Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát mối tương quan giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh với các yếu tố nguy cơ vữa xơ mạch máu ở phụ nữ mãn kinh mắc hội chứng chuyển hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.94 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC 
ĐỘNG MẠCH CẢNH VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỮA XƠ MẠCH MÁU 
Ở PHỤ NỮ MÃN KINH MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 
Trần Đình Đạt*, Trần Nam Việt Hưng** 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu:  Dày  nội  mạc  động  mạch  cảnh  là  dấu  hiệu  cận  lâm  sàng  của  xơ  vữa  động  mạch.  Hội  chứng 
chuyển hóa thường gặp ở phụ nữ mãn kinh. Hội chứng chuyển hóa là yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch. 
Chúng tôi nghiên cứu mối liên quan giữa dày nội mạc động mạch cảnh với yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở 
phụ nữ mãn kinh có hội chứng rối loạn chuyển hóa. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 130 phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa. 
Siêu âm Doppler động mạch cảnh với đầu dò 12 MHz được thực hiện ở tất cả các trường hợp này. 
Kết  quả: ở phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa, cIMT có liên quan đến tuổi (r = 0,190, p<0,05); 
trong thời kỳ mãn kinh (r = 0,244, p<0,01); huyết áp tâm thu (r = 0,313, p<0,001); huyết áp tâm trương (r = 
0,314, p<0,001); vòng bụng (r = 0,394, p<0,001); insulin huyết thanh (r = 0,291, p<0,01); HDL‐C (r = ‐0,312, 
p<0,001); triglyceride (r = 0,234, p<0,01) hsCRP (r = 0,305, p<0,001). Phân tích hồi quy đa biến, cIMT có mối 
tương quan với HDL‐C, huyết áp tâm thu, vòng bụng, thời ký mãn kinh, insulin và triglyceride máu. 
Kết luận: ở phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa cIMT có mối liên quan với nhiều yếu tố nguy cơ xơ 
vữa động mạch.  
Keywords: dày nội mạc động mạch cảnh, phụ nữ mãn kinh, hội chứng chuyển hóa 

ABSTRACT 
CORRELATION BETWEEN CAROTID ARTERIAL INTIMA‐MEDIA THICKNESS WITH 
ATHEROSCLEROTIC RISK FACTORS IN POSTMENOPAUSAL WOMEN  
WITH METABOLIC SYNDROME 
Tran Dinh Dat, Tran Nam Viet Hung 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 74 ‐ 79 


Background: Carotid arterial intima‐media thickness (cIMT) has been a subclinical artherosclerotic marker. 
Metabolic syndrome is common in postmenopausal women. Metabolic syndrome have been an atherosclerotic risk 
factor. We aim to study the correlation between cIMT with atherosclerotic risk factors in postmenopausal women 
with metabolic syndrome (MS). 
Subjects and method: A cross‐sectional analysis was conducted among 130 postmenopausal women with 
MS. Carotid arterial Doppler ultrasound with a 12 MHz transduce were performed in all subjects. 
Results: In postmenopausal women with MS, the cIMT correlated with aged (r = 0.190, p<0.05); during of 
postmenopause  (r  =  0.244,  p<0.01);  systolic  blood  pressure  (r  =  0.313,  p<0.001);  diastolic  blood  pressure  (r  = 
0.314,  p<0.001);  waist  circumstance  (r  =  0.394,  p<0.001);  plasmal  insulin  levels  (r  =  0.291,  p<0.01);  HDL‐C 
levels  (r  =  ‐0.312,  p<0.001);  triglyceride  levels  (r  =  0.234,  p<0.01)  and  hsCRP  levels  (r  =  0.305,  p<0.001). 
Multivariate regression analysis, the cIMT correlated with HDL‐C, systolic blood pressure, waist circumstance, 
* Trường CĐYT Bình Định, ** Bệnh viện đa khoa Bình Định
Tác giả liên lạc: TSBS Trần Đình Đạt, 
 ĐT: 0913475969,  

74

Email:   

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

during of postmenopause, plasmal insulin levels and triglyceride levels. 
Conclusion:  In  postmenopausal  women  with  metabolic  syndrome  the  cIMT  correlated  with  many 
atherosclerotic risk factors. 
Key words: Carotid arterial intima‐media thickness, postmenopausal women, metabolic syndrome 


ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một trong 
những vấn đề về sức khỏe cộng đồng được quan 
tâm nhất trong thiên niên kỷ này. Theo hiệp hội 
đái tháo đường quốc tế (IDF) HCCH là tập hợp 
những yếu tố nguy cơ của hai đại dịch lớn đó là 
bệnh  tim  mạch  và  đái  tháo  đường  týp  2  (ĐTĐ 
týp  2)  ảnh  hưởng  lớn  đến  chất  lượng  sống  của 
con  người  và  làm  tiêu  tốn  một  lượng  lớn  ngân 
sách  y  tế  của  nhiều  nước  trên  thế  giới.  Một  số 
nghiên cứu gần đây ghi nhận có tỉ lệ tăng đáng 
kể HCCH ở phụ nữ  mãn kinh (PNMK)(2,5,7). Tại 
Việt  nam,  tuy  chưa  có  số  liệu  thống  kê  cụ  thể 
nhưng  chắc  chắn  số  người  mắc  HCCH  đang 
tăng lên. 
Số PNMK chết do bệnh tim mạch cao gấp 10 
lần  ung  thư  vú(6).  Điều  này  cũng  phù  hợp  với 
thực tế: bệnh mạch vành và mạch não rất ít gặp 
ở  phụ  nữ  trước  thời  mãn  kinh,  nhưng  khi  đến 
tuổi  mãn  kinh,  tỉ  lệ  các  bệnh  này  ở  nữ  ngang 
bằng với nam giới. Mặc dù tỉ lệ tử vong do bệnh 
tim mạch hiện đang giảm, bệnh lý tim mạch và 
chi phí điều trị đang gia tăng. Các biện pháp can 
thiệp nhằm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh lý 
tim  mạch  ở  PNMK  sẽ  mang  lại  lợi  ích  lớn  cho 
sức khoẻ cộng đồng. 
Siêu  âm  với  đầu  dò  ≥  7,5  MHz  có  thể  nhìn 
thấy  và  đo  được  các  lớp  của  thành  động  mạch 
và bề dày của mảng vữa xơ (MVX), vì vậy có thể 

phát hiện sớm các tổn thương thành mạch. Điều 
này có ý nghĩa rất quan trọng với các thầy thuốc 
lâm  sàng  trong  việc  nghiên  cứu  mối  liên  quan 
giữa vữa xơ động mạch với các yếu tố nguy cơ 
mạch  máu  (YTNCMM)  nhằm  đề  ra  các  biện 
pháp dự phòng, điều trị tích cực làm giảm hoặc 
mất các yếu tố nguy cơ để góp phần làm giảm tỉ 
lệ mắc bệnh tim mạch. 
Từ  thực  tế  trên  chúng  tôi  thực  hiện  đề  tài 
này với mục tiêu: 

Khảo  sát  mối  tương  quan  giữa  độ  dày  lớp 
nội  trung  mạc  động  mạch  cảnh  chung  với  một 
số  yếu  tố  nguy  cơ  mạch  máu  gồm:  tuổi,  tuổi 
mãn  kinh,  thời  gian  mãn  kinh,  huyết  áp,  vòng 
bụng,  lipid  máu,  glucose  máu,  hsCRP,  insulin, 
estrogen, và testosteron. 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối  tượng,  địa  điểm  và  thời  gian  nghiên 
cứu 
Gồm 130 PNMK mắc HCCH được sàng lọc 
từ các PNMK đến khám sức khỏe tại Bệnh viện 
viện  đa  khoa  tỉnh  Bình  Định  từ  tháng  04  năm 
2011 đến tháng 09 năm 2011. 

Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 

Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu 

Đánh giá mãn kinh 
Phụ  nữ  lớn  hơn  45  tuổi,  đã  dừng  kinh  liên 
tục kéo dài quá 12 tháng. 
Tiêu chuẩn đánh giá HCCH 
Theo  IDF  (2006)(4):  vòng  bụng  (VB)  ≥  80cm 
phối  hợp  với  2  trong  4  thành  tố:  HA  ≥ 
130/85mmHg  (hay  đã  điều  trị  tăng  huyết  áp 
trước  đó);  glucose  huyết  tương  ≥  5,6mmol/L 
(hay  đái  tháo  đường  týp  2  đã  được  chẩn  đoán 
trước đó); triglycerid (TG) ≥ 1,7mmol/L và HDL‐
C < 1,29mmol/L (hay được điều trị đặc hiệu cho 
2 loại rối loạn lipid này). 
Tiêu chuẩn loại trừ 
‐  Không  đồng  ý  tham  gia  nghiên  cứu,  bị 
nhiễm  trùng  kèm  theo;  một  số  bệnh  rối  loạn 
phân bố mỡ; bị suy thận chức năng hay thực thể, 
suy gan. 
‐ Sử dụng thuốc làm thay đổi tính nhạy cảm 
của insulin hoặc gây tăng glucose máu. 
‐ Mắc các bệnh nội  tiết  làm  ảnh  hưởng  đến 
chuyển  hoá  glucose  như  bệnh  to  cực,  Cushing, 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

75


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013


cường  giáp,  tiền  sử  phẫu  thuật  cắt  tử  cung, 
buồng trứng. 

Các  tiêu  chuẩn  lâm  sàng  và  cận  lâm  sàng 
trong nghiên cứu 
Lâm sàng 
‐  Chẩn  đoán  béo  phì  trung  tâm  theo  tiêu 
chuẩn của IDF (2006)(4). 
‐ Chẩn đoán tăng huyết áp: Theo khuyến cáo 
của Phân hội tăng huyết áp Việt Nam 2008(3). 

Cận lâm sàng 
‐  Định  lượng  cholesterol  toàn  phần  (CT), 
triglycerid  (TG),  lipoprotein  có  tỷ  trọng  cao 
(HDL‐ C), lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL‐ C) 
theo  phương  pháp  so  màu  dùng  enzyme,  trên 
máy  sinh  hóa  tự  động  AU  400.  Hóa  chất  sử 
dụng bộ kít chế sẵn của hãng Beckman Coulter 
(Đức). Đơn vị tính mmol/L. 
‐ Định lượng Estradiol, Testosterone, Insulin 
theo  phương  pháp  điện  hóa  phát  quang  miễn 
dịch  (electrochemiluminescence  immunoassay) 
trên  máy  miễn  dịch  tự  động  Cobas  e  411  của 
hãng Hitachi. 
‐  Định  lượng  hsCRP  theo  phương  pháp 
miễn  dịch  đo  độ  đục  (Turbidimetric),  trên  máy 
phân  tích  sinh  hóa  tự  động  AU  400  của  hãng 
Olympus. 


Siêu âm động mạch cảnh 
‐  Phương  tiện:  máy  siêu  âm  Siemen 
Acuson X500, đầu dò Linear 12 MHz, chương 
trình  thực  hiện  là  siêu  âm  kiểu  B  và  siêu  âm 
Doppler mạch máu. 
‐ Độ dày lớp nội trung mạc (IMT) được xác 
định là trung bình IMT của cả đoạn, bắt đầu từ 
vị  trí  cách  chỗ  chia  đôi  của  động  mạch  cảnh 
chung  (ĐMCC)  10mm  trở  về  phía  xa  của  chỗ 
chia  đôi.  Thực  hiện  tính  IMT  trên  phần  mềm 
phát hiện bờ cài đặt sẵn trên máy(8). 
‐ Đánh giá IMT theo hướng dẫn của hội tăng 
huyết áp Châu Âu / Hội tim mạch Châu Âu năm 
2003(1):  IMT  <  0,9  mm:  bình  thường;  IMT  ≥ 
0,9mm: tăng IMT. 
Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0. 

76

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 
Tương  quan  hồi  quy  đơn  biến  giữa  IMT 
với các yếu tố nguy cơ mạch máu 
Bảng 1: Tương quan hồi quy đơn biến giữa IMT 
ĐMCC với các YTNCMM 
IMT IMT ĐMCC (n = 130)
Các chỉ tiêu
r
p
Tuổi (năm)
0,190

< 0,05
Tuổi mãn kinh (năm)
-0,142
>0,05
Thời gian mãn kinh (năm)
0,244
< 0,01
Huyết áp tâm thu (mmHg)
0,313
< 0,001
Huyết áp tâm trương (mmHg)
0,314
< 0,001
BMI (kg/m2)
0,094
> 0,05
Vòng bụng (cm)
0,394
< 0,001
Estradiol (pg/ml)
- 0,162
> 0,05
Testosterone (ng/ml)
- 0,086
> 0,05
Insulin (µUI/ml)
0,291
< 0,01
Glucose (mmol/L)
0,119

> 0,05
Cholesterol toàn phần (mmol/L)
0,087
> 0,05
HDL-C (mmol/L)
- 0,312
< 0,001
Triglycerid (mmol/L)
0,234
< 0,01
LDL-C (mmol/L)
0,119
> 0,05
hsCRP (mg/L)
0,305
< 0,001

IMT  động  mạch  cảnh  chung  tương  quan 
thuận  với  tuổi;  thời  gian  mãn  kinh  (TGMK); 
huyết  áp  tâm  thu  (HATT);  huyết  áp  tâm 
trương  (HATTr);  vòng  bụng  (VB);  Insulin; 
Triglycerid (TG); hsCRP và tương quan nghịch 
với HDL‐C. IMT ĐMCC không có tương quan 
với  tuổi  mãn  kinh  (TMK),  BMI,  estradiol, 
testosterone,  glucose  máu  lúc  đói,  Cholesterol 
toàn phần (CT) và LDL‐C. 

Tương quan hồi quy đa biến giữa IMT với 
các yếu tố nguy cơ mạch máu 
Bảng 2: Tương quan hồi quy đa biến giữa IMT 

ĐMCC với các YTNCMM 
B
(Constant)
-0,266
TGMK (năm) 0,005
HATT (mmHg) 0,002
VB (cm)
0,005
Insulin µU/ml 0,003
HDL (mmol/L) -0,117
TG (mmol/L)
0,013

β

t

p

0,182
0,216
0,197
0,175
-0,237
0,148

2,555
2,938
2,198
2,208

-3,237
1,993

< 0,05
< 0,01
< 0,05
< 0,05
< 0,01
< 0,05

Qua khảo sát tương quan hồi quy đơn biến, 
xác định yếu tố nào có tương quan với IMT, tiến 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

hành khảo sát tương quan hồi quy đa biến giữa 
IMT  với  các  yếu  tố  này,  chúng  tôi  nhận  thấy 
IMT chỉ tương quan có ý nghĩa thống kê với một 
số yếu tố nguy cơ: tương quan nghịch với nồng 
độ HDL‐C, và tương quan thuận với HATT, VB, 
TGMK, nồng độ insulin máu lúc đói và TG. 

tại  vùng  hoạt  hóa  (promoter)  của  các  thụ  thể 
estrogen  α  và  β  (estrogen  receptor  α,  estrogen 
receptor β), do đó làm thay đổi cấu trúc của thụ 

thể  estrogen  dẫn  đến  mất  chức  năng  đáp  ứng 
đối với tác động của estrogen và làm tăng nguy 
cơ gây VXĐM ở PNMK.  

Từ giá trị tuyệt đối của hệ số β, xét các yếu tố 
nguy cơ có mức ảnh hưởng làm tăng IMT nhiều 
nhất theo thứ tự là: giảm nồng độ HDL‐C, tăng 
huyết  áp  tâm  thu,  tăng  vòng  bụng,  tăng  thời 
gian  mãn  kinh,  tăng  nồng  độ  Insulin  máu  lúc 
đói và tăng TG. 

Độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh 
chung  ở  phụ  nữ  mãn  kinh  mắc  hội  chứng 
chuyển  hóa  tăng  theo  tuổi  và  TGMK.Trong  đó 
mức  độ  ảnh  hưởng  của  TGMK  làm  tăng  IMT 
nhiều hơn tuổi và có ý nghĩa thống kê. 

Phương  trình  tương  quan  hồi  quy  đa  biến 
giữa IMT với các yếu tố nguy cơ mạch máu trên 
được  biểu  diễn  như  sau:  y  =  0,005  x  (TGMK)  + 
0,002 x (HATT) + 0,005 x (VB) + 0,003 x (Insulin) 
– 0,117 x (HDL‐C) + 0,013 x (TG) – 0,266.  

BÀN LUẬN 

 

Tăng độ dày độ dày lớp nội trung mạc (tăng 
IMT) là cơ sở để hình thành và phát triển mảng 
vữa xơ động mạch, tăng IMT làm tăng nguy cơ 

mắc phải bệnh tim mạch và đột quỵ. Qua khảo 
sát  mối  tương  quan  giữa  IMT  với  các  yếu  tố 
nguy cơ mạch máu của 130 PNMK mắc HCCH 
chúng tôi có một số nhận xét như sau: 

Tương quan giữa IMT với tuổi và thời gian 
mãn kinh. 
PNMK  có  tuổi  đời  cao  cũng  đồng  nghĩa  có 
khoảng  TGMK  dài,  qua  kết  quả  nghiên  cứu 
chúng  tôi  ghi  nhận  có  tương  quan  thuận  giữa 
IMT  với  cả  tuổi  và  TGMK.  Xét  mức  độ  ảnh 
hưởng trên tương quan hồi quy đa biến thì mức 
độ ảnh hưởng của TGMK có ý nghĩa thống kê. 
Baroncini  (2008)  phân  tích  trên  555  người 
có  tuổi  đời  67,6  ±  11,7  năm,  Halenka  (2010) 
nghiên  cứu  trên  82  người  có  tuổi  đời  trung 
bình  62  tuổi,  Nguyễn  Hải  Thủy  nghiên  cứu 
trên  243  người,  có  tuổi  đời  trên  70  là  58,85%. 
Tất cả các nghiên trên đều cho rằng IMT tăng 
về tỉ lệ và độ dày theo tuổi. 
Meyer  và  cộng  sự  (2009)  cho  rằng  sự  thiếu 
hụt estrogen trầm trọng, kéo dài ở phụ nữ mãn 
kinh làm xuất hiện hiện tượng methyl hóa AND 

Tương  quan  giữa  IMT  với  VB,  BMI, 
HATT, HATTr 
Zivkovic (2010) cho rằng phụ nữ thường tích 
tụ mỡ trong ổ bụng nhiều hơn khi họ đi qua thời 
kỳ  mãn  kinh.  Tăng  tích  tụ  mỡ  ở  bụng  thường 
gặp nhất ở PNMK mắc HCCH. Yu (2009) nghiên 

cứu trên 518 phụ nữ mãn kinh có tuổi đời từ 50 
đến  64,  kết  luận:  vòng  bụng  có  liên  quan  đến 
IMT ĐMCC. Tăng vòng bụng làm tăng IMT và 
tăng tỉ lệ có MVX. Chien (2008) nghiên cứu trên 
2190  người  Trung  Quốc,  không  có  bệnh  tim 
mạch,  theo  dõi  trong  10,5  năm,  ghi  nhận:  vòng 
bụng có liên quan với IMT, tăng vòng bụng làm 
tăng IMT và tăng nguy cơ đột quỵ. 
Qua khảo sát siêu âm động cảnh 130 PNMK 
mắc HCCH chúng tôi cũng nhận thấy có tương 
quan thuận giữa IMT với VB  
Tăng  vòng  bụng  ở  PNMK  mắc  HCCH  làm 
tăng  độ  dày  lớp  nội  trung  mạc,  tăng  nguy  cơ 
mắc phải bệnh tim mạch và đột quỵ. 
Trái ngược với VB, chúng tôi không thấy có 
tương quan giữa IMT với BMI. 
Montalcini  (2007)  nghiên  cứu  trên  313 
PNMK,  với  mục  tiêu  là  xem  xét  PNMK  mắc 
HCCH và PNMK từ thừa cân đến béo phì theo 
BMI, có liên quan gì đến tình trạng vữa xơ động 
mạch  cảnh,  kết  luận:  tăng  IMT  ĐMCC  có  liên 
quan đến HCCH, còn tăng BMI từ thừa cân đến 
béo  phì  thì  không.  Johnson  (2010),  nghiên  cứu 
trên  203  phụ  nữ  có  tuổi  từ  45  đến  60,  với  mục 
tiêu  đánh  giá  IMT  tiến  triển  theo  thời  gian,  ghi 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

77



Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

nhận: IMT tăng dần theo thời gian nhưng không 
liên quan đến BMI.  

Tương quan giữa IMT với insulin, hsCRP, 
estradiol, testosteron, glucose 

Nghiên  cứu  của  Montalcini,  Johnson  và 
chúng  tôi  phù  hợp,  có  thể  BMI  không  có  liên 
quan với IMT ĐMCC ở PNMK mắc HCCH. 

Trong khảo sát tương quan hồi quy đơn biến 
chúng tôi ghi nhận IMT có tương quan thuậnvới 
insulin và hsCRP, nhưng mức độ ảnh hưởng của 
insulin lên IMT nhiều hơn và có  ý  nghĩa  thống 
kê (p < 0,05) trên tương quan hồi quy đa biến. 

Về  huyết  áp,  khảo  sát  trên  tương  quan  hồi 
quy  đơn  biến,  có  tương  quan  thuận  giữa  IMT 
với HATT và HATTr. Trên tương quan hồi quy 
đa biến chỉ HATT có ảnh hưởng làm tăng IMT 
có ý nghĩa thống kê. 
Salvatore  (2010),  khảo  sát  trên  399  phụ  nữ 
mãn kinh và 564 phụ nữ tiền mãn kinh, kết luận: 
ở  phụ  nữ  mãn  kinh  có  tăng  huyết  áp  làm  tăng 
nguy cơ vữa xơ động mạch cảnh. 

Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  và  của  Salvatore 
cho  thấy  IMT  có  tương  quan  thuận  với  số  đo 
huyết  áp,  tăng  huyết  áp  làm  tăng  IMT  và  tăng 
nguy  cơ  hình  thành,  phát  triển  mảng  vữa  xơ 
động mạch cảnh. 
Trong đó tăng HATT có mức độ ảnh hưởng 
làm tăng IMT trên tương quan hồi quy đa biến 
có ý nghĩa thống kê. 

Tương quan giữa IMT với bilan lipid 
Qua khỏa sát tương quan hồi quy đơn và đa 
biến  giữa  IMT  với  TG,  HDL‐C,  CT,  LDL‐C 
chúng  tôi  nhận  thấy  IMT  chỉ  có  tương  quan 
thuận  với  TG  và  nghịch  với  HDL‐C,  không  có 
tương quan với CT, LDL‐C. 
Baroncini  (2008)  phân  tích  trên  555  người 
(có  377  nữ,  tuổi  trung  bình  67,06  ±  12,44)  kết 
luận: không có sự khác biệt đáng kể giữa tình 
trạng  tổn  thương  do  vữa  xơ  động  mạch  cảnh 
với  rối  loạn  lipid  máu.  Nguyễn  Hải  Thủy 
nghiên  cứu  243  bệnh  nhân  trên  60  tuổi  (có  98 
nữ)  cũng  cho  rằng:  không  thấy  có  liên  quan 
giữa  tổn  thương  vữa  xơ  động  mạch  cảnh 
chung với bilan lipid máu. 
IMT có tương quan thuận với TG và nghịch 
với  HDL‐C  có  thể  là  một  đặc  điểm  riêng  ở 
PNMK  mắc  HCCH.  Trong  đó  giảm  nồng  độ 
HDL‐C  có  mức  độ  ảnh  hưởng  làm  tăng  IMT 
nhiều nhất so với các yếu tố nguy cơ khác. 


78

Park S.W và cộng sự (2009) khảo sát siêu âm 
động  mạch  cảnh  trên  2471  bệnh  nhân  đái  tháo 
đường  týp  2,  có  kháng  insulin.  Kết  luận  kháng 
insulin  làm  tăng  nguy  cơ  vữa  xơ  động  mạch 
cảnh.  Ahmad  J  (2007)  khảo  sát  siêu  âm  động 
mạch cảnh  trên  80  người  đái  tháo  đường  týp  2 
so  sánh  với  81  người  khỏe  mạnh  và  các  yếu 
nguy  cơ  gây  vữa  xơ  động  mạch,  kết  luận:  IMT 
liên quan đáng kể với insulin lúc đói (p < 0,01). 
Cao JJ nghiên cứu trên 5417 người không có 
bệnh tim mạch và đột quỵ trước đó, có tuổi đời 
lớn hơn 65 tuổi, theo dõi trong 10,2 năm có 469 
người  bị  đột  quỵ,  Phân  tích  tương  quan  giữa 
IMT với nồng độ CRP trên những người bị đột 
quỵ, Cao kết luận: tăng CRP là tăng yếu tố nguy 
cơ đột quỵ, có liên quan với IMT ( p < 0,02). 
Tăng  insulin,  tăng  hsCRP  làm  tăng  IMT 
ĐMCC  ở  PNMK  mắc  HCCH.  Tăng  insulin  có 
mức  độ  ảnh  hưởng  làm  tăng  IMT  nhiều  hơn 
hsCRP. 
Glucose  ≥  5,6mmol/L  là  một  thành  tố  của 
HCCH,  nhưng  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi 
không  thấy  có  tương  quan  giữa  IMT  với  nồng 
độ glucose huyết tương. 
Brohall (2009) nghiên cứu trên 393 phụ nữ có 
độ  tuổi trung bình 64, so sánh IMT ĐMCC  của 
205 người có giảm dung nạp glucose với 188 có 
dung  nạp  glucose  bình  thường,  kết  luận:  IMT 

ĐMCC không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Yu 
(2009) nghiên cứu trên 518 PNMK, có tuổi đời 64 
tuổi, khảo sát các yếu tố nguy cơ gây tổn thương 
vữa  xơ  động  mạch  cảnh,  kết  luận:  đường  máu 
lúc đói ít có liên quan với IMT. 
Tương  tự  chúng  tôi  cũng  không  thấy  có 
tương  quan  giữa  IMT  với  Estradiol  và 
testosteron.  Có  thể  nồng  độ  estradiol  và 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
testosteron dao động rất lớn trên mỗi cá thể và 
chúng  tôi  chưa  có  phương  tiện  để  định  lượng 
nồng  độ  estradiol  nội  sinh  và  testosteron  sinh 
khả  dụng  (Bioavailable  testosterone)  nên  đánh 
giá  về  mối  liên  quan  này  chưa  thật  đầy  đủ  và 
chính xác. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục 
nghiên cứu thêm. 

2.

Heidari R, et al (2010). “Metabolic syndrome in menopausal 
transition:  Isfahan  Healthy  Heart  Program,  a  population 
based study”, Diabetology & Metabolic syndrome, 2, pp. 59. 
Huỳnh Văn Minh (2008), “Cập nhật khuyến cáo chẩn đoán và 
điều trị tăng huyết áp người lớn”, www.huemed‐univ.edu.vn.  
International  Diabetes  Federation  (2006),  The  IDF  consensus 
worldwide definition of the metabolic syndrom, pp. 10. 

Janssen  I,  et  al  (2008),  “Menopause  and  the  Metabolic 
Syndrome”, Arch Intern Med, 28, 168(14), pp. 1568 – 1575. 
Khuyuying  KL  (2001),  Adult  women  health  issue  in  Asian 
population.  The  first  committee  of  Asia  pacific  menopause 
federation, pp 1. 
Ruan X, et al (2010). “The prevalence of metabolic syndrome 
in  Chinese  postmenopausal  women  and  the  optimum  body 
composition indices to predict it”, Menopause, 17(3), pp. 566 – 
570. 
Stein JH, Korcarz CE, Hurst RT, et al (2008), “Use of carotid 
ultrasound  to  identify  subclinical  vascular  disease  and 
evaluate  cardiovascular  disease  risk:  a  consensus  staement 
from  the  American  Society  of  Echocardiography  carotid 
intima‐media thickness task force endorsed by the society for 
Vascular  Medicine”  Journal  of  the  American  Society  of 
Echocardiography, 21(2), pp.93 – 109. 

3.
4.
5.
6.

KẾT LUẬN 
Độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh 
chung  ở  phụ  nữ  mãn  kinh  mắc  hội  chứng 
chuyển  hóa  có  tương  quan  thuận  với  tuổi,  thời 
gian  mãn  kinh,  vòng  bụng,  huyết  áp  tâm  thu, 
huyết áp tâm trương, triglycerid, insulin, hsCRP 
và  tương  quan  nghịch  với  lipoprotein  tỉ  trọng 
cao.  Trong  đó  các  yếu  tố  nguy  cơ  có  mức  ảnh 

hưởng làm tăng IMT nhiều nhất theo thứ tự là: 
giảm  nồng  độ  HDL‐C,  tăng  huyết  áp  tâm  thu, 
tăng  vòng  bụng,  tăng  thời  gian  mãn  kinh,  tăng 
nồng độ Insulin máu lúc đói và tăng TG. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

European  sociaty  of  cardiology  (2003),  Guidelines  for  the 
management  of  arteriel  hypertension,  Journal of hypertension; 
21: 1011‐ 1053 
 

Nghiên cứu Y học

7.

8.

 
Ngày nhận bài báo   
 
   
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 
Ngày bài báo được đăng: 

 

 


01‐07‐2013 
08‐07‐2013 
 01–08‐2013 

 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

79



×