Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tác dụng chống oxi hóa của cao chiết diệp hạ châu - râu mèo trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.67 KB, 5 trang )

e (XO) có tác dụng xúc tác
phản ứng oxi hóa xanthin thành uric acid, đồng
thời hình thành gốc tự do. Ta sử dụng phương
pháp trắc quang để khảo sát khả năng ức chế
enzym XO của các mẫu thử thông qua mật độ
quang của sản phẩm acid uric hình thành. Acid
uric có bước sóng hấp thu cực đại tại 290nm.
Chất có khả năng ức chế XO càng cao càng ức
chế sự hình thành uric acid, do đó mật độ quang
đo được sẽ giảm.
Quy trình thử hoạt tính ức chế xanthin
oxidasetheo bảng sau:

Mẫu trắng được tiến hành tương tự nhưng
thay enzym và mẫu thử bằng đệm. Mẫu chứng
có dịch enzym nhưng không có mẫu thử mà
thay bằng đệm. Sử dụng allopurinol làm chất đối
chứng dương. Đo mật độ quang ở bước sóng 290
nm liên tục mỗi 3 phút trong 30 phút tính từ lúc
cho xanthin vào cuvet.
Khả năng chống oxi hóa của các hợp chất
được tính dựa trên phần trăm ức chế (%I) xác
định theo công thức:
I% = (1 – Ac/As) x 100

Với: Ac là giá trị mật độ quang của
dung dịch không có mẫu thử (control). As
là giá trị mật độ quang của dung dịch có
chứa mẫu thử (sample).

172



Mỗi nồng độ được tiến hành 3 lần, ứng với
mỗi nồng độ ta tính được 3 giá trị phần trăm
ức chế (%I). Lấy trung bình 3 giá trị % I từ đó
ta sẽ xác định được giá trị phần trăm ức chế
ứng với từng nồng độ khảo sát. Mỗi mẫu thử
được pha thành bốn nồng độ khác nhau:
100;50;25;10μM. Nếu hoạt tính của mẫu thử ức
chế trên 50%ở 10 μM thì sẽ được thử tiếp ở các
nồng độ nhỏ hơn 5;2;1;0,5;0,2μM để tìm ra giá
trị IC50. Giá trị IC50 μg/ml (nồng độ có khả
năng ức chế 50%) của mẫu được tính dựa trên
đồ thị hồi quy tương quan giữa nồng độ (Cpư)
và khả năng ức chế (I%).

Khả năng ức chế peroxi hóa lipid.(2, 1)
Xác định khả năng ức chế peroxi hóa lipid
của mẫu nghiên cứu qua việc xác định hàm
lượng MDA, là sản phẩm của quá trình peroxi
hóa lipid màng tế bào. MDA có khả năng phản
ứng với acid thiobarbituric để tạo thành phức
hợp trimethin có đỉnh hấp thu cực đại ở λ =
532 nm.
0,1ml mẫu thử ở các nồng độ thử nghiệm
được cho phản ứng với 0,5 ml dịch đồng thể não
và đệm phosphate 50 mM vừa đủ 2 ml. Ủ hỗn
hợp phản ứng ở 370C trong 15 phút và dừng
phản ứng bằng 1 ml acid tricloacetic 10%. Sau
khi ly tâm lấy dịch trong cho phản ứng với 1 ml
acid thiobarbituric 0,8% trong 15 phút ở nhiệt độ

1000C. Làm lạnh và tiến hành đo quang ở bước
sóng λ = 532 nm.
Trolox (Calbiochem Ltd. Co.), đồng phân của
vitamin E được dùng làm chất đối chiếu.
Công thức tính phần trăm (%) hoạt tính
chống oxi hóa (HTCO):

(ODC − ODT )
× 100
ODC
HTCO (%) =
ODC: Mật độ quang mẫu đối chứng
(DMSO).
ODT: Mật độ quang mẫu thử.
Các số liệu kết quả thử nghiệm được biểu thị
bằng trị số trung bình của 2 lần đo khác nhau.
Cách tính IC50: Vẽ đồ thị biểu diễn tỷ lệ %

Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

khả năng dập tắt gốc tự do của chất cần thử
nghiệm bằng phần mềm Excel. Từ đồ thị, nội
suy ra giá trị nồng độ dập tắt gốc tự do IC50 bằng
cách tính phương trình hồi quy tuyến tính có
dạng y = ax + b và thế y = 50 để suy ra IC50.


KẾT QUẢ

Phương pháp xử lý số liệu thống kê
thực nghiệm

Thuốc đối chiếu allopurinol có khả năng ức
chế XO ở nồng độ rất thấp và cho kết quả IC50 =
0,063 μg/ml. Cả 9 công thức phối hợp đều thể
hiện tác dụng ức chế XO, thứ tự khả năng ức chế
giảm dần là: 4DHC:1RM >3DHC:1RM >
2DHC:1RM > 1DHC:2RM > 1DHC:3RM >
2DHC:5RM > 1DHC:4RM > 1DHC:1RM. Trong
đó, các công thức phối hợp 4DHC:1RM,
3DHC:1RM, 2DHC:1RM có khả năng ức chế XO
mạnh hơn cao độc vị Diệp hạ châu và cao độc vị
Râu mèo.

Dùng phần mềm Stata 10.0 để tính các giá trị
thống kê mô tả: số trung bình, độ lệch chuẩn.
Ứng dụng phép kiểm t – Student độc lập để
so sánh 2 số trung bình của 2 lô khác nhau trong
cùng một thời điểm.
Ứng dụng phép kiểm one way Anova để
đánh giá sự khác biệt về trị số acid uric của các lô
thử nghiệm trong cùng một thời điểm.

Tác dụng ức chế xanthin oxidase của các
tỷ lệ phối hợp Diệp hạ châu – Râu mèo
khác nhau


Bảng 1: Kết quả thử hoạt tính ức chế xanthin oxidase
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên mẫu
4DHC:1RM
3DHC:1RM
2DHC:1RM
DHC
RM
1DHC:2RM
1DHC:3RM
3DHC:2RM
2DHC:5RM
1DHC:4RM
1DHC:1RM
allopurinol

100 (µg/mL)

71,0 ± 1,5
61,2 ± 2,9
63,3 ± 1,8
69,05 ± 0,80
57,2 ± 2,2
43,80 ± 0,97
40,97 ± 1,8
32,8 ± 1,5
32,0 ± 2,2
30,38 ± 0,39
30,09 ± 0,61

Phần trăm ức chế
50 (µg/mL)
25 (µg/mL)
52,2 ± 3,5
43,23 ± 0,45
41,6 ± 1,4
21,84 ± 0,78
34,61 ± 0,99
24,1 ± 1,4
48,6 ± 1,9
33,9 ± 2,6
30,7 ± 1,3
5,9 ± 2,2
35,04 ± 0,81
19,0 ± 3,0
20,95 ± 0,82
6,6 ± 1,6
15,3 ± 2,0

2,9 ± 2,3
24,2 ± 2,5
18,9 ± 1,6
18,7 ± 2,1
9,8 ± 1,9
17,1 ± 2,7
6,1 ± 3,5

Khả năng ức chế peroxi hóa lipid
Bảng 2. Kết quả thử trên test MDA của các tỷ lệ phối
hợp cao chiết Diệp hạ châu và Râu mèo
HTCO (%)
Nồng
độ 1DHC:1R 2DHC:1R 3DHC:1R 4DHC:1R 5DHC:1R
(µg/ml)
M
M
M
M
M
2000 91,30
86,72
86,26
84,96
75,88
1000 91,30
80,38
79,01
76,64
76,18

500
90,46
73,82
67,63
65,80
62,82
250
89,16
53,59
57,71
63,36
54,96
100
82,37
30,76
53,82
56,34
45,50
50
66,79
20,38
48,24
46,49
40,23
10
32,52
5,73
24,35
27,02
16,56


Cả 5 tỷ lệ phối hợp Diệp hạ châu – Râu
mèo trong nghiên cứu đều thể hiện hoạt tính
ức chế peroxi hóa lipid tăng theo nồng độ

Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền

10 (µg/mL)
16,7 ± 2,7
8,76 ± 0,59
9,6 ± 4,3
19,7 ± 1,9
2,31 ± 0,81
9,4 ± 1,9
5,2 ± 2,3
3,6 ± 2,9
-

IC50
(µg/mL)
43,83
71,36
76,81
84,46
87,65
> 100
> 100
> 100
> 100
> 100

> 100
0,063

khảo sát. Trong đó, nhìn sơ bộ cho thấy tỷ lệ
phối hợp 1 phần cao đặc diệp hạ châu và 1
phần cao khô râu mèo cho hiệu quả ức chế tối
ưu nhất. Tỷ lệ phối hợp này đạt hoạt tính
chống oxi hoá ở nồng độ 50μg/ml là 66,79%
tương đương với hoạt tính của trolox ở nồng
độ 5mM (63,49%).
Bảng 3. Kết quả thử trên mẫu đối chiếu
Nồng độ (mM)
0,1
0,5
1
5
10

Trolox/MDA
OD
0,529
0,445
0,376
0,203
0,124

HTCO%
4,86
19,96
32,37

63,49
77,70

173


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

BÀNLUẬN

KẾT LUẬN

Khả năng ức chế xanthin oxidase

Từ những kết quả thu được từ thực nghiệm,
chúng tôi rút ra kết luận sau

Theo bảng kết quả thử hoạt tính ức chế XO
cho thấy, diệp hạ châu ức chế XO nhiều hơn
râu mèo và khi kết hợp Diệp hạ châu và Râu
mèo theo tỷ lệ 4:1 thì khả năng ức chế XO lại
lớn hơn gấp đôi so với độc vị Diệp hạ châu.
Mặc dù khả năng ức chế XO của cao chiết phối
hợp Diệp hạ châu + Râu mèo tỷ lệ 4:1 nhỏ hơn
nhiều so với allopurinol nhưng tác dụng hạ
acid uric máu của cao chiết phối hợp Diệp hạ
châu + Râu mèo lại không khác biệt so với
allopurinol. Điều này chứng tỏ ngoài khả năng

ức chế XO, cao chiết phối hợp Diệp hạ châu +
Râu mèo còn có thể có tác dụng tăng thải acid
uric hoặc làm tiêu uric acid.

Khả năng ức chế peroxi hóa lipid
Kết quả thử nghiệm cho thấy cả 5 tỷ lệ phối
hợp giữa diệp hạ châu và râu mèo trong thử
nghiệm đều thể hiện khả năng ức chế tạo MDA
rất rõ đặc biệt là tỷ lệ phối hợp 1 phần cao đặc
Diệp hạ châu và 1 phần cao khô Râu mèo.

174

Tỷ lệ phối hợp 4 phần cao đặc Diệp hạ châu
và 1 phần Râu mèo thể hiện khả năng ức chế
xanthin oxidase in vitro mạnh nhất.
Cao chiết phối hợp Diệp hạ châu – Râu mèo
thể hiện khả năng ức chế tạo MDA in vitro rất rõ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Antolovich M, Prenzler PD, Patsalides E, McDonald S and
Robards K (2002). “Methods for testing antioxidant activity”,
Analyst, vol. 127, pp. 183-198.
Bộ Y Tế, Viện Dược Liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng

dược lý của thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, tr. 279 - 293.
Mai Thanh Thi Nguyen, Suresh Awale, Yasuhiro Tezuka, Liying
Shi (2005). “Hypouricemic Effects of Acacetin and 4,5-ODicaffeoylquinic Acid Methyl Ester on Serum Acid uric Levels
in Potassium Oxonat – Pretreated Rats”, Biologycal and
pharmaceutical Bulletin, pp. 2231 – 2234

Ngày nhận bài báo:

28/09/2013

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/10/2013,
15/10/2013

Ngày bài báo được đăng:

02/01/2014

Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền



×