Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu mối liên quan giữa đường huyết lúc nhập viện và tử vong trong bệnh viện ở bệnh nhân chấn thương sọ não giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.99 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐƯỜNG HUYẾT
LÚC NHẬP VIỆN VÀ TỬ VONG TRONG BỆNH VIỆN Ở BỆNH NHÂN
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO GIAI ĐOẠN CẤP
Nguyễn Thị Bích Đào*, Phan Hữu Hên*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa đường huyết lúc nhập viện và tử vong trong bệnh viện ở bệnh nhân
chấn thương sọ não giai đoạn cấp.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Bệnh nhân chấn thương sọ não giai đoạn cấp mức độ nặng và
vừa được chọn thuận tiện, liên tục trong khoảng thời gian từ tháng 04/2010 – 10/2011. Bệnh nhân được ghi
nhận kết quả đường huyết trong vòng 24 giờ sau nhập viện và ghi nhận dự hậu (sống chết).
Kết quả: Nghiên cứu gồm 112 trường hợp chấn thương sọ não trong giai đoạn cấp tại bệnh viện Chợ Rẫy,
có 20 bệnh nhân tử vong trong thời gian nằm viện (chiếm tỉ lệ 17,9%). Nam giới chiếm đa số với 86,6%. Điểm
Glasgow nhóm sống 7,2 ± 2,1 và nhóm chết 5,8 ± 2,0 (p=0,01). Đường huyết nhóm sống 136,5 ± 44,9; nhóm chết
161,3 ± 45,8 (p= 0,028). Kết quả phân tích đơn biến cho thấy đường huyết lúc nhập viện ≥ 180mg/dl làm gia tăng
nguy cơ tử vong 3,15 lần (p = 0,041). Giới nữ làm gia tăng tử vong 2,73 lần so với giới nam (p = 0,14). Nhóm
bệnh nhân ≥ 30 tuổi làm gia tăng tử vong 2,75 lần (p = 0,062). Kết quả phân tích đa biến cho thấy ĐH lúc nhập
viện ≥ 180 mg/dl, điểm Marshall cao hơn 1 điểm sẽ gia tăng nguy cơ tử vong với OR lần lượt là 10,03 (p=0,001);
2,26 (p=0,022).
Kết luận: đường huyết lúc nhập viện ≥ 180 mg/dl sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong 10 lần, độc lập với sự
thay đổi về: điểm Marshall, điểm Glasgow, giới tính hay nhóm tuổi bệnh nhân.
Từ khóa: Đường huyết, chấn thương sọ não, tử vong

ABSTRACT
RELATIONSHIP BETWEEN BLOOD GLUCOSE AT ADMISSION AND HOSPITAL MORTALITY IN
ACUTE TRAUMATIC BRAIN INJURY PATIENTS
Nguyen Thi Bich Dao, Phan Huu Hen


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 41 - 45
Background/Objectives: Admission hyperglycemia leads to poor outcome in patients with brain trauma.
The objective of this study is to investigate the relationship between blood glucose at admission and hospital
mortality in acute traumatic brain injury patients
Subjects/Methods: The study was designed as a cross sectional investigation. Convient - consecutive
patients with moderate and severe head trauma were enrolled during the period of time from 04/2010 – 10/2011.
Patients were recorded blood glucose results within 24 hours after admission and recorded outcome (dead
or alive).

Results: The study included 112 cases of brain injury in the acute phase at Cho Ray Hospital, 20
patients died during hospitalization (17.9% proportion). Males dominate with 86.6%. Glasgow score
group lived 7.2 ± 2.1 and 5.8 ± 2.0 in group died (p = 0.01). Blood glucose 136.5 ± 44.9 live group; group
* Khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Phan Hữu Hên,

ĐT: 0972 176 679, Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

41


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

died 161.3 ± 45.8 (p = 0.028). Univariate analysis results showed that blood glucose ≥ 180mg/dl at
admission increases the risk of death 3.15 times (p = 0.041). Female mortality increased 2.73 times higher
than men (p = 0.14). Groups of patients ≥ 30 years old increased mortality was 2.75 (p = 0.062).
Multivariate analysis results showed that the admission glycemia ≥ 180 mg / dl, Marshall score 1 point

higher will increase the risk of death with OR 10.03 (p = 0.001), 2.26 (p = 0.022), respectively.
Conclusions: Admission blood glucose level ≥ 180 mg / dl increases the risk of death 10 times,
independent of changes in: the Marshall score, the Glasgow, gender or age group of patients.

Key words: Glycemia, traumatic brain injury, mortality
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng đường huyết trên bệnh nhân nặng
nguy kịch sẽ dẫn đến dự hậu xấu. Đường huyết
trên 180 mg/dl sẽ dẫn đến gia tăng nguy cơ tử
vong cho bệnh nhân, cả bệnh nội khoa lẫn ngoại
thương(4). Trước năm 2001 bằng chứng về tăng
đường huyết dẫn đến tăng nguy cơ tử vong hay
kiểm soát tốt đường huyết làm giảm nguy cơ tử
vong chưa có. Đến năm 2009 Hiệp hội các nhà
Nội tiết học Hoa Kỳ và Hiệp hội đái tháo đường
Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo cho các bệnh
nhân nằm ở ICU phải duy trì đường huyết < 180
mg/dl(4). Một nghiên cứu năm 2011 nhằm xác
định ngưỡng đường huyết có thể ảnh hưởng
đến dự hậu của bệnh nhân, nghiên cứu gồm
1422 bệnh nhân chấn thương điều trị tại ICU.
Kết quả cho thấy đường huyết > 180 mg/dl sẽ
làm gia tăng nguy cơ tử vong(5).
Chấn thương sọ não là một cấp cứu về ngoại
khoa có tỉ lệ tử vong cao do nguyên nhân chủ
yếu là tổn thương não. Việc tăng đường huyết
lúc nhập viện hay trong thời gian nằm viện sẽ
dẫn đến gia tăng nguy cơ tử vong(1,7). Tại Việt
Nam, chấn thương sọ não được xem là một
thảm họa chủ yếu do tai nạn giao thông, các

nghiên cứu liên quan đến dự hậu của chấn
thương sọ não rất ít được thực hiện. Việc tăng
đường huyết trên bệnh nhân chấn thương sọ
não có nhiều nguyên nhân, vấn đề đặt ra là việc
tăng đường huyết có ảnh hưởng đến dự hậu của
bệnh nhân tương tự các nghiên cứu trên thế giới
hay không.

Mục tiêu
Khảo sát mối liên quan giữa đường huyết

42

lúc nhập viện và tử vong trong bệnh viện ở
bệnh nhân chấn thương sọ não giai đoạn cấp.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân chấn thương sọ não giai đoạn
cấp có điểm Glasgow Coma Scale lúc nhập viện
< 13 điểm và có tổn thương não trên CT scan sọ.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo
đường.

Phương pháp
Mô tả cắt ngang. Bệnh nhân chấn thương sọ
não giai đoạn cấp mức độ nặng và vừa được
chọn thuận tiện, liên tục trong khoảng thời gian

từ tháng 04/2010 – 10/2011 tại khoa Hồi sức
Ngoại thần kinh – Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh
nhân được ghi nhận kết quả đường huyết trong
vòng 24 giờ sau nhập viện và ghi nhận dự hậu
(sống chết) trong thời gian nằm viện.

Định nghĩa biến số
Độ nặng của chấn thượng sọ não dựa vào
thang điểm Glasgow lúc vào viện, được chia
thành hai mức độ trung bình (9-13 điểm) đến
nặng (3-8 điểm).
Đường huyết được chia thành hai nhóm (≥
180mg/dl và < 180 mg/dl).
Dự hậu: Ghi nhận bệnh nhân sống và tử
vong trong thời gian nằm viện.
Thống kê: Số liệu được xử lý bằng phần
mềm R 2.10.1. Các biến định tính được trình bày
dưới dạng tỉ lệ, phần trăm. Các biến số định
lượng có phân phối chuẩn được trình bày dưới
dạng trung bình ± độ lệch chuẩn; các biến định

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
lượng không có phân phối chuẩn được trình
bày dưới dạng trung vị (khoảng tứ vị). Kiểm
định mối tương quan giữa các biến định tính
bằng phép kiểm Chi bình phương (có hiệu
chỉnh theo Exact’s Fisher). Kiểm định sự khác

biệt giữa hai biến định lượng có phân phối
chuẩn bằng phép kiểm T test, hai biến không có
phân phối chuẩn bằng phép kiểm Mann
Whitney. Khảo sát các yếu tố liên quan đến tử
vong bằng phương pháp hồi qui logistic đơn và
đa biến. Mọi sự khác biệt được xem là có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05 với khoảng tin cậy
95%

KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 112 trường hợp chấn
thương sọ não trong giai đoạn cấp tại bệnh
viện Chợ Rẫy, chúng tôi ghi nhận có 20 bệnh
nhân tử vong trong thời gian nằm viện (chiếm
tỉ lệ 17,9%).

Đặc điểm chung
Các đặc điểm về địa dư, nghề nghiệp và nguyên
nhân chấn thương sọ não
Bảng 1: Đặc điểm về địa dư, nghề nghiệp và nguyên
nhân chấn thương
Số lượng
(n = 112)
97

Đặc điểm
Giới nam

Phần trăm
86,6%


Địa chỉ
Tỉnh
Thành phố

94
18

Nghề nghiệp
Buôn bán
9
Nông dân
35
Học sinh – sinh viên
31
Công nhân – công chức
23
khác
14
Nguyên nhân CTSN
Tai nạn giao thông
100
Tai nạn lao động
3
Tai nạn sinh hoạt
9
Mổ cấp cứu
49

83,9%

16,1%
8,0%
31,2%
27,7%
20,5%
12,5%
89,3%
2,7%
8,0%
43,8%

Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu là
nam giới (chiếm tỉ lệ 88,6%), địa chỉ ở tỉnh
(83,9%). Nông dân, học sinh - sinh viên, công
nhân - công chức chiếm lần lượt là 32,1%,

Nghiên cứu Y học

27,7% và 20,5%. Có 49 trường hợp được mổ
cấp cứu, chiếm tỉ lệ 43,9%.

Các đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm
Giá trị
Tuổi (năm)*
32,5 (22,0 – 48,7)
Điểm Glasgow lúc vào viện
6,9 ± 2,1
Thang điểm Marshall

4,1 ± 1,2
Thời gian nằm viện (ngày)*
17,0 (11,0 – 24,0)
Thời gian từ lúc chấn thương đến mổ 10,0 (6,0 – 12,0)
cấp cứu (giờ)*

(*)Biến được trình bày dưới dạng trung vị (khoảng tứ vị)

Nhận xét: Tuổi trung bình là 32,5; điểm
Glasgow lúc vào viện là 6,9 ± 2,1; thang điểm
Marshall 4,1 ± 1,2; thời gian nằm viện trung bình
là 17 ngày; thời gian từ lúc chấn thương cho đến
khi mổ cấp cứu (đối với những trường hợp có
mổ cấp cứu) là 10 giờ.

Đường huyết lúc nhập viện
Bảng 3: Đường huyết lúc nhập viện
Đặc điểm
Đường huyết (mg/dl)*

Giá trị
140,9 ± 45,9

Nhận xét: Đường huyết trung bình của mẫu
nghiên cứu 140,9 ± 45,9 mg/dl.

Đặc điểm của các yếu tố liên quan đến tử
vong
Mối liên quan giữa tuổi, đường huyết, độ nặng
của chấn thương sọ não với kết quả điều trị

Bảng 4: Mối liên quan giữa tuổi, đường huyết, độ
nặng của chấn thương sọ não với kết quả điều trị
Đặc điếm

Sống
(n = 92)

Tử vong
(n = 20)

Điểm
Marshall

3,9 ± 1,2

4,9 ± 1,0

Điểm
Glasgow

7,2 ± 2,1

5,8 ± 2,0

OR
p
(95% KTC)
2,68
0,002*
(1,36 – 5,28)

0,71
0,01*
(0,54 – 0,93)

Đường huyết
1,10
136,5 ±
lúc NV
161,3 ± 45,8
0,028*
44,9
1,01
– 1,40)
(mg/dl)
30,5
41,0
Tuổi (năm)* (21,0 –
0,060
(30,0 – 51,7)
48,0)
Tg đến mổ 9,0 (4,0 – 10,2 (6,1 –
0,798
(giờ)*
11,5)
12,5)

(*) có ý nghĩa thống kê

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


43


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nhận xét: Điểm Marshall, đường huyết
lúc nhập viện, tuổi, thời gian từ lúc bị chấn
thương đến lúc mổ cấp cứu ở nhóm tử vong
cao hơn nhóm sống. Ngược lại điểm Glasgow

Kết quả phân tích hồi qui logistic đa biến các
yếu tố liên quan đến tử vong
Bảng 6: Kết quả phân tích hồi qui logistic đa biến các
yếu tố liên quan đến tử vong
P

OR hiệu
chỉnh

95 % KTC

0,001*

10,03

2,51 – 39,99

0,022*


2,26

1,12 - 4,54

0,068

0,72

0,51 – 1,02

0,169
0,159

2,51
3,21

0,67 – 9,31
0,61 – 16,92

ở nhóm sống cao hơn nhóm tử vong. Tuy

Đăc điểm

nhiên chỉ có sự khác biệt về điểm Marshall,

làm gia tăng tử vong gấp 2,68 lần, điểm

ĐH nhập viện ≥ 180
mg/dl

Điểm Marshall
Điểm Glasgow lúc
vào viện
Tuổi => 30 tuổi
Giới nữ

Glasgow lúc vào viện cao hơn 1 điểm sẽ làm

(*) có ý nghĩa thống kê

giảm nguy cơ tử vong 29% (OR = 0,71).

Nhận xét: kết quả cho thấy bệnh nhân có ĐH
lúc nhập viện ≥ 180 mg/dl, điểm Marshall cao
hơn 1 điểm sẽ gia tăng nguy cơ tử vong với OR
lần lượt là 10,03 (p=0,001); 2,26 (p=0,022). Bệnh
nhân có điểm Glasgow lúc vào viện cao hơn 1
điểm sẽ làm giảm nguy cơ tử vong 28 % (OR =
0,72, p=0,068).

điểm Glasgow và đường huyết là có ý nghĩa
thống kê.
Qua đó, điểm Marshall cao hơn 1 điểm sẽ

Đường huyết lúc nhập viện lớn hơn 1 mg/dl
sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong 10%.

Mối liên quan của tuổi, giới, phân loại đường
huyết và điểm Glasgow
Bảng 5: Mối liên quan của tuổi, giới, phân loại

đường huyết và điểm Glasgow
Đặc điếm

Sống
(n = 92)

Tử vong
(n = 20)
Đường huyết

OR
(95% KTC)

p

< 180
81 (85,3%) 14 (14,7%)
3,15
mg/dl
0,042*
(1,04 – 9,92)
≥ 180mg/dl 11 (64,7%) 6 (35,3%)
Glasgow lúc vào viện
≤ 9 điểm 68 (77,3%) 20 (22,7%)
10 -13
24 (100%)
0
điểm
Giới
Nam

82 (84,5%) 15 (15,5%)
2,73
0,140
(0,82
– 9,13)
Nữ
10 (66,7%) 5 (33,3%)
Tuổi
< 30 tuổi 44 (89,8%) 5 (10,2%)
2,75 (0,92 –
≥ 30 tuổi 48 (76,2%) 15 (23,8%)
0,062
8,19)

(*) có ý nghĩa thống kê

Nhận xét: Đường huyết lúc nhập viện ≥
180mg/dl làm gia tăng nguy cơ tử vong 3,15
lần (p = 0,041). Cả 20 trường hợp tử vong đều
có điểm Glasgow < 9. Giới nữ làm gia tăng tử
vong 2,73 lần so với giới nam (p = 0,14).
Nhóm bệnh nhân ≥ 30 tuổi làm gia tăng tử
vong 2,75 lần (p = 0,062).

44

Nhóm tuổi => 30 tuổi làm gia tăng nguy cơ
tử vong 2,5 lần (p =0,169). Giới nữ làm gia
tăng nguy cơ tử vong 3,2 lần so với giới nam
(p = 0,159).

Như vậy đường huyết lúc nhập viện ≥ 180
mg/dl sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong 10 lần,
độc lập với sự thay đổi về: điểm Marshall, điểm
Glasgow lúc vào viện, giới tính hay nhóm tuổi
bệnh nhân.

BÀN LUẬN
Khi bệnh nhân bị stress nặng như phẫu
thuật hay chấn thương sọ não sẽ làm gia tăng
đường huyết. Stress tăng đường huyết là tình
trạng tăng đường huyết gặp ở bệnh nhân
nặng, nguy kịch(4,2). Các yếu tố làm gia tăng
đường huyết bao gồm các hormone tress gia
tăng trong máu (catecholamine, cortisol,
glucagon…), sử dụng corticoid ngoại sinh,
vận mạch và vai trò của các chất trung gian
trong nhiễm trùng huyết hay chấn thương,
phẫu thuật. Tất cả các yếu tố này sẽ làm gia
tăng đề kháng insulin, tăng quá trình tân sinh
đường, giảm tổng hợp glycogen, giảm quá
trình chuyên chở đường vào tế bào. Ngoài ra

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
việc truyền glucose nuôi ăn hay dung môi
truyền thuốc cũng góp phần làm tăng đường
huyết(6).
Tăng đường huyết ở bệnh nhân nguy kịch sẽ

dẫn tới dự hậu xấu trên bệnh nhân chấn thương
sọ não. Một nhiên cứu bao gồm 170 bệnh nhân(3)
chấn thương sọ não mức độ nặng (Glaggow < 9
điểm), theo dõi đường huyết mỗi ngày trong
vòng 10 ngày sau nhập viện. Kết quả cho thấy
nếu bệnh nhân có ít nhất một lần đường huyết >
200 mg/dl sẽ làm gia tăng tỉ lệ tử vong trong thời
gian nằm viện gấp 3,6 lần (p = 0,02). Việc tăng
đường huyết lúc nhập viện không chỉ làm tăng
nguy cơ tử vong trong thời gian nằm viện mà
còn ảnh hưởng sau khi bệnh nhân xuất viện.
Một nghiên cứu khác gồm 59 bệnh nhân bị chấn
thương sọ não. Kết quả cho thấy bệnh nhân có
mức đường huyết >200 mg/dl trong vòng 24 giờ
sau nhập viện sẽ làm gia tăng tỉ lệ tử vong trong
vong 18 ngày, 3 tháng và 1 năm sau chấn
thương(7).
Trên đối tượng chấn thương sọ não ở trẻ em
cũng có sự liên quan giữa tăng đường huyết và
tử vong. Một nghiên cứu gồm 61 bệnh nhân nhi,
mức đường huyết lúc nhập viện > 150 mg/dl sẽ
làm gia tăng tỉ lệ tử vong trong thời gian nằm
viện và sau 6 tháng(1).
Tăng đường huyết cấp tính được định nghĩa
khi đường huyết => 200 mg/dl nhưng năm 2010
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ công bố mức
140 mg/dl. Tuy nhiên chỉ can thiệp insulin khi
đường huyết > 180 mg/dl(4) nhằm đưa mức
đường huyết < 180 mg/dl. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy tăng đường huyết lúc

nhập viện là yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong
trong thời gian nằm viện ở bệnh nhân chấn
thượng sọ não giai đoạn cấp. Qua đó, đường
huyết lúc nhập viện ≥ 180 mg/dl sẽ làm gia tăng
nguy cơ tử vong 10 lần, độc lập với sự thay đổi
về: điểm Marshall, điểm Glasgow lúc vào viện,
giới tính hay nhóm tuổi bệnh nhân. Chúng tôi
chưa tìm được mối liên quan giữa độ nặng của
chấn thương sọ não (đánh giá theo thang điểm
Glasgow) với tử vong trong bệnh viện sau khi

Nghiên cứu Y học

đã hiệu chỉnh với các yếu tố gây nhiễu khác,
mặc dù kết quả phân tích đơn biến cho thấy
bệnh nhân có Glasgow lớn hơn 1 điểm sẽ làm
giảm nguy cơ tử vong 29% và cả 20 bệnh nhân
tử vong đều có Glasgow < 9 điểm. Có thể cỡ
mẫu của nghiên cứu chưa lớn nên mối liên quan
này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên nếu
đánh giá độ nặng dựa vào điểm Marshall (theo
mức độ máu tụ trên CT scan não, điểm Marshall
càng lớn càng có nhiều máu tụ trong não) thì
mối liên quan này có ý nghĩa thống kê, bệnh
nhân có điểm Marshall lớn hơn 1 điểm làm gia
tăng nguy cơ tử vong 2,68 lần (p = 0,002), và sau
khi đã hiệu chỉnh với các yếu tố khác thì nguy
cơ thực sự là 2,26 lần (p = 0,022).
Điểm mạnh trong nghiên cứu của chúng tôi
là tìm được mối liên quan độc lập của tăng

đường huyết trong vòng 24 giờ nhập viện và tử
vong trong bệnh viện ở bệnh nhân chấn thương
sọ não và cũng là đề tài đầu tiên được thực hiện
ở khu vực phía Nam Việt Nam, cho các bác sĩ
lâm sàng có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh
nhân chấn thương sọ não, tránh làm tăng đường
huyết do bất cứ nguyên nhân nào. Tuy nhiên
đây là đề tài tiền cứu, cắt ngang, cỡ mẫu chưa
lớn nên sức mạnh của mối quan hệ này chưa
thật sự lớn. Trong tương lai cần thiết làm thêm
các nghiên cứu đoàn hệ, tiền cứu, cỡ mẫu lớn
hơn để có thể đóng góp nhiều hơn vào y văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.
5.

6.
7.

Asilioglu N, Turna F (2012), “Admission hyperglycemia is a
reliable outcome predictor in children with severe traumatic
brain injury”, J Pediatr 87 (4): 325 – 8.
Dungan KM, Braithwaite SS, Preiser JC (2009), “Stress
hyperglycaemia”, Lancet; 373:1798-807.

Griesdale DE, Tremblay MH (2009), “Glucose control and
mortality in patients with severe traumatic brain injury”,
Neurocrit Care 11 (3): 311 – 316.
Kavanagh BP.,, and McCowen KC (2010), “Glycemic Control in
the ICU”, N Engl J Med 363:2540-6.
Kutcher ME, Pepper MB (2011), “Finding the Sweet Spot:
Identification of Optimal Glucose Levels in Critically Injured
Patients”, J Trauma 71: 1108–1114.
McCowen KC, Malhotra A, Bistrian BR (2001), Stress-induced
hyperglycemia, Crit Care Clin 17:107-24.
Young B, Ott L (1989), “Relationship Between Admission
Hyperglycemia and Neurologic Outcome of Severely BrainInjured Patients”, Ann Surg Vol. 210: 466 – 472.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

45



×