  lên  có  tỷ  lệ  loãng 
xương  gấp  3,6  lần  so  với  phụ  nữ  sinh  từ  1  –  2 

138

con.  Phụ  nữ  mãn  kinh  >10  năm  có  tỷ  lệ  loãng 
xương gấp 3,5 lần so với mãn kinh <5 năm, khác 
biệt có ý nghĩa thống kê. 
Tỷ  lệ  loãng  xương  được  đo  ở  CXĐ  trong 
nghiên cứu là 21% và tỷ lệ giảm mật độ xương là 
19%. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
với một số nghiên cứu trong nước cùng phương 
pháp  DXA,  chúng  tôi  nhận  thấy,  tỷ  lệ  loãng 
xương  ở  vị  trí  CXĐ  đo  được  trong  nghiên  cứu 
của chúng tôi không có nhiều khác biệt. Nghiên 
cứu  tại  thành  phố  Hồ  Chí  Minh  (2010)  có  tỷ  lệ 
loãng xương là 28,6%(4). Cũng một nghiên cứu về 
loãng  xương  ở  phụ  nữ  của  tác  giả  Hồng  Hoa 
(2008) cho thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ >50 
tuổi là 24,6%(1). 
Nghiên cứu về loãng xương tại một số nước 
trên thế giới cũng cho nhiều kết quả khác nhau: 
nghiên cứu ở Trung Quốc (2007) cho tỉ lệ loãng 

xương  chung  tại  CXĐ  là  15%.  Nghiên  cứu  tại 
Hàn  Quốc  (2008),  tỷ  lệ  loãng  xương  tại  CXĐ  là 
12,4%.  Tỷ  lệ  loãng  xương  ở  phụ  nữ  Canada 
(2000) là 7,9% ở CXĐ. Một số quốc gia cho tỷ lệ 
tương tự như nghiên cứu của chúng tôi phụ nữ 
Thái Lan mãn kinh từ 40‐80 tuổi từ 2004‐2008 kết 
quả cho tỷ lệ loãng xương là 20,2%. Kohn nghiên 
cứu  409  phụ  nữ  >50  tuổi  tại  Mỹ  bằng  phương 
pháp  hấp  thu  tia  X  năng  lượng  kép  (2000)  tại 
CXĐ  ghi  nhận  là  20%(5).  Nguyễn  Văn  Tuấn  và 
cộng sự nghiên cứu trên 1075 phụ nữ mãn kinh 
tại Úc, phương pháp DXA, cho tỷ lệ là 21%(6).  
Nhìn chung tỷ lệ loãng xương của chúng tôi 
so  sánh  với các  nghiên  cứu  loãng  xương  ở  Việt 
Nam  thấp hơn. Có  thể  do  mẫu nghiên  cứu  của 
chúng tôi có tỷ lệ người >70 tuổi thấp, ngoài ra 
thành phố Vũng Tàu là thành phố công nghiệp, 
du  lịch  trẻ  đa  số  người  dân  ở  vẫn  còn  tuổi  lao 
động,  đối  tượng  lớn  tuổi  ở  một  số  phường  có 
người  dân  Vũng  Tàu  sinh  sống  lâu  năm.  Mặt 
khác đây thành phố biển thực phẩm cá tôm các 
loại  ốc  nhiều  canxi,  thời  tiết  nắng  quanh  năm 
thuận  lợi  cho  việc  hấp  thu  vitamin  D  và  canxi 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học


 
nên  mật  độ xương tăng tỷ  lệ  loãng  xương thấp 
hơn một số khu vực trong nước. 

càng nhiều, trong đó loãng xương là một bệnh lý 
rất cần được quan tâm chú trọng. 

Phân tích đa biến chúng tôi tìm thấy 04 yếu 
tố liên quan đến tình trạng loãng xương của đối 
tượng nghiên cứu đó là độ tuổi, cân nặng và số 
lần  sinh  và  thời  gian  mãn  kinh  của  đối  tượng 
nghiên cứu, tuổi càng cao thì tỷ lệ loãng xương 
càng  tăng,  cân  nặng  càng  giảm  thì  tỷ  lệ  loãng 
xương càng cao, phụ nữ sinh nhiều con có nguy 
cơ loãng xương cao hơn sinh ít con, phụ nữ mãn 
kinh thời gian mãn kinh càng dài thì tỷ lệ loãng 
xương càng cao. 

Cân nặng là một trong yếu tố ảnh hưởng đến 
loãng  xương  ở  phụ  nữ  lớn  tuổi,  phụ  nữ  có  cân 
thấp thì tỷ lệ loãng xương càng cao. Theo tác giả 
Nguyễn  văn  Tuấn  và  cộng  sự  đã  khẳng  định 
người có cân nặng thấp hơn lượng mỡ của cơ thể 
ít có nguy cơ gãy CXĐ cao hơn vì người gầy mỡ 
bao bọc vùng mông ít, mô đệm vùng CXĐ ít nên 
chịu lực kém(7). 

Nhiều  nghiên  cứu  đã  cho  rằng  tỷ  lệ  loãng 
xương  khác nhau  giữa  các  quần  thể dân  cư,  và 

cũng chỉ ra rằng tỷ lệ loãng xương có xu hướng 
tăng  theo  tuổi.  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  nhận 
thấy tuổi và tỷ lệ loãng xương có liên quan chặt 
chẽ với nhau, tuổi càng cao nguy cơ loãng xương 
càng  lớn.  Nguyên  nhân  có  thể  do  khối  lượng 
xương giảm dần theo tuổi, bắt đầu giai đoạn mất 
xương  nhanh  vào  khoảng  50  tuổi,  đây  là  giai 
đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh dẫn đến thiếu 
hụt nội tiết tố (estrogen). Sự mất xương ở các vị 
trí  của  xương,  tuổi  càng  cao  tỷ  lệ  loãng  xương 
càng  tăng  do  sự  mất  xương  do  mãn  kinh  cộng 
với  sự  mất  xương  do  tuổi  già  làm  tống  khối 
lượng  xương  mất  tăng  lên  đáng  kể  do  đó  tỷ  lệ 
loãng xương tăng lên là tất yếu. Kết quả nghiên 
cứu  của  chúng  tôi  cũng  phù  hợp  với  phần  lớn 
các tác giả trong và ngoài nước cho rằng tuổi là 
yếu tố nguy cơ chính của loãng xương ở phụ nữ. 
Cũng với mô hình hồi quy đa biến kiểm soát các 
yếu  tố  nhiễu  trong  mối  liên  quan  với  biến  phụ 
thuộc, một số tác giả trong nước cũng đều có kết 
luận nguy cơ mắc loãng xương gia tăng theo độ 
tuổi(4). Mặc dù là yếu tố nguy cơ của tình trạng 
loãng  xương,tuy  nhiên  tuổi  không  thể  thay  đổi 
được  do  đó  nên  triển  khai  các  hoạt  động  dự 
phòng  tập  trung  ở  lứa  tuổi  có  nguy  cơ  nhất, 
bằng  cách  chế  độ  ăn  uống  sinh  hoạt  hợp  lý, 
khám  sức  khỏe  định  kỳ  và  bổ  sung  canxi, 
vitanmin  D.  Với  tình  trạng  dân  số  Việt  Nam 
đang già đi các vấn đề bệnh tật của tuổi già ngày 


Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

Phụ nữ sinh ≥3 con có tỷ lệ loãng xương cao 
hơn  so  với  phụ  nữ  sinh  1‐2  con.  Dequeker  J  và 
cộng  sự  cũng  cho  thấy  rằng  mật  độ  xương  của 
phụ nữ sinh 1‐2 lần cao hơn phụ nữ chưa sinh; 
phụ nữ sinh 4 lần trở lên có mật độ xương thấp 
hơn  phụ  nữ  sinh  3  lần  trở  xuống(2).  Grainge  và 
cộng  sự  khi  nghiên  cứu  ảnh  hưởng  của  thai 
nghén và tình trạng mãn kinh với mật độ xương 
của 580  phụ nữ trong  độ tuổi  >45 tuổi  đã  nhận 
thấy  có  mối  tương  quan  chặt  chẽ  giữa  số  lần 
mang thai với gia tăng mật độ xương. Nếu sinh 
nhiều  con  sẽ  ảnh  hưởng  đến  quá  trình  chuyển 
hóa  canxi  của  người  mẹ(3).  Như  vậy  sinh  nhiều 
con  (>3  lần)  và  không  sinh  con  cũng  không  tốt 
cho sức khỏe xương của phụ nữ điều này cũng 
tương tự như một số nghiên cứu ở trong nước. 
Tỷ  lệ  loãng  xương  tăng  theo  thời  gian  mãn 
kinh,  phụ  nữ  mãn  kinh  trên  10  năm  có  tỷ  lệ 
loãng xương gấp 3,5 lần so với phụ nữ mãn kinh 
<5 năm. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho kết 
qua  tương  tự,  một  nghiên  cứu  vào  năm  2008 
trong phân tích hồi quy đa biến cho thấy, tốc độ 
mất  xương  đùi  của  của  phụ  nữ  còn  kinh  là 
0,22%/năm sau đó tăng lên 0,42%/năm ở phụ nữ 
mãn  kinh,  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê.  Vì 
vậy mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh giảm dẫn 
đến tỷ lệ loãng xương tăng(1). Điều này có thể do 
từ 70 tuổi trở xuống, nguyên nhân loãng xương 

chủ yếu là do tình trạng mãn kinh, do nồng độ 
estrogen  giảm  gây  nên  mất  chất  xương,  do  đó 
vấn  đề  cần  làm  là  rút  ngắn  thời  gian  mãn  kinh 
bằng cách sử dụng liệu pháp hormon thay thế. 

139


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
tia X năng lượng kép. Luận văn tiến sỹ y học. Học viện quân 
y. Tr. 34‐56. 

Thực  tế  quá  trình  mất  xương  tiến  triển  một 
cách âm thầm sau nhiều năm khi mà khối xương 
mất  một  cách  đáng  kể,  những  biểu  hiện  lâm 
sàng mới xuất hiện. Vì vậy, loãng xương và gãy 
xương là hậu quả của quá trình mất xương làm 
giảm chất lượng cuộc sống của phụ nữ lớn tuổi. 
Kết quả cho thấy tỷ lệ loãng xương có quan hệ 
chặt  chẽ  với  tình  trạng  kinh  nguyệt,  ở  phụ  nữ 
mãn  kinh  có  nguy  cơ  loãng  xương  nhiều  hơn 
phụ  nữ  còn  kinh,  phụ  nữ  mãn  kinh  thời  gian 
càng  lâu  nguy  cơ  loãng  xương  cao  hơn,  vì  vậy 
phòng  ngừa  loãng  xương  cho  phụ  nữ  nên  bắt 
đầu ở nhóm phụ nữ dưới 50 tuổi và chậm nhất 
là 50 tuổi thì mới mang lại hiệu quả cao. 


KẾT LUẬN 
Tỷ  lệ  loãng  xương  của  phụ  nữ  ≥50  tuổi  tại 
thành phố Vũng Tàu là 21%, tỷ lệ thiếu xương là 
19% (đo ở CXĐ).Tỷ lệ loãng xương ở xương đùi 
là 14,7%, tỷ lệ thiếu xương là 19%. 

2.

Dequeker  J  (1980).  Measurement  of  bone  mass  and  bone 
remodelling  ʺin  vivoʺ  value  of  the  radiogemetric  approach. 
Journal Acta Rhumatologica. 4(1)40‐42. 

3.

Guglielmi  G,  Grimston  SK,  Fischer  KC,  Pacifici  R  (1994). 
Osteoporosis. Diagnosis with lateral and posteroanterior dual 
X‐ray  absorptiomertry  compared  with  quantitative 
CT.Radiology. 194. 845‐850. 

4.

Hồ  Phạm  Thục  Lan  cùng  cộng  sự  (2010).  Chẩn  đoán  loãng 
xương: Ảnh hưởng của giá trị tham chiếu. Thời sự y học.57. 3‐
10. 

5.

Koh LK, Sedrine WB, Torralba TP, Kung A, Fujiwara S, Chan 
SP,  Huang  QR  (2001).  A  Simple  Tool  to  Identify  Asian 

Women  at  Increased  Risk  of  osteoporosis.  Osteoporosis 
International J. 12: 699‐705. 

6.

Nguyen  TV,Center  JR,  Eisman  JA  (2000).  Osteoporosis  in 
elderly men and women: effects of dietary calcium, physical 
activity, and body mass index. J Bone Miner Res. 15: 322‐331. 

7.

Nguyễn  Văn  Tuấn.  Nguyễn  Đình  Nguyên  (2007).  Loãng 
xương: nguyên nhân. chẩn đoán. điều trị và phòng ngừa. Nhà 
xuất bản Y học. Hà Nội. Tr. 67‐89. 

8.

The  Asian  Audit  Epidemiology  (2010).  Costs  and  burden  of 
osteoporosis  in  Asia.  www.iofbonehealth.org.  Accessed  on 
14/09/2013. 

9.

World  Health  Organization  (2003).  Prevention  and 
management of osteoporosis. Geneva. Pp. 23‐34.  

Có  mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa 
tình trạng loãng xương với tuổi, cân nặng, số lần 
sinh con và tình trạng mãn kinh. Loãng xương tỷ 
lệ nghịch với cân nặng, tỷ lệ thuận với tuổi. Phụ 

nữ đã mãn kinh hoặc sinh >3 con có tỷ lệ loãng 
xương cao hơn nhóm phụ nữ còn lại. 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

21/6/2014 

Ngày bài báo được đăng:  

14/11/2014 

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 

 

1.

 

140

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 
 

17/5/2014 


Đặng  Hồng  Hoa  (2008).  Nghiên  cứu  mật  độ  xương  vùng 
CXĐ của người bình thường bằng phương pháp đo hấp thu 
 

 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 



×