PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN THỦ ĐỨC
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP QUẬN LỚP 9
MÔN LỊCH SỬ - Vòng 2
Ngày thi : 25/11/2006
Thời gian làm bài : 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Đề bài :
1. Lịch sử thế giới (6 điểm)
Câu 1
Sự phát triển kinh tế của Mỹ, Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Nguyên
nhân, bản chất ? (3 điểm)
Câu 2
Đặc điểm, xu thế và nhân tố phát triển của trật tự thế giới mới đã hình thành như thế nào ?
(3 điểm)
2. Lịch sử Việt Nam ( 14 điểm)
Câu 1
Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là xô viết Nghệ -Tĩnh
diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu
tranh quyết liệt ? (6 điểm)
Câu 2
Từ 1941 - 1945, lực lượng chính trị và lực lương vũ trang cách mạng đã được xây dựng
và phát triển như thế nào ? (6 điểm)
Câu 3
So sánh hội nghị Trung ương Đảng lần VI (11/1939) và lần VIII (5/1941) về mặt xác
định kẻ thù, nhiệm vụ cách mạng, mặt trận, hình thức đấu tranh, khẩu hiệu, nhận xét.
(5 điểm)
Hết
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Lịch sử thế giới (6 điểm)
Câu 1
Sự phát triển kinh tế của Mỹ, Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Nguyên nhân, bản chất ?
Hiện nay, Mỹ, Nhật là những cường quốc kinh tế trên thế giới. Đặc biệt từ sau Thế chiến
thứ hai (1945), cả hai nước đều có những bước dài trên chặng đường phát triển kinh tế, trở
thành siêu cường nhất nhìn trên thế giới. Có nhiều yếu tố dẫn đến những bước phát triển đó,
tiêu biểu như :
* Đối với Mỹ
- Hoa Kỳ là một quốc gia được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, giàu tài nguyên, nguồn nhân
công dồi giàu, đặc biệt có nhiều tài nguyên quý tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế : vàng,
than, dầu mỏ...
- Về lịch sử, nhờ có Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao bọc, lại cách xa trung tâm
chiến tranh thế giới nên không bị tàn phá và thiệt hại, trong khi đó Mỹ lại thu được lợi nhuận
lớn nhờ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ
hai (1945) nền kinh tế Mỹ nhảy vọt, nhất kà 1945 – 1950, đưa Mỹ trở thành trung tâm kinh
tế - tài chính số một của thế giới tư bản.
- Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm tới việc phát triển khoa học – kĩ thuẩ, là một trong
những quốc gia có đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu khoa học – kĩ thuật. Chính vì thế, Mỹ
luôn luôn là nước đi đầu trong việc phát minh khoa học và áp dụng khoa học – kĩ thuật vào
sản xuất, tạo ra sức phát triển mạnh mẽ và cường thịnh của nền kinh tế Mỹ.
- Vấn đề giáo dục – đào tạo cũng được Mỹ đặc biệt chú trọng, đào tạo ra các thế hệ lao
động có trình độ văn hoá – kĩ thuật để góp công sức vào việc phát triển kinh tế ngày càng
vững mạnh.
- Sự phát triển kinh tế giúp nước Mỹ có ưu thế về chính trị, quân sự trên toàn cầu. Ngược
lại, ưu thế chính trị, quân sự giúp Mỹ có điều kiệt phát triển kinh tế mạnh mẽ và vững chắc
hơn.
* Đối với Nhật Bản :
- Về điều kiện tự nhiên, nước Nhật không được ưu đãi như Mĩ, hơn nữa Nhật bước ra khỏi
Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế kẻ thất bại, cho nên gặp nhiều khó khăn nhưng đã
vươn lên đứng vững và ngày càng phát triển.
- Chính phủ Nhật tỏ ra năng động và linh hoạt trong việc hoạch định đường lối, chiến lược
phát triển phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Cho nên kinh tế Nhật cũng có sự phát triển
năng động linh hoạt nhờ những chủ trương biện pháp đúng đắn của Chính phủ.
- Nhật Bản rất chú trọng tới vấn đề giáo dục và đào tạo. Người lao động Nhật luôn giữ
vững bản sắc dân tộc đồng thời tiếp nhận tri thức văn minh nhân loại, được đào tạo một cách
cơ bản, khoa học và có khả năng thích nghi nhanh nhậy với những tiến bộ mới, cho thấy
nhân tố con người là một nguyên nhân quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
- Sự giúp đỡ của Mỹ với những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh
(Triều Tiên : 1950 – 1953, Đông Dương 1954 – 1975) thực sự là “ngọn lửa thần” thổi vào
nền kinh tế Nhật Bản.
- Nhật Bản cũng là quốc gia rất chú trọng và đầu tư nhiều cho khoa học – kĩ thuật. Từ việc
tiếp nhận các thành tựu khoa học – kĩ thuật của Nhật đã dần dần tự nâng cao trình độ khoa
học – kĩ thuật của bản thân để thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Cuối cùng phải kể đến sự thay đổi linh hoạt cơ cấu kinh tế của Nhật Bả. Đặc biệt sau
cuộc khủng hoảng dầu mỏ (1973), Nhật chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật
cao, sử dụng nhiều chất xám, ít nghiêu liệu nhưng hiệu quả kinh tế cao (điện tử, vi tính ...)
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân sự phát triển kinh tế Mỹ, Nhật từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, có thể nhận thức một số nét cơ bản về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản độc quyền lũng đoạn nhà nước. Các công
ty lớn, các chủ doanh nghiệp vừa là những nhà kinh doanh, vừa có vị trí to lớn trong đời
sống chính trị quốc gia.
- Cách mạng khoa học – kĩ thuật luôn được chú trọng, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng năng
lượng (1973), các nước tư bản chủ nghĩa đều đi sâu vào khoa học – kĩ thuật phát triển công
nghệ để cải cách cơ cấu kinh tế tìm cách thích nghi về chính trị - xã hội để thoát khỏi khủng
hoảng và phát triển mạnh mẽ.
- Các nước rất chú trọng đến vấn đề con người coi trọng giáo dục, đào tạo đội ngũ lao
động có trình độ, có tay nghề làm “nguồn lực” phát triển kinh tế.
- Sự liên minh quốc gia của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc với sự hình thành những
công ty đa quốc gia. Trong sự phát triển chung của nhân loại, mối quan hệ giữ các nước tư
bản phát triển với các nước đang phát triển ngày càng có những thay đổi đáng kể.
- Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ thay đỏi về hình thái chứ không thay đổi về bản
chất. Trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại luôn chứa đựng những mâu thuẫn, hạn chế không
thể nào khắc phục được :
+ Mâu thuẩn giữa các nước tư bản với nhau, mâu thuẫn giữa những người quá giàu và
nhũng người quá nghèo trong xã hội.
+ Trong xã hội có nhiều hiện tượng tiêu cực, mức sống chênh lệch, tện nạn xã hội, ma tuý
và bạo lực.
- Có thể nói, chủ nghĩa tư bản sau Ciến tranh thế giới thứ hai đã chuyển sang một giai đoạn
mới được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày càng có những
bước nhảy vọt về kinh tế, song nó chỉ thay đổi về mặt hình thái chứ không thay đổi về bản
chất, chứa đựng những mâu thuẩn không thể nào khắc phục được. Tuy nhiên cũng không thể
hoàn toàn phủ nhận mọi thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đặc biệt trên lĩnh vực kinh
tế. Tương lai và vận mệnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại phụ thuộc vào tinh thần, yêu cầu và
sự đấu tranh của nhân dân các nước vì các mục tiêu hoà bình – độc lập dân tộc – dân chủ -
tiến bộ xã hội.
Câu 2
Đặc điểm, xu thế và nhân tố phát triển của trật tự thế giới mới đã hình thành như thế
nào ?
1. Đặc điểm, xu thế phát triển của trật tự thế giới mới :
- Từ những năm 90, đang dần hình thành một trật tự thế giới mới :
* Mỹ cố gắng vươn lên “Trật tự đơn cực”.
* Nhật, Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc cố gắng duy trì “Trật tự đa cực”.
- Xu thế đối thoại, hợp tác, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong
cùng tồn hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế.
- Vai trò của Liên Hiệp Quốc được tăng cường và đề cao trong việc duy trì trật tự, an
ninh thế giới.
- Tất cả các quốc gia dân tộc đang điều chỉnh lại chiến lược đối ngoại của mình cho phù
hợp với tình hình mới, nhằm củng cố vị trí của mình hoặc tạo lập những tập hợp lực lượng
riêng.
2. Những nhân tố hình thành trật tự thế giới mới.
- Thực sự kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật,
Trung Quốc, Đức) trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp (sức mạnh tổng
hợp về mọi mặt trong đó kinh tế là sức mạnh trụ cột) tiếp tục phát triển.
- Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới phụ thuộc :
Sự thành công của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước chủ nghĩa xã hội.
Sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh sau khi giành được độc lập.
Sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
- Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá
và biến chuyển trên cụ diện thế giới.
- Tóm lại : Một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế bắt đầu, trong đó các quốc gia dân
tộc đều đang đứng trước những thử thách, những thời cơ, những vận hội mới để đưa vận
mệnh đất nước mình tiến kịp với thời đại mới. Thời cơ lớn đó là mở rộng quan hệ hữu nghị
có thể nhanh chóng đưa vận mệnh đất nước mình tiến lên kịp với thời đại. Song xu thế đó
cũng đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trước những thách thức lớn, hoặc là nhanh chóng tiến
lên kịp với thời đại, hoặc là sẽ bị tụt hậu hoặc là hoà đồng, hoà nhịp được với xu thể phát
triển của thời đại hoặc là hoà tan, đánh mất chính mì, đánh mất cả bản sắc dân tộc của
mình.
- Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố
11.09.2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ
nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với
tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên sự nghiệp bảo vệ hoà bình
mối quan tâm của toàn nhân loại, đang ngày càng phát triển, mặc dù những xung đột vũ
trang vẫn xảy ra ở nhiều nơi, song đã xuất hiện những khả năng hiện thực để ngăn chặn
một cuộc chiến tranh thế giới mang tính huỷ diệt, nhằm bảo vệ sự sống con người và nền
văn minh nhân loạt.
2. Lịch sử Việt Nam ( 14 điểm)
Câu 1
Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là xô viết Nghệ
-Tĩnh diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính cách mạng triệt để và sử dụng hình
thức đấu tranh quyết liệt ?
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã phát động quần chúng đấu tranh chống
thực dân, phong kiến để đòi độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Thực hiện mục tiêu
đó, phong trào đã diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử
dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.
- Tính quy mô rộng khắp:
+ Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước, kéo dài suốt gần hai năm ( từ đầu năm
1930 đến cuối năm 1931).
+ Phong trào đã thu hútt được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là
quần chúng công nông, với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là cuộc đấu tranh
của 5000 công nhân và nông dân Vinh - Bến Thủy vào ngày 1/5/1930, cuộc biểu tình của
hơn 2 vạn nông dân Thanh Chương ngày 1/9/1930 và cuộc biểu tình tuần hành của 6 vạn
nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9/1930.
- Tính cách mạng triệt để:
+ Phong trào đã nhằm vào hai kẻ thù cơ bản của nhân dân ta là bọn đế quốc và phong
kiến tay sai.
+ Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của
quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, bọn quan lại và cường hào bỏ
trốn, chính quyền công nông binh thành lập dưới hình thức Xô viết.
- Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt:
+ Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt
huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ trang để tiến công
địch.
+ Trong tháng 9 và tháng 10/1930 phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi
nghĩa cướp chính quyền địch thành lập chính quyền cách mạng.
=> Như vậy, phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh là
phong trào cách mạng rộng lớn đầu tiên của quần chúng công nông ở nước ta do Đảng lãnh
đạo. Tính quy mô rộng lớn, tính chất cách mạng triệt để và hình thức đấu tranh quyết liệt
của phong trào đã chứng minh bước phát triển nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở nước ta một khi có Đảng lãnh đạo.
Câu 2
Từ 1941 - 1945, lực lượng chính trị và lực lưọng vũ trang cách mạng đã được xây
dựng và phát triển như thế nào ?
* Xây dựng lực lượng chính trị:
- Tại Bắc Sơn – Vũ Nhai: Lực lượng du kích thống nhất thành Cứu quốc quân và phát
động chiến tranh du kích trong 8 tháng (từ tháng 7/1941 đến tháng 2/1942) sau đó phân tán
thành nhiều bộ phận để gây cơ sở trong quần chúng.
- Tại Cao Bằng : Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội nghị cứu quốc trong Mặt
trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp 9 Châu đều có Hội cứu quốc, Ủy ban Việt Minh tỉnh
Cao - Bắc - Lạng lập ra 19 ban xung phong “Nam tiến” để phát triển lực lượng cách mạng
xuống các tỉnh miền xuôi.
- Ở các nơi khác: Đảng tranh thủ tập hợp nhân dân vào Mặt trận cứu quốc, năm 1943
đưa ra “Bản đề cương văn hóa Việt Nam”. Báo chí của Đảng phát triển rất phong phú góp
phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, thu hút đông đảo
quần chúng vào hàng ngũ cách mạng.
- Phong trào Việt Minh đặc biệt phát triển, lực lượng chính trị của quần chúng ngày
càng củng cố, khi Hội nghị thường vụ Trung ương Đảng (2-1943) chủ trương tập hợp rộng
rãi các tầng lớp nhân dân khác như: Học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt