Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 42 trang )

Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ TÌNH TRẠNG
THOÁT MẠCH CỦA BỆNH NHÂN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH LONG
Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thu Thảo, Hồ Bích Thủy
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm và kết quả xử trí tình trạng thoát mạch của bệnh nhân tại khoa
Hồi Sức Tích Cực và Chống Độc bệnh viện đa khoa Vĩnh Long từ 01/03/2016 – 01/09/2016
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu
Kết quả: 98 bệnh nhân thoát mạch, nhóm tuổi ≥ 70 tuổi trên 75%. Bệnh lý thường gặp nhất
trong nhóm thoát mạch bao gồm viêm phổi (69,4%), choáng tim (3,1%), choáng nhiễm trùng
(10,2%), nhồi máu cơ tim (5,1%). Thoát mạch hay xảy ra ở vị trí bệnh nhân hay cử động.
Biểu hiện lâm sàng ở vị trí thoát mạch bao gồm thông tĩnh mạch khó khăn (100%), sưng nề
(21,4%), thay đổi màu da nơi thoát mạch đỏ (57,1%), tím (2%). Đa số các trường hợp đều
được chườm ấm do các thuốc, dịch truyền có chứa glucose, calci, kali, bicarbonate,
diaphyllin, dopamine, dobutamine, noradrenalin. Kết quả chăm sóc với tỉ lệ lành tổn thương
không để lại sẹo là 94,9%.
Kết luận: Thoát mạch là một biến chứng quan trọng liên quan đến tiêm truyền. Nhận biết
sớm và xử trí đúng cách sẽ giảm tối thiểu tổn thương cho bệnh nhân.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa Hồi Sức Tích Cực (HSTC) là nơi tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân nặng từ
các khoa chuyển đến. Những bệnh nhân khi vào khoa đều được truyền dịch, được tiêm
thuốc. Nhiều trường hợp phải kết hợp nhiều loại thuốc với nhau, do đó tình trạng thoát mạch
rất dễ xảy ra. Đặc biệt trên những bệnh nhân khó thiết lập đường truyền như bệnh nhân phù,
bệnh nhân thừa cân…hoặc các trường hợp sốc sâu như sốc sốt xuất huyết, sốc nhiễm
trùng…, những bệnh nhân này cần phải có nhiều đường truyền nhưng do khó chích nên chỉ
thiết lập được một đến hai đường truyền, vì thế phải truyền chung nhiều đường khi bác sĩ cho
nhiều loại thuốc điều trị nhằm mục đích cứu sống bệnh nhân. Do đó nguy cơ thoát mạch


càng gia tăng hơn nữa.
Tuy nhiên việc phân độ và xử trí tình trạng thoát mạch vẫn còn là vấn đề tương đối
mới, chưa được huấn luyện thành thạo ở tại nhà trường cũng như tại bệnh viện.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Xác định đặc điểm lâm sàng tình trạng thoát mạch
 Xác định tỉ lệ các xử trí trên bệnh nhân thoát mạch và kết quả các xử trí đó
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả tiến cứu
Phƣơng pháp chọn mẫu
Tất cả các bệnh nhân vào khoa HSTC có can thiệp điều trị qua đường tĩnh mạch trong
thời gian nghiên cứu từ ngày 01/03/2016 đến ngày 01/09/2016.

216


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

Tiêu chuẩn loại trừ
- Các tổn thương do thoát mạch trước đó từ các khoa ngoài chuyển đến.
- Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phân tích dữ liệu
Dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mền SPSS 18.0
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu trên 98 bệnh nhân vào khoa HSTC có biểu hiện thoát mạch trong
khoảng thời gian từ ngày 01/03/2016 đến 01/09/2016 chúng tôi có kết quả sau
Một số đặc điểm của bệnh nhân thoát mạch

Bảng 1: Đặc điểm của bệnh nhân thoát mạch
Đặc điểm
Kết quả
<40
3 (3,1%)
40 – 49
6 (6,1%)
50 – 59
4 (4,1%)
Tuổi
60 – 69
8 (8,2%)
≥70
77 (78,5%)
Nam
58 (59,2%)
Giới
Nữ
40 (40,8%)
Già
81 (82,7%)
Nông dân
4 (4,1%)
Nghề nghiệp
Khác
13 (13,3%)
Choáng tim
3 (3,1%)
Choáng nhiễm trùng
10 (10,2%)

Viêm phổi
68 (69,4%)
Bệnh lý
Nhồi máu cơ tim
5 (5,1%)
Khác
12 (12,2%)
Nhận xét: dữ liệu bảng 1 cho thấy, đa phần các đối tượng tham gia nghiên cứu là người
già (82,7%) , nhóm tuổi ≥70 tuổi gặp nhiều nhất (78,5%), giới nam gặp nhiều hơn giới nữ,
bệnh lý khiến bệnh nhân vào khoa nhiều nhất là bệnh viêm phổi (69,4%)
Đặc điểm lâm sàng của tình trạng thoát mạch
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của tình trạng thoát mạch
Đặc điểm
Kết quả
Các khớp
55% (54)
Mu bàn tay
13,3% (13)
Vị trí thoát mạch
Khác
31,7% 931)
100% (98)
Thông tĩnh mạch khó khăn
21,4% (21)
Sƣng nề vùng tiêm truyền
Đỏ
57,1% (56)
Tím
2% (2)
Đổi màu da

Trắng
11,2% (11)
Sƣng đỏ dọc tĩnh mạch
0%
Bóng nƣớc
217


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

100% (98)
Mạch phần chi bên dƣới rõ
Độ I
77,6% (76)
Độ II
22,4% (22)
Phân độ
Độ III
0%
Độ IV
0%
Kim luồn 22
11,2% (11)
Loại kim luồn
Kim luồn 20
88,8% (87)
Truyền ≥ 2 loại thuốc/dịch truyền trên cùng một đƣờng
100% (98)

truyền
Kháng sinh
96,9% (95)
Dịch pha
61,2% (60)
Noradrenalin
8,2% (8)
Dobutamin
7,1% (7)
Dopamin
3,1% (3)
Loại thuốc/dịch truyền
Midazolam
1% (1)
Calci chlorid
3,1% (3)
Aminodaron
6,1% (6)
Digoxin
8,2% (8)
Nhận xét:
Tình trạng thoát mạch gặp nhiều nhất ở các khớp (55%), tất cả các trường hợp thoát
mạch đều có biểu hiện thông tĩnh mạch khó khăn, 21,4% có biểu hiện sưng nề vùng tiêm
truyền, 57,1% có biểu hiện đổi màu da sang màu đỏ, 2% đổi sang màu tím, 11,2% bị sưng đỏ
dọc tĩnh mạch, tất cả các trường hợp thoát mạch đều có mạch ở phần chi bên dưới rõ, 77,6%
phát hiện thoát mạch khi ở độ I, 22,4% ở độ II, loại kim luồn 20 gây thoát mạch nhiều hơn so
với kim luồn 22, những trường hợp thoát mạch đều truyền từ 2 loại thuốc/dịch truyền trở lên,
kháng sinh và dịch pha là loại dịch truyền gây thoát mạch nhiều nhất.
Bảng 3: Kỹ thuật chăm sóc thoát mạch và kết quả chăm sóc
Đặc điểm

Kết quả
Ngưng thuốc/dịch truyền
100% (98)
Dùng ống tiêm rút ngược
93,4% (92)
Rút bỏ kim
100% (98)
Sát trùng vị trí rút bỏ kim
100% (98)
Nâng cao chi thoát mạch
100% (98)
Chườm ấm/chườm lạnh
93,4% (92)
Chăm sóc bằng Povidine
0 (0%)
Lành không sẹo
94,9% (93)
Kết quả chăm sóc
Không theo dõi được
5,1% (5)
Nhận xét: tất cả các trường hợp khi được phát hiện thoát mạch đều được ngưng thuốc/dịch
truyền, rút bỏ kim, sát trùng vị trí rút bỏ kim và nâng cao chi thoát mạch. Kết quả chăm sóc
với tỉ lệ lành không sẹo là 94,9%, có 5,1% không theo dõi được

218


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016


V. BÀN LUẬN
Qua khảo sát trên 98 bệnh nhân có biểu hiện thoát mạch vào khoa bao gồm 58 nam
và 40 nữ, chúng tôi ghi nhận đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 70 trở lên chiếm tỷ lệ cao
nhất (78,5%). Bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm thoát mạch bao gồm viêm phổi (n=68),
choáng nhiễm trùng (n=10), nhồi máu cơ tim (n=5), choáng tim (n=3), còn lại là các bệnh lý
khác (n=12).
Tình trạng thoát mạch xảy ra nhiều nhất ở vị trí các khớp (55%). Khớp là nơi bệnh
nhân hay cử động nhiều nhất nên dễ bị trật đường truyền gây thoát mạch. Ngoài ra còn có
13,3% trường hợp thoát mạch xảy ra ở mu bàn tay, do đây là vị trí điều dưỡng dễ tiếp cận
tĩnh mạch nhất.
Biểu hiện lâm sàng vị trí thoát mạch bao gồm thông tĩnh mạch khó khăn (100%),
sưng nề vùng tiêm truyền (21,4%), thay đổi màu da nơi thoát mạch sang đỏ (57,1%), tím
(2%), sưng đỏ dọc tĩnh mạch (11,2%), tưới máu phần chi bên dưới còn tốt với mạch rõ
100%.
Phân độ thoát mạch lúc phát hiện độ I và độ II lần lượt là 77,6% và 22,4%, không có
trường hợp nào độ III, độ IV. Để phát hiện sớm thoát mạch, người điều dưỡng cần quan sát
vị trí đường truyền tĩnh mạch xem có sưng nề hay đổi màu sắc da hay phản ứng của bệnh
nhân như đau, nhăn mặt, cử động chi do đau…
Có 87 trường hợp thoát mạch khi sử dụng kim luồn 20 so với 11 trường hợp khi sử
dụng kim luồn 22. Loại dịch truyền gây thoát mạch nhiều nhất bao gồm kháng sinh (96,9%),
dịch pha (glucose 10%, KCl 10%, CaCl2, Glucolyte–2 , Diaphyllin 4,8%, NaCl 3%) chiếm tỉ
lệ 61,2%, noradrenalin (8,2%), dobutamin (7,1%), dopamin (3,1%), midazolam (1%),
aminodaron (6,1%), digoxin (6,2%). Tất cả các trường hợp thoát mạch đều truyền từ 2 loại
thuốc/dịch truyền trở lên trên cùng một đường truyền.
Về kỹ thuật chăm sóc thoát mạch, sau khi được huấn luyện các điều dưỡng biết cách
phát hiện sớm thoát mạch và xử trí kịp thời bao gồm dùng ống tiêm rút ngược, đây là động
tác cần thiết để giảm thiểu lượng thuốc hay dịch truyền lây lan sang các mô xung quanh, tất
cả các trường hợp đều được ngưng thuốc/dịch truyền, rút bỏ kim, sát trùng vị trí rút bỏ kim,
nâng cao chi thoát mạch. Phần lớn các trường hợp được chườm ấm vì các thuốc/dịch truyền

sử dụng thường gây co thắt 2 đầu tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch của mao mạch dễ đưa
đến giảm tưới máu và thiếu máu nuôi vùng thoát mạch, đưa đến tạo bóng nước, hoại tử mô
vùng thoát mạch.
Kết quả chăm sóc với tỉ lệ lành không để sẹo là 94,9%, có 5,1% trường hợp không
thể theo dõi tiếp được
219


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

VI. KIẾN NGHỊ
Khi tiêm truyền tĩnh mạch cần cân nhắc kỹ vị trí, chọn vị trí phù hợp, hạn chế sử
dụng đường truyền nhỏ, nếu có thể nên tránh vị trí các khớp.
Tránh truyền nhiều loại dịch truyền trên cùng một đường truyền.
Cần tăng cường huấn luyện, nâng cao kiến thức kỹ năng cho điều dưỡng về phòng
ngừa, nhận biết, xử trí và chăm sóc bệnh nhân bị thoát mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Tiến (2014), “Đánh giá và xử trí tình trạng thoát mạch ở bệnh nhân nằm
khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc”, Nghiên cứu y học, tập 18, phụ bản số 5, nhà xuất bản Y
Học TP. Hồ Chí Minh, tr 32 – 38
2. Phạm Văn Thành (2012), “Đánh giá hiệu quả xử trí, chăm sóc thoát mạch trên bệnh nhân
ung thư truyền hóa chất”, luận văn tốt nghiệp, đại học Thăng Long
3. Schulmeister, L. (2007), Extrvasation management, Seminars in Oncology Nursing, 23(3),
p184 – p190

220



Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA
NỘI TIM MẠCH LÃO KHOA BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH LONG
(Từ 01/03/2016 - 30/09/2016)
Nguyễn Quốc Thắng, Lê Kim Ngân, Lê Thanh Đức
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị bệnh THA tại khoa NTM-LK.
Xác định các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiền cứu.
Đối tượng: Bệnh nhân được chuẩn đoán là THA nhập viện tại khoa NTM-LK (từ 01/03/2016
– 30/09/2016)
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị THA là 51.11% không tuân thủ là
48.89%, tỉ lệ bệnh nhân nam không tuân thủ điều trị THA cao hơn bệnh nhân nữ, người
thành thị tuân thủ điều trị THA tốt hơn nông thôn, bệnh nhân có trình độ văn hóa cao thì
tuân thủ điều trị THA tốt hơn, các yếu tố như: điều kiện kinh tế, điều kiện đi lại khó khăn,
chưa nhận thức được tầm quang trọng của kiểm soát huyết áp là nguyên nhân ảnh hưởng
đến sự tuân thủ điều trị THA của bệnh nhân
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh mãn tính Phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là
mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong
hàng đầu ở người cao tuổi.
Bệnh THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy
mạch vành, suy thận... phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt
tiền. Bệnh THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc
bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
THA không biểu hiện ra bên ngoài nên đa số người bệnh THA thờ ơ với bệnh tật của

mình, không điều trị đến nơi đến chốn, làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.
Việc tuân thủ điều trị phù hợp của bệnh nhân tăng huyết áp sẽ giúp huyết áp được kiểm
soát và giảm tối đa nguy cơ tim mạch, Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng điều trị
tăng huyết áp có thể làm giảm khoảng 30-43% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ
nhồi máu cơ tim.
Vì thế chúng tôi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân
THA tại khoa NTM BVĐKVL để có hướng tư vấn, giáo dục sức khỏe, chăm sóc cho bệnh
nhân tốt hơn.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành mạch nhằm đưa máu đến
nuôi dưỡng các mô trong cơ thể, huyết áp được tạo ra do sự co bóp của tim và sức cản của
động mạch, huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số: huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.
THA được phân loại thành THA nguyên phát và thứ phát, THA nguyên phát (vô căn)
chiếm 90–95% số ca tăng huyết áp, dùng để chỉ các trường hợp không xác định được nguyên
221


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

nhân gây tăng huyết áp rõ ràng, thường xảy ra ở người cao tuổi, THA thứ phát (có nguyên
nhân) chiếm khoảng 5–10% số ca còn lại, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi, có
nguyên nhân là một số bệnh tác động lên thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết.
Tăng huyết áp rất khó xác định được nguyên nhân nhưng chúng ta có thể phát hiện dể
dàng bằng cách đo huyết áp.
Phân loại THA ở người ≥18 tuổi (theo JNC VII)
Loại
HA Tâm thu (mmHg)

HA Tâm trƣơng (mmHg)
< 120
Và <80
Bình thƣờng
120 – 139
Hoặc 80 – 89
Tiền THA
140 – 159
Hoặc 90 – 99
THA giai đoạn 1
≥160
Và ≥100
THA giai đoạn 2
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị bệnh THA tại khoa NTM-LK.
2. Xác định các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA.
IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng pháp:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiền cứu.
2. Đối tƣợng:
Bệnh nhân được chuẩn đoán là THA nhập viện tại khoa NTM-LK (từ 01/03/2016 –
30/09/2016)
3. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Chọn ngẫu nhiên bệnh nhân được chuẩn đoán là THA nhập viện tại khoa NTM-LK, có
tiền sử THA, đồng ý tham gia nghiên cứu.
4. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không tự trả lời được câu hỏi khảo sát.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
5. Cỡ mẫu
p(1 – p)

2
n = Z (1-α/2)
d2
0.25(1-0.25)
n = 1.962 (1-0.05/2)

= 135

0.052
Z = 1.96 mức tin cậy mong muốn là 95%
d = 0.05 sai số có thể chấp nhận được là 5%
P = 0.1
α = 0.05

222


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

6. Định nghĩa một số biến số:
- Bệnh nhân được xem là tuân thủ điều trị THA khi trả lời đúng 70% câu hỏi trong bộ
câu hỏi.
- Tập thể dục đúng là khi bệnh nhân tập ít nhất 3 lần trong 1 tuần mổi lần trên 30 phút.
- Kiêng rượu là khi bệnh nhân mỗi ngày uống không quá một chén rượu mạnh (40 độ,
30ml) hoặc 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100ml) hoặc một cốc bia hơi (330ml) hoặc 2/3 chai hoặc
lon bia (330ml). (theo WHO)
- Kiêng mặn là khi bệnh nhân ăn không quá 6g muối một ngày tương dương với một
muỗng cà phê muối.

- Kiêng thuốc lá là khi bệnh nhân bỏ hoàn toàn thuốc lá.
7. Thu thập dữ liệu:
Phỏng vấn trực tiếp 135 bệnh nhân THA tại buồng bệnh dựa theo bộ câu hỏi trong
phiếu điều tra, chỉ hỏi một lần cho một người bệnh.
8. Xử lý dữ liệu:
- Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1
- Phân tích và xử lý bằng phần mềm Stata 10.0
V. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm các đối tƣợng nghiên cứu
1.1 Phân bố theo giới tính.
Nam
Nữ
70
65
N
51,85%
48,15%
Tỉ lệ
Tỉ lệ bệnh nhân THA ở hai giới nam và nữ là tương đương nhau, nam 51,85%, nữ 48,15%.
1.2 Phân bố theo khu vực.
Thành thị
Nông thôn
26
109
N
19.26%
80.74%
Tỉ lệ
Đối tượng người bệnh ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao 80.74% tương đương với nghiên cứu
của Nguyễn Tuấn Khanh (1).

1.3 Phân bố theo trình độ văn hóa.
Mù chử
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
>Cấp 3
14
32
54
31
4
N
10.37%
23.70%
40%
22.96%
2.96%
Tỉ lệ
1.4 Phân bố theo nhóm tuổi
N

<30
1

30 - 49
22

50 - 59
54


>60
58

Tỉ lệ

0.74%

16.30%

40%

42.96%

Kết quả chỉ ra rằng tỉ lệ bệnh nhân THA tăng dần theo độ tuổi.

223


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long
1.5 Phân bố theo nghề nghiệp
Nông dân
Công nhân
47
15
N
34.81%
11.11%
Tỉ lệ

Buôn bán

19
14.07%

CCVC
4
2.96%

Năm 2016
Khác
50
37.04%

Người bệnh là Nông dân và nhóm ngành nghề khác chiếm tỉ lệ cao, thấp nhất là CCVC
2.96%.
1.6 Tỉ lệ bệnh nhân có BHYT
Có BHYT
Không BHYT
113
22
N
83.70%
16.30%
Tỉ lệ
2. Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị THA
Tuân thủ
Không tuân thủ
69
66
N
51.11%

48.89%
Tỉ lệ
Tỉ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị THA vẩn còn cao.
Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Tuấn Khanh năm 2013
3. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị THA với các yếu tố
3.1 Tuân thủ điều trị THA với giới tính
Giơi tính
Nam
Nữ

Tuân thủ
n (%)
29(42.03%)
40(57.97%)

Không tuân thủ
n (%)

P < 0.05

41(62.12%)
25 (37.88%)

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tỉ lệ bệnh nhân nam không tuân thủ điều trị THA cao
hơn so với bệnh nhân nữ, một phần do nam ảnh hưởng về vấn đề xã hội phải giao tiếp nhiều,
hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu, bia…
3.2 Tuân thủ điều trị THA với khu vực
Nơi cƣ trú
Thành thị

Nông thôn

Tuân thủ
n (%)
19(27.54%)
50(72.46%)

Không tuân thủ
n (%)
7(10.61%)
59(89.39%)

P < 0,05

Sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị có ý nghĩa thống kê bệnh nhân ở vùng nông
thôn có tỉ lệ không tuân thủ điều trị THA cao hơn ở thành thị do điều kiện đi lại, điều kiện
kinh tế khó khăng, khó tiếp cận với các dịch vụ y tế.

224


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

3.3 Tuân thủ điều trị THA với nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Nông dân
Công nhân
Buôn bán

CCVC
Khác

Tuân thủ
n (%)
16(23.19%)
5(7.25%)
14(20.29%)
2(2.90%)
32(46.38%)

Không tuân thủ
n (%)
31(46.97%)
10(15.15%)
5(7.58%)
2(3.03%)
18(27.27%)

P < 0.05

3.3 Tuân thủ điều trị THA với trình độ văn hóa
Tuân thủ
Không tuân thủ
n (%)
n (%)
6(8.70%)
8(12.12%)
Mù chử
23(33.33%)

9(13.64%)
Cấp 1
P < 0.05
17(24.64%)
37(56.06%)
Cấp 2
21(30.43%)
10(15.15%)
Cấp 3
2(2.90%)
2(3.03%)
>Cấp 3
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, bệnh nhân không tuân thủ điều trị THA tập trung
nhiều ở nhóm người có trình độ văn hóa thấp: mù chử, cấp 1, cấp 2. Nhóm người có trình độ
văn hóa cao cấp 3, > cấp 3 tuân thủ điều trị THA tốt hơn.
3.4 Tuân thủ điều trị THA với BHYT.
Trình độ văn hóa

Tuân thủ
Không tuân thủ
n (%)
n (%)
60(86.96%)
53(80.30%)
P > 0,05
Có BHYT
13(19.70%)
9(13.04%)
Không BHYT
Sự Khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

VI. BÀN LUẬN
Phần lớn bệnh nhân THA là người cao tuổi, bệnh nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăng,
phân bố nhiều ở nông thôn nên điều kiện đi lại tiếp cận với các dịch vụ y tế khó khăng, chưa
nhận thức được tác hại của bệnh THA nên chưa điều trị bệnh đúng cách.
Việc giải thích cho bệnh nhân nắm được lợi ích của kiểm soát huyết áp là rất quan trọng.
VII. KẾT LUẬN
Qua khảo sát ngẫu nhiên 135 bệnh nhân THA đang nằm điều trị tại khoa nội tim mạch
BVĐKVL kết quả như sau:
1. Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị THA là 51.11% không tuân thủ là 48.89%
2. Tỉ lệ bệnh nhân nam không tuân thủ điều trị THA cao hơn bệnh nhân nữ.
3. Người thành thị tuân thủ điều trị THA tốt hơn nông thôn.
4. Bệnh nhân có trình độ văn hóa cao thì tuân thủ điều trị THA tốt hơn.
5. Các yếu tố như: điều kiện kinh tế, điều kiện đi lại khó khăn, chưa nhận thức được tầm
quang trọng của kiểm soát huyết áp là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị THA
của bệnh nhân.
BHYT

225


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

VIII. KIẾN NGHỊ
-

Tăng cường hướng dẫn cho bệnh nhân kiến thức về bệnh về chế độ ăn trong điều trị

THA, lợi ích của việc kiểm soát huyết áp, giáo dục sức khỏe, chế độ tập luyện nghĩ ngơi.

-

Vận động bệnh nhân tái khám đều đặn theo hẹn, uống thuốc theo toa của bác sĩ, tập

thể dục đều đặng, kiêng rượu, bia, thuốc lá…
-

Xây dựng biểu đồ tự theo dõi huyết áp dành cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Khanh, khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh
nhân tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tiền giang năm 2013.
2. Tạp chí tim mạch học số 21 tr 258-282.
3. Phạm Tử Dương, bệnh tăng huyết áp, NXB y học, 2005.
4. Khảo sát kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp
đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu trưng vương, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh*, Lê Thị
Cúc*, Nguyễn Thị Mỹ Duyên* Nguyễn Thị Tươi*, Hồ Thị Thanh Vân*

226


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

KHẢO SÁT KHỐI LƢỢNG CÔNG VIỆC CHĂM SÓC
NGƢỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƢỠNG TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH LONG NĂM 2016
Phan Văn Bềnh, Nguyễn Thị Cẩm Thu, Dương Thị Tuyết Phượng
TÓM TẮT

Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc của điều dưỡng nhằm đáp
ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất, tinh thần và xã hội trong thời gian nằm
điều trị tại bệnh viện. Khối lượng công việc chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
chăm sóc. Khoa Nội Tổng hợp trong những năm qua, số lượng người bệnh luôn vượt chỉ tiêu
giường bệnh dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến
hành khảo sát khối lượng công việc chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại khoa Nội Tổng
hợp Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Long năm 2016 với 02 mục tiêu: 1. Mô tả tất cả các hoạt
động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại khoa Nội Tổng hợp; 2. Xác định khối lượng
công việc chăm sóc người bệnh tại khoa Nội Tổng hợp. Phương pháp nghiên cứu là mô tả
cắt ngang, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 80 người bệnh điều trị tại khoa từ 01/05 đến
31/08/2016, kết quả cho thấy có 47 hoạt động chăm sóc, trong đó có 28 hoạt động chăm sóc
trực tiếp và 19 hoạt động chăm sóc gián tiếp. Hoạt động chăm sóc đýợc thực hiện nhiều nhất
là lấy dấu hiệu sinh tồn với 226 lần, và ít nhất là hoạt động rút sonde tiểu ( 01 lần). Thời
gian chăm sóc trung bình 1 người bệnh/ 24 giờ tại khoa là: 159.41 phút (2.66 giờ), so với số
giường kế hoạch là 80 thì số điều dưỡng cần cho các hoạt động chăm sóc người bệnh là
28.43 điều dưỡng.Tuy nhiên thực tế số lượng bệnh nhân của khoa trung bình là 129.284 thì
cần đến 45.945 điều dưỡng chăm sóc dẫn đến việc thiếu nhân lực điều dýỡng. Qua nghiên
cứu khuyến nghị cần bổ sung đầy đủ nhân lực điều dưỡng để đảm bảo công tác chăm sóc
người bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, đồng thời tạo điều kiện cho điều
dưỡng thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình và đảm bảo sức khỏe để phục vụ lâu
dài.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc của điều dưỡng nhằm đáp
ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất, tinh thần và xã hội trong thời gian nằm
điều trị tại bệnh viện. Trong một bệnh viện các hoạt động chăm sóc điều dưỡng và theo dõi
tình trạng người bệnh được thực hiện bởi người điều dưỡng dựa trên mức độ phụ thuộc của
người bệnh.
Khối lượng công việc chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc. Khối
lượng công việc phù hợp giúp cho điều dưỡng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo
sức khỏe, công tác lâu dài, phát huy được tính sáng tạo trong công tác chăm sóc người bệnh,

nâng cao tính chuyên nghiệp của điều dưỡng. Mặt khác, khối lượng công việc vừa phải sẽ
hạn chế rất nhiều sự cố y khoa ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến người bệnh và cả nhân
viên y tế. Trên thực tế tại một số cơ sở y tế đặc biệt là các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung
ương, nguồn nhân lực còn thiếu, bệnh nhân quá tải hoặc do công việc hành chánh quá nhiều,
dẫn đến công tác chăm sóc người bệnh toàn diện còn gặp nhiều khó khăn, điều dưỡng không
có đủ thời gian, độ minh mẫn và sức khỏe để thực hiện hết những công việc chăm sóc theo
227


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

qui định. Khoa Nội Tổng hợp trong những năm qua, số lượng người bệnh luôn vượt chỉ tiêu
giường bệnh theo kế hoạch. Theo thống kê của phòng Kế hoạch Tổng hợp năm 2014 số
người bệnh nhập khoa là 7416 đạt 134.8%, năm 2015 số người bệnh nhập khoa là 5887 đạt
107%, mô hình bệnh tật phức tạp, công việc hành chính nhiều dẫn đến sự thiếu hụt điều
dưỡng chăm sóc người bệnh. Để tìm hiểu vấn đề rõ này chúng tôi tiến hành nghiên cứu Khảo
sát khối lượng công việc chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại khoa Nội Tổng Hợp Bệnh
Viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Long năm 2016.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả tất cả các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại khoa Nội
Tổng Hợp.
2. Xác định khối lượng công việc chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại khoa
Nội Tổng Hợp.
III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Theo Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): "Sức khoẻ là một
trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là
không có bệnh tật hay tàn phế"
Vì vậy sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và mỗi gia đình. Người càng yếu,

người trở về già hiểu rõ hơn giá trị của sức khoẻ. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát
triển giống nòi, xã hội, đất nước và mang lại chất lượng cuộc sống cho mỗi các nhân, gia
đình. Tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng được nâng lên đồng nghĩa với tỷ lệ người cao
tuổi ngày một tăng dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao và vai trò của người
cán bộ y tế càng quan trọng.
Năm 2011 Bộ Y tế ban hành Thông tư 07 về Hướng dẫn công tác điều dưỡng về
chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm các hoạt động hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế,
vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ
môi trường bệnh viện cho người bệnh cụ thể như sau:
1. Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho ngýời bệnh
2. Chăm sóc về tinh thần
3. Chăm sinh vệ sinh cá nhân
4. Chăm sóc dinh dưỡng
5. Chăm sóc phục hồi chức năng .
6. Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật.
7. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh
8. Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong
9. Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật điều dưỡng
10. Theo dõi, đánh giá, nhận định tình trạng người bệnh
11. Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc
người bệnh.
12. Ghi chép các phiếu của điều dưỡng trong hồ sơ bệnh án
Các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng chia làm 2 nhóm: Chăm sóc trực
tiếp và Chăm sóc gián tiếp

228


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long


Năm 2016

- Chăm sóc trực tiếp: Gồm những hành động chăm sóc trực tiếp người bệnh tại giường
bệnh như thay băng, tiêm chích, hút đàm, vệ sinh thân thể…
- Chăm sóc gián tiếp: Gồm những việc không làm trực tiếp cho người bệnh như ghi bệnh
án, giáo dục sức khỏe cho người nhà người bệnh, lĩnh thuốc, lĩnh dụng cụ, vận chuyển người
bệnh…
Một trong những phương pháp tính toán nhân lực điều dưỡng là dựa vào khối lượng
công việc chăm sóc người bệnh:
- Khối lượng công việc chăm sóc: Là tổng thời gian thực hiện công việc chăm sóc người
bệnh một ngày ( dựa trên cơ sở thời gian chăm sóc trực tiếp và thời gian chăm sóc gián tiếp ).
- Nhân lực điều dưỡng được tính theo công thức sau:
A x B x 365 ngày
M=
(365 – D) x 8 giờ
M = Số nhân lực cần có
A = Số giờ chăm sóc trung bình cho một người bệnh trong một ngày
B = Số người bệnh điều trị nội trú trung bình một ngày.
D = Số ngày nghỉ trung bình của một nhân viên trong 01 năm
- Số người bệnh trung bình một ngày làm việc tại một khoa điều trị bằng tổng số ngày
điều trị của các bệnh nhân trong tháng chia cho số ngày trong tháng.
( Tài liệu Quản lý điều dưỡng, Bộ y tế, Nhà xuất bản y học, năm 2014)
IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh điều trị tại khoa Nội Tổng hợp
+ Tiêu chuẩn chọn lựa: Người bệnh điều trị tại khoa Nội Tổng hợp từ ngày thứ 2 trở
lên.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh xuất viện, người bệnh chuyển viện, chuyển
khoa, xin về.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu: Từ 01 tháng 05 năm 2016 đến 31 tháng 08 năm 2016
+ Địa điểm: Tại khoa Nội Tổng hợp Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Long
+ Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
3. Cỡ mẫu:
Lấy toàn bộ số người trên số giường theo kế hoạch của khoa Nội Tổng hợp, được đánh
số thứ tự từ 1 đến 80.
Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu thuận tiện
4. Phƣơng pháp thu thập số liệu:
- Quan sát các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng trên 80 người bệnh, tính
thời gian trung bình cho mỗi hoạt động, những công việc lập lại thì chỉ ghi số lần, một số
công việc thực hiện chung cho nhiều người bệnh sẽ được chia bình quân cho mỗi người
bệnh.
- Phân tích xử lý số liệu: Phần mềm Excel
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Các hoạt động điều dƣỡng tại khoa Nội Tổng hợp
229


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long
Các hoạt động điều dƣỡng tại
khoa
CHĂM SÓC TRỰC TIẾP
Theo dõi tình trạng người bệnh
1
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
2
Theo dõi SPO2
3
Nhận định tình trạng người bệnh

Thực hiện y lệnh
4
Truyền dịch tĩnh mạch
5
Truyền thuốc tĩnh mạch
6
Lấy mẫu xét nghiệm thường quy
( máu, nước tiểu, đàm…)
7
Rút máu gửi xét nghiệm
( y lệnh trong ngày)
8
Tiêm thuốc
9
Cho người bệnh uống thuốc
10
Cho người bệnh phun khí dung
11
Thoa thuốc cho người bệnh
12
Cho người bệnh thở oxy
13
Kiểm tra – thay nước làm ẩm oxy
14
Truyền thuốc qua bơm tiêm tự động
Các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng
15
Thay dịch truyền
16
Theo dõi điều chỉnh dịch truyền

17
Lắp thuốc truyền
18
Thay drap trải giường
19
Thay băng vết thương
20
Hút đàm nhớt
21
Rút oxy cho người bệnh
22
Rút dịch truyền
23
Cho NB ăn qua sonde dạ dày
24
Rút sonde tiểu lưu
25
Tư vấn giáo dục sức khỏe
( Sử dụng thuốc, theo dõi dùng
thuốc, chế độ ăn uống, vận động…)
26
Phổ biến nội qui khoa
27
Giải đáp thắc mắc
28
Công khai thuốc , ký công khai
thuốc
CHĂM SÓC GIÁN TIẾP
1
Ghi phiếu chăm sóc ( trong ngày)

STT

Năm 2016

Tổng số lần
thực hiện

Thời gian trung bình
1 lần thực hiện
( phút)

226
28
137

6,12
3,23
4.33

56
16
80

10,1
12,9
1,5

48

10.5


165
204
89
03
07
07
03

6,75
3,79
6,10
3,08
7,91
2.68
15,50

60
72
30
80
05
03
01
72
04
01
160

3,89

1.77
6,12
4,18
10,75
6,10
1,13
3,45
7,71
3,20
2,14

80
80
98

1,10
1.46
4,32

86

8,84
230


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

Chuẩn bị trật tự bệnh phòng

80
1,52
Ghi phiếu truyền dịch
63
3,19
Trình kết quả xét nghiệm
52
5,91
Mời, đưa BS khám chuyên khoa
12
8.79
Vận chuyển người bệnh làm cận
10
29,50
lâm sàng ( Chụp Citi, nội soi, siêu
âm)
7
Xuất - Nhập thuốc tủ trực
88
5,01
8
Lên thuốc dự trù, phân thuốc bệnh
80
6,75
phòng Lĩnh trả thuốc, cấp phát
dụng cụ, vật tư tiêu hao
9
Làm sổ thực hiện y lệnh, phân liều
80
6,23

thuốc
10
Hoàn trả thuốc
80
3,5
11
Chuẩn bị xe tiêm
80
1,15
12
Đối chiếu sổ thực hiện y lệnh
80
3,01
13
Bàn giao thuốc chích tối
80
1,33
14
Lấy kết quả xét nghiệm
80
0,71
15
Bàn giao thuốc y dụng cụ tua trực
80
1,13
16
Xử lý dụng cụ
80
1,01
17

Phân loại rác, xử lý xe tiêm
80
1,16
18
Dán hồ sơ bệnh án
80
2,25
19
Ghi sổ - Giao ban
80
0,44
Nhận xét:
Tổng số hoạt động chăm sóc người bệnh là 47 trong đó có 28 hoạt động chăm sóc
trực tiếp và 19 hoạt động chăm sóc gián tiếp. Hoạt động trực tiếp đýợc thực hiện nhiều nhất
là lấy dấu hiệu sinh tồn (226 lần), cho người bệnh uống thuốc ( 204 lần ), tiêm thuốc (65 lần
). Hoạt động rút sonde tiểu là ít thực hiện nhất với 01 lần trong thời gian nghiên cứu, hoạt
động vận chuyển người bệnh làm cận lâm sàng chiếm nhiều thời gian nhất (29.5 phút/ lần).
Hoạt động chăm sóc gián tiếp đýợc thực hiện hiều nhất là xuất - nhập thuốc tủ trực ( 88 lần ),
ghi phiếu chăm sóc ( 86 lần ) và hoạt động ít nhất là vận chuyển người bệnh làm cận lâm
sàng (10 lần)
2
3
4
5
6

Bảng 2: Thời gian trung bình chăm sóc 1 ngƣời bệnh/24 gờ
Khoa

Thời gian chăm

sóc trực tiếp
(phút)

Nội
Tổng
hợp

102.84
(1.68 giờ)

Thời gian chăm
sóc gián tiếp
(phút)
56.57
(0.94giờ)

Tổng thời
gian(phút)

12752.56
(80 NB)

Thời gian trung
bình chăm sóc
một người bệnh
(phút)
159.41
(2.66 giờ)

231



Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

Nhận xét:
Thời gian trung bình chăm sóc 01 người bệnh tại khoa Nội Tổng hợp là 159.41phút
(2.66 giờ). Thời gian chăm sóc trực tiếp là102.84 phút (1.68 giờ), thời gian chăm sóc gián
tiếp là 56.57 phút (0.94giờ).
Bảng 3: Số ngƣời bệnh điều trị nội trú trung bình 01 ngày tại khoa Nội Tổng hợp trong
thời gian từ 01/05/2016 - 31/08/2016
Khoa

Nhân lực điều dưỡng cần có

Nội Tổng hợp (Kế
hoạch)
(Thực tế)
138

28.43

Số NB nằm điều trị nội trú
TB/Ngày
80

45.945

129.284


Nhận xét:
Tại khoa Nội TH số người bệnh điều trị nội trú trung bình là 129.284/ ngày, nhân
lực điều dưỡng hiện có là 28.Trong khi đó, chỉ tiêu giường bệnh của khoa là 80, vậy số
lượng người bệnh vượt chỉ tiêu giường kế hoạch là 61%. Tương ứng với số nhân lực Điều
dưỡng cần có để đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh là 45.945
VI. BÀN LUẬN
Chăm sóc điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Người điều dưỡng sử dụng kiến thức, kỹ năng để chăm sóc người bệnh trong lúc đau
ốm, bệnh tật giúp cho người bệnh giảm đau đớn về thể chất, tinh thần. Bên cạnh đó hỗ trợ
người bệnh và cộng đồng kiến thức trong việc duy trì, nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa bệnh
tật và biết cách tự chăm sóc bản thân một cách cơ bản nhất. Người điều dưỡng luôn là người
gần gũi nhất với người bệnh. Người đầu tiên người nâng giấc, chăm sóc, an ủi người bệnh
lúc đau yếu hoặc những giờ phút cuối đời tại bệnh viện chính là người điều dưỡng, công việc
của người điều dưỡng mang đậm nét công việc của người mẹ. Sự tận tâm, tận lực của những
điều dưỡng giàu lòng nhân ái luôn mang lại niềm tin, nghị lực giúp người bệnh tự tin vượt
qua những đau đớn của bệnh tật. Tìm hiểu khối lượng công việc của điều dưỡng góp phần
đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh các kế
hoạch, các hoạt động, cũng như việc bố trí nhân lực trong bệnh viện, từ đó duy trì và nâng
cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
Qua khảo sát 80 người bệnh điều trị tại khoa Nội Tổng hợp có 47 hoạt động chăm sóc.
Trong đó có 28 hoạt động chăm sóc trực tiếp và 19 hoạt động chăm sóc gián tiếp. Hoạt động
thực hiện nhiều nhất là lấy dấu hiệu sinh tồn với 226 lần trong thời gian nghiên cứu, điều này
phù hợp với thực tế do khoa Nội Tổng hợp chăm sóc bệnh nhân chăm sóc cấp II, III, khác
với nghiên cứu của Lương Thị Kim Phượng là kỹ thuật hút đàm chiếm nhiều nhất do trong
nghiên cứu của Lương Thị Kim Phượng thì chủ yếu trên bệnh nhân chăm sóc cấp I. Bên
cạnh đó các hoạt động chăm sóc như tiêm thuốc (165 lần ), cho người bệnh uống thuốc (204
lần ) cũng chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu.
Một số hoạt động trực tiếp như: Theo dõi lượng nước xuất nhập, Đo ECG, Mắc
MONITOR theo dõi, truyền chế phẩm máu, hỗ trợ đặt nội khí quản, đặt sonde…các hoạt

động này ít thực hiện và không gặp trong nghiên cứu 80 bệnh này so với nghiên cứu của
Lương Thị Kim Phượng thì chiếm số lượng cao. Tuy nhiên qua nghiên cứu này thì thấy các
232


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

hoạt động chăm sóc trực tiếp như tư vấn giáo dục sức khỏe, chăm sóc hỗ trợ về tinh thần,
hướng dẫn chăm sóc vệ sinh, thực hiện chăm sóc phục hồi chức năng ghi nhận chưa làm
được hoặc rất ít, qua quan sát các điều dưỡng thực hiện kỹ thuật chăm sóc nhận thấy đôi lúc
chýa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật như kỹ thuật truyền dịch, kỹ thuật tiêm thuốc...; các
hoạt động gián tiếp như nhận định đánh giá tình trạng người bệnh chưa toàn diện chỉ ghi
chung chung, dựa theo một số ghi nhận của bác sỹ, ít ghi nhận than phiền của người bệnh.
Thời gian trung bình chăm sóc 01 người bệnh / 24 giờ của điều dưỡng tại khoa Nội Tổng
hợp là 159.41 phút (2.66 giờ), trong đó thời gian chăm sóc trực tiếp 102.84 phút (1.68 giờ)
chiếm 64.52%, Thời gian chăm sóc gián tiếp 56.57 phút (0.94giờ) chiếm 35.48%. So với
nghiên cứu của Robert. L hanson thì thời gian này thấp hơn. Theo Journal Nursing Serrvice,
1982 by Robert.
L hanson trung bình là 3,4 giờ cho hoạt động chăm sóc nội khoa, điều này cũng dễ hiểu do
thực tế số lýợng người bệnh vượt xa chỉ tiêu giường kế hoạch dẫn đến khối lượng công việc
tại khoa Nội Tổng hợp rất lớn mà số lượng nhân lực có hạn, nên đã rút ngắn thời gian chăm
sóc người bệnh mới có thể hoàn thành được khối lượng công việc.
Đầu năm 2016 thì bệnh viện xây dựng chỉ tiêu giường bệnh cho khoa Nội Tổng hợp là
80, nhưng số lượng người bệnh luôn vượt quá chỉ tiêu giường bệnh. Qua nghiên cứu số
lượng người bệnh điều trị nội trú trung bình 1 ngày là 129.284 vượt quá chỉ tiêu giường kế
hoạch khoảng 61% . Như vậy với giường chỉ tiêu là 80 thì chỉ cần 28.43 điều dưỡng, nhưng
với 129.284 người bệnh thì cần đến 45.945 điều dưỡng chăm sóc. Do đó chất lượng chăm
sóc người bệnh trong thời gian qua gặp nhiều hạn chế, khó lấy được sự hài lòng của người

bệnh, điều này thể hiện rõ qua các hạn chế đã nêu trên như chưa ghi nhận chăm sóc về tinh
thần, hướng dẫn vệ sinh cá nhân, phục hồi chức năng; Các kỹ thuật chăm sóc còn bỏ bước;
chưa thể hiện tính chuyên nghiệp do áp lực về khối lượng công việc chăm sóc. Ngoài ra,
khoa phải bố trí một số điều dưỡng làm công việc hành chính không có trong nhiệm vụ
chuyên môn chăm sóc người bệnh nhý tổng hợp thanh toán viện phí, làm hồ sõ ra
viện…càng làm cho tình trạng thiếu điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh nặng nề thêm
VII. KẾT LUẬN
Qua khảo sát khối lượng công việc 80 bệnh nhân chăm sóc tại khoa Nội TH cho ta
thấy:
Tổng số hoạt động chăm sóc người bệnh là 47 trong đó có 28 hoạt động trực tiếp và
19 hoạt động gián tiếp. Các hoạt động trực tiếp nhiều nhất là lấy dấu hiệu sinh tồn với số
lượng là 226 lần, cho người bệnh uống thuốc ( 204 lần ), tiêm thuốc (65 lần ). Hoạt động rút
sonde tiểu là ít thực hiện nhất với 01 lần trong thời gian nghiên cứu, hoạt động vận chuyển
người bệnh làm cận lâm sàng chiếm nhiều thời gian nhất (29.5 phút/ lần). Hoạt động gián
tiếp nhiều nhất là ghi điều dưỡng và công khai thuốc với 86 lần, hoạt động ít nhất là vận
chuyển người bệnh làm cận lâm sàng (10 lần) một số kỹ thuật chăm sóc thực hiện chưa tuân
thủ đúng quy trình kỹ thuật, chưa đảm bảo tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, công tác tư
vấn giáo dục sức khỏe, chăm sóc về tinh thần, vệ sinh cá nhân chưa làm được.
Tổng thời gian chăm sóc cho 80 bệnh nhân là 12752.56 phút, chăm sóc trực tiếp
8227.47 phút, chăm sóc gián tiếp 4525.09 phút.

233


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

-Thời gian trung bình chăm sóc 01 người bệnh/ 24 giờ là 159.41 phút (2.66 giờ). Như vậy
với giường chỉ tiêu là 80 thì chỉ cần 28.43 điều dưỡng, nhưng với 129.284 người bệnh thì cần

đến 45.945 điều dưỡng chăm sóc.
VIII. KHUYẾN NGHỊ
Khuyến nghị bệnh viện Cần bổ sung đầy đủ điều dưỡng để:
+ Đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh,
đồng thời tạo điều kiện cho điều dưỡng thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình và
đảm bảo sức khỏe để phục vụ lâu dài.
+ Điều dưỡng có thời gian học tập, nâng cao trình độ, tham gia nghiên cứu khoa học
nhằm phát triển chuyên môn, nghề nghiệp của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lương Thị Kim Phượng 2015 „‟Khảo sát khối lượng chăm sóc người bệnh cấp I của
điều dưỡng tại khoa cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh
Long năm 2015‟‟. Trang 224 - 229 Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học năm 2015 Bệnh
Viện Đa Khoa Vĩnh Long.
2. Quản lý điều dưỡng, Bộ y tế, Nhà xuất bản y học, năm 2004 trang196 -198, 271- 272.
3. Thông tư 07/2011/TT-BYT, Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người
bệnh trong bệnh viện, Bộ Y Tế ban hành ngày 26 tháng 01 năm 2011.

234


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA ĐIỀU DƢỠNG
TẠI 04 KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH LONG NĂM 2016
Đỗ Thanh Hiền, Đỗ Thị Lệ Thu, Lê Thị Tuyết Hồng
TÓM TẮT
Hồ sơ bệnh án Điều dưỡng là một phần hồ sơ bệnh án của người bệnh do Điều

dưỡng viên ghi chép bằng tay , chứa đựng những thông tin liên quan tới người bệnh và
những hành động của Điều dưỡng khi thực hiện chăm sóc người bệnh, ngòai ra hồ sơ bệnh
án của điều dưỡng còn là những bằng chứng mang tính pháp lý. Tuy nhiên, việc ghi chép hồ
sơ bệnh án của điều dưỡng vẫn còn một số hạn chế như ghi chiếu lệ , đối phó hoặc một số
Điều dưỡng chưa nhận thức được tầm quan trọng của hồ sơ bệnh án. Chúng tôi nhận thấy
đây là vấn đề quan trọng và cần thiết nên đã tiến hành nghiên cứu Đánh giá thực trạng ghi
chép hồ sơ bệnh án của Điều dưỡng tại 4 khoa nội Bệnh Viện Đa Khoa Vĩnh Long tháng 6
năm 2016 với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ ghi chép đầy đủ các phiếu: Phiếu theo dõi chức
năng sống, phiếu chăm sóc, phiếu truyền dịch; 2. Tìm hiểu các sai sót thường gặp trong việc
ghi chép các phiếu: Phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu chăm sóc, phiếu truyền dịch.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trong tháng 6 năm 2016 đánh giá 221 hồ sơ bệnh án của điều
dưỡng tại 4 khoa nội. Chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ ghi chép đầy đủ hồ sơ bệnh án của điều
dưỡng của 4 khoa là: 68,3% và các sai sót thường gặp là chưa ghi nhận đầy đủ thông tin cá
nhân hành chính, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bệnh, chưa
ghi nhận đầy đủ tên thuốc, hàm lượng, liều, đường dùng thuốc, thiếu các thông số chiều cao,
cân nặng…Qua nghiên cứu, khuyến nghị lãnh đạo bệnh viện bố trí đủ nhân lực điều dưỡng
cho công tác chăm sóc người bệnh trong đó có việc ghi chép hồ sơ bệnh án, đồng thời tuyên
truyền, hướng dẫn Điều dưỡng tầm quan trọng và cách ghi chép hồ sơ bệnh án.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ sơ bệnh án của Điều dưỡng là một phần của hồ sơ bệnh án của người bệnh do
Điều dưỡng viên ghi chép bằng tay , chứa đựng những thông tin liên quan tới người bệnh và
những hành động của Điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh , bao gồm các giấy tờ có liên
quan đến quá trình chăm sóc người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như: phiếu chăm
sóc , phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu theo dõi dịch truyền ..., mỗi loại phiếu mang nội
dung khác nhau và có tầm quan trọng riêng. Hồ sơ bệnh án của Điều dưỡng cần được ghi
chép kịp thời , đầy đủ , trung thực, rõ ràng, liên tục về tình trạng, diễn biến của người bệnh
và những hành động chăm sóc của người Điều dưỡng có tính thống nhất giữa người trực tiếp
chăm sóc với bác sỹ điều trị. Từ đó giúp cho việc chẩn đoán , điều trị , chăm sóc , phòng
bệnh , đạt kết quả cao . Ngoài ra , hồ sơ bệnh án của điều dưỡng còn là những bằng chứng
mang tính pháp lý, giúp đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh tại cơ sở khám bệnh ,

chữa bệnh và thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như khả năng chăm sóc người bệnh của
Điều dưỡng viên .
Năm 2015 phòng Điều dưỡng Bệnh Viện Đa Khoa Vĩnh Long đã cải tiến, triển khai
thực hiện biểu mẫu và đánh giá ghi chép hồ sơ chăm sóc người bệnh tại bệnh viện , qua kết
quả kiểm tra hàng tháng - quí của phòng Điều dưỡng , chúng tôi ghi nhận những thông tin
ghi chép của Điều dưỡng , nhất là phiếu chăm sóc , phần nhận định tình trạng người bệnh
235


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

còn lệ thuộc vào bác sỹ điều trị, những hành động chăm sóc theo y lệnh của bác sĩ, chưa thể
hiển được chức năng độc lập của người Điều dưỡng, có những thông tin lặp lại nhiều lần ,
đôi khi bỏ sót những thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng của người bệnh. Một số
Điều dưỡng chưa nhận thức được tầm quan trọng của hồ sơ bệnh án Điều dưỡng nên ghi
chép còn chiếu lệ , đối phó hoặc thực hiện theo quy định của Bộ Y Tế . Chính từ những
quan niệm đó dẫn đến những điều bất lợi cho Điều dưỡng về phương diện pháp lý khi có đơn
khiếu nại của người bệnh. Từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề quan trọng
và cần thiết nên đã tiến hành đề tài: " Đánh giá thực trạng ghi chép hồ sơ bệnh án của Điều
dưỡng tại 4 khoa nội Bệnh Viện Đa Khoa Vĩnh Long tháng 6 năm 2016" .
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng ghi chép hồ sơ bệnh án của điều dưỡng tại 4 khoa: Nội tổng hợp,
Nội Tim Mạch, NộiC , Nhiễm Bệnh Viện Đa Khoa Vĩnh Long tháng 06/2016.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định tỷ lệ ghi chép đầy đủ các phiếu: Phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu
chăm sóc, phiếu truyền dịch.
- Tìm hiểu các sai sót thường gặp trong việc ghi chép các phiếu: Phiếu theo dõi
chức năng sống, phiếu chăm sóc, phiếu truyền dịch.

III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng
Hồ sơ bệnh án ra viện có đủ 3 phiếu: chăm sóc – theo dõi chức năng sống –truyền
dịch tại khoa Nội tổng hợp, khoa Tim Mạch, khoa Nội C, khoa Nhiễm tháng 6 năm 2016.
3.2 . Cở mẫu
Cở mẫu:
Áp dụng theo công thức ước lượng cở mẫu nghiên cứu là:

Z 2  P(1  p)
n

Trong đó :

1

2

df =

1,96 2.0,5.0,5
.2 = 221
0,05 2

d2
n : Cở mẫu cần nghiên cứu
Z : ứng với độ tin cậy 95% thì z = 1,96
 : xác suất sai lầm loại 1.(  =0,05)

p : Tỉ lệ ước tính các nghiên cứu trước đó nên lấy p=0,5 , khi đó p(1-p) sẽ lớn
nhất , thu được cở mẫu tối đa.

d : Độ chính xác ( hay là sai số cho phép )d = 0,05. Ta được n = 221 hồ sơ.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu : ( Thêm vào)
- Biến số nghiên cứu:
+ Ghi chép đầy đủ các phiếu:
 Ghi đầy đủ các cột mục: ghi chép đầy đủ.
 Thiếu một trong các cột mục: ghi chép chưa đầy đủ.
+ Sai sót trong ghi chép phiếu:
 Ghi thiếu một trong các cột mục.
 Ghi sai (không đúng quy trình ghi chép của phòng Điều dưỡng).
Kỹ thuật chọn mẫu theo phương pháp phân tầng:
Chọn số lần mẫu thực hiện tại 04 khoa lâm sàng được phân bổ theo tỉ lệ giường bệnh
236


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

chỉ tiêu ngẫu nhiên thuận lợi:
Giƣờng chỉ
Số lƣợng hồ sơ
Tỉ lệ
tiêu
đánh giá
1
Khoa Nội tổng hợp
84
39,8%
88
2

Khoa Nội tim mạch
82
38,9%
86
3
Khoa Nội C
30
14,2%
31
4
Khoa Nhiễm
15
7,1%
16
211
100%
221
Tổng cộng
3.4 . Thời gian nghiên cứu: Tháng 6/2016
3.5. Phƣơng pháp thu thập:
- Công cụ đánh giá: 3 mẫu bảng đánh giá của phòng Điều dưỡng ( Đính kèm 3 bảng
mẫu đánh giá)
- Thu thập thông tin : Điều dưỡng trưởng khoa Nội tổng hợp và phòng Điều dưỡng
thống kê ghi chép đầy đủ và các sai sót theo 3 mẫu đánh giá của phòng Điều dưỡng.
- Xử lý số liệu: Nhập , phân tích số liệu sử dụng phần mềm Microsoft OfficeExecl
2010.
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỀU DƢỠNG
4.1 Bảng tổng hợp kết quả thực hiện ghi chép đầy đủ hồ sơ bệnh án điều dƣỡng:
* Bảng tổng hợp kết quả thực hiện ghi chép phiếu chăm sóc đầy đủ:
Phiếu chăm sóc

Khoa
Số lƣợng hồ sơ
Thực hiện ghi chép đầy đủ
Tỷ lệ
đánh giá
Nội tổng hợp
88
71
80,6%
STT

Khoa lâm sàng

Nội tim mạch

86

70

81,4%

Nội C

31

25

80,6%

Nhiễm


16

13

81.3%

Nhận xét: Theo kết quả đánh giá trên thì tỷ lệ ghi chép đầy đủ phiếu chăm sóc của 04 khoa
cao tương đối như nhau.
* Bảng tổng hợp kết quả thực hiện ghi chép phiếu theo dõi chức năng sống đầy đủ:
Phiếu theo dõi chức năng sống
Khoa
Số lƣợng hồ sơ
Thực hiện ghi chép đầy đủ
Tỷ lệ
đánh giá
Nội tổng hợp
88
79
89,8%
Nội tim mạch

86

76

88,4%

Nội C


31

27

87,1%

Nhiễm

16

14

87,5%

Nhận xét: Theo kết quả đánh giá trên thì tỷ lệ ghi chép đầy đủ phiếu theo dõi chức năng
sống của 04 khoa tương đối bằng nhau.
* Bảng tổng hợp kết quả thực hiện ghi chép phiếu truyền dịch đầy đủ:
237


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

Phiếu truyền dịch
Thực hiện ghi chép đầy đủ

Tỷ lệ

Nội tổng hợp


Số lƣợng hồ sơ
đánh giá
88

62

70,5%

Nội tim mạch

86

64

74,4%

Nội C

31

29

93,5%

Nhiễm

16

15


93,6%

Khoa

Nhận xét: Theo kết quả đánh giá trên thì tỷ lệ ghi chép đầy đủ phiếu truyền dịch của khoa
Nội C và khoa nhiễm cao hơn khoa nội tim mạch và Nội tổng hợp.
4.2 Bảng tổng hợp kết quả thực hiện ghi chép không đầy đủ hồ sơ bệnh án của điều
dƣỡng:
* Bảng tổng hợp các sai sót trong ghi chép phiếu chăm sóc:
Thông tin cá
Chăm sóc
Tên thuốc, hàm
Khoa
Số
nhân hành chính
lƣợng, liều,
lƣợng
đƣờng dung
hồ sơ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
đánh
lƣợng
lƣợng
lƣợng

giá
hồ sơ
hồ sơ
hồ sơ
sai sót
sai sót
sai sót
Nội tổng
88
22
25%
27
30,7%
9
10,2%
hợp
Nội tim
86
23
26,7%
25
29,1%
12
13,9%
mạch
Nội C
31
7
22,6%
8

25,8%
4
12,9%
Nhiễm

16

4

25%

4

25%

2

12,5%

Nhận xét: Các sai sót thường gặp trong ghi chép phiếu chăm sóc của 04 khoa tương đối
giống nhau.
* Bảng tổng hợp các sai sót trong ghi chép phiếu theo dõi chức năng sống:
Chiều cao
Cân nặng
Giờ theo dõi M
Khoa
Số
– HA buổi tối
lƣợng
Số

Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
hồ sơ
lƣợng
lƣợng
lƣợng
đánh
hồ sơ
hồ sơ
hồ sơ
giá
sai sót
sai sót
sai sót
Nội tổng hợp
88
14
15,9%
21
25%
26
29,5%
Nội tim mạch

86

16


18,6%

20

23,3%

24

27,9%

Nội C

31

6

19,3%

6

19,3%

4

12,9%

Nhiễm

16


2

12,5%

3

18,8%

2

12,5%

Nhận xét: Các sai sót thường gặp trong ghi chép phiếu theo dõi chức năng sống của khoa
nội tổng hợp và nội tim mạch cao hơn khoa nội c và khoa nhiễm.
238


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

* Bảng tổng hợp các sai sót trong ghi chép phiếu truyền dịch:
Số lô sản xuất
Khoa
Số lƣợng hồ sơ
Số lƣợng hồ sơ sai sót
đánh giá
Nội tổng hợp
88

30

34,1%

Nội tim mạch

86

26

30,2%

Nội C

31

9

29,1%

Nhiễm

16

5

31,2 %

Tỷ lệ


Nhận xét: Các sai sót thường gặp trong ghi chép phiếu truyền dịch của 04 khoa tương đối
giống nhau
4.3 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá thực hiện ghi chép hồ sơ bệnh án điều dƣỡng:
Tổng hợp kết quả đánh giá thực hiện ghi chép hồ sơ
Số lƣợng
bệnh án điều dƣỡng
Khoa
hồ sơ
Thực hiện
Thực hiện ghi
đánh giá
ghi chép
Tỷ lệ
chép không
Tỷ lệ
đầy đủ
đầy đủ
Nội tổng hợp
88
58
65,9%
30
34,1%
Nội tim mạch
86
60
69,8%
26
30,2%
Nội C

31
22
70,9%
9
29,1%
Nhiễm
16
11
68,7%
5
31.3%
Tổng cộng
221
151
68.3%
70
31,7%
Nhận xét: Nhìn chung tỷ lệ ghi chép đầy đủ hồ sơ bệnh án của điều dưỡng của các khoa
tương tương như nhau:
- Khoa Nội tổng hợp: 65,9%, khoa Nội tim mạch: 69,8%, khoa Nội C: 70,9% , khoa
Nhiễm: 68,7%.
- Tỷ lệ ghi chép đầy đủ chung của 4 khoa là: 68,3%
V. BÀN LUẬN
Qua đánh giá 221 hồ sơ bệnh án của điều dưỡng tại 4 khoa nội chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ
ghi chép đầy đủ và các sai sót thường gặp của các phiếu như sau:
- Về thực hiện ghi chép đầy đủ hồ sơ bệnh án của điều dưỡng. Qua đánh giá 221 hồ sơ bệnh
án ghi chép đầy đủ chiếm tỷ lệ là 68,3% so với đánh giá thực trạng ghi hồ sơ bệnh án của
điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành chiếm tỷ lệ là 73,6%. Các sai sót
thường gặp trong ghi chép hồ sơ ở các khoa có sự trùng lắp.
- Việc ghi chép hồ sơ bệnh án của điều dưỡng đầy đủ phản ánh tín trung thực trong chăm sóc,

giúp ích cho việc nghiên cứu khoa học, các số liệu, đặc biệt là những tài liệu hành chánh và
pháp lý.
VI. KẾT LUẬN
Qua đánh giá 221 hồ sơ bệnh án của điều dưỡng tại 4 khoa nội chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ
ghi chép đầy đủ và các sai sót thường gặp của các phiếu như sau:
- Tỷ lệ ghi chép đầy đủ của các phiếu:
+ Phiếu chăm sóc: Khoa Nộị tổng hợp: 80,6%, khoa Nội tim mạch: 81,4%, khoa
Nội C: 80,6%, khoa Nhiễm: 81,3%.
239


Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Năm 2016

+ Phiếu theo dõi chức năng sống: Khoa Nộị tổng hợp: 89,8%, khoa Nội tim mạch:
88,4%, khoa Nội C: 87,1%, khoa Nhiễm: 87,5%.
+ Phiếu truyền dịch: Khoa Nộị tổng hợp: 70,5%, khoa Nội tim mạch: 74,4%, khoa
Nội C: 93,5%, khoa Nhiễm: 93,6%.
- Các sai sót thường gặp của các phiếu của 4 khoa tương tự như nhau:
+ Phiếu chăm sóc:
* Chưa ghi nhận đầy đủ thông tin cá nhân hành chính: Số buồng, số nhập viện.
* Chưa can thiệp đầy đủ về chăm sóc: Giáo dục sức khỏe, phục hồi chức năng.
* Chưa ghi nhận đầy đủ tên thuốc, hàm lượng, liều, đường dung trên phiếu
+ Phiếu theo dõi chức năng sống:
* Chưa ghi đủ các thông số theo qui định: Chiều cao, cân nặng
* Chưa ghi giờ theo dõi M – HA buổi tối đầy đủ trên phiếu.
+ Phiếu truyền dịch:
* Chưa điền đầy đủ thông tin trong phiêu: Thiếu số lo sản xuất
VII. KIẾN NGHỊ

- Ban giám đốc bệnh viện bố trí thêm nhân lực đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc.
- Phòng Điếu dưỡng tổ chức các buổi tập huấn nâng cao kỹ năng đánh giá, nhận định
và kỹ năng ghi chép hồ sơ Điều dưỡng, cho các điều dưỡng viên.
- Lãnh đạo các khoa tăng cường tuyên truyền cho Điều dưỡng hiểu được mục đích
của việc ghi chép hồ sơ bệnh án.
- Điều dưỡng cần học tập nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi kỹ năng giao
tiếp, có ý thức hơn trong việc ghi hồ sơ Điều dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế. Chương trình đào tạo chăm sóc người bệnh toàn diện năm 2013.
2. Bộ y tế (1996). Điều dưỡng cơ bản. Nhà xuất bản y học, trang 90-95.
3. Đánhgiá thực trang ghi hồ sơ bệnh án của điều dưỡng tại Bệnh viện tại Bệnh viện
đa khoa huyện Châu Thành – Đồng Tháp (01 – 09/2013)

240


×