Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi và gợi ý đáp án kì thi HSG khối 9 vòng 1 (Năm 2006 - 2007)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.46 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN THỦ ĐỨC
KÌ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 9
Môn thi : LỊCH SỬ - Vòng 1
Năm học : 2006 – 2007
Ngày thi : 15 - 4 - 2006
Thời gian làm bài : 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Đề bài :
Câu 1 (4 điểm)
Một học sinh đã vẽ sai sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở Đông
Dương, nhưng chưa kịp ghi lại tên đầy đủ tên các đơn vị hành chính và quan lại. Em hãy
tiếp tục hoàn thành và qua sơ đồ đó em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước của
thực dân Pháp ở Đông Dương ?
Câu 2 (6 điểm)
Nêu những nét chính về diễn biến, nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
1884 – 1913?
Câu 3 (4 điểm)
Em hãy phát hoạ bức tranh kinh tế của nước ta trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương
nghiệp và giao thông vận tải ?
Câu 4 (6 điểm)
a. Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách
của Phan Châu Trinh về các mặt chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện và hạn chế.
b. Tại sao các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại ?
Hết
TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu 1 (4 điểm)
* Sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương
* Nhận xét về sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương :


- Việt Nam bị chia làm ba kì (xứ), với ba chế độ cai trị khác nhau :
o Bắc Kì : xứ nữa bảo hộ.
o Trung Kì xứ bảo hộ.
o Nam Kì : thuộc địa.
- Cùng với Ai Lao và Cao Miên, ba xứ của Việt Nam đã nhập vào “cõi Đông Dương
thuộc Pháp)
- Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh. Đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là
phủ, huyện, châu, thôn, xã do người bản sứ đảm nhận dưới sự lãnh đạo của người Pháp.
- Bộ máy chính quyền chính quyền hoàn thiện từ trung ương đến cơ sở vào cuối thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX đều do người Pháp điều hành và chi phối.
- Là một hệ thống chặt chẽ, Pháp với tay sai xuống tận vùng nông thôn.
- Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến. Thực chất, chính sách cai trị
của Thực dân Pháp nhằm :
+ Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.
+ Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp để xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên
bản đồ thế giới.
Câu 2 (6 điểm)
Nêu những nét chính về diễn biến, nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên
Thế 1884 – 1913 ?
* Yên Thế năm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích khoảng 40 -50 km². Đây là
vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở. Từ Yên Thế có thể thông sang Thái
Nguyên, Tam Dảo, Bắc Sơn và toả về miền trung du như Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh,
phạm vi rộng lớn. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì thì Yên Thế trở
thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống cả mình, nông dân Yên Thế đã
đứng lên đấu tranh.
* Hoạt động của nghĩa quân có thể chia thành bốn giai đoạn :
a. Giai đoạn 1884 - 1892
- Nghĩa quân còn hoạt động lẻ tẻ, chưa có sự lãnh đạo thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất
là Đề Nắm. Nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của Pháp ở khu vực Cao Thượng, Hồ
Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn.

- Tháng 3/1892, Pháp đã huy động 2200 quân tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Lực
lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng. Đề Năm bị giết (4/1892). Đề Thám trở thành thủ lĩnh
tối cao của nghĩa quân Yên Thế.
b. Giai đoạn 1893 - 1897
- Nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động thuộc Bắc Giang – Bắc Ninh và xây dựng căn
cứ Hồ Chuối.
- Pháp đàn áp phong trào kháng chiến dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa thất bại. Đề Thám
tìm cách giảng hoà với Pháp để có thời gian chuẩn bị lực lượng. Tháng 10/1894, cuộc
thương lượng giữa Đề Thám và Pháp đã kết thúc. Quân Pháp rút khỏi Yên Thế. Đề Thám
được cai quản bốn tổng : Yên Lễ, Nhã Nam, Hữu Lượng, Mục Sơn.
- 11/1895, Pháp tấn công trở lại. Nghĩa quân tiêu hao nhiều sinh lực của địch, song cũng
bị hy sinh tổn thất nhiều. Họ phải di chuyển khắp 4 tỉnh : Bắc Giang, Hải Ninh, Thái
Nguyên, Vĩnh Yên.
- 12/1897 để bảo toàn lực lượng Đề Thám đề nghị giảng hoà lần hai. Để được hoà hoãn,
Đề Thám luôn phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo như : nộp khí giới, thường xuyên
trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài Đề Thám phục tùng song bên trong ngấm ngầm
chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
c. Giai đoạn 1898 - 1908
- Trong 10 năm hòa hoãn, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự. Căn
cứ Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước.
d. Giai đoạn 1909 - 1913
- 1/1909, 15.000 lính Âu – Phi, khố xanh, khố đổ dưới sự chỉ huy của tướng Bô-ni-oha-xi
tấn công căn cứ Phồn Xương, Xuân Lai, Hiền Lương...đặc biệt là trận núi Lang (Vĩnh
Phúc, ngày 5/10/1919) tiêu diệt 50 sĩ quan và lính Pháp.
- Đầu tháng 11, lực lượng còn vài chục người. Nhiều chỉ huy như Cả Trọng, Cả Dinh bị
tử trận, một số ra hàng.
- 2/1913, giặc Pháp mua chuộc tay sai mới sát hại Đề Thám một cách đê hèn ở Thị Gồ
(Yên Thế)
- Nghĩa quân Yên Thế đã kéo dài cuộc chiến chót ngói 40 năm, ghi một mốc son trong
lịch sử kháng Pháp thời cận đại.

* Nguyên nhân thất bại
- Sau khi phong trào Cần vương tan rã, Pháp có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp
khởi nghĩa Yên Thế.
- Để tiêu diệt nghĩa quân, thực dân Pháp đã kết hợp tấn công quân sự với thủ đoạn chính
trị :
+ Liên tục tổ chức các cuộc càn quét, tấn công lên Yên Thế.
+ Liên tục khủng bố nhân dân các vùng ở Yên Thế để ngăn cản tiếp tế cho nghĩa quân.
+ Dùng tay sai mưu hại lãnh tụ Hoàng Hoa Thám.
- Bó hẹp trong một địa phương nên dễ bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch: quân Pháp
đông và mạnh, vũ khí tối tân, chiến thuật tiên tiến, lại bị thực đân Pháp và phong kiến cấu
kết, đàn áp
- Mang nặng hệ tư tưởng phong kiến, thiếu vai trò lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.
- Pháp dùng thủ đoạn đê hèn, mua chuộc tay sai sát hại Đề Thám.
Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét : “...Hoàng Hoa Thám thực tế hơn vì đã
vũng trang chống Pháp nhưng còn mang nặng cốt cách phong kiến.”
Câu 3 (4 điểm)
Em hãy phát hoạ bức tranh kinh tế của nước ta trong cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở các ngành nông nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp và giao thông vận tải ?
* Nông nghiệp:
- Thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Năm 1902 ở Bắc kì có 182000 ha bị
Pháp ở Nam Kì, giáo hội Thiên chúa giáo chiếm ¼ diện tích cấy cày.
- Vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nhân dân thoe kiểu lập đồn điền rồi phát canh để
kiếm nhiều lời.
* Công nghiệp :
- Pháp tập trung khai thác than và kim loại chủ yếu như kẽm, thiếc, đồng, vàng, bạc và
các loại kim loại quý.
- Mở một số nhà máy : ximăng, gạch ngói, điện, nước, chế biến gỗ, vải sợi, xay sát gạo,
giấy, diêm, nước, đường. Nhằm mục đích làm giàu cho nước Pháp, vơ vét tài nguyên
phong phú.

* Giao thông vận tải:
- Xây dựng các hệ thống đường giao thông thuỷ bộ và đường sắt để tăng cường bóc lột
về kinh tế và để đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân ta.Những hoạt động đường
sắt quan trọng ở Bắc Kì và Trung Kì thuộc “con đường xuyên Việt” được thiết lập.
- Đường bộ được mở rộng đến những khu hầm mỏ, đồn điền, bến sông và các vùng biên
giới trọng yếu. Nhiều cầu lớn quan trọng được xây dựng, như : cầu Long Biên (hà Nội),
cần Tràn Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn),...
* Thương nghiệp :
- Để nắm độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp vào Việt Nam bị đánh thuế
rất nhẹ hoặc miễn thuế, còn hàng hoá các nước khác vào thì bị đánh thuế cao. Hàng hoá
của Việt Nam chủ yếu xuất sang Pháp => Pháp ăn cướp tiền bạc của nhân dân ta.
- Thuế mới chồng chất lên thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, rượu và thuế thuốc phiện.
Ngoài ra, còn bắt phu đào đường, sông, xây cầu => Cưỡng đoạt sức lao động của nhân dân
ta để phục phụ việc khai thác thuộc địa của chúng.
* Nhận xét :
- Đây là một trong nhiều mục tiêu của cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức lao động
của nhân dân Đông Dương => Nền tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
- Nông nghiệp giậm chân tại chỗ.
- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẵn công nghiệp nặng.
=> Cho nên nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.
Câu 4 (6 điểm)
a. Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách
của Phan Châu Trinh về các mặt chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện và hạn
chế.
b. Tại sao các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại ?
a) Bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của
Phan Châu Trinh :
Điểm chính Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
Chủ trương
Đánh Pháp, giành độc lập dân

tộc, xây dựng xã hội tiến bộ về
kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa.Chủ trương bạo động, dựa vào
Nhật (xin vũ khí, tiền bạc) để đánh
lại Pháp.
- Chủ trương ôn hoà và công
khai.
- Mở cuộc vận động cải cách
trong nước để chống lại Pháp,
khai trí , mở ngành công thương
nghiệp tự cường.
Biện pháp
Lập hội Duy Tân (1904) đưa học
sinh Việt Nam sang Nhật để du học
sau này về cứu nước.
- Mở trường học.
- Cải cách để cứu nước với những
hình thức đấu tranh phong phú
như diễn thuyết, đã kích quan lại
xuấ, cổ vũ cho việc mở mang
công thương nghiệp.
- Đề nghị thực dân Pháp chấn
chỉnh lại chế độ phong kiến giúp
Việt Nam tiến bộ.
Khả năng
thực hiện
Phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân nhưng chủ trương cầu
viện Nhật Bản là khó có khả năng
thực hiện được.

Không thể thực hiện được vì trái
với đường lối của Pháp.
Ảnh hưởng
Phong trào được nhiều người
hưởng ứng.
Ảnh hưởng của phong trào rất
mạnh dẫn đến phong trào chốn đi
phi, chống sưu thế diễn ra rầm rộ
ở Trung Kì năm 1908.
Kết quả
Pháp – Nhật cấu kết với nhau,
phá hoại. Phong trào Đông Du tan
rã (10/1908)
Pháp thẳng ta đàn áp, bắt bớ tù
đày những người yêu nước. Phan
Châu Trinh bị giặc Pháp đày ra
Côn Đảo (1908)
Hạn chế
Chưa có đường lối cách mạng Chưa có đường lối cách mạng

×