Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu chỉ số chức năng cơ tim ở bệnh nhân suy thận mạn tính đã lọc máu chu kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.72 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ CHỨC NĂNG CƠ TIM
Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH ĐÃ LỌC MÁU CHU KỲ
Hoàng Đình Anh*; Đào Hồng Dương**; NguyÔn Minh Tïng**
TÓM TẮT
Chúng tôi nghiên cứu chỉ số chức năng cơ tim (chỉ số Tei) ở 44 bệnh nhân (BN) suy thận mạn
tính được điều trị lọc máu chu kỳ (LMCK) tại Bệnh viện Quân y 103 so sánh đối chiếu với
30 BN suy thận mạn chưa LMCK. Kết quả cho thấy:
BN suy thận mạn đã LMCK, chức năng thất trái được cải thiện với thời gian tống máu ET
dài hơn: 257,07 ± 40,14 ms so với nhóm chưa lọc máu ET: 236,03 ± 34,37 ms, chỉ số Tei thất
trái (0,81 ± 0,13) giảm so với nhóm chưa LMCK (0,84 ± 0,09). Chức năng thất phải nhóm đã
LMCK cũng được cải thiện với Tei thất phải (0,33 ± 0,17), giảm hơn so với nhóm chưa LMCK
Tei thất phải (0,36 ± 0,19).
* Từ khóa: Suy thận mạn tính; Lọc máu chu kỳ; Chỉ số Tei thất trái; Chỉ số Tei thất phải.

STUDY OF MYOCARDIAL PERFORMANCE INDEX (TEI INDEX)
IN CHRONIC RENAL FAILURE PATIENTS WITH HEMODIALYSIS
summary
We studied myocardial performance index (Tei index) in 44 chronic renal failure patients with
hemodialysis treatment in 103 Hospital, compared with 30 patients no hemodialysis. The result
showed that:
The chronic failure renal with hemodialysis had functional left ventricular was improved with
left ventricular ejection time (ET): (257.07 ± 40.14 ms) longer than chronic failure renal without
hemodialysis ET: (236.03 ± 34.37 ms), Tei index 0.81 ± 0.13 also decreased than patiens
without hemodialysis 0.84 ± 0.09.
The patients had hemodialysis that is functional right ventricular also was improved with RV
Tei 0.33 ± 0.17 compared with no hemodialysis RV Tei: 0.36 ± 0.19.
* Key words: Chronic renal failure; Left ventricular Tei index; Right ventricular Tei index.

ĐẶT VẤN ĐỀ


Suy thận mạn là tình trạng chức năng
thận giảm sút do tổn thương cầu thận,
giảm và mất dần chức năng lọc của cầu
thận, BN cần được điều trị thận nhân tạo
hoặc ghép thận.
Biến chứng tim mạch thường gặp ở BN
suy thận là tăng huyết áp (THA), phì đại

thất trái. BN chưa lọc máu có tới 70 - 80%
THA, nghiên cứu của Gerard và CS nhận
thấy mức độ THA tương quan với mức
protein niệu và suy giảm mức lọc cầu
thận [6], nếu THA không được kiểm soát tốt

* Bệnh viện Quân y 103
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Đình Anh ()
Ngày nhận bài: 11/02/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/04/2014
Ngày bài báo được đăng: 28/04/2014

86


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

sẽ dẫn đến suy tim nặng, Foley và CS
nghiên cứu BN suy thận có lọc máu gặp tỷ
lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch là
10,4 - 15,7% [5].
Có nhiều phương pháp đánh giá chức

năng tim ở BN suy thận, siêu âm Doppler
tim vẫn là phương pháp có giá trị khảo
sát khá toàn diện cả về hình thái và chức
năng tim. Năm 1995, Tei và CS đã đưa ra
phương pháp đánh giá toàn bộ chức
năng thất trái, đó là chỉ số chức năng cơ
tim (MPI - myocardial performance index),
được gọi theo tên tác giả là chỉ số Tei [8].
Hiện tại, đã có một số nghiên cứu về
chỉ số Tei [1, 2] ở bệnh tim mạch, nhưng
nghiên cứu trên BN suy thận mạn còn
hạn chế, đánh giá chức năng tim còn
chưa được quan tâm nhiều, do vậy chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục
tiêu: Tìm hiÓu biến đổi một số thông số
siêu âm Doppler tim và chỉ số Tei ở BN
suy thận mạn đã LMCK.

BN được làm siêu âm Doppler tim tại
Khoa Chẩn đoán Chức năng với máy siêu
âm Philips HD-15, đánh giá toàn bộ các
thông số siêu âm thường quy, tính chỉ số
Tei thất trái và phải.
Chỉ số Tei thất trái: phương pháp siêu
âm Doppler xung dòng chảy qua van 2 lá
và qua van động mạch chủ, tính thời gian
giãn cơ đồng thể tích thất trái (IVRT), thời
gian co cơ đồng thể tích (IVCT), thời gian
tống máu ET và thời gian toàn tâm thu
(TST).

Đánh giá chỉ số Tei theo tác giả Tei và
CS (1995) [8] với sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ cách tính chỉ số Tei thất trái:

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
74 BN được chẩn đoán xác định suy
thận mạn tính tại Bệnh viện Quân y 103,
trong đó, nhóm nghiên cứu 44 BN đã
LMCK suy thận độ IIIb và độ IV. Nhóm
chứng gồm 30 BN suy thận độ II và IIIa,
chưa phải điều trị lọc máu. BN được chẩn
đoán xác định mức độ suy thận tại Khoa
Thận và Lọc máu (A12), Bệnh viện Quân
y 103.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Tei (thất trái) = (IVRT + IVCT)/ET.
- Chỉ số Tei thất phải: phương pháp
siêu âm Doppler xung dòng chảy qua van
3 lá tính thời gian toàn tâm thu thất phải
(TST), dòng chảy qua van động mạch
phổi tính thời gian tống máu thất phải
(ET).

ơ

87



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

(IVRT + IVCT) thất phải = TST thất phải ET thất phải.
Do đó, Tei thất phải là: Tei (thất phải) =
(TST thất phải - ET thất phải)/ET thất
phải.
Thống kê xử lý số liệu theo chương trình
SPSS 11.5 của WHO.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc điểm chung nhóm nghiên
cứu.
THÔNG SỐ

NHÓM
CHỨNG
CHƯA LMCK
(n = 30)

NHÓM
NGHIÊN
CỨU ĐÃ
LMCK
(n = 44)

p

Nam, n (%)


20 (66,7%)

41 (93,2%)

< 0,05

Nữ, n (%)

10 (33,3%)

3 (6,8%)

< 0,05

Tuổi trung
bình
Thời gian
LMCK (năm)

35,47 ± 13,09 33,51 ± 8,41

Về thời gian LMCK, với 44 BN đều
được chẩn đoán suy thận nặng giai đoạn
IIIb-IV phải LMCK, thời gian lọc máu trung
bình của BN 4 năm, BN lọc máu ngắn
nhất 6 tháng, dài nhất 7 năm. Như vậy, so
với nhóm chứng suy thận chỉ ở giai đoạn
II-IIIa, BN có chỉ định lọc máu là BN suy
thận nặng, biến chứng tim mạch gặp
nhiều hơn, nhưng khi đã được LMCK,

tình trạng suy tim sẽ được cải thiện, do
vậy chúng tôi đánh giá chỉ số Tei thất trái
và thất phải và so sánh 2 nhóm với nhau
để theo dõi tình trạng suy tim ở BN suy
thận đã được LMCK.

> 0,05

4,0 ± 3,1

Chúng tôi nghiên cứu đánh giá chỉ số
chức năng cơ tim (Tei) cả thất phải và trái
ở 74 BN suy thận mạn tính từ độ II - IV
bằng siêu âm Doppler tim, so sánh giữa
nhóm đã LMCK (nhóm nghiên cứu) và
chưa LMCK (nhóm chứng), kết quả cho
thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm nghiên cứu
chủ yếu gặp ở nam giới (93,2%) nhiều
hơn nhóm chứng (66,7%), nữ gặp ít hơn
(6,8% so với 33,3%), sự khác biệt này do
BN vào điều trị tại Bệnh viện Quân y 103
gồm nhiều đối tượng cả quân và dân,
nhưng khi có chỉ định LMCK, điều trị dài
ngày chủ yếu là nam quân nhân.
Về tuổi gặp ở cả 2 nhóm đều khá trẻ,
trung bình nhóm LMCK 33,51 ± 8,41 tuổi,
nhóm chưa LMCK 35,47 ± 13,09 tuổi, 2
nhóm không có sự khác biệt p > 0,05, tuổi
thấp như vậy vì ở cả 2 nhóm chủ yếu là
BN suy thận do viêm cầu thận mạn, bệnh

88

lý này thường gặp ở người trẻ tuổi. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
đương với Đỗ Doãn Lợi: tỷ lệ BN nam
cao hơn nữ (nam 62,4%, nữ 37,6%), tuổi
cũng gặp ở người trẻ (39,8 ± 14 tuổi) [3].

Bảng 2: Chỉ số Tei thất trái ở BN suy
thận đã LMCK.
THÔNG
SỐ

NHÓM CHỨNG NHÓM CHỨNG
CHƯA LMCK ĐÃ LMCK (n = 44)
(n = 30)

p

IVRT (ms)

114,87 ± 16,59

119,61 ± 18,43

> 0,05

IVCT (ms)

82,13 ± 10,28


85,75 ± 10,67

> 0,05

ET (ms)

236,03 ± 34,37

257,07 ± 40,14

< 0,05

0,84 ± 0,09

0,81 ± 0,13

> 0,05

Chỉ số Tei

So sánh về thời gian giãn cơ đồng thể
tích (IVRT) và thời gian co cơ đồng thể
tích (IVCT) giữa 2 nhóm suy thận chưa và
đã lọc máu không có sự khác biệt, chỉ số
Tei thất trái nhóm LMCK 0,81 ± 0,13,
nhóm chưa LMCK 0,84 ± 0,09 đều tăng
khá cao so với người bình thường khỏe
mạnh, theo nghiên cứu của Nguyễn Thu
Hoài, Dương Quang Huy (Tei: 0,45 ± 0,06)

[1, 2]. Như vậy, BN suy thận có suy thất
trái cả tâm thu và tâm trương rõ ràng,
nhưng cũng chưa khác biệt giữa 2 nhóm,


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

nhóm đã chạy thận chu kỳ, chỉ số Tei
thấp hơn nhóm chưa LMCK.
Mặc dù ở nhóm LMCK, các thông số
IVRT và IVCT chưa có cải thiện so với
chứng, nhưng thời gian tống máu đã cải
thiện rõ rệt, thời gian tống máu ET tăng
có ý nghĩa so với nhóm chưa LMCK (ET:
257,07 ± 40,14 ms so với 236,03 ± 34,37
ms, p < 0,05), điều này cho thấy LMCK ở
BN suy thận nặng đã làm giảm bớt tình
trạng suy tim. Pappas KD và CS (2007)
nhận thấy BN LMCK được điều trị kết
hợp chống thiếu máu, chỉ số Tei giảm
đáng kể do thời gian tống máu kéo dài,
chức năng tim được cải thiện rõ rệt [7].
Bảng 3: Chỉ số Tei thất phải ở BN suy
thận đã LMCK.

LMCK
(n = 30)

LMCK
(n = 44)


p

ETp (ms)

264,33 ± 39,28 278,57 ± 44,54 > 0,05

TST (ms)

368,3 ± 59,69

373,82 ± 56,81 > 0,05

TST-ETp
(ms)

103,97 ± 52,16

95,25 ± 46,04 > 0,05

Chỉ số Tei

0,40 ± 0,21

0,33 ± 0,17

> 0,05

Để đánh giá toàn diện chức năng toàn
bộ của tim, chúng tôi khảo sát cả chức

năng thất phải thấy thời gian tống máu
thất phải (ETp), tổng thời gian giãn cơ
đồng thể tích và co cơ đồng thể tích thất
phải (TST - ETp) giữa 2 nhóm chưa LMCK
và đã LMCK chưa có khác biệt. Còn chỉ
số Tei thất phải đánh giá tình trạng suy
thất phải ở cả 2 nhóm đều tăng cao hơn
so với chỉ số ở người bình thường, kết
quả thu được chỉ số Tei ở BN suy thận
chưa LMCK là 0,40 ± 0,21, đã LMCK:
0,33 ± 0,17, nghiên cứu của Eidem và CS
[4] thấy Tei thất phải ở người bình thường là

0,28 ± 0,04, kết quả này cho thấy BN suy
thận đã bắt đầu có suy thất phải, nhưng
chưa nhiều. Vonk MC và CS cho rằng Tei
thất phải có giá trị đánh giá suy tim phải ở
BN tăng áp lực động mạch phổi, tác giả
nghiên cứu 98 BN tăng áp lực động mạch
phổi, Tei thất phải là 0,41 ± 0,21, như vậy
khi Tei thất phải ≥ 0,36 có biến đổi chức
năng tâm thu thất phải [9].
So sánh giữa 2 nhóm chưa LMCK và
đã LMCK, chỉ số Tei thất phải không khác
biệt, nhưng ở nhóm LMCK, Tei thất phải
đã giảm dưới mức 0,36, điều này cho
thấy ở BN suy thận được LMCK, tình
trạng suy tim thất phải cũng được cải
thiện như thất trái.
KẾT LUẬN

- Có suy chức năng cơ tim thất trái ở
BN suy thận mạn chưa LMCK và đã
LMCK, biểu hiện bằng chỉ số Tei thất trái
tăng cao: chỉ số Tei thất trái khi chưa
LMCK: 0,84 ± 0,09, Tei thất trái ở BN đã
LMCK: 0,81 ± 0,13, ở BN LMCK, tình
trạng suy thất trái được cải thiện hơn,
thời gian tống máu kéo dài hơn với ET:
257,07 ± 40,14 ms, chỉ số Tei thất trái
giảm hơn nhóm BN chưa LMCK.
- BN suy thận mạn chưa LMCK và
LMCK đã bắt đầu suy giảm chức năng
thất phải với chỉ số Tei thất phải 0,40 ± 0,21
và 0,33 ± 0,17, BN LMCK, tình trạng suy
thất phải được cải thiện với Tei thất phải:
0,33 ± 0,17.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Hoài và CS. Nghiên
cứu chỉ số Tei ở các BN nhồi máu cơ tim cấp.
Tạp chí Tim mạch Việt Nam. Hội Tim mạch
Việt Nam. 2006, 43, tr.16-22.

89


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014
2. Dương Quang Huy. Nghiên cứu chỉ số
chức năng cơ tim - Tei thất trái ở BN ĐTĐ týp
2. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y.
2006.

3. Đỗ Doãn Lợi. Nghiên cứu những biến
đổi về hình thái chức năng tim và huyết động
bằng phương pháp siêu âm Doppler trên BN
suy thận giai đoạn IV. Luận án Tiến sỹ Y học.
Học viện Quân y. 2002.
4. BW Eidem et al. Usefulness of the
myocardial performance index for assessing
right ventricular function in congenital heart
disease. Am J Cardiol. 2000, 86, pp.654-658.
5. Foley RN, Parfrey PS et al. Serial
change in echocardiographic parameters and
cardiac failure in end stage renal disease.
Transplantation. 2000, pp.912-916.

90

6. Gerard M et al. Pathophysiology of
cardiovascular disease in hemodialysis patients.
International Kidney. 2000, 58, pp.140-147.
7. Pappas KD, Gouva CD. Correction of
anemia with erythropoietin in chronic kiney
disease stage 3 or 4: Effects on cardiac
performance. Drugs. 2007.
8. C Tei. New non-invasive index for
combined systolic and diastolic ventricular
function. J Cardiol. 1995, 26, pp.135-136.
9. Vonk MC, Verugt FW, Dijk AP. Right
ventricle Tei-index: A tool to increase the acuracy
of non-invasive detection of pulmonary arterial
hypertension in connective tissue diseases.

Journal of the American College of Cardiology.
2007.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

91



×