Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán các khoản BHXH, BHYT, BHTN tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.27 KB, 8 trang )

Thái Thị Thái Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

103(03): 65 - 72

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN BHXH, BHYT,
BHTN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Thái Thị Thái Nguyên*
Trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Theo số liệu thống kê của Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Tỉnh Thái Nguyên tính đến 30/10/2010,
toàn tỉnh có hơn 2000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và đang hoạt động tích cực
trên các vùng miền của tỉnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xứng đáng với
tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên [5]. Việc thực hiện và hoàn thiện công tác kế toán trong doanh
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
trong đó hoàn thiện công tác kế toán BHXH, BHYT, BHTN là một trong những nội dung trong
việc hoàn thiện công tác kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
Từ khóa: hội doanh nghiệp, Thái Nguyên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Qua khảo sát và điều tra số liệu thực tế tại
một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về công
tác kế toán BHXH, BHYT, BHTN cho thấy
các doanh nghiệp đang thực hiện còn nhiều
bất cập và gặp nhiều vướng mắc trong việc
thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao
động cũng như trong công tác kế toán BHXH,
BHYT, BHTN. Do vậy, sau khi nghiên cứu


thực trạng công tác kế toán BHXH, BHYT,
BHTN, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kế toán BHXH, BHYT,
BHTN tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của người lao động khi họ
bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ BHXH" (Điều 3 Luật BHXH)
[1]. Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn
những nhu cầu thiết yếu của người lao động
khi người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, hưu trí, tử tuất...
BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì
mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức
thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm
tham gia theo quy định của pháp luật [1]. Do
*

Tel: 0982 059811, Email:

vậy BHYT sẽ trang trải, trợ cấp tiền thuốc,
chi phí khám chữa bệnh, viện phí…khi người
lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…
Chế độ BHTN: Người thất nghiệp là người
đang đóng BHTN mà bị mất việc làm hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động( HĐLĐ), hợp

đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
BHTN bao gồm các chế độ: TCTN( trợ cấp
hằng tháng, trợ cấp một lần); hỗ trợ học nghề;
hỗ trợ tìm việc làm; bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này tác
giả chỉ đề cập đến vấn đề thực trạng công tác
kế toán BHXH, BHYT, BHTN của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để từ đó
đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế
toán đó.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng công tác kế toán BHXH, BHYT,
BHTN của các doanh nghiệp Nhỏ và vừa
trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện
có trên 2.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng
ký hoạt động kinh doanh nhưng trong phạm
vi bài báo tác giả đưa ra số liệu nghiên cứu tại
30 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên với nội dung sau:
Theo bảng 1 ta thấy tổng số lao động thực tế
tại doanh nghiệp khác rất nhiều so với tổng số
lao động thực tế tham gia BHXH như doanh
nghiệp tư nhân Trung Thành sử dụng 78 lao
65

68Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Thái Thị Thái Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

động thường xuyên nhưng số lượng lao động
tham gia BHXH, BHYT, BHTN chỉ có 54 lao
động chiếm 62.93%. Hoặc tại công ty Thương
mại Quang Minh sử dụng lao động thường
xuyên 11 lao động nhưng chỉ có 3 lao động
tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN chiếm
tỷ lệ 27,27%. Tại sao lại có sự khác biệt giữa
số lượng lao động thực tế và số lượng lao
động tham gia đóng Bảo hiểm. Điều này có
rất nhiều nguyên nhân, theo tìm hiểu và thông
tin điều tra thực tế của tác giả cho thấy các
doanh nghiệp hiện nay tương đối nghiêm túc
trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cho
người lao động. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa

103(03): 65 - 72

số lượng lao động tham gia đóng bảo hiểm
với số lượng lao động thực tế đó là những lao
động này chưa hết thời gian thử việc tại đơn
vị hoặc là cán bộ đã nghỉ hưu được ký hợp
động lao động làm thêm các công việc như
bảo vệ, lái xe…hoặc một số trường hợp đặc
biệt số lao động này đang làm việc tại đơn vị
nhưng tham gia đóng Bảo hiểm tại đơn vị

khác…Vì vậy, nếu xét trên phạm vi rộng toàn
bộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên thì tình trạng né tránh nộp
BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động
cung là một vấn đề được quan tâm xem xét.

Bảng 1: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH, BHYT, BHTN TẠI MỘT SỐ DN NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ( Thời điểm: 31/12/2011)

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tên Doanh Nghiệp

Địa chỉ

Vốn điều Tổng số Lao động
lệ( trđ)

Công ty TNHH TM Việt Sơn
Số 225 - PĐP - TP Thái Nguyên
Công ty TNHH Thái Việt
Cao Ngạn - TP Thái Nguyên
Doanh nghiệp Tư nhân Trung Thành Tổ 19 - Trung Thành - TN
Công ty CP đầu tư& TM Nhật Huyền Tổ 20 - Trung Thành - TN
Công ty TNHH Hiền Sơn
SN60- CMT8 - TP Thái Nguyên
Công ty TB điện Lộc Phát
369 - Đồng Quang - TN
Công ty TNHH An Giang Thái Nguyên Tổ 27 - Quang Trung - TN
Doanh nghiệp Tư nhân Linh Thư

Tổ 14 - Phan Đình Phùng - TN
Công ty TNHH Thép Tú Ninh
Tổ 7 - Tân Thành - TN
Doanh nghiệp Phú Biên Phương
Tổ 12 - Túc Duyên - TN
Công ty TM Quang Minh
Tổ 1 - Hoàng Văn Thụ - TN
Doanh nghiệp Tư nhân Mai Hồng
Tổ 17 - Trưng Vương - TN
Doanh nghiệp Sơn Tình
Tổ 7 - Tân Long - TN
Doanh nghiệp Dũng Thảo
Đường Lương Ngọc Quyến - TN
Công ty TNHH Gia Thuật PPT
Tổ 12 - Tân Lập - TN
Doanh nghiệp Ngọc Tú
Sơm Cẩm - Phú Lương - TN
Doanh nghiệp Thành Lợi
Hùng Sơn - Đại Từ - TN
Doanh nghiệp Tư nhân Anh Đào
Phan Đình Phùng - TN
Doanh nghiệp Tư nhân Trần Thắng Quang Trung - Thái Nguyên
Doanh nghiệp Tư nhân Hợp Nhất
Tổ 12 - Trung Thành - TN
Doanh nghiệp Toàn Nghĩa
Tổ 12 - Quang Trung - TN
Doanh nghiệp Tư nhân Hoà Nam
Tổ 12 - Phan Đình Phùng - TN
Doanh nghiệp Tư nhân Hùng Giang Yên Đổ - Phú Lương - TN
Doanh nghiệp TN Xây dựng Hùng TuấnTT Đu - Phú Lương - TN

Doanh nghiệp TN Gia Hưng TN
Phường Tân Lập - Thái Nguyên
Doanh nghiệp Tư nhân Hồng Thuỷ
Thịnh Đán - TP Thái Nguyên
Doanh nghiệp Tư nhân Hồng Quyến An Khánh - Đại Từ - TN
Doanh nghiệp Tư nhân Bảo Liên
Cam Giá - Tp Thái Nguyên
Doanh nghiệp Tư nhân Đức Thuận
Trung Thành - Phổ Yên - TN
Doanh nghiệp Tư nhân Truyền Chi
Quang Trung - Thái Nguyên

4.500
10.000
15.180
9.500
1.000
1.500
800
10.800
1.945
400
250
2.000
3.000
5.000
1.000
1.500
1.200
2.000

1.800
3.000
2.000
1.500
3.500
2.000
1.500
500
500
2.000
1.500

Tổng số
35
25
78
30
26
11
9
19
58
13
11
8
20
30
30
18
10

14
20
19
28
22
10
32
21
12
10
12
19
24

Nữ
10
10
34
25
13
5
3
11
16
4
6
5
5
10
8

4
2
2
5
3
6
7
4
7
9
4
2
4
10
12

Số lượng LĐ tham Tỷ lệ tham
gia đóng BHXH, gia BHXH,
BHYT,
BHYT, BHTN
BHTN
Tổng số
Nữ
28
18
54
9
26
5
3

12
37
13
3
4
18
16
25
12
8
10
15
14
20
15
5
20
20
10
4
5
15
18

6
8
28
7
13
4

2
8
12
4
2
3
2
4
5
2
2
2
3
3
2
5
2
5
8
3
2
2
8
10

80,00%
72,00%
69,23%
30,00%
100,00%

45,45%
33,33%
63,16%
63,79%
100,00%
27,27%
50,00%
90,00%
53,33%
83,33%
66,67%
80,00%
71,43%
75,00%
73,68%
71,43%
68,18%
50,00%
62,50%
95,24%
83,33%
40,00%
41,67%
78,95%
75,00%

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của các Phiếu điều tra DN năm 2011)

66


69Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Thái Thị Thái Nguyên

STT

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

103(03): 65 - 72

Bảng 2: MỨC TIỀN LƯƠNG THỰC TẾ BÌNH QUÂN VÀ LCB ĐÓNG BHXH BÌNH QUÂN
CỦA MỘT SỐ DN NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Thời điểm: 31/12/2011)
Đvt: 1000đ
Mức lương thực tế Mức lương tham gia
Tên Doanh Nghiệp
Địa chỉ
bình quân
BHXH, BHYT, BHTN

Tỷ lệ

1

Công ty TNHH TM Việt Sơn

Số 225 - PĐP - TP Thái Nguyên


2.800

1.958

69,93%

2

Công ty TNHH Thái Việt

Cao Ngạn - TP Thái Nguyên

2.700

2.020

74,81%

3

Doanh nghiệp Tư nhân Trung Thành

Tổ 19 - Trung Thành - TN

2.200

2.180

99,09%


4

Công ty CP đầu tư& TM Nhật Huyền Tổ 20 - Trung Thành - TN

2.600

2.300

88,46%

5

Công ty TNHH Hiền Sơn

SN60- CMT8 - TP Thái Nguyên

2.250

2.160

96,00%

6

Công ty TB điện Lộc Phát

369 - Đồng Quang - TN

2.100


1.958

93,24%

7

Công ty TNHH An Giang Thái Nguyên Tổ 27 - Quang Trung - TN

2.200

2.010

91,36%

8

Doanh nghiệp Tư nhân Linh Thư

Tổ 14 - Phan Đình Phùng - TN

2.500

1.958

78,32%

9

Công ty TNHH Thép Tú Ninh


Tổ 7 - Tân Thành - TN

2.400

2.120

88,33%

10

Doanh nghiệp Phú Biên Phương

Tổ 12 - Túc Duyên - TN

2.600

1.958

75,31%

11

Công ty TM Quang Minh

Tổ 1 - Hoàng Văn Thụ - TN

2.400

2.130


88,75%

12

Doanh nghiệp Tư nhân Mai Hồng

Tổ 17 - Trưng Vương - TN

2.550

1.958

76,78%

13

Doanh nghiệp Sơn Tình

Tổ 7 - Tân Long - TN

2.500

1.960

78,40%

14

Doanh nghiệp Dũng Thảo


Đường Lương Ngọc Quyến - TN

2.500

1.980

79,20%

15

Công ty TNHH Gia Thuật PPT

Tổ 12 - Tân Lập - TN

2.600

2.350

90,38%

16

Doanh nghiệp Ngọc Tú

Sơm Cẩm - Phú Lương - TN

2.200

1.950


88,64%

17

Doanh nghiệp Thành Lợi

Hùng Sơn - Đại Từ - TN

2.500

2.250

90,00%

18

Doanh nghiệp Tư nhân Anh Đào

Phan Đình Phùng - TN

2.800

2.150

76,79%

19

Doanh nghiệp Tư nhân Trần Thắng


Quang Trung - Thái Nguyên

2.700

1.950

72,22%

20

Doanh nghiệp Tư nhân Hợp Nhất

Tổ 12 - Trung Thành - TN

2.600

1.960

75,38%

21

Doanh nghiệp Toàn Nghĩa

Tổ 12 - Quang Trung - TN

2.400

2.250


93,75%

22

Doanh nghiệp Tư nhân Hoà Nam

Tổ 12 - Phan Đình Phùng - TN

2.500

2.170

86,80%

23

Doanh nghiệp Tư nhân Hùng Giang

Yên Đổ - Phú Lương - TN

2.300

1.990

86,52%

24

Doanh nghiệp TN Xây dựng Hùng Tuấn TT Đu - Phú Lương - TN


2.700

1.980

73,33%

25

Doanh nghiệp TN Gia Hưng TN

2.600

2.140

82,31%

Phường Tân Lập - Thái Nguyên

26

Doanh nghiệp Tư nhân Hồng Thuỷ

Thịnh Đán - TP Thái Nguyên

2.300

1.950

84,78%


27

Doanh nghiệp Tư nhân Hồng Quyến

An Khánh - Đại Từ - TN

2.800

1.980

70,71%

28

Doanh nghiệp Tư nhân Bảo Liên

Cam Giá - Tp Thái Nguyên

2.400

2.160

90,00%

29

Doanh nghiệp Tư nhân Đức Thuận

Trung Thành - Phổ Yên - TN


2.600

2.180

83,85%

30

Doanh nghiệp Tư nhân Truyền Chi

Quang Trung - Thái Nguyên

2.700

1.950

72,22%

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của các Phiếu điều tra DN năm 2011)

Theo số liệu điều tra tại bảng 2 sau khi có sự điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu của Nhà Nước
kể từ ngày 1/10/2011 đối với các doanh nghiệp nằm trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên từ mức
1.200.000đ/tháng lên mức 1.780.000đ/tháng thì mức tiền lương bình quân tham gia bảo hiểm của
các doanh nghiệp đã đạt gần bằng với mức tiền lương thực tế bình quân trả cho người lao động.
Cụ thể như: Doanh nghiệp tư nhân Trung Thành với mức tiền lương bình quân:
2.200.000đ/người/tháng và mức tiền lương bình quân tham gia đóng Bảo hiểm:
2.180.000đ/người/tháng đạt mức 99.09% và hầu như các doanh nghiệp được tác giả điều tra đều
có mức tiền lương tham gia đóng bảo hiểm trên 70% so với mức tiền lương thực tế bình quân trả
cho người lao động.
67


70Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Thái Thị Thái Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

103(03): 65 - 72

Bảng 3: HỆ THỐNG THANG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
( Đăng ký với Sở lao động Thương binh Xã hội tỉnh Thái Nguyên)
STT
1
STT
1
2
3
STT
1
2
3
4
STT
1
2
3
4


Doanh nghiệp tư nhân Mai Hồng
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Kế Toán, NV giao hàng…)
1,2
1,4
1,6
1,8
2
2,2
2,4
Công ty TNHH An Giang Thái Nguyên
Chức vụ
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
…….
Bậc 11
Giám đốc, Phó giám1,3
1,5
1,72
1,98

2,27 …………
5,26
Kế Toán, Thủ
1,1
1,21
1,33
1,46
1,61 ……..
2,85
Công nhân xây d 1,08
1,19
1,31
1,44
1,58 ……..
2,8
Công ty TNHH Thái Việt
Chức vụ
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
……
Bậc 11
Giám đốc, Phó giám 2
2,3
2,65
3,04
3,5 …………
8,09

Kế Toán, Thủ
1,3
1,43
1,57
1,73
1,9 ……..
3,37
Bảo vệ, lái xe… 1,1
1,21
1,33
1,46
1,61 ……..
2,85
Công nhân, c
1,07
1,18
1,3
1,42
1,57 ………….
2,78
Công ty TNHH TM Việt Sơn
Chức vụ
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
……
Bậc 11
Giám đốc, Phó giám 2

2,3
2,65
3,04
3,5
8,09
Kế Toán, Thủ
1,27
1,45
1,67
1,92
2,21
5,12
Thị trường, lái xe…1,1
1,27
1,45
1,67
1,92
4,45
Bốc xếp, bả
1,1
1,21
1,33
1,46
1,61
2,85
Chức vụ

Bậc 8
2,6
Bậc 12

6,05
3,14
3,08
Bậc 12
9,3
3,71
3,14
3,05
Bậc 12
9,3
5,63
5,12
3,14

(Nguồn: Sở lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên)

Theo số liệu điều tra của tác giả tại bảng 3
cho thấy việc đăng ký thang lương, bảng
lương của các doanh nghiệp có sự khác nhau
về số bậc lương, và hệ số lương của mỗi bậc
lương cho từng vị trí. Tuy nhiên, việc xây
dựng thang lương, bảng lương của các doanh
nghiệp đều đúng quy định của Nhà nước là hệ
số lương bậc 1 đều lớn hơn mức tiền lương
tối thiểu do Nhà nước quy định đồng thời hệ
số lương của bậc sau cao hơn bậc trước 5%.
Ví dụ: Tại doanh nghiệp tư nhân Mai Hồng:
Nếu người lao động giữ chức vụ kế toán: Bậc
lương khởi điểm là bậc 1; hệ số: 1,2 khi đó
mức tiền lương cơ bản đóng BHXH, BHYT,

BHTN của nhân viên đó tại thời điểm
31/12/2011: 1.2 x 1.780.000đ/tháng (Tính
theo mức tiền lương tối thiểu theo quy định
hiện hành) = 2.136.000đ. Từ đó, ta thấy việc
xây dựng thang bảng lương như trên mặc dù
đã đúng theo quy định của Nhà nước, nhưng
vẫn có một số người lao động không đảm bảo
quyền lợi bởi vì thang lương, bảng lương của
đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
hiện nay đều được xây dựng trên cơ sở đó là
vị trí làm việc của người lao động, chưa xét
đến trình độ học vấn của người lao động. Ví

dụ: Tại doanh nghiệp tư nhân Mai Hồng vẫn
nhân viên kế toán đó nếu có trình độ Trung
cấp, Đại học, trên Đại học… thì khi bắt đầu
làm việc và ký hợp đồng dài hạn tại doanh
nghiệp đó mức lương khởi điểm vẫn là Bậc 1,
với hệ số 1.2. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi
cho người lao động, khuyến khích người lao
động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì
doanh nghiệp cần phải có chính sách cụ thể
hơn đối với những người lao động có học tập,
nâng cao trình độ, làm việc với năng suất lao
động cao…cần khuyến khích nâng bậc lương
sớm cho người lao động.
Quy trình hạch toán liên quan đến các
nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Định kỳ tính BHXH, BHYT, BHTN cho

người lao động: Căn cứ vào hệ số lương đã
đăng ký trên thang bảng lương và mức tiền
lương tối thiểu theo quy định hiện hành, kế
toán xác định được mức tiền lương cơ bản
đóng BHXH của từng bộ phận trong đơn vị.
Từ đó, căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH, BHYT,
BHTN theo quy định hiện hành sẽ xác định
được mức đóng BHXH, BHYT, BHTN tính

68

71Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Thái Thị Thái Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

vào chi phí và khấu trừ vào thu nhập của
người lao động kế toán ghi sổ:
1a. Khoản BHXH, BHYT, BHTN tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK154; 6421; 6422: Chi phí sản xuất, kinh
doanh
Có TK338(3): Bảo hiểm xã hội
Có TK338(4): Bảo hiểm y tế
Có TK338(9): Bảo hiểm thất nghiệp
1b. Đối với khoản BHXH, BHYT, BHTN trừ

vào thu nhập của người lao động:
Nợ TK334 – Phải trả công nhân viên
Có TK338(3): Bảo hiểm xã hội
Có TK338(4): Bảo hiểm y tế
Có TK338(9): Bảo hiểm thất nghiệp
2. Nộp BHXH, BHYT, BHTN lên cơ quan
BHXH có thể nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển
khoản, kế toán căn cứ vào phiếu chi, hoặc
giấy báo Nợ của ngân hàng ghi sổ:
Nợ TK338(3): Bảo hiểm xã hội
Nợ TK338(4): Bảo hiểm y tế
Nợ TK338(9): Bảo hiểm thất nghiệp
Có TK111; 112: Tiền mặt hoặc chuyển khoản
3. Nhận trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN do cơ
quan BHXH chuyển về để thanh toán cho
người lao động, căn cứ vào chứng từ ngân hàng
giấy báo Có của ngân hàng kế toán ghi sổ:
Nợ TK112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK338(3): Bảo hiểm xã hội
4. Thanh toán trợ cấp BHXH cho người lao
động qua tiền lương:
Nợ TK334 – Phải trả công nhân viên
Có TK338(3): Bảo hiểm xã hội
Mặc dù vậy, đối với công tác kế toán BHXH,
BHYT, BHTN thực tế hiện nay tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh còn gặp
phải một số khó khăn như sau:
Thứ nhất: Để thực hiện chế độ BHXH, BHYT,
BHTN cho người lao động doanh nghiệp phải
đăng ký thang bảng lương với Sở Lao động

Thương binh và Xã hội, thời gian nhận hồ sơ và
giải quyết hồ sơ tốn nhiều thời gian.
Thứ hai: Các văn bản, biểu mẫu liên quan
đến thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, tai

103(03): 65 - 72

nạn lao động cho người lao động thay đổi,
việc gửi văn bản đến cho các doanh nghiệp
thường trực tiếp nên việc thực hiện theo các
mẫu văn bản mới còn chậm. Do đó, khi kế
toán gửi lên BHXH thanh toán chế độ cho
người lao động bị chậm hoặc sai mẫu. Hơn
nữa, vì hiểu biết về các chế độ ốm đau, thai
sản để tính chế độ cho người lao động còn
hạn chế, nên thường tính sai số tiền được
hưởng do vậy cần có sự hướng dẫn trực tiếp
của cán bộ chính sách của BHXH nên cũng
dẫn đến chậm thanh toán chế độ trợ cấp cho
người lao động.
Thứ ba: Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tình trạng nợ đọng tiền BHXH, BHYT,
BHTN. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến lợi
ích của người lao động, đẩy họ vào cảnh khó
khăn khi không thể giải quyết được các chế
độ BHTN, BHYT, ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động…, tác động xấu đến việc đảm bảo an
sinh và an toàn xã hội. Nhiều doanh nghiệp
nợ BHXH từ 6 tháng trở lên. Với việc áp
dụng mức phạt vi phạm chậm nộp khá cao

như hiện nay (14,2%/năm), các đơn vị nên
nộp BHXH, BHTN, BHYT kịp thời để tránh
thiệt hại cho đơn vị. Chính việc nợ đọng tiền
BHXH nên rất nhiều đơn vị không thanh toán
được tiền trợ cấp ốm đau, thai sản và chốt sổ
BHXH để hưởng chế độ BHTN vì BHXH sẽ
không thanh toán hoặc chốt sổ nếu đơn vị
chưa nộp đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN.
Thứ tư: Trong công tác kế toán BHXH,
BHYT, BHTN rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và
vừa do quan điểm của Chủ doanh nghiệp,
Giám đốc hoặc Hội đồng thành viên có quan
niệm “trốn” nộp BHXH, BHYT, BHTN cho
người lao động nên kế toán cũng gặp nhiều
khó khăn trong công tác cân đối và hạch toán
chi phí sản xuất kinh doanh. Vì các khoản bảo
hiểm này cũng là một phần trong tổng chi phí
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Thứ năm: Do tình trạng nợ đọng BHXH nên
đa số các doanh nghiệp đều bị phạt một khoản
lãi lãi chậm trả. Khoản lãi này một số các
doanh nghiệp hạch toán chưa đúng quy định
đó là tính thẳng khoản lãi đó vào chi phí sản
xuất kinh doanh không loại trừ trước khi
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
69

72Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Thái Thị Thái Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Thứ sáu: Trong công tác kế toán BHXH,
BHYT, BHTN đa số các doanh nghiệp thực
hiện công tác kế toán thủ công hoặc có sử
dụng phần mềm kế toán nhưng chưa tách biệt
các khoản bảo hiểm trên các tài khoản chi tiết
do vậy khi tính toán và hạch toán từng khoản
bảo hiểm này vào chi phí chưa chính xác. Đặc
biệt đối với chế độ BHTN chưa sử dụng tài
khoản mới theo hướng dẫn của Thông tư
138/2011/TT – BTC ngày 4 tháng 10 năm
2011 là TK338.9 – Bảo hiểm thất nghiệp.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác kế toán BHXH, BHYT, BHTN tại các
doanh nghiệp Nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên
Giải pháp về phía cơ quan BHXH
Việc đăng ký thang bảng lương nhanh gọn
cũng góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc
của kế toán BHXH, BHYT, BHTN. Nếu đăng
ký được Thang bảng lương thì đơn vị sẽ hoàn
thiện nhanh chóng hồ sơ tham gia Bảo hiểm
cho người lao động. Tuy nhiên, giải pháp này
một mặt phụ thuộc vào đơn vị đó là kế toán
cần tham khảo tài liệu, chế độ, tư vấn của hội

đồng thành viên, của ban giám đốc xây dựng
thang bảng lương chính xác, phù hợp với đặc
điểm của doanh nghiệp, đúng chế độ Nhà
nước quy định. Hơn nữa, còn phụ thuộc vào
yếu tố khách quan đó là đội ngũ tiếp nhận và
xử lý thông tin của Sở lao động Thương Binh
và Xã Hội Tỉnh hoặc phòng chức năng của
huyện, đồng thời nên rút ngắn hơn nữa thời
gian xử lý hồ sơ, tư vấn và hướng dẫn doanh
nghiệp tận tình hơn để doanh nghiệp sớm
nhận được thang bảng lương. Vì thế, giải
pháp này mang tầm vĩ mô, phụ thuộc vào lực
lượng nhân sự và trình độ của cán bộ chuyên
trách và quy chế pháp lý Nhà nước đã quy định.
Giải pháp về phía Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thứ nhất: Trong thực hiện công tác kế toán
nói chung cũng như công tác kế toán BHXH,
BHYT, BHTN tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa với một đặc trưng chung đó là số lượng
người làm công việc kế toán ít, trình độ hạn
chế, kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán. Do
vậy, việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT,
BHTN gặp nhiều khó khăn: Cập nhật chế độ,
cập nhật biểu mẫu văn bản mới, chính sách

103(03): 65 - 72

mới nhiều hạn chế…Vì thế, về phía các doanh
nghiệp cần tạo điều kiện hơn nữa cho kế toán
bổ sung kiến thức mới thông qua mua thêm

sách, kết nối internet cho nhân viên kế toán
cập nhật thông tin về chế độ bảo hiểm, tuyển
dụng thêm nhân viên kế toán làm công việc
chuyên trách BHXH, BHYT, BHTN đều này
vô cùng quan trọng và cần thiết vì đối với
những doanh nghiệp có số lượng lao động lớn
có rất nhiều công việc như: Báo tăng; báo
giảm, điều chỉnh hồ sơ tham gia BHXH, tính
toán các chế độ trợ cấp BHXH, chốt sổ cho
người lao động…thì các công việc này sẽ
được giải quyết nhanh gọn, người lao động
cũng được hưởng chế độ trợ cấp sớm và được
tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng
quy định.
Thứ hai: Đối với việc nợ đọng tiền BHXH,
BHYT, BHTN của các doanh nghiệp. Giải
pháp này phụ thuộc chủ yếu về phía doanh
nghiệp tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hiện
đang khó khăn nhất là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Vì thế hiện nay nhà nước cũng đang
có các chính sách hỗ trợ vốn vay, giảm lãi
suất, ưu đãi thuế, gia hạn nộp thuế để tăng
nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp, kế
toán cần tính toán, tư vấn cho chủ doanh
nghiệp về lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích
của người lao động trong việc nộp BHXH,
BHYT, BHTN đúng thời hạn.
Thứ ba: Đối với tình trạng” trốn” nộp BHXH,
BHYT, BHTN của một số các doanh nghiệp
nhỏ và vừa cần đầy mạnh công tác tuyên

truyền đưa ra các biện pháp tuyền truyền,
động viên các doanh nghiệp tham gia hơn nữa
nhấn mạnh yếu tố pháp lý đó là bắt buộc tham
gia Bảo hiểm cho người lao động là quyền lợi
và lợi ích hợp pháp của người lao động đồng
thời phối hợp với các cơ quan quản lý lao
động tại địa bàn cơ sở một cách chặt chẽ để
nắm bắt tình hình sử dụng lao động thường
xuyên, lao động thời vụ, lao động tham gia
BHXH, lao động chưa tham gia
BHXH…Việc các doanh nghiệp tham gia đầy
đủ BHXH, BHYT, BHTN là một khoản kế
toán ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh
doanh. Đảm bảo sự đầy đủ, chính xác các yếu
tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh, xác
định thu nhập chịu thuế và là một khoản giảm
trừ đương nhiên khi kế toán xác định thu nhập

70

73Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Thái Thị Thái Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

chịu thuế thu nhập cá nhân là lợi ích trực tiếp

của doanh nghiệp cũng như lợi ích trực tiếp
của người lao động trong doanh nghiệp
Thứ tư: Đối với công tác hạch toán lãi trả
chậm tính trên khoản tiền chậm nộp BHXH,
BHYT, BHTN của các doanh nghiệp kế toán
có thể hạch toán:
Nợ TK811: Chi phí khác
Có TK338(8): Phải trả phải nộp khác (Chi
tiết: Cơ quan BHXH)
Khi nộp tiền kế toán căn cứ vào các chứng từ:
Phiếu chi; Ủy nhiệm chi, giấy báo Nợ của ngân
hàng để hạch toán số tiền phạt chậm nộp:
Nợ TK338(8): Phải trả phải nộp khác (Chi
tiết: Cơ quan BHXH)
Có TK111;TK112: Tiền mặt,Tiền gửi ngân hàng
Phần chi phí phạt chậm nộp kế toán ghi nhận
vào khoản chi phí khác tuy nhiên khi quyết
toán thuế TNDN cần loại trừ khỏi chi phí. Vì
theo quy định luật thuế TNDN, lãi chậm nộp
không phải là chi phí hợp lệ.
Thứ năm: Khi thực hiện ghi sổ kế toán bao
gồm cả kế toán thủ công hay kế toán trên máy
vi tính kế toán phải chi tiết các khoản bảo
hiểm theo các tài khoản chi tiết đảm bảo tính
chính xác trong hạch toán và tính toán đúng,
đầy đủ các khoản bảo hiểm theo quy định
đồng thời cập nhật đầy đủ theo hướng dẫn
Thông tư 138/2011/TT – BTC về hạch toán
khoản BHTN. Do vậy, các khoản BHXH,


103(03): 65 - 72

BHYT, BHTN sẽ được kế toán mở các sổ chi
tiết như sau: TK338(3) – Bảo hiểm xã hội;
TK338(4) – Bảo hiểm y tế; TK338(9)- Bảo
hiểm thất nghiệp.
KẾT LUẬN
Việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho người
lao động còn nhiều bất cập. Số lượng lao
động tham gia đóng BHXH nhỏ hơn so với số
lượng lao động thực tế, mức lương đóng
BHXH còn thấp, các vấn đề liên quan đến
công tác kế toán BHXH, thanh toán trợ cấp
BHXH, nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH
…cần được sự quan tâm chỉ đạo hơn nữa của
các cơ quan ban ngành nhờ vậy các doanh
nghiệp nhỏ và vừa phát triển ổn định và bền
vững đồng thời đảm bảo quyền lợi và lợi ích
hợp pháp của người lao động trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam số 71/2006/QH11 ngày
29/06/2006
[2]. Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng
09 năm 2006
[3]. Thông tư 138/2011/TT – BTC ngày 4 tháng
10 năm 2011
[4]. />[5]. />

71

74Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Thái Thị Thái Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

103(03): 65 - 72

SUMMARY
MAIN SOLUTIONS IN ORDER TO FULFILL INSURANCE, HEALTH
INSURANCE AND UNEMPLOYMENT INSURANCE AT SMALL AND
MEDIUM SIZED ENTERPRISES IN TERRITORY OF THAI NGUYEN
PROVINCE ACCOUNTING TASK FOR ITEMS ON SOCIAL
Thai Thi Thai Nguyen*
College of Economics and Business Administration – TNU

According to statistical data of the Association of Small and Medium Enterprise (ASME) of Thai
Nguyen province as of the 30th October 2010, there are over 2000 small and medium-sized
enterprises registered business and operating actively in areas of the Province. They contribute to
socio-economic development and deserve with potential role of Thai Nguyen province [5]. The
implement and fulfillment of accounting task of enterprises plays a significant role in existence
and development of small medium-sized enterprises. Of which, the implement and fulfillment of
accounting task for social insurance, health insurance and unemployment insurance is one of
contents of fulfillment of accounting task of small medium-sized enterprises in territory of the
Province.

Keywords: business associations, Thai Nguyen, social insurance, health insurance, voluntary
insurance

Ngày nhận bài:29/11/2012, ngày phản biện: 15/12/2012, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*

Tel: 0982 059811, Email:

72

75Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×