Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

Tài liệu Tập huấn giáo dục kỷ luật tích cực Chuyên đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 63 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TẬP HUẤN
CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN THPT
VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC


CHUYÊN ĐỀ 2
CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NHẰM THỰC HIỆN GIÁO DỤC KỈ
LUẬT TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG THPT


MỤC TIÊU
• Nêu được các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
áp dụng trong nhà trường THPT.
• Nêu được các hình thức hoạt động nhằm thực
hiện GDKLTC trong trường THPT.
• Có khả năng áp dụng các biện pháp KLTC trong
quá trình dạy học/giáo dục.
• Tổ chức được một số hình thức hoạt động để thực
hiện GDKLTC trong trường THPT.


Nội dung
1. Thay đổi quan niệm, nhận thức của GV
về vấn đề kỷ luật học sinh
2. Một số biện pháp GDKLTC áp dụng trong
lớp học
3. Một số hình thức GDKLTC áp dụng trong
nhà trường




I. Thay đổi quan niệm, nhận thức của
GV và CBQL về GDKL học sinh
Hoạt động 1:
Thảo luận chung: Theo thầy cô, vì sao muốn áp
dụng phương pháp GDKLTC lại cần phải thay đổi
quan niệm, nhận thức của giáo viên?


• Những quan niệm , nhận thức không
phù hợp về GDKL học sinh

• Những khó khăn khi thay đổi quan
niệm, nhân thức

• Nhưng việc cần làm để thay đổi quan
niệm, nhận thức


1. Những quan niệm , nhận thức không phù hợp của GV
và CBQL về GDKL học sinh
• Mỗi học viên nêu 3 câu phương ngôn về quan
niệm giáo dục trẻ từng tồn tại trong dân gian mà
mình biết.
• Trao đổi trong nhóm và mỗi nhóm chọn 5 câu
phương ngôn được cho là “kim chỉ nam” trong
việc giáo dục trẻ từ trước đến nay của cộng
đồng.
• Ghi ra 5 thẻ màu



• Dán các thẻ màu lên bảng
• Phân loại các câu phương ngôn:
 Giáo dục kỷ luật tích cực
 Giáo dục kỷ luật không tích cực


• Không khó để nhận thức được đâu là biện
pháp GDKLTC và đâu là biện pháp GDKL không
tích cực.
• Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp GDKL
không tích cực (trừng phạt thân thể) vẫn
thường xuyên diễn ra.


I. Thay đổi quan niệm, nhận thức của
GV và CBQL về GDKL học sinh
Hành vi và cách ứng xử của mỗi người thường
xuất phát từ quan niệm và nhận thức. Áp dụng
các phương pháp kỷ luật tích cực đòi hỏi GV phải
thay đổi quan niệm, nhận thức và thái độ


I. Thay đổi quan niệm, nhận thức của
giáo viên
Những khó khăn trong việc thay đổi quan niệm và nhận
thức của GV về GD và KL:
•  Những quan niệm cũ về giáo dục và kỷ luật vẫn còn
tồn tại : Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi; Miếng

ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời", "Cá không ăn muối cá
ươn
• Vẫn còn những quan niệm chưa đúng về trẻ em: trẻ
em do còn non nớt không có khả năng suy xét đúng sai
và không có ý thức kỷ luật tự giác, cần được dạy dỗ
nghiêm khắc


I. Thay đổi quan niệm, nhận thức của
giáo viên


Khái niệm kỷ luật tích cực chưa được phổ biến và
hiểu đúng: một số GV, CBQL giáo dục, phụ huynh cho
rằng tôn trọng QTE và KLTC là để cho trẻ tự do muốn làm
gì thì làm và điều này dẫn đến tình trạng vô kỷ luật.

• Áp lực công việc khiến cho GV không đủ kiên nhẫn, nôn
nóng giải quyết các vấn đề xảy ra bằng cách trách phạt
HS... những cách được coi là mang lại kết quả nhanh
nhất.


I. Thay đổi quan niệm, nhận thức
của giáo viên
Thay đổi quan niệm, nhận thức không phải xảy ra
ngay lập tức mà là một quá trình. Để thay đổi, giáo
viên cần làm gì?
Hoạt động: Nêu ý kiến của thầy/cô về những việc
giáo viên/nhà trường cần làm để thay đổi quan

niệm, nhận thức về GD và KL học sinh.


Thay đổi quan điểm, nhận thức của giáo
viên- một số gợi ý dành cho giáo viên
• Hãy suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học là nghề
mình đã lựa chọn, yêu thích công việc của mình
và yêu thương học trò hơn nữa
• Hãy biết quan tâm chăm sóc bản thân (cả về mặt
thể chất tình cảm và tâm lý)
• Luôn tạo ra niềm vui cho bản thân


Thay đổi quan niệm của giáo viên- một
số gợi ý dành cho giáo viên





Suy ngẫm về những gì mình đã trải qua
Tự đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp
Ghi chép lại quá trình thay đổi


Thay đổi quan niệm, nhận thức của GVmột số gợi ý dành cho CBQL






Tổ chức tuyên truyền, vận động
Cung cấp sách báo, tài liệu tham khảo,
Tổ chức tập huấn, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm
Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các
biện pháp GDKLTC.


II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KLTC ÁP
DỤNG TRONG LỚP HỌC


II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KLTC ÁP DỤNG TRONG
LỚP HỌC
Hoạt động 3:
Thảo luận: Trong dạy học, thầy (cô) đã sử
dụng các biện pháp gì để giáo dục học
sinh khi các em mắc lỗi?


Một số biện pháp KLTC áp dụng trong lớp học

Có bốn nhóm biện pháp KLTC áp dụng trong lớp
học
Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học
Quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh
Tăng cường sự tham gia của hoc sinh trong việc

xây dựng và giám sát nội quy

Xây dựng tập thể lớp học thân thiện, gắn bó


 Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong
lớp học
 Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán

 Khuyến khích động viên tích cực
 Áp dụng những hình thức phạt phù hợp và nhất

quán
Làm gương trong cách cư xử


 Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học

Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán

Nguyên

tắc cơ bản là xây dựng được những quy tắc rõ ràng
và đảm bảo học sinh hiểu được vì sao cần có những quy tắc
ấy.


Việc

xây dựng các quy tắc cần đảm bảo hướng tới những điều
tốt đẹp mà giáo viên mong đợi ở học sinh của mình và học
sinh mong đợi từ bạn bè mình, bao gồm những mong đợi về

mặt tư cách đạo đức và học tập


 Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp

học
 Khuyến khích động viên tích cực
Ai cũng thích được động viên và khen ngợi . Giáo viên
nên khen ngợi, động viên khi học sinh có hành vi tích cực
hay biểu hiện tiến bộ.
 Khen

ngợi khuyến khích học sinh trong lớp thể hiện thái
độ hành vi tích cực, hạn chế và ngăn ngừa hành vi tiêu
cực
 Hình thức: khen ngợi, tổ chức các hoạt động đặc biệt,
nhóm/học sinh tiêu biểu/đặc ân


Nguyên tắc chính:
Thay chê bai bằng khen ngợi
Phải biết đặt niềm tin vào sự tiến bộ của
trẻ, xử lý sai phạm của trẻ một cách rõ
ràng, dứt khoát nhưng phải có sự động
viên, khuyến khích.


• Trải nghiệm: Trò chơi công nhận đặc điểm tốt.

- Mỗi bạn ghi tên mình vào tờ giấy

dán ra
phía sau lưng và đi xin ý kiến nhận xét của 6
người khác về mình (chỉ bằng từ hoặc cụm từ,
chú ý nên nhận xét về tính cách, thái độ của
bạn mình hơn là về hình thức bề ngoài hay
cách ăn mặc).


*Mục đích:
- Giúp HS tăng thêm lòng tự tin với bản thân và
khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích
cực của các bạn khác
- Cảm giác được thừa nhận và khen thưởng
trong một tập thể ( Ở bất cứ hình thức nào) đều
có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và
cách xử sự của HS.


×