Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả tạo hình bàng quang hồi tràng ở phụ nữ kinh nghiệm lâm sàng nhân 6 trường hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.22 KB, 4 trang )

thường được tạo hình bàng quang bằng ruột
theo phương pháp chuyển lưu nước tiểu có
kiểm soát như túi Kock hay túi Indiana, bệnh
nhân sẽ tự đặt thông cách quãng để lấy nước
tiểu ra. Mục tiêu của phẫu thuật tạo hình bàng
quang làm sao loại bỏ được chuyển lưu nước
tiểu ra da hoặc tự thông tiểu sạch cách quãng,
duy trì được vấn đề đi tiểu tự nhiên qua niệu
đạo còn nguyên vẹn để giúp cho người bệnh trở
lại cuộc sống gần như bình thường với các sinh
hoạt thường ngày(8). Chúng tôi xin trình bày 6
trường hợp bệnh nhân nữ được tạo hình bàng
quang bằng hồi tràng thay thế, trực vị sau khi
cắt bỏ bàng quang tận gốc do ung thư.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 10/2005 đến tháng 11/2010 tại Khoa
Niệu A Bệnh viện Bình Dân, chúng tôi đã thực
hiện phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc và tạo
hình bàng quang bằng hồi tràng thay thế cho 6
bệnh nhân nữ.
Tuổi trung bình 52,67 (từ 38-72 tuổi). Tất cả
bệnh nhân đều bị ung thư bàng quang. Những
bệnh nhân có bướu xâm lấn ra cổ bàng quang
không được áp dụng phẫu thuật này vì nguy cơ
tái phát ở niệu đạo rất cao (12). Sau khi cắt bàng
quang tận gốc (có kèm theo cắt tử cung và một
phần thành trước âm đạo). Một đoạn hồi tràng
45-50cm được lấy, mở ra và may thành túi tròn
theo phương pháp Hautmann hoặc Hautmann–
Studer. Niệu quản được cắm vào bàng quang



Chuyên Đề Thận Niệu

Nghiên cứu Y học

hồi tràng theo phương pháp chống trào ngược
Le Duc trong 3 bệnh nhân đầu tiên hoặc phương
pháp trực tiếp ở 3 bệnh nhân sau(9). Bàng quang
hồi tràng được nối trực tiếp xuống mỏm niệu
đạo bằng 6 mũi chỉ monosyn 3-0. Ống thông
tiểu được rút ra sau mổ 3 tuần, bệnh nhân được
hướng dẫn đi tiểu với sự hỗ trợ của cơ thành
bụng. Lượng máu mất trung bình 550 ml (thay
đổi 500-700ml). Thời gian mổ trung bình 350,83
phút (thay đổi 320-410 phút). Ngày nằm viện
trung bình của bệnh nhân 11,6 ngày (thay đổi 814 ngày).
Bệnh nhân được tái khám sau mổ 1, 3, 6
tháng và hàng năm. Bệnh nhân được xét
nghiệm máu chức năng thận, siêu âm hệ niệu,
chụp X.quang hệ niệu có cản quang (UIV)
hoặc niệu đạo-bàng quang lúc rặn tiểu
(VCUG). Thời gian theo dõi trung bình 29,34
tháng (thay đổi từ 7 đến 60 tháng). Hai bệnh
nhân VTL. Và PTH. tử vong do ung thư di căn
vào thời điểm 36 và 42 tháng.
Bảng 1: Kết quả giải phẫu bệnh
Số hồ sơ

Tên BN


Năm
sinh

205/12910 Vũ Thị L. 1933
Phan Thị
1963
H.
Võ Tuyết
206/17302
1968
P.
206/00759

208/06160 Cao Thị H. 1937
210/19427 Mai Thị C. 1958
210/19586

Nguyễn
Thị P.

1970

Giải phẫu bệnh
Leiomyosarcoma biệt hóa
cao
Carcinoma tế bào chuyển
tiếp, Grad 1
Carcinoma tế bào chuyển
tiếp, Grad 2
Carcinoma tế bào chuyển

tiếp, Grad 3
Carcinoma tế bào chuyển
tiếp chuyển sản gai
Carcinoma tế bào chuyển
tiếp biệt hóa kém

KẾT QUẢ
Không có biến chứng sau mổ đáng kể nào
được ghi nhận như tử vong, chảy máu, dò bàng
quang ra da hoặc dò bàng quang âm đạo.Không
trường hợp nào phải mổ lại.
Kết quả có 5/6 bệnh nhân kiểm soát được
nước tiểu cả ngày lẫn đêm, 1/6 bệnh nhân nước
tiểu không kiểm soát hoàn toàn, bệnh nhân phải
mang tã. Nước tiểu tồn lưu của các bệnh nhân
không đáng kể, thay đổi từ 50-100ml.

121


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

Bảng 2: Kết quả thời gian phẫu thuật, lượng máu
mất và thời gian nằm viện
Số hồ sơ
205/12910
206/00759
206/17302

208/06160
210/19427
210/19586

Thời gian Lượng máu Thời gian nằm
mổ (phút)
mất (ml)
viện (ngày)
340
500
11
320
500
12
320
700
12
330
500
14
385
500
13
410
600
8

BÀN LUẬN
Trong phạm vi loạt nghiên cứu này chúng
tôi chỉ bàn luận về kết quả chức năng của bàng

quang hồi tràng mà không bàn về kết quả điều
trị ung thư của phẫu thuật.
Theo kết quả ghi nhận được, 5/6 bệnh nhân
kiểm soát được nước tiểu tương đối khích lệ để
chúng tôi chọn lựa bệnh nhân và tiếp tục thực
hiện phẫu thuật này. Vấn đề chọn lựa bệnh
nhân nữ để thực hiện phẫu thuật này khá chặt
chẽ, trước hết ung thư không được xâm lấn ra cổ
bàng quang vì khi cổ bàng quang bị bướu xâm
lấn thường kết hợp với bướu xâm lấn ra niệu
đạo(12). Ngoài ra vấn đề kỹ thuật giải phẫu sao
cho bảo tồn được niệu đạo, hệ thống thần kinh
xung quanh để đạt kết quả tối ưu, bảo tồn gân
mạc nội chậu (endopelvic fascia), dây chằng
mu-niệu đạo (pubo-urethral ligament) giúp cho
vấn đề tránh tiểu không kiểm soát hoặc bí tiểu
(overcontinence) phải tự thông cách quãng(4).
Những nguyên tắc phải tôn trọng trong phẫu
thuật tạo hình bàng quang bằng ruột ở phụ nữ
là bảo tồn cơ thắt vân (external rhabdosphincter)
cùng hệ thống thần kinh liên hệ để giúp kiểm
soát được nước tiểu, như vậy đi tiểu qua niệu
đạo bình thường và bảo đảm không có ung thư
ở niệu đạo hoặc chỗ nối niệu đạo-bàng quang(8).
Trong 18 bệnh nhân nữ được Hautmann và cs.
phẫu thuật, có 8 bệnh nhân kiểm soát được nước
tiểu bình thường, 5 bệnh nhân bí tiểu
(hypercontinence) phải tự thông tiểu sạch cách
quãng, 4 bệnh nhân tự thông do nước tiểu tồn
lưu nhiều(6). Cancrini mổ tạo hình bàng quang

cho 8 nữ bệnh nhân, tỷ lệ tiểu bình thường đạt
được 100%, trong đó 75% kiểm soát được nước

122

tiểu ban đêm(3). Một số tác giả đã chủ động kết
hợp thêm treo cổ bàng quang theo phương pháp
Marshall-Marchetti trong lúc mổ, Schettini và cs.
phẫu thuật tái tạo vùng sàn chậu cùng lúc tạo
hình bàng quang để phòng ngừa tiểu không
kiểm soát(2,10). Tỷ lệ bướu tái phát ở niệu đạo
cũng tương ứng như ở phái nam, trong 46 bệnh
nhân nữ được mổ cắt bàng quang và tạo hình
bàng quang bằng hồi tràng trực vị, Akkad và cs.
thấy có 2 trường hợp tái phát ở niệu đạo sau 36
tháng theo dõi đạt tỷ lệ 4,3% (so sánh tỷ lệ tái
phát ở niệu đạo nam giới 2-6%)(1). Vấn đề cắm
niệu quản vào bàng quang hồi tràng, 3 bệnh
nhân VTL, PTH, VTP chúng tôi áp dụng
phương pháp Le Duc chống trào ngược niệu
quản, 2 bệnh nhân có biểu hiện hẹp nhẹ vị trí
nối, siêu âm cho thấy thận chướng nước độ 1. 3
bệnh nhân CTH, MTC và NTP chúng tôi cắm
niệu quản trực tiếp vào bàng quang, kết quả cho
thấy có trào ngược niệu quản ở 1 bệnh nhân
nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Theo y văn,
4-29% đơn vị thận bị hẹp chỗ nối nếu dùng
phương pháp chống trào ngược, trong khi tỷ lệ
hẹp là 1,4-5% nếu cắm niệu quản trực tiếp tậnbên vào bàng quang hồi tràng(5,7,11).


KẾT LUẬN
Kinh nghiệm ban đầu với số ít bệnh nhân
chúng tôi đạt được kết quả tương đối khả quan
cho thấy vấn đề tạo hình bàng quang bằng ruột
non trực vị ở bệnh nhân nữ có thể chấp nhận
được với điều kiện chọn lọc bệnh nhân đúng chỉ
định, áp dụng kỹ thuật giải phẫu chính xác sẽ
đưa đến kết quả tốt hơn. Hy vọng trong tương
lai chúng ta có thể áp dụng phẫu thuật này cho
những bệnh nhân nữ có chỉ định giúp bệnh
nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn với sinh
hoạt hàng ngày gần như bình thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Akkad, T., Gozzi, C., Deibl, M., Müller, T., Pelzer, A. E.,
Pinggera, G. M., et al. (2006). Tumor recurrence in the remnant
urothelium of females undergoing radical cystectomy for
transitional cell carcinoma of the bladder: long-term results from
a single center. J Urol, 175(4), 1268-1271; discussion 1271.
Becht, E., Alloussi, S. & Ziegler, M. (1995). (Orthotopic urinary
bladder replacement in the woman. Initial clinical experiences).
Urologe A, 34(3), 243-247.

Chuyên Đề Thận Niệu



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
3.
4.

5.

6.

7.

Cancrini, A. & De Carli, P. (1997). (Orthotopic replacement of
the bladder in the female). Chir Ital, 49(7), 47-50.
Chiang, P. H., Huang, Y. S., Wu, W. J. & Chiang, C. P. (2000).
Orthotopic bladder substitution in women using the ileal
neobladder. J Formos Med Assoc, 99(4), 348-351.
Gschwend JE, Volkmer BG, Liske P, Kleinschmidt K & RE., H.
(2005). Type of ureteral anastomosis in orthotopic ileal neobladders. Impact on the rate of hydronephrosis and renal
function. J Urol(13 (Suppl.)), 132.
Hautmann, R. E., Paiss, T. & de Petriconi, R. (1996). The ileal
neobladder in women: 9 years of experience with 18 patients. J
Urol, 155(1), 76-81.
Hautmann S, Chun KHF, Currlin E, Braun P, Huland H & KP., J.
(2006). Refluxing chimney versus non refluxing Le Duc ureteroileal anastomosis for orthotopic ileal neobladder: a comparative
analysis for patients with bladder cancer. J Urol(175), 1389-1394.

Chuyên Đề Thận Niệu

Nghiên cứu Y học

8.


Stein JP, Ginberg DA. & Skinner DG. (2002). Indications and
technique of the orthotopic neobladder in women. Urol Clin N
Am(29), 725-734.
9.
Ramesh TCBF et al (2008). The orthotopic neobladder. BJUI
International(102), 1307-1313.
10. Schettini, M. (2010). Orthotopic neo- bladder in women. Arch Ital
Urol Androl, 82(4), 170-172.
11. Shaaban AA, Gaballah MA, El-Diasty TA & MA., G. (1992).
Urethral controlled bladder substitution. A comparision between
the intussuscepted nipple valve and the technique of Le Duc as
anti-reflux procedures. J Urol(148), 1156-1161.
12. Stein JP & Cote RJ, F. J., et al. (1995). Indications for lower
urinary tract reconstruction in women after cystectomy for
bladder cancer: a pathological review of female cystectomy
specimens. J Urol(154), 1329-1333.

123



×