Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hiệu quả của phẫu thuật nội soi mũi xoang trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính pôlýp mũi có nhiễm đơn bào dạng amíp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.65 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học

HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH PÔLÝP MŨI
CÓ NHIỄM ĐƠN BÀO DẠNG AMÍP
Nguyễn Ngọc Minh*

TÓM TẮT
Mục đích: Nghiên cứu hiệu quả của phẫu thuật nội soi mũi xoang trong điều trị viêm mũi xoang pôlýp mũi
có nhiễm đơn bào dạng amíp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này có 39 ca nhiễm đơn bào dạng amíp trên 62
trường hợp viêm xoang mạn có pôlýp mũi được phẫu thuật trong thời gian 01 năm từ9/2004 đến 9/2005
Kết quả: Trong 39 trường hợp viêm mũi xoang pôlýp mũi có nhiễm đơn bào dạng amíp được phẫu thuật nội
soi mũi xoang và rửa mũi hậu phẫu thường xuyên, không trường hợp nào tái phát sau 1 năm theo dõi.
Kết luận: viêm mũi xoang pôlýp mũi có nhiễm đơn bào dạng amíp được điều trị chủ yếu là phẫu thuật nội
soi và săn sóc hậu phẫu kỹ lưỡng, hướng dẫn bệnh nhân giữ vệ sinh chung và vệ sinh vùng mũi họng.
Từ khóa: viêm mũi xoang pôlýp mũi có nhiễm đơn bào dạng amíp, pôlýp mũi, phẫu thuật nội soi mũi xoang.

ABSTRACT
ENDOSCOPIC SINUS SURGERY IN CHRONIC POLYPOID RHINOSINUSITIS
WITH AMOEBA INFECTION
Nguyen Ngoc Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 69 - 72
Aim: study the efficiency of endoscopic sinus surgery in chronic polypoid rhinosinusitis with amoeba infection.
Materials and methods: In study, 39 cases of chronic polypoid rhinosinusitis with amoeba infection were
operated with endoscopic sinus surgery from 9/2004 to 9/2005.
Result of 39 cases of chronic polypoid rhinosinusitis with amoeba infection, no case is recurring.
Conclusion: chronic polypoid rhinosinusitis with amoeba infection are especially treated by endoscopic sinus
surgery, post-op care, general and ENT hygiens.
Keywords: chronic polypoid rhinosinusitis, nasal polyps, amoeba infection, endoscopic sinus surgery.



NHẬP ĐỀ
Viêm mũi xoang mạn tính nói chung đã là
một thể bệnh rất khó trị dứt điểm, viêm mũi
xoang mạn tính có pôlýp mũi lại càng phức tạp
và khó giải quyết hơn nữa(1,2). Ngày nay viêm
mũi xoang mạn tính nhiễm amíp có pôlýp mũi
thường được điều trị hiệu quả với phẫu thuật
nội soi mũi xoang, chế độ theo dõi sát xao và rửa
mũi thường xuyên với các loại nước biển sâu
đẳng hoặc ưu trương lâu dài sau mổ(2,5).

Bảng 1: Kết quả điều trị của nhóm 2 viêm mũi xoang
mạn tính pôlýp mũi có nhiễm đơn bào dạng amíp.
Kết quả

Rất tốt

Tốt

Xấu

Tổng số

Số ca

10

23


6

39

Tỉ lệ %

25,6

59

15,4

100

Nhận xét: có 06 ca kết quả xấu. Trong 33 ca
mổ theo dõi sau một năm có 25,6% kết quả rất
tốt (khỏi hẳn), 59% ca tốt, pôlýp mũi không tái
phát (100%).

* Bộ môn TMH, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. HCM
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Ngọc Minh
ĐT: 0903786684

Chuyên Đề Tai Mũi Họng

Email:

69



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Bảng 2: Các thuốc điều trị sau mổ của những ca mổ
nội soi.
Thuốc
Kháng sinh
Kháng viêm
Giảm đau
Diệt đơn bào dạng amíp
Corticoid tại chỗ
Corticoid uống
Rửa mũi

Số ca
62
62
62
0
62
49
62

Nhận xét: không ca nào cần dùng thuốc điều
trị amíp sau mổ.

Hình 2: Hình chụp CT scan xoang sau mổ phẫu thuật
nội soi mũi xoang
Bảng 3: Tổng kết kết quả sau mổ một năm.


Hình 1: Hình chụp CT scan xoang trước mổ

70

Các
Kết quả sau mổ một năm
nhóm Số
Rất tốt
Tốt
Xấu
bệnh ca
Số ca Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ %
nhân
Nhóm 2 39 10
25,6
23
59
6
15,4

Chuyên Đề Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Nhận xét: nhóm bệnh nhân bị viêm mũi
xoang mạn tính pôlýp mũi có nhiễm đơn bào
dạng amíp tái phát cao.

Vách ngăn

mũi

Hình a: Hốc mũi bên phải

Nghiên cứu Y học

BÀN LUẬN
Số ca nhiễm đơn bào dạng amíp là 39 ca
trong đó nữ chiếm tỉ lệ 48,7% và nam chiếm tỉ
lệ 51,3%.
Đối với những ca mổ điều trị viêm mũi
xoang mạn tính pôlýp mũi có nhiễm đơn bào
dạng amíp chúng tôi cho là tốt khi không tái
phát pôlýp. Những ca tái phát triệu chứng khi
bệnh nhân trở lại vì các triệu chứng như viêm
mũi xoang mạn tính (nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa
mũi hắt hơi, nhức đầu…).
Có 06 ca (15,4%) không theo dõi được (kết
quả xấu), 25,6% kết quả tốt, 59% ca tái phát triệu
chứng giống như triệu chứng viêm mũi xoang
cấp tính hay dị ứng. Các ca tái phát này đều
được tiếp tục điều trị với vài đợt thuốc, tất cả ổn
định sau 7-10 ngày thuốc. Ghi nhận sau một
năm, pôlýp mũi không tái phát (100%).

Hình b: Hốc mũi bên trái
Hình 3: Hình tái phát triệu chứng sổ mũi sau mổ

Hình a: Hốc mũi bên phải


Tất cả 39 ca viêm mũi xoang mạn tính pôlýp
mũi có nhiễm đơn bào dạng amíp đều được
phẫu thuật và được chẩn đoán sau khi mổ.
Các loại kháng viêm không corticoid như
Extranase, Betonase, Serratiopeptidase trong
vòng 2 tuần sau mổ nhằm chống phù nề và làm
tiêu các chất viêm.
Vấn đề điều trị hậu phẫu giống như VX
polýp thông thường(2). Chúng tôi cho bệnh nhân
rửa mũi bằng nước muối sinh lý(2). Tuy nhiên,
nhiều tác giả đề nghị dùng thuốc kháng đơn bào
dạng amíp như Amphotericin B, Ketoconazole,
Miconazole… dưới dạng khí dung và thuốc rửa
xoang(3,4,5,9), trong nghiên cứu này chúng tôi
không dùng. Các loại thuốc kháng đơn bào dạng
amíp và kháng nấm được dùng giống nhau cả về
liều lượng và chỉ định. Ngoài ra có thể dùng
thêm một số thuốc kháng viêm steroid sau mổ
dạng toàn thân hoặc tại chỗ(7,8,9).

KẾT LUẬN
Hình b: Hốc mũi bên trái
Hình 4: Hố mổ của PTNSTĐ sau mổ 2 năm

Chuyên Đề Tai Mũi Họng

Qua nghiên cứu điều trị phẫu thuật 39 ca
nhiễm amíp trên 62 trường hợp phẫu thuật viêm
mũi xoang mạn tính có pôlýp mũi chúng tôi có
được những kết luận như sau:


71


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

-Với những trường hợp viêm mũi xoang
mạn tính nhiễm amíp có pôlýp mũi phẫu thuật
mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.

6.
7.

-Việc điều trị bằng thuốc kháng amíp không
cần thiết thậm chí gây hại do độc tính của thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.

72


Bonilla HF, Whitehurst BA, Kauffman CA, Arbor A (1999),
“Acanthamoeba Sinusitis and Disseminated Infection In a
Patient With AIDS”, Infect Med 16(6), pp. 397-400.
Dunand VA, Hammer SM, Rossi R, Poulin M, Albrecht MA,
Doweiko JP, DeGirolami PC, Coakley E, Piessens E, Wanke CA
(1997), “Parasitic sinusitis and otitis in patients infected with
human immunodeficiency virus: report of five cases and
review”,Clin Infect Dis, Aug 25(2), pp. 267-272.
King JW (2003), Image gallery: Heliozoa naegleria, Last Updated:
February 19, Asad Khan.
Marciano-Cabral F, Cabral G (2003), “Acanthamoeba spp. as
Agents of Disease in Humans”, Clinical Microbiology Reviews,
April, Vol. 16, No. 2, pp. 273-307.
Martinez AJ (1995), Free-Living Amebas: Naegleria,
Acanthamoeba and Balamuthia, Clin Infect Dis, Aug 25(2), pp.
267-272.

8.

9.

Nguyễn Lân Dũng, Nguyên Đình Quyến, Phạm Lân Ty (2003),
Vi sinh vật học, Nhà xuất bản giáo dục, tr. 1 – 5.
Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Hữu Khôi, Huỳnh Khắc Cường,
Phạm Kiên Hữu, Trần Thị Kim Dung, Phan Anh Tuấn (2006),
“Nhiễm kí sinh trùng trong viêm xoang mãn tính có pôlýp
mũi”, Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 23, chuyên đề Tai Mũi
Họng-Mắt, tập 10 phụ bản của số 1, Tạp chí Y học Tp Hồ Chí
Minh, tr. 53-57.
Siripanth C, Punpoowong B, Riganti M (2005), “Early Detection

and Identification of Amphizoic Amoebae from Nasal Exudates
of a Symptomatic Case”, J Med Assoc Thai 88(4), pp. 545-549.
WHO (2005), Guidelines for safe recreational-water
environments, vol. 2 Swimming pools, spas and similar
recreational water environments. Protozoa and Trematodes,
Published by IWA Publishing, London, UK. ISBN: 1843390663,
pp. 170- 175.

Ngày nhận bài báo:

28/11/2013

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

16/12/2013

Ngày bài báo được đăng:

10/01/2014

Chuyên Đề Tai Mũi Họng



×