Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hiệu quả của điều trị liệt dây thần kinh vii ngoại biên bằng châm cứu tại khoa y học cổ truyền - Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.31 KB, 4 trang )

HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN BẰNG CHÂM
CỨU TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG

Trương Thị Bé Sáu∗, Tạ Văn Trầm* và CS

TÓM TẮT
Tình hình và mục tiêu nghiên cứu: Liệt thần kinh VII ngoại biên là một bệnh gặp khá phổ biến trong
lâm sàng, nguyên nhân do lạnh, do nhiễm trùng, do chấn thương, do u, nhưng chủ yếu nguyên nhân do lạnh,
chiếm tỷ lệ 82%.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của ñiều trị bằng châm cứu những trường hợp liệt thần kinh VII.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân ñược chẩn ñoán liệt
dây thần kinh VII ngoại biên. Xử lý số liệu bằng toán thống kê.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân hồi phục hoàn toàn là 87%, Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện các triệu
chứng: miệng méo, mắt nhắm không kín, chảy nước mắt là 13%.
Kết luận: Qua nghiên cứu này, xây dựng phác ñồ ñiều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng ñiện
châm.
Từ khoá: Liệt thần kinh VII ngoại biên, châm cứu
ABSTRACT:

EFFECTS OF ACUPUNCTURE ON FACIAL NERVE PARALYSIS IN TRADITIONAL MEDICINE
DEPARTMENT OF TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL.
Truong Thi Be Sau, Ta Van Tram
Background and aims: Facial nerve paralysis is a common disease in clinical practice caused by cold,
infection, injury, tumor, but the major cause is cold with the rate of 82%.
Objectives: This study was carried to evaluate the efficiency of acupuncture on facial nerve paralysis in
Traditional Medicine Department of Tien Giang General Hospital.
Method: Pilot study
Results: 46 patients were enrolled this study with the ratio of cases total recovery was 87% and the ratio
of cases has been improved the abnormal signs of mouth, eye closure and tear flow was 13%.
Conclusion: By this study, a therapeutic formula for facial nerve paralysis had been established
Key words: The 7th cranial nerve paralysis, acupuncture therapy


ĐẶT VẤN ĐỀ

Liệt thần kinh VII ngoại biên là một bệnh gặp khá phổ biến trong lâm sàng; nguyên nhân do
lạnh, do nhiễm trùng, do chấn thương, do u, nhưng chủ yếu nguyên nhân do lạnh chiếm tỷ lệ
82%[1],[3]. Bệnh không gây nguy hiểm ñến tính mạng, nhưng ảnh hưởng ñến sự vận ñộng và ăn
uống. Trong ñiều trị, y học hiện ñại áp dụng phương pháp dùng thuốc corticoid, vitamin ...; y học cổ
truyền dùng phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp, châm cứu, ñiện châm[1],[2],4]
Nhằm ñáp ứng nhu cầu ñiều trị cho bệnh nhân mau khỏi, ñể khuôn mặt sớm trở lại bình thường; không
ảnh hưởng ñến sinh hoạt và thẩm mỹ; chúng tôi nghiên cứu ñiều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh
bằng phương pháp châm cứu nhằm mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả của ñiều trị liệt thần kinh VII ngoại biên do lạnh
Xây dựng phác ñồ ñiều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng ñiện châm
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả bệnh nhân vào Khoa Y học cổ truyền ñược chẩn ñoán bệnh danh “Khẩu nhản oa tà” thể phong hàn
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân ñược khám bởi các bác sĩ nội khoa, ñược chẩn ñoán liệt thần kinh VII
ngoại biên, sau khi loại trừ các nguyên nhân do các bệnh nhiễm trùng, u não gây chèn ép, chấn thương, tai
biến mạch máu não, ñược nhập vào khoa Y học cổ truyền.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu lâm sàng mở, không ñối chứng.
Tiến hành nghiên cứu:
Địa ñiểm nghiên cứu: Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
Phương pháp ñiều trị:[3],[5],[6]
+ Chọn huyệt châm:
Toản trúc
Nghinh hương


Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
Địa chỉ liên hệ: BSCKI Trương Thị Bé Sáu


ĐT: 0918234936

Email:

59


Tinh minh
Địa thương
Thái dương
Nhân trung
Ngư yêu
Giáp xa
Thừa khấp
Hợp cốc
+ Phương pháp: bổ - tả: Bệnh nhân mới mắc bệnh (thực chứng): châm tả, châm nông từng huyệt. Bệnh
lâu ngày: châm bổ, châm sâu và xuyên huyệt, như: nghinh hương xuyên ñịa thương, toản trúc xuyên tinh
minh.
+ Kỹ thuật ñiện châm: sử dụng máy ñiện châm KWD – 80811 do Trung Quốc sản xuất, mắc từng cặp dây
vào kim, dùng xung ñiện hình sin với tần số 80 – 90 lần/phút. Cường ñộ phụ thuộc vào bệnh nhân tùy theo
ngưỡng ñáp ứng của người bệnh.
+ Các bước tiến hành: Xác ñịnh vị trí huyệt. Tiến hành sát trùng bằng bông cồn, sau ñó dùng kim 5cm,
ñường kính 0,4 mm châm vào huyệt theo 2 thì
Thì 1: xuyên qua da
Thì 2: ñẩy kim theo hướng ñã ñịnh, sau khi ñắc khí thì tiến hành kích thích bằng máy ñiện châm
+ Liệu trình ñiều trị: Mỗi ngày ñiện châm 1 lần, mỗi lần 30 phút, mỗi liệu trình 15 ngày, tối ña 3 liệu
trình.
Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống kê EPI. INFO 6.0, có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05
Tiêu chí ñánh giá kết quả: theo tiêu chí ñánh giá mức ñộ liệt mặt theo J. House – Lê Văn Thành. Dựa vào
mức ñộ tiến triển trên lâm sàng, chia làm 04 loại:

-Loại A (Khỏi): Mặt bên liệt trở lại bình thường. Cụ thể: Mắt nhắm kín (Charles – Bell âm tính). Nếp
nhăn trán xuất hiện như bình thường, miệng không méo (lúc bình thường và lúc cười nói), nhân trung cân,
rảnh mũi má xuất hiện như bình thường. Má không xệ, ăn bình thường, nước bọt không chảy ra, thổi lửa và
huýt sáo ñược, không khô mắt, không chảy nước mắt, không tê mặt, không ù tai, nghe bình thường, cảm giác
vị giác 2/3 trước lưỡi bình thường.
-Loại B (Đỡ nhiều): Mắt nhắm kín (Charles Bell âm tính), nếp nhăn trán xuất hiện bình thường, miệng
không méo, nhân trung cân, khi cười và nói miệng hơi méo, nhân trung hơi lệch, rảnh mũi, má xuất hiện, má
không xệ, ăn bình thường, uống nước và súc miệng bình thường, thổi lửa và huýt sáo ñược, thỉnh thoảng
chảy nước mắt, không khô mắt, thỉnh thoảng tê mặt, nghe bình thường, cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi bình
thường, không ù tai.
-Loại C (Đỡ ít): Mắt nhắm không kín, nhưng khá hơn, trước miệng ñỡ méo hơn, nhân trung bớt lệch, rảnh
mũi, má và nếp nhăn trán xuất hiện nhưng chưa trở lại bình thường, má ñỗ xệ, khi ăn còn ñọng lại ít thức ăn
ở má, khi súc miệng nước còn chảy ra một ít, thổi lửa và huýt sáo chưa ñược, chảy nước mắt ít, không khô
mắt, mặt hơi tê, nghe bình thường, ù tai, cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi giảm ít.
-Loại D (Không ñỡ): Bệnh giữ nguyên triệu chứng, không tiến triển.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc ñiểm về dịch tễ
Bảng 1: Phân bố theo tuổi và giới.
Số lượng
(n = 46)
Tỷ lệ (%)

Tuổi
Giới
< 20 25 – 35 36 – 40 > 45 Nam Nữ
10
11
14
11
17 29

21,73 23,91

30,43 23,91 35,3 64,7

Trong nhóm nghiên cứu bệnh nhân từ 36 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (30,43%), số bệnh nhân nam
chiếm 35,3% ít hơn số bệnh nhân nữ (64,7%).
Sự phân bố bệnh theo thời gian mắc bệnh:
Bảng 2: Sự phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.

Số lượng (n =
46)
Tỷ lệ (%)

1

2

Thời gian (tuần)
3 4 5 6 7

8

>8

19

12

8


0

0

2

55,9 26,6 17,3 2,9 8,8 2,9 0

0

5,9

1

3

1

Bệnh nhân chủ yếu ñến sớm ngay trong tuần ñầu (55,9%); ñến từ tuần 4,5,6 lần lượt là 01,03, 01 bệnh
nhân. Bệnh nhân ñến bệnh viện sớm, ñược ñiều trị ngay thì khả năng phục hồi tốt.
Tần suất xuất hiện các triệu chứng:
Bảng 3: Tần suất xuất hiện các triệu chứng
Triệu chứng

Số

Tỷ lệ Triệu chứng

Số


Tỷ lệ

60


lượng %
lượng
ít gặp
(n)
(n)
Miệng méo
46
100 Khô mắt
4
100 Nước bọt ít
Mắt nhắm không 46
3
kín
Nhân trung lệch 45
97,8 Nước
bọt 5
nhiều
97,8 Nghe kém
Rãnh mũi, má 45
3
mờ hoặc mất
Má xệ
42
91,3 Giảm
hoặc 6

mất vị giác
Uống nước súc 37
80,4
miệng,
nước
chảy ra
Chảy nước mắt 39
84,8
Không thổi lửa 45
97,8
ñược
Không huýt sáo 45
97,8
ñược

%

thường gặp

8,7
6,5
10,9
6,5
13

-Các triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân nghiên cứu: Miệng méo 100%, mắt nhắm không kín 100%, nhân
trung lệch 97,8%, rãnh mũi, má mờ hoặc mất 97,8%, má xệ 91,3%, uống nước súc miệng, nước chảy ra
80,4%, chảy nước mắt 84,8%, không thổi lửa ñược 97,8%, không huýt sáo ñược 97,8%.
-Các triệu chứng ít gặp ở bệnh nhân nghiên cứu: Khô mắt 8,7%, nước bọt ít 6,5%, nước bọt nhiều 10,9%,
nghe kém 6,5%, giảm hoặc mất vị giác 13%.

Sự phân bố bệnh nhân theo mức ñộ liệt:
Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo mức ñộ liệt trước khi ñiều trị
Mức ñộ liệt
Nặng
Trung bình
Nhẹ

Số lượng (n)
Tỷ lệ %
43
93,5
03
6,5
0
0

-Bệnh nhân mức ñộ liệt nặng gặp nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 93,5%.
-Trung bình chiếm 6,5%, không có bệnh nhân mức ñộ liệt nhẹ
Thời gian ñiều trị:
Bảng 5: Kết quả theo thời gian ñiều trị.
5
Số lượng (n 0
= 46)
Tỷ lệ (%)
0

10
0
0


15
4

Thời gian (ngày)
20
25 30 35
6
10 14
6

40
4

45
2

8,69 13,04 21,73 30,43 13,04 8,69 4,34

Thời gian ñiều trị ít nhất là 15 ngày, cao nhất là 45 ngày, trung bình là 30 ngày, tỷ lệ 30,43%.
Kết quả ñiều trị:
Bảng 6: Phân bố bệnh nhân theo mức ñộ liệt sau khi ñiều trị
Mức ñộ liệt

Kết quả
ñiều trị

Số bệnh
nhân

Tỷ lệ %


Nặng
Trung bình
Nhẹ
Không liệt

Không ñỡ
Đỡ ít
Đỡ nhiều
Khỏi

0
6
13
27

0
13,04
28,06
58,69

So với
trước khi
ñiều trị
(p)
P < 0,001
P < 0,001
P < 0,001
P < 0,001


Số bệnh nhân khỏi 58,69%; ñỡ nhiều 28,60%; ñỡ ít 13,04%; không có bệnh nhân nào không ñỡ. Kết quả
cho thấy, nếu bệnh nhân ñiều trị càng sớm thì khả năng sẽ phục hồi hoàn toàn, nếu bệnh nhân ñiều trị sau 01
tháng thì kết quả phục hồi hạn chế.
KẾT LUẬN
Châm cứu là một phương pháp ñiều trị không dùng thuốc của Y học cổ truyền. Một trong những tác dụng
của châm cứu là ñiều trị bệnh nhân liệt
Qua nghiên cứu trên 46 bệnh nhân ñiều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh bằng châm cứu với
phác ñồ huyệt châm cứu và máy ñiện châm, nhận thấy:
-Châm cứu có tác dụng ñiều trị liệt mặt với kết quả: 58,69% khỏi; 28,26% ñỡ nhiều; 13,04% ñỡ ít và
không có bệnh nhân không ñỡ.

61


-Kết quả ñiều trị phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh: nếu bệnh nhân ñến sớm thì kết quả ñiều trị sẽ tốt hơn.
-Đánh giá dự trên lâm sàng: ñiều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh bằng ñiện châm có kết quả cao, áp
dụng rộng rãi cho tuyến cơ sở.
-Xây dựng phác ñồ ñiều trị:
+ Châm thường xuyên: ñịa thương, giáp xa, ty trúc không, toản trúc, hợp cốc.
+ Châm luân chuyển: nhân trung, nghinh hương, thừa khấp, tinh minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Thần kinh, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh(2003), Thần kinh học, Nhà xuất bản Y học, tr.
91.
2. Bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội (2003), Bài giảng Y học cổ truyền, tập I, II, Nhà xuất
bản Y học, tr. 45 - 47.
3. Bộ Y tế (1995), Nội kinh, Nhà xuất bản Y học, tr.107 – 112.
4. Hoàng Trọng Thịnh(1998),Điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên tại Khoa Phục hồi chức,
năng, Bệnh viện Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học,
Trang 90 – 91.
5. Nguyễn Tài Thu(2003),Châm cứu chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học, tr. 108 - 112.

6. Thông Bảo Châu(1997),Lý luận cơ bản, Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr. 5 -7.

62



×