Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Liên quan giữa nồng độ testosteron huyết tương với mật độ xương ở bệnh nhân nam đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TESTOSTERON HUYẾT TƢƠNG
VỚI MẬT ĐỘ XƢƠNG Ở BỆNH NHÂN NAM
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2
Nguyễn Thị Phi Nga*; Hồ Thị Lê**
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát nồng độ testosteron huyết tương, mật độ xương (MĐX) và mối liên quan
giữa nồng độ testosteron với MĐX ở bệnh nhân (BN) nam đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đối
tượng và phương pháp: tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 106 BN nam ĐTĐ týp 2 và 35 nam giới
bình thường. Kết quả và kết luận: nồng độ testosteron huyết tương ở nhóm bệnh thấp hơn
nhóm chứng (4,50 ± 2,03 ng/ml so với 5,50 ± 2,59 ng/ml; p < 0,05). MĐX trung bình tại cột sống
thắt lưng (CSTL) và cổ xương đùi (CXĐ) của nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng (0,919 ± 0,118
2
2
2
2
g/cm so với 0,962 ± 0,809 g/cm ; p < 0,05 và 0,902 ± 0,126 g/cm so với 0,953 ± 0,094 g/cm ;
p < 0,05). Có tương quan thuận giữa MĐX CXĐ với nồng độ testosteron huyết tương
(r = 0,224, p < 0,05). Chưa thấy có tương quan có ý nghĩa thống kê giữa MĐX CSTL với nồng
độ testosteron.
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Nồng độ testosteron; Mật độ xương.

The Correlation between Concentration of Plasma Testosterone
and Bone Mineral Density in Male Patients with type 2 Diabetes
Summary
Objectives: To evaluate the concentration of plasma testosterone, bone mineral density
(BMD) and the relationships between plasma testosterone levels and BMD in male patients with
type 2 diabetes. Method: Prospective, cross-sectional study was conducted on 106 male
patients with type 2 diabetes and 35 healthy males. Results and conclusion: The concentration
of plasma testosterone in type 2 diabetic male patients was lower than that in normal males


(4.50 ± 2.03 ng/ml vs 5.50 ± 2.59 ng/ml; p < 0.05). Lumbar spine BMD and femoral neck BMD in
diabetic patients was lower than that in normal males (0.919 ± 0.118 g/cm2 vs 0.962 ± 0.809
g/cm2; p < 0.05 and 0.902 ± 0.126 g/cm2 vs 0.953 ± 0.094 g/cm2; p < 0.05). There was a
positive correlation between plasma testosterone level with femoral neck BMD (r = 0.224, p < 0.05).
The correlation between concentration of plasma testosterone with lumbar spine BMD was not
statistically significant.
* Key words: Type 2 diabetes; Plasma testosterone; Bone Mneral density.

* Bệnh viện Quân y 103
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Phi Nga ()
Ngày nhận bài: 29/09/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 28/12/2015

97


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường týp 2 là một trong
những bệnh nội tiết chuyển hóa được
quan tâm hàng đầu do hay mắc, biến
chứng nặng nề cũng như các tác động
tiêu cực của bệnh đến tuổi thọ, đời sống
hay kinh tế của BN và gia đình người
bệnh. Cho đến nay, trên thế giới và tại
Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về biến
chứng của ĐTĐ. Trong đó, các biến
chứng như loãng xương và suy giảm

hormon sinh dục, chủ yếu và đại diện ở
BN nam là testosteron, điều này không
ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng,
nhưng gây giảm chất lượng cuộc sống
của người bệnh. Bên cạnh các yếu tố
thuận lợi khác trên BN nam ĐTĐ, nồng độ
testosteron giảm được cho là góp phần
làm giảm MĐX, tăng nguy cơ loãng
xương ở đối tượng này. Đã có nhiều
công bố về lợi ích của việc sử dụng
testosteron cho BN ĐTĐ. Ở Việt Nam
cũng như nước ngoài có nhiều nghiên
cứu đơn lẻ về testosteron, MĐX ở BN
ĐTĐ. Để làm rõ hơn mối liên quan giữa
testosteron, MĐX và ĐTĐ; chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài vớ
cholesterol. Ở BN ĐTĐ, quá trình tổng
hợp và tiêu hủy lipid bị rối loạn dẫn đến
giảm tổng hợp testosteron. Như vậy, ở
BN ĐTĐ, hàm lượng testosteron huyết
tương sẽ giảm thấp do sự phối hợp các
cơ chế trên.

3. MĐX, tỷ lệ loãng xƣơng ở BN nam ĐTĐ týp 2.
Bảng 4: MĐX, tỷ lệ loãng xương ở BN nam ĐTĐ týp 2.
Chỉ tiêu
2

MĐX trung bình (g/cm )
Toàn bộ

CSTL

Giảm MĐX, loãng xương [n (%)]
T-score trung bình
2

MĐX trung bình (g/cm )
Toàn bộ
CXĐ

Giảm MĐX, loãng xương [n (%)]
T-score trung bình

ĐTĐ được cho là một trong những yếu
tố thúc đẩy tình trạng giảm MĐX, loãng
xương do các đặc điểm của đối tượng
người bệnh như tuổi cao, lối sống tĩnh tại,
dinh dưỡng không đầy đủ. Ngoài ra, tình
trạng tăng glucose máu, kháng insulin,
giảm IGF1 và sự xuất hiện các cytokine
viêm, tác dụng của thuốc điều trị (TZD)
hay biến chứng (suy thận) của ĐTĐ týp 2
cũng làm tăng hủy xương, ức chế tạo xương.
Trong nghiên cứu này, MĐX CSTL ở
BN ĐTĐ là 0,919 ± 0,118 g/cm2, thấp hơn
nhóm chứng (0,962 ± 0,809 g/cm2) có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. MĐX tại vị trí
CXĐ ở nhóm BN nam ĐTĐ là 0,902 ±
0,126 g/cm2, thấp hơn so với nhóm
chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

T-score trung bình tại các vị trí của nhóm
ĐTĐ cũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm chứng.

Nhóm ĐTĐ
(n = 106)

Nhóm chứng
(n = 35)

p

0,919 ± 0,118

0,962 ± 0,809

< 0,05

64 (60,4)

16 (45,7)

> 0,05

-1,53 ± 1,12

-1,18 ± 0,76

< 0,05


0,902 ± 0,126

0,953 ± 0,094

< 0,05

37 (34,9)

9 (25,7)

> 0,05

-0,81 ± 0,71

-0,53 ± 0,61

< 0,05

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước
cũng kết luận MĐX ở BN ĐTĐ giảm hơn
so với nhóm chứng. WH. Lida Kao và CS
(Mỹ) (2003) nghiên cứu 600 BN ĐTĐ týp
2, kết quả: có hiện tượng giảm MĐX so
với người bình thường [9]. Tại Hàn Quốc,
Chenyuhua, Yan Zongxun thấy MĐX của
BN bị ĐTĐ týp 2 lớn tuổi giảm hơn MĐX
của người không bị ĐTĐ [11]. Ở Việt
Nam, Lê Tiến Vượng kết luận MĐX ở
nam giới ≥ 50 tuổi ĐTĐ týp 2 thấp hơn so
với nhóm chứng [5].

Tỷ lệ loãng xương CSTL và CXĐ trong
nhóm BN ĐTĐ của chúng tôi có xu hướng
cao hơn so với nhóm chứng, nhưng chưa
có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương
tự của Nguyễn Thị Phương Thùy: không
có sự khác biệt về tỷ lệ loãng xương cả ở
CXĐ và CSTL giữa nhóm BN nam ĐTĐ
và nhóm không ĐTĐ, p > 0,05 [1]. Tuy
101


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

nhiên, một số tác giả khác cho kết quả
trái ngược. Nghiên cứu của WH. Lida Kao
[9] và Lê Tiến Vượng [5] lại gặp tỷ lệ
loãng xương ở BN ĐTĐ cao hơn nhóm
chứng. Kết quả của chúng tôi chưa đồng
nhất hoàn toàn với phần lớn tác giả, có
thể do số lượng BN trong nghiên cứu này
còn ít, hơn nữa BN còn nhiều yếu tố nguy

cơ khác ảnh hưởng đến tình trạng loãng
xương . Bên cạnh đó, BN của chúng tôi
phần lớn nhập viện điều trị từ trước, đã
được tư vấn và tuân thủ chế độ dinh
dưỡng, luyện tập hợp lý nhằm dự phòng
loãng xương. Do vậy, tỷ lệ loãng xương ở
nhiều vị trí chưa thấy khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chứng.


4. Liên quan và tƣơng quan giữa testosteron với MĐX, tỷ lệ loãng xƣơng ở BN
nam ĐTĐ týp 2.
Bảng 5: Liên quan giữa MĐX toàn bộ CSTL và testosteron ở BN ĐTĐ.
Chỉ tiêu

MĐX bình thƣờng
(n = 42)

Giảm MĐX, loãng xƣơng

Nồng độ testosteron trung bình (ng/ml)

4,77 ± 2,12

4,33 ± 1,96

> 0,05

10 (23,8)

14 (21,9)

> 0,05

Giảm testosteron [n (%)]

(n = 64)

p


Chưa thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ testosteron và tỷ lệ giảm
testosteron giữa nhóm ĐTĐ có giảm MĐX, loãng xương toàn bộ CSTL và nhóm ĐTĐ
có MĐX vị trí này bình thường.
Bảng 6: Liên quan giữa MĐX toàn bộ CXĐ và testosteron ở BN ĐTĐ.
Chỉ tiêu
Nồng độ testosteron trung bình (ng/ml)
Giảm testosteron [n (%)]

MĐX bình thƣờng
(n = 69)

Giảm MĐX, loãng xƣơng

4,85 ± 2,17

3,85 ± 1,70

< 0,05

11 (15,9)

13 (35,1)

< 0,05

(n = 37)

p


Nhóm BN ĐTĐ giảm MĐX, loãng xương toàn bộ CXĐ có nồng độ testosteron thấp
hơn và tỷ lệ giảm testosteron cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTĐ có MĐX
vị trí này bình thường.
Bảng 7: Phương trình tương quan giữa MĐX với nồng độ testosteron huyết tương.
Chỉ tiêu

Phƣơng trình tƣơng quan

r

p

Toàn bộ CSTL

MĐX = 0,007 * T + 0,889

0,113

> 0,05

Toàn bộ CXĐ

MĐX = 0,014 * T + 0,938

0,224

< 0,05

Chưa thấy tương quan có ý nghĩa thống kê giữa MĐX CSTL với nồng độ testosteron
huyết tương.

102


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

Biểu đồ 1: Tương quan giữa MĐX CXĐ
với nồng độ testosteron huyết tương.
Có tương quan thuận mức độ yếu
giữa MĐX CXĐ với nồng độ testosteron
huyết tương (r = 0,224; p < 0,05).
Như vậy, kết quả của chúng tôi cho
thấy có mối liên quan và có tương quan
thuận mức độ yếu giữa MĐX toàn bộ
CXĐ với nồng độ testosteron huyết tương
ở BN nam ĐTĐ týp 2. Tuy nhiên, chưa
thấy liên quan, tương quan giữa MĐX
toàn bộ CSTL với nồng độ testosteron
huyết tương.
Đã có một số công trình nghiên cứu
nhằm đánh giá tương quan giữa
testosteron huyết tương với MĐX trên đối
tượng ĐTĐ và không ĐTĐ, tuy nhiên kết
quả còn chưa đồng nhất. Nghiên cứu của
Sandeep Dhindsa và CS tại Trung tâm
ĐTĐ Midland, Hoa Kỳ về ảnh hưởng của
suy chức năng sinh dục lên cấu trúc khối
cơ thể và MĐX ở 138 BN nam ĐTĐ týp 2
cho thấy nồng độ testosteron có liên quan
chặt với MĐX tại vị trí xương sườn,
nhưng lại không có liên quan với MĐX tại

các vị trí CSTL, CXĐ [7]. Nghiên cứu trên
131 nam ĐTĐ týp 2 điều trị tại Viện Qi Lu,
Trung Quốc trong 3 năm của Lingxu và
CS cho thấy có mối tương quan thuận
giữa testosteron huyết tương với MĐX

CXĐ (r = 0,263, p = 0,002) và với MĐX
CSTL (r = 0,195, p = 0,025) [10]. Nghiên
cứu trên đối tượng BN nam > 50 tuổi ở
Bệnh viện Chợ Rẫy của Phan Thị Xuân
Viên và CS kết luận có sự tương quan
thuận giữa MĐX CSTL với nồng độ
testosteron huyết tương (r = 0,23, p < 0,05)
và không thấy tương quan giữa MĐX CXĐ
với nồng độ testosteron huyết tương [4].
Như vậy, phần lớn các tác giả có nhận
định, ở BN nam ĐTĐ có tương quan
thuận giữa nồng độ testosteron huyết
tương với MĐX dù tại các vị trí có khác
nhau giữa những nghiên cứu. Theo
chúng tôi, testosteron huyết tương liên
quan đến MĐX, loãng xương các vị trí
vùng CXĐ, mà không liên quan đến MĐX,
loãng xương tại vùng CSTL, có thể do
MĐX CSTL bị ảnh hưởng bởi gai xương
trong thoái hóa CSTL. Trong khi đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi đa phần
tuổi cao, khó tránh khỏi có thoái hóa
CSTL kèm theo.
Nhiều giả thuyết cho rằng testosteron

có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua việc chuyển đổi thành 5α DHT
hoặc estradion. Testosteron có tác dụng
thúc đẩy tạo xương, ức chế hủy xương
thông qua thụ thể của hormon sinh dục
trên bề mặt các loại tế bào xương như
sụn đầu xương, nguyên bào xương, tạo
cốt bào, hủy cốt bào. Ngoài ra, tác động
của testosteron lên khối lượng cơ, các tế
bào miễn dịch và trục GH/IGH-1 cũng
giúp tăng tạo xương, giảm hủy xương.
Nồng độ testosteron giảm là một yếu tố
thuận lợi của tình trạng giảm MĐX, loãng
xương. Điều trị bổ sung testosteron trên
BN có testosteron huyết tương giảm có
103


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

thể cải thiện được không chỉ các triệu
chứng của suy sinh dục mà còn làm tăng
MĐX. Một nghiên cứu đa trung tâm, mù
đôi, có đối chứng tiến hành trên 322 đàn
ông có giảm testosteron huyết tương sử
dụng testosteron đường uống, kết quả
cho thấy MĐX tại CSTL và CXĐ được cải
thiện sau 12 tháng [6]. Như vậy, với sự
phát triển chung, BN ngày càng được
điều trị toàn diện hơn.

KẾT LUẬN
Nồng độ testosteron huyết tương ở
nhóm BN nam ĐTĐ týp 2 thấp hơn nhóm
chứng (4,50 ± 2,03 ng/ml so với 5,50 ±
2,59 ng/ml; p < 0,05). MĐX trung bình
toàn bộ CSTL và CXĐ của nhóm BN ĐTĐ
thấp hơn nhóm chứng (0,919 ± 0,118
g/cm2 so với 0,962 ± 0,809 g/cm2;
p < 0,05 và 0,902 ± 0,126 g/cm2 so với
0,953 ± 0,094 g/cm2; p < 0,05). Tại CXĐ,
có tương quan thuận giữa MĐX với nồng
độ testosteron huyết tương (r = 0,224;
p < 0,05), chưa thấy tương quan giữa hai
yếu tố này ở CSTL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Phương Thùy. Nghiên cứu
tình trạng loãng xương ở BN ĐTĐ týp 2 cao
tuổi. Trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
2. Lê Thanh Toàn. Nghiên cứu MĐX, tỷ lệ
loãng xương ở BN ĐTĐ điều trị tại Bệnh viện
Chợ Rẫy bằng phương pháp DEXA. Học viện
Quân y. 2011.
3. Ngô Thị Thu Trang. Nghiên cứu MĐX,
tỷ lệ loãng xương ở BN nữ, ĐTĐ týp 2. Học
viện Quân y. 2013.

104

4. Phan Thị Xuân Viên, Huỳnh Văn Khoa,
Lê Anh Thư. Tình trạng loãng xương trên BN

nam giới tại Khoa Nội Xương khớp, Bệnh viện
Chợ Rẫy. Y học TP. Hồ Chí Minh. 2013, 17 (1).
5. Lê Tiến Vượng. Nghiên cứu MĐX ở nam
giới ĐTĐ týp 2 từ 50 tuổi trở lên và các yếu tố
liên quan. Trường Đại học Y Hà Nội. 2009,
tr.3-59.
6. Bouloux PM, Legros JJ, Elbers JM et al.
Effects of oral testosterone undecanoate
therapy on bone mineral density and body
composition in 322 aging men with
symptomatic testosterone deficiency: a 1year, randomized, placebo-controlled, doseranging study. Aging Male. 2013, 16 (2), pp.
38-47.
7. Dhindsa S, Bhatia V, Dhindsa G et al.
The effects of hypogonadism on body
composition and bone mineral density in type
2 diabetic patients. Diabetes Care. 2007, 30
(7), pp.1860-1861.
8. M. Grossmann et al. Low testosterone
levels are common and associated with
insulin resistance in men with diabetes. J Clin
Metab. 2008, 92, pp.1834-1837.
9. WH Kao, CM Kammerer, JL Schneider
et al. Type 2 diabetes is associated with
increased bone mineral density in Mexican
American women. Arch Med. 2003, 34,
pp.399-406.
10. Xu Ling, Cheng Mei, Liu Xiangqun et
al. Bone mineral density and its related factors
in elderly male Chinese patients with type 2
diabetes. Archives of Medical Research. 2006,

38, pp.259-264.
11. Yuhua Chen, Housheng Kang, Shufang
Mao et al. Measurement of bone mineral
density in patients with type 2 diabetes
mellitus. 2003.



×