Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Mười phân vẹn mười có phải đã là hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.03 KB, 2 trang )

Mười phân vẹn mười có phải đã là hay?
Người thanh thoát, thông minh,
phóng khoáng, tháo vát, nhạy
cảm, chân tình, khiêm tốn, cẩn
thận… tóm lại là thập toàn thập mỹ
- liệu có được mọi người thích gần
không? Chưa chắc! Họ thường gây
ra cảm giác siêu phàm thoát tục,
cao quá không với tới, đành phải
“đứng từ xa mà nhìn” vậy.
Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm để chứng minh
rằng, người thập toàn thập mỹ chưa hẳn đã được mọi
người ưa thích nhất. Điều đó liên quan đến "hiệu ứng
bộc lộ nhược điểm". Thí nghiệm trên 4 vị tiến sĩ như
sau: Họ cho 4 vị này giải một bài tập khó. Vị tiến sĩ A
giải xong, ngồi thoải mái nhâm nhi cà phê. Vị B cũng
giải được, nhưng đánh đổ cà phê. Vị C không giải được,
vẫn ngồi uống cà phê. Vị D không giải được và đánh đổ
cà phê.
Sau đó, các nhà khoa học nhờ mấy trăm sinh viên bình
luận. Kết quả, mức độ yêu thích của sinh viên dành cho
bốn vị tiến sĩ đó được xếp theo thứ tự: B, A, C, D. Điều
này chứng tỏ, thông minh được người ta thích hơn ngu
đần. Tuy vậy, người có năng lực cao, nhưng có khiếm
huyết điểm nhỏ được ưa thích hơn người hoàn thiện. Còn
người có năng lực kém, lại phạm khuyết điểm làm người
ta ghét nhất. "Hiệu ứng bộc lộ nhược điểm" cho chúng ta
biết: Người ưu tú mọi mặt, nếu có chút khiếm khuyết
Kiều toàn vẹn đến
nỗi, hoa cũng phải
ghen, liễu cũng phải


hờn - huống chi là
người?
nhỏ, sẽ rút ngắn khoảng cách tâm lý với người khác,
khiến họ dễ gần hơn.
Vậy một người bình thường phải như thế nào mới được
yêu thích? Theo các nhà tâm lý, thích một người nào đó
có nghĩa là đối phương có sức hấp dẫn với mình. Người
ta sở dĩ cần giao tiếp là để thoả mãn nhu cầu tâm lý của
cá nhân. Cho nên đối tượng càng làm cho ta thoả mãn
nhu cầu đó, chúng ta càng yêu thích họ.
Các nhà tâm lý học phương Tây nêu ra thuyết "cường
hoá hấp dẫn giao tiếp". Đại diện cho trường phái này là
Bern và Croley. Theo đó, người ta đều thích những ai
mang lại cho họ sự bù đắp nào đó, và ghét kẻ trừng
phạt mình. Những kích thích có tính bù đắp như mỉm
cười, khôi hài, tôn trọng, tán đồng có thể tạo cho người
ta cảm giác vui sướng tích cực, tiến tới gây hấp dẫn.
Ngược lại, những kích thích có tính trừng phạt như oán
trách, nhiếc móc, lạnh nhạt,… đều làm cho người ta
chán ghét tiêu cực, dẫn đến xa lánh.

×