Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Góc nghiêng của ổ cối và trục của chuôi khớp nhân tạo trong thay khớp háng toàn phần với đường mổ bên ngoài trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.21 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017

GÓC NGHIÊNG CỦA Ổ CỐI VÀ TRỤC CỦA CHUÔI KHỚP
NHÂN TẠO TRONG THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN VỚI
ĐƯỜNG MỔ BÊN NGOÀI TRỰC TIẾP
Vũ Nhất Định*; Trần Hoài Nam**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét ảnh hưởng của đường mổ bên ngoài trực tiếp đến góc nghiêng của ổ cối
và trục của chuôi khớp nhân tạo. Đối tượng và phương pháp: 72 bệnh nhân (BN) được phẫu
thuật thay khớp háng toàn phần (TKHTP) từ 01 - 2012 đến 10 - 2016. Tất cả BN được mổ với
đường mổ bên ngoài trực tiếp. Đo chiều dài đường mổ. Đo góc nghiêng của ổ cối nhân tạo và
so sánh trục của chuôi khớp với trục của ống tủy xương đùi trên phim X quang khung chậu thẳng.
Kết quả: BN có độ tuổi trung bình 53,76 ± 13,31 (22 - 86 tuổi), trong đó 64 BN nam, 8 BN nữ.
Chiều dài đường mổ trung bình 9,07 ± 1,29 cm, thời gian phẫu thuật trung bình 80,04 ± 18,99
o
o
phút. Góc nghiêng ổ cối trung bình 48,57 ± 5,20 (37 - 63 ), trong đó 33/72 BN (45,83%) ổ cối
có góc nghiêng nằm trong khoảng 40 - 45º. Trục của chuôi khớp nằm trong khoảng 3º so với
trục của ống tủy xương đùi (55/72 BN = 76,4%), trục của chuôi khớp nghiêng ngoài quá 3º
(4 - 5º) có 9/72 BN (12,5%), trục của chuôi khớp nghiêng trong quá 3º (4 - 6º) có 8/72 BN
(11,1%). Kết luận: đường mổ bên ngoài trực tiếp thuận lợi cho tiếp cận ổ cối, nhưng khó khăn
trong bộc lộ đầu trên xương đùi, làm ảnh hưởng đến trục của chuôi khớp trong lòng ống tủy.
* Từ khoá: Thay khớp háng toàn phần; Góc nghiêng ổ cối; Trục chuôi khớp; Phương pháp
mổ bên ngoài trực tiếp.

Inclination Angle of Cup and Coronal Alignment of the Stem in
Total Hip Replacement with Direct Lateral Approach
Summary
Objectives: To evaluate the inclination angle of cup and coronal alignment of the stem who
underwent total hip replacement with direct lateral approach. Subjects and methods:
72 patients, including 64 males and 8 females were firstly performed total hip arthroplasties with


direct lateral approach from 1 - 2012 to 10 - 2016. Mean age was 53.76 ± 13.31 years (ranged
from 22 - 86 years old). Radiographic examinations were undertaken 3 days after the surgery.
The anteroposterior radiographs were performed, the axial views were standard. The inclination
angle of cup and coronal alignment of the stem was measured for all cases. Results: The length
of incision was on average 9.07 ± 1.29 cm. Mean operative time was 80.04 ± 19.99 minutes.
o
The average inclination angle of cup was 48.57 ± 5.20 (ranged from 37 to 63º). The coronal
alignment of the femoral component was within 3º of neutral position in 55 cases (76.4%),
* Bệnh viện Quân y 103
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Trần Hoài Nam ()
Ngày nhận bài: 03/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2017

153


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
varus alignment more than 3º (ranged 4 to 5º) was found in 9 cases (12.5%), valgus alignment
more than 3º (ranged 4 to 6º) was found in 8 cases (11.1%). Conclusions: The direct lateral
approach provides excellent exposure the acetabular fossa to allow accurate placement of cup.
However, its difficulty is to expose proximal femur which affects alignment of the stem.
* Key words: Total hip arthroplasty; Inclination angle of cup; Coronal alignment of the stem;
Direct lateral approach.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đặt ổ cối và chuôi khớp nhân tạo đúng
vị trí là một yêu cầu phải đạt được trong
phẫu thuật TKHTP. Vị trí ổ cối nhân tạo
và chuôi khớp không đúng có thể dẫn đến

sai khớp, hạn chế vận động của khớp và
tăng mài mòn khớp nhân tạo.
Có nhiều đường mổ vào khớp háng
trong phẫu thuật tạo. Mỗi đường mổ đều
có những ưu điểm, hạn chế riêng. Đường
mổ vào khớp háng được cho là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến góc
nghiêng của ổ cối và trục của chuôi khớp
nhân tạo.
Nghiên cứu này nhằm: Nhận xét ảnh
hưởng của đường mổ bên ngoài trực tiếp
đến góc nghiêng của ổ cối và trục của
chuôi khớp nhân tạo ở những trường hợp
đã phẫu thuật TKHTP lần đầu với đường
mổ này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Từ 01 - 2012 đến 10 - 2016, 72 BN
được phẫu thuật TKHTP lần đầu với
đường mổ bên ngoài trực tiếp tại Bệnh
viện Quân y 103.
Độ tuổi trung bình 53,76 ± 13,31 (dao
động: 22 - 86 tuổi), trong đó 64 BN nam,
8 BN nữ.
31 BN thoái hóa khớp háng, 26 BN
hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, 6 BN
gãy cổ xương đùi, 5 BN khớp giả cổ
154


xương đùi, 3 BN sai khớp háng cũ, 1 BN
viêm dính khớp háng.
Một kíp phẫu thuật thực hiện tất cả các
trường hợp trên.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi
không lựa chọn các trường hợp không
lưu giữ đủ tư liệu theo yêu cầu của
nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Kỹ thuật mổ:
- Đường vào khớp: BN nằm nghiêng
về bên đối diện. Đường rạch da theo trục
chi thể ở mặt ngoài mấu chuyển lớn.
Rạch cơ căng cân đùi theo đường rạch
da. Giải phóng điểm bám cơ mông nhỡ ở
đường gian mấu. Mở bao khớp phía
trước hình chữ T ngược để vào khớp
háng.
- Bộc lộ cổ chỏm xương đùi với 2
Hoffmann ở bờ trước và bờ sau cổ
xương đùi. Lấy bỏ chỏm xương đùi bằng
dụng cụ chuyên dụng đối với trường hợp
gãy cổ xương đùi hoặc khớp giả cổ
xương đùi. Khép, gấp và xoay ngoài đùi
làm trật khớp háng với các trường hợp
còn lại. Cắt lại cổ xương đùi đối với
trường hợp gãy hoặc khớp giả cổ xương
đùi, cắt bỏ chỏm xương đùi với những
trường hợp còn lại ở trên mấu chuyển
nhỏ 10 mm.

- Can thiệp vào ổ cối: đưa chân trở lại
bàn mổ, doa ổ cối từ số nhỏ đến số lớn
đến hết lớp sụn, đỉnh của hố dây chằng
tròn là giới hạn cuối. Lắp ổ cối nhân tạo


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
với góc nghiêng 450, nghiêng trước 150,
bắt vít cố định vỏ ổ cối vào xương chậu,
lắp lót ổ cối.
Can thiệp vào đầu trên xương đùi: thả
chân ra ngoài bàn, khép, gấp, xoay ngoài
đùi, bộc lộ đầu trên xương đùi. Ráp tạo
khuôn cho chuôi khớp từ cỡ nhỏ nâng
dần cỡ số đến khi dụng cụ ráp sát đến vỏ
xương đùi với góc nghiêng trước 5 - 10º.
Lắp chuôi khớp với cỡ số đúng với cỡ ráp
cuối cùng.
Lắp chỏm thử với chiều dài của cổ
khớp, đảm bảo cân bằng chiều dài chi thể.
Thay lại chỏm nhân tạo đúng với chỏm
thử đã lựa chọn phù hợp nhất.
Nắn chỉnh lại khớp, dẫn lưu khớp,
khâu phục hồi bao khớp, khâu lại điểm
bám của cơ mông nhỡ, đặt dẫn lưu sau
mấu chuyển, khâu cơ căng cân đùi, đóng
vết mổ.
Sau phẫu thuật, cố định gối duỗi, đùi
dạng, xoay trong. Tập ngồi sau phẫu
thuật 24 giờ và bắt đầu tập đứng và đi

trong phòng sau phẫu thuật 3 ngày, tập đi
lại tỳ nén tăng dần đến khi không cần gậy
nạng hỗ trợ, cắt chỉ sau mổ 2 tuần.
* Đánh giá kết quả:
- Đo chiều dài vết mổ.
- Thống kê thời gian phẫu thuật.
- Chụp X quang quy ước khung chậu
tư thế thẳng, lấy từ gai chậu trước dưới
xuống đến vị trí tiếp giáp 1/3 trên - 1/3
giữa đùi vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật.
- Đo góc nghiêng (góc dạng) của ổ cối
nhân tạo: góc tạo bởi đường thẳng đi qua
góc trên và dưới của ổ cối nhân tạo với
đường thẳng đi qua 2 góc trước dưới của
xương ổ cối.
- Đánh giá trục của chuôi khớp nhân
tạo so với trục giải phẫu của ống tủy

xương đùi: kẻ trục của chuôi khớp và trục
của ống tủy xương đùi. Trục của chuôi
khớp nhân tạo nằm trong khoảng 3º so
với trục của ống tủy xương đùi được coi
là thẳng trục. Trục của chuôi khớp ngả
vào trong so với trục của ống tủy xương
đùi quá 3º được đánh giá là chuôi ngả
trong (khép). Trục của chuôi khớp ngả ra
ngoài so với trục của ống tủy xương đùi
quá 3º được đánh giá là chuôi ngả ngoài
(dạng) (theo Ackland M.K và CS) (1986)
[12].

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đường mổ có chiều dài 8 - 12 cm,
trung bình 9,07 ± 1,29 cm. 91,7% đường
mổ có chiều dài < 10 cm.
Thời gian phẫu thuật trung bình 80,04 ±
18,99 phút (45 - 140 phút). Đa số các ca
phẫu thuật diễn ra từ 60 - 90 phút
(87,5%).
Góc nghiêng trung bình của ổ cối
48,57 ± 5,20o (dao động: 37 - 63º). Trong
đó, 33/72 BN (45,83%) có góc nghiêng
trong khoảng 40 - 45º.
55/72 BN (76,4%) chuôi khớp nằm
trong khoảng 3º so với trục ống tủy
xương đùi, 9 BN (12,5%) chuôi khớp bị
nghiêng ngoài quá 3o (4 - 5º), 8 BN (11,1%)
chuôi khớp bị nghiêng trong quá 3o (4 - 6º).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá
góc nghiêng của ổ cối và chuôi khớp
nhân tạo khi được phẫu thuật với đường
mổ bên ngoài trực tiếp, đồng thời nhận
xét những khó khăn thuận lợi khi thực
hiện đường mổ này.
Bên cạnh kinh nghiệm của phẫu thuật
viên, khả năng bộc lộ của đường mổ
cũng ảnh hưởng đến thao tác kỹ thuật,
155



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
ảnh hưởng trực tiếp đến góc nghiêng của
ổ cối nhân tạo và chuôi khớp.
1. Góc nghiêng của ổ cối nhân tạo.
Góc nghiêng của ổ cối nhân tạo ảnh
hưởng quan trọng đến kết quả gần và kết
quả xa sau thay khớp háng nhân tạo, đặc
biệt tỷ lệ sai khớp háng sau phẫu thuật và
biên độ vận động của khớp nhân tạo.
Theo Parteno S.A và CS (1997) [1],
góc dạng an toàn của ổ cối nhân tạo nằm
trong khoảng 30 - 50º. Tuy nhiên, góc
dạng tối ưu của ổ cối được xác định trong
khoảng 40 - 45º. Ở góc dạng này, khớp
nhân tạo ít có nguy cơ bị sai khớp, do góc
dạng quá lớn và đồng thời khớp háng
nhân tạo không bị hạn chế do va chạm
giữa chuôi khớp và bờ ổ cối nhân tạo khi
góc dạng quá nhỏ. Các nghiên cứu cũng
khẳng định không có mối liên quan giữa
biến chứng sai khớp háng với độ tuổi,
giới, cân nặng và bệnh lý tổn thương
khớp háng của người bệnh. Tuy nhiên,
một số trường hợp bị sai khớp háng sau
phẫu thuật đã được báo cáo, mặc dù ổ
cối nhân tạo có góc dạng trong giới hạn
an toàn.
Theo Wan Z và CS (2008) [8], để hạn
chế mòn ổ cối, góc dạng của ổ cối phải
đạt ≤ 45º. Khi ổ cối dạng 50 - 55º hoặc

lớn hơn thì ổ cối sẽ mòn nhanh, nhất là
đối với loại khớp metal on metal. Tuy nhiên,
đối với khớp ceramic on ceramic, ít bị mài
mòn hơn.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả đạt được khi đặt ổ cối nhân
tạo là khả năng quan sát của phẫu thuật
viên, yếu tố này liên quan đến đường vào
khớp háng và thể trạng của người bệnh
[2, 5].
156

Katsuya N và CS (2009) [3] đánh giá
góc dạng của ổ cối nhân tạo cho 96 BN
được thay khớp háng nhân tạo với
đường mổ phía sau cho thấy góc dạng
trung bình 36,9 ± 0,7º. Trong đó, 87 BN
có góc dạng trong giới hạn an toàn.
Isao A và CS (2006) [4] đánh giá góc
dạng ổ cối nhân tạo cho 50 BN được
phẫu thuật với đường mổ bên ngoài trực
tiếp tiêu chuẩn. Kết quả: góc dạng trung
bình của ổ cối nhân tạo là 41,1º (22 - 52º).
William P.B và CS (2013) [6] đánh giá
góc dạng của ổ cối nhân tạo cho 43 BN
được phẫu thuật với đường mổ phía
trước và 44 BN với đường mổ phía sau.
Kết quả, nhóm đường mổ phía trước có
góc dạng của ổ cối nhân tạo 47,1 ± 6,1º;
nhóm đường mổ phía sau có góc dạng

của ổ cối nhân tạo 42,4 ± 7,6º. Nghiên
cứu cũng chỉ ra đường mổ phía trước khó
quan sát phần sau khớp háng. Để làm
tăng độ chính xác của góc dạng ổ cối và
trục của chuôi khớp nhân tạo, nên chụp
X quang trong mổ để đạt được kết quả tốt
hơn nhưng vẫn giữ được cấu trúc phần
mềm phía sau khớp háng.
Nghiên cứu của Ji H.M và CS (2012)
[7] đã so sánh góc dạng của ổ cối nhân
tạo cho 99 BN được thay khớp háng
nhân tạo với đường mổ phía sau và 97
BN với đường mổ phía ngoài. Kết quả:
góc dạng trung bình của ổ cối nhân tạo ở
nhóm được phẫu thuật với đường mổ
phía sau là 37,8 ± 5,8º; ở nhóm với
đường mổ phía ngoài là 37,7 ± 4,2º.
Nghiên cứu của chúng tôi có góc
nghiêng của ổ cối trung bình 48,57 ±
5,20 o (37 - 63º). Trong đó, 33/72 BN
(45,83%) có góc nghiêng của ổ cối nhân
tạo nằm trong khoảng 40 - 45º. Trong quá
trình phẫu thuật, chúng tôi thấy: với
đường mổ bên ngoài trực tiếp, tư thế BN


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
nằm nghiêng, ổ cối quan sát rõ ràng,
thuận lợi khi đặt ổ cối nhân tạo. Khi đặt ổ
cối nhân tạo, các phẫu thuật viên thường

có xu hướng để ổ cối nhân tạo có góc
dạng nhỏ nhằm hạn chế sai khớp sau
phẫu thuật. Tuy nhiên, góc dạng nhỏ làm
hạn chế vận động khớp và bờ ổ cối nhân
tạo có nguy cơ va chạm với cổ của chuôi
khớp, gây đau và làm lỏng khớp. Qua
thực tiễn cho thấy hầu hết phẫu thuật
viên rất ít khi thay đổi đường mổ quen
thuộc vào khớp háng khi thay khớp, họ
thường sử dụng đường mổ đã học được.
Do đó, đa số đều cho rằng đường mổ
quen dùng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu.
Vicar A.J và CS (1984) [10] nghiên
cứu so sánh kết quả phẫu thuật TKHTP
lần đầu với đường mổ trước ngoài,
đường mổ qua mấu chuyển lớn và đường
mổ phía sau cho thấy: góc nghiêng của ổ
cối nhân tạo thay đổi không có ý nghĩa
thống kê giữa 3 đường mổ này.
2. Trục của chuôi khớp.
Trục của chuôi khớp nhân tạo có ảnh
hưởng quan trọng đến kết quả sau phẫu
thuật (biên độ vận động của khớp, tỷ lệ sai
khớp sau phẫu thuật, va chạm với ổ cối
nhân tạo và độ bền của khớp nhân tạo).
Mỗi loại chuôi khớp được thiết kế với
hình dáng khác nhau, nhưng phẫu thuật
viên luôn mong muốn trục của chuôi khớp
nhân tạo phải trùng với trục của ống tủy
xương đùi.

Radek H và CS (2005) [9] đánh giá
trục của chuôi khớp cho 60 BN được
TKHTP không xi măng với đường mổ sau
ngoài. Kết quả: 54 BN có trục của chuôi
khớp nằm trong khoảng 3º so với trục của
ống tủy xương đùi và 6 BN trục chuôi
khớp lệch quá 3º so với trục của ống tủy
(cả 6 BN này đều bị khép với góc 4 - 6º).

Trong nghiên cứu của Ji H.M và CS
(2012) [7], 98% trường hợp được phẫu
thuật với đường mổ phía sau có chuôi
khớp thẳng trục, trong đó 92% trường
hợp được phẫu thuật với đường mổ phía
ngoài có chuôi khớp thẳng trục.
Nghiên cứu của William P.B và CS
(2013) [6] cho thấy 98% trường hợp chuôi
khớp thẳng trục khi được phẫu thuật với
đường mổ phía trước và 74% đối với
đường mổ phía sau.
Berger R.A (2003) [11] đánh giá trục
của chuôi khớp khi phẫu thuật với đường
mổ ít xâm lấn, 2 vết rạch da: 91% (30 BN)
được phẫu thuật có trục chuôi khớp trong
khoảng 3º so với trục của ống tủy xương
đùi.
Trong nghiên cứu này, 55 BN (76,4%)
có trục của chuôi khớp nằm trong khoảng
3º so với trục của ống tủy, 9 BN (12,5%)
có trục của chuôi khớp nghiêng ngoài quá

3º (4 - 5º) so với trục của ống tủy và 8 BN
(11,1%) chuôi khớp nghiêng trong quá 3º
(4 - 6º) so với trục của ống tủy xương đùi.
Qua thực tiễn lâm sàng chúng tôi thấy,
đối với những trường hợp cơ căng cân
đùi căng, mấu chuyển lớn lên cao, việc
bộc lộ đầu trên xương đùi khó khăn, nhất
là đối với người béo hoặc thể trạng lớn.
Những yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả
trục của chuôi khớp trong lòng ống tủy
xương đùi.
Chúng tôi cho rằng, bên cạnh đường
mổ vào khớp háng, trục của chuôi khớp
nhân tạo trong lòng ống tủy xương đùi
còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của
phẫu thuật viên và trường mổ có được
bộc lộ thỏa đáng hay không. Phẫu thuật
viên đã có kinh nghiệm, đường mổ rộng
rãi và tổn thương không bị dính, co kéo
quanh khớp háng sẽ hạn chế lệch trục
của chuôi khớp nhân tạo.
157


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không
đánh giá được góc nghiêng trước của cả
ổ cối nhân tạo và chuôi khớp do không
chụp được 3D CT sau phẫu thuật. Góc
nghiêng trước của ổ cối nhân tạo và chuôi

khớp được cho là có ảnh hưởng quan
trọng đến tỷ lệ sai khớp sau phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Đường mổ bên ngoài trực tiếp thuận
lợi cho tiếp cận ổ cối, nhưng khó khăn
trong bộc lộ đầu trên xương đùi làm ảnh
hưởng đến trục của chuôi khớp trong
lòng ống tủy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Paterno S.A, Lachiewics P.F, Kelley
S.S. The influence of patient-related factors
and position of the acetabular component on
the rate of dislocation after total hip replacement.
J. Bone and Joint Surg. 1997, 79, pp.1202-1210.
2. DiGioia A.M, Jaramaz B, Blackwell M et
al. The otto aufranc award: Image guided
navigation system to measure intraoperatively
acetabular implant alignment. Clin Orthop
Relat Res. 1998, 355, pp.8-22.
3. Katsuya N, Masataka N, Koji Y,
Shigeaki H, Hideki Y. A clinical comparative
study of the direct anterior with mini-posterior
approach. Journal of Arthroplasty. 2009, 24
(5), pp.698-704.
4. Isao A, Tracy L.K, Ormonde M.M. Twoyear experiences using a limited incision
direct lateral approach in total hip arthroplasty.
J Arthroplasty. 2006, 21 (8), pp.1083-1091.

158


5. Tahir K, David K. Damage to the superior
gluteal nerve during the direct lateral approach
to the hip. Journal of Arthroplasty. 2007, 22 (8),
pp.1198-1200.
6. William P.B, Shelly E.T, John P.L.
Prospective randomized study of direct
anterior vs posterior lateral approach for total
hip arthroplasty. Journal of Arthroplasty. 2013,
28, pp.1634-1638.
7. Ji H.M, Kim K.C, Lee Y.K, Ha Y.C, Koo
K.H. Dislocation after total hip arthroplasty: A
randomized clinical trial of a posterior
approach and a modified lateral approach. J.
Arthroplasty. 2012, 27 (3), pp.378-385.
8. Wan Z, Boutary M, Dorr L.D. The
influence of acetabular component position on
wear in total hip arthroplasty. J Arthroplasty.
2008, 23, pp.51-56.
9. Radek H, Václav S, Milos J, Petr V.
Component position following total hip arthroplasty
through a mini-invasive posterolateral approach.
Acta Orthop Belg. 2005, 71, pp.60-64.
10. Vicar A.J, Coleman C.R. A comparison
of the anterolateral, transtrochanteric and
posterior surgical approaches in primary total
hip arthroplasty. Clinical Orthopaedics & Related
Research. 1984, 188, pp.160-167.
11. Berger R.A. Total hip arthroplasty using
the minimally invasive two-incision approach.
Clinical Orthopaedics & Related Research.

2003, 417, pp.232-241.
12. Ackland M.K, Bourne W.B, Unthoff H.K.
Anteversion of the acetabular cup. Measurement
of angle after total hip replacement. J Bone
Joint Surg. 1986, 68 - B, pp.409-413.



×