Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát tổn thương phần trước nhãn cầu do chấn thương đụng dập bằng siêu âm sinh hiển vi (UBM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.39 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT TỔN THƯƠNG PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU
DO CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP BẰNG SIÊU ÂM SINH HIỂN VI (UBM)
Trần Anh Tuấn*, Vũ Anh Lê*, Phạm Thị Thủy Tiên*, Huỳnh Ngọc Khánh**

TÓMTẮT
Mục tiêu: Khảo sát tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn cầu do chấn thương đụng dập bằng siêu
âm sinh hiển vi.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 90 bệnh nhân bị chấn thương đụng
dập nhãn cầu đến khám và điều trị tại Bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 05/2012 đến
05/2013, các bệnh nhân này được khám lâm sàng và thực hiện siêu âm sinh hiển vi ở mắt chấn thương.
Kết quả: tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn cầu do chấn thương đụng dập hay gặp trên siêu âm
sinh hiển vi là lùi góc tiền phòng, xuất huyết tiền phòng và đứt dây chằng Zinn (63 – 74%). Tăng nhãn áp
do chấn thương đụng dập nhãn cầu là hậu quả của nhiều tổn thương phối hợp nhau (xuất huyết tiền phòng,
lùi góc tiền phòng và lệch thể thủy tinh).
Kết luận: Siêu âm sinh hiển vi là phương tiện tốt trong chẩn đoán tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn
cầu do chấn thương đụng dập, đặc biệt khi có tổn thương phù giác mạc và xuất huyết tiền phòng kèm theo.
Từ khóa: chấn thương đụng dập nhãn cầu, tổn thương phần trước nhãn cầu, siêu âm sinh hiển vi

ABSTRACT
ULTRASOUND BIOMICROSCOPY IN OCULAR ANTERIOR SEGMENT INJURY CAUSED
BY BLUNT TRAUMA
Tran Anh Tuan, Vu Anh Le, Pham Thi Thuy Tien, Huynh Ngoc Khanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 1 - 8
Purpose: Used ultrasound bio microscopy to evaluate ocular anterior segment injury caused by blunt
trauma.
Patients and methods: Cross-sectional study, from May 2012 through May 2013, a total of 90
clinical and ultrasound bio microscopy studies were performed in patients with blunt eye trauma at Ho Chi


Minh eye hospital.
Results: The most common ultrasound bio microscopy findings of 90 eyes with anterior segment
injuries caused by blunt trauma are angle recession, hyphema and zonulysis (63 – 74%). Ocular
hypertension after blunt trauma is consequence of coordinating multiple lesions (hyphema, angle recession
and lens dislocation).
Conclusion: Ultrasound bio microscopy is a good means in diagnosing ocular anterior segment injury
caused by blunt trauma, especially when there is corneal edema or/and hyphema coordination.
Keywords: ocular blunt trauma, anterior segment injury, ultrasound bio microscopy
nhãn cầu hở, trong đó chấn thương đụng dập
ĐẶT VẤNĐỀ
nhãn cầu là dạng hay gặp nhất trong chấn
Chấn thương nhãn cầu được chia thành
thương nhãn cầu kín chiếm tỷ lệ 57,8%(20).
chấn thương nhãn cầu kín và chấn thương
*BV Mắt TP.HCM
** BV Mắt Phú Yên
Tác giả liên lạc: BS Huỳnh Ngọc Khánh
ĐT: 0905461679.

Mắt

Email:

1


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014


Trong chấn thương đụng dập nhãn cầu thì
phần trước nhãn cầu là nơi chịu tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp của tác nhân gây chấn
thương. Biểu hiện lâm sàng của tổn thương
phần trước nhãn cầu do chấn thương đụng
dập rất đa dạng như phù giác mạc, xuất huyết
tiền phòng, rách chân mống mắt, lùi góc tiền
phòng, lệch thể thủy tinh, tách thể mi(1).
Siêu âm sinh hiển vi (Ultrasound
biomicroscopy: UBM) dùng sóng âm tần số
cao 35 - 50MHz, là một phương tiện không
xâm lấn cho phép thấy được cấu trúc phần
trước nhãn cầu với độ sâu lên đến 5mm như:
giác mạc, góc tiền phòng, mống mắt, thể thủy
tinh, dây chằng Zinn, thể mi(4). Trong các
trường hợp chấn thương đụng dập nhãn cầu
khó quan sát được các cấu trúc phần trước bị
tổn thương thì siêu âm sinh hiển vi là phương
tiện hữu ích để chẩn đoán.

Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm dịch tể học, lâm sàng và
siêu âm sinh hiển vi của bệnh nhân bị tổn
thương các cấu trúc phần trước nhãn cầu do
chấn thương đụng dập.
- Phân tích liên quan tổn thương các cấu trúc
phần trước nhãn cầu giữa lâm sàng và siêu âm
sinh hiển vi.

PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Đối tượng nghiên cứu
Là các bệnh nhân bị chấn thương đụng
dập nhãn cầu đến khám và điều trị tại Bệnh
viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân bị chấn thương đụng dập
nhãn cầu.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có tiền sử chấn thương hoặc có
phẫu thuật nội nhãn trước đó như: phẫu thuật
glôcôm, thay thể thủy tinh, phẫu thuật võng mạc
- dịch kính.

2

- Bệnh nhân bị đa chấn thương.
- Dị vật giác mạc.
- Mất mống mắt.
- Bệnh nhân chấn thương đụng dập có vỡ
nhãn cầu.
- Bệnh nhân không hợp tác.
- Bệnh nhân có các bất thường bẩm sinh về
nhãn cầu.
- Bệnh nhân bị chấn thương cả hai mắt.
- Hình ảnh siêu âm sinh hiển vi không đạt
yêu cầu.


Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

Quy trình siêu âm sinh hiển vi
- Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, được nhỏ
thuốc tê vào mắt nghiên cứu.
- Cẩn thận đặt một tách chuyên dụng giữa
hai mi mắt và tựa nhẹ nhàng lên củng mạc gần
rìa. Cho một ít gel Lacrinorm 0,2% vào tách và
10ml nước cất hoặc nước muối sinh lý vào
tách.
- Nhẹ nhàng đặt đầu dò vào tách. Tay tựa
nhẹ lên trán bệnh nhân. Cố gắng giữ đầu dò ở
tư thế vuông góc với bề mặt cấu trúc cần khảo
sát và điểm đánh dấu (marker) nằm về phía
củng mạc để hạn chế sai số.
- Lựa chọn chế độ “Sulcus to sulcus” để khảo
sát tiền phòng và chế độ “Angle mode” để phát
hiện bất thường ở góc tiền phòng và dây chằng
Zinn. Vị trí góc khảo sát theo thứ tự kinh tuyến 9
giờ, 3 giờ, 12 giờ, 6 giờ.
- Kết thúc siêu âm, lấy đầu dò và tách ra
khỏi mắt bệnh nhân. Rửa mắt bằng NaCl 0,9%.

KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU
Đặc điểm dịch tễ
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ.
Đặc điểm
Nam
Nữ

Tuổi trung bình (năm)

Giới
tính

Số lượng Tỷ lệ (%) Trị số p
74
82,22
p < 0,01
16
17,78
35,52 ± 13,13

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm
Số lượng Tỷ lệ (%) Trị số p
Thành phố
33
36,67
Địa chỉ
p < 0,05
Nông thôn
57
63,33

Học sinh – sinh viên
9
10,00
Lao
động
trí
óc
8
8,89
Nghề
p < 0,01
nghiệp
Buôn bán
8
8,89
Lao động chân tay
65
72,22

Đặc điểm lâm sàng

(p: phép kiểm định χ2)

Bảng 2: Thị lực của bệnh nhân chấn thương đụng
dập nhãn cầu.

Tỷ lệ nam giới bị chấn thương đụng dập
nhãn cầu cao gấp bốn lần so với nữ giới, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Đa số bệnh nhân có nghề nghiệp là lao động

chân tay với tỷ lệ là 72,22%, sự khác biệt giữa các
nhóm nghề nghiệp có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

56,67% bệnh nhân bị giảm thị lực nặng
(ST(+) – BBT), chấn thương đụng dập gây
giảm thị lực ở nhiều mức độ khác nhau có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01).

Đặc điểm
Số mắt
4/10 – 1/10
18
ĐNT 4,75m – ĐNT 0,25m
21
BBT – ST(+)
51
Tổng
90

Tỷ lệ (%)
20,00
23,33
56,67
100

Trị số p

p < 0,01

(p: phép kiểm định χ2; ĐNT: đếm ngón tay; BBT: bóng bàn

tay; ST: sáng tối)

Bảng 3: Nhãn áp của bệnh nhân bị chấn thương đụng dập nhãn cầu.
Đặc điểm
Nhãn áp thấp (≤ 5mmHg)
Nhãn áp bình thường (6mmHg – 21mmHg)
Tăng nhãn áp (> 21mmHg)
Tổng

Số mắt
15
31
44
90

Tỷ lệ (%)
16,67
34,44
48,89
100

Trị số p

p < 0,01

(p: phép kiểm định χ2)

Bệnh nhân bị chấn thương đụng dập nhãn
cầu có nhãn áp trung bình là 23,61 ± 14,89mmHg,
trong đó tăng nhãn áp chiếm đa số với tỷ lệ

48,89% và nhãn áp thấp chiếm tỷ lệ 16,67%.

Đặc điểm tổn thương các cấu trúc phần
trước nhãn cầu trên siêu âm sinh hiển vi
Trên hình ảnh siêu âm sinh hiển vi, tổn
thương lùi góc tiền phòng là dạng hay gặp
nhất ở bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn
cầu với tỷ lệ 74,44%. Đứt dây chằng Zinn thể
thủy tinh cũng là tổn thương hay gặp ở bệnh
nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu với tỷ
lệ 60%. Tổn thương tách thể mi không thể

quan sát thấy trên lâm sàng nhưng trên siêu
âm sinh hiển vi có thể nhận thấy rõ với tỷ lệ
8,89%.
Bảng 4: Tỷ lệ tổn thương các cấu trúc phần trước
nhãn cầu trên siêu âm sinh hiển vi.
Đặc điểm
Tổn thương trên UBM
Xuất huyết tiền phòng
Rách chân mống mắt
Lệch thể thủy tinh
Đứt dây chằng Zinn
Lùi góc tiền phòng
Hẹp góc tiền phòng
Tách thể mi

Số
Khoảng tin cậy
Tỷ lệ (%)

mắt
95%
57
27
40
54
67
13
8

63,33
30,00
44,44
60,00
74,44
14,44
8,89

53,33 – 73,33
21,11 – 38,89
33,33 – 54,44
48,92 – 70,00
65,90 – 83,33
7,78 – 23,41
3,33 – 14,44

Bảng 5: Đặc điểm độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA ở bệnh nhân có tổn thương lùi góc tiền phòng.
Đặc điểm
Độ sâu tiền phòng
(Trung bình ± độ lệch chuẩn, mm)

AOD500
(Trung bình ± độ lệch chuẩn, mm)
TIA
(Trung bình ± độ lệch chuẩn, độ)

Số mắt

Mắt chấn thương

Mắt đối bên

Trị số p

67

3,27 ± 0,46

2,88 ± 0,30

p < 0,01

67

0,82 ± 0,31

0,39 ± 0,12

p < 0,01

67


49,06 ± 10,13

34,00 ± 7,94

p < 0,01

(AOD500: Angle opening distance at 500µm; TIA: Trabecular – iris angle; p: phép kiểm định T ghép cặp)

Mắt

3


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Ở mắt bị tổn thương lùi góc tiền phòng, độ
sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA đều lớn

hơn mắt đối bên bình thường có ý nghĩa thống
kê.

Bảng 6: Đặc điểm độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA ở bệnh nhân tổn thương hẹp góc tiền phòng.
Đặc điểm
Độ sâu tiền phòng (Trung bình ± độ lệch chuẩn, mm)
AOD500 (Trung bình ± độ lệch chuẩn, mm)
TIA (Trung bình ± độ lệch chuẩn, độ)


Số mắt
13
13
13

Mắt chấn thương
1,49 ± 0,67
0,08 ± 0,09
7,25 ± 8,18

Mắt đối bên
2,66 ± 0,29
0,27 ± 0,11
25,02 ± 7,76

Trị số p
p < 0,01
p < 0,01
p < 0,01

(p: phép kiểm định T ghép cặp)

Ở mắt bị tổn thương hẹp góc tiền phòng,
độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA đều
nhỏ hơn mắt đối bên bình thường có ý nghĩa
thống kê.

bệnh nhân có nhãn áp thấp là 64,75 lần (p <
0,01).


Bảng 7: Mức độ đứt dây chằng Zinn trên siêu âm
sinh hiển vi.

Đặc điểm
(Số mắt)

Đặc điểm
Số mắt
Tỷ lệ (%)
UBM mức độ đứt dây chằng Zinn
0
< 90
15
27,78
0
0
90 – 180
12
22,22
0
> 180
27
50,00
Tổng
54
100

Trị số p



Không
Tổng

p < 0,05

8
82
90
p< 0,01

BÀNLUẬN

Bệnh nhân đứt dây chằng Zinn trên 90
chiếm đa số với tỷ lệ 72,22%, các mức độ đứt dây
chằng Zinn khác nhau có ý nghĩa thống kê.
0

Liên quan tổn thương các cấu trúc phần
trước nhãn cầu giữa lâm sàng và siêu âm
sinh hiển vi
Bảng 8: Liên quan giữa tăng nhãn áp và tổn thương
các cấu trúc phần trước nhãn cầu trên siêu âm sinh
hiển vi.
Nguy cơ tăng nhãn áp
(> 21mmHg)
(OR: Odds ratio)
2,40
0,83
0,65


Trị số p
p >0,05
p >0,05
p >0,05

(OR: hồi qui logistic; p: phép kiểm định χ2)

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập
nhãn cầu là hậu quả của nhiều tổn thương
phối hợp nhau như xuất huyết tiền phòng, lùi
góc tiền phòng và lệch thể thủy tinh.
Tổn thương tách thể mi chiếm tỷ lệ 46,67%
ở nhóm có nhãn áp thấp với khoảng tin cậy
95% là 20,17 – 73,33%. Nguy cơ tách thể mi ở

4

Tổng Trị số p

(p: phép kiểm định χ )

(p: phép kiểm định χ )

Xuất huyết tiền phòng
Lùi góc tiền phòng
Lệch thể thủy tinh

Nhãn áp thấp (≤ 5mmHg)

Không

UBM tách thể mi
7
1
8
74
15
75
OR = 64,75
2

2

Tổn thương trên UBM

Bảng 9: Liên quan giữa nhãn áp thấp và tổn thương
tách thể mi trên siêu âm sinh hiển vi.

Đặc điểm dịch tễ
Trong chấn thương mắt, hầu hết các
nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ nam giới luôn
nhiều hơn nữ giới: Pandita và Merriman, tỷ lệ
nam, nữ lần lượt là 76% và 24%(21); Firat cùng
cộng sự, tỷ lệ nam, nữ lần lượt là 67,39% và
32,61%(6). Nghiên cứu hiện tại cũng cho kết
quả tương tự với tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ
giới là 82,22% và 17,78%.
Chấn thương mắt hay xảy ra ở nhóm
người trẻ tuổi, tuổi trung bình bệnh nhân bị
chấn thương mắt theo Pandita và Merriman là
35,5 tuổi(21), tuổi trung bình của các đối tượng

nghiên cứu hiện tại là 35,52 tuổi cũng khác
biệt không nhiều so với Pandita và Merriman.
Các đối tượng có nghề nghiệp là lao động
chân tay thì nguy cơ bị chấn thương mắt cao hơn
các đối tượng khác(14), theo Cao cùng cộng sự thì
50,4% bệnh nhân nam giới bị chấn thương mắt
có nghề nghiệp là lao động chân tay(3). Một khảo
sát khác ở vùng nông thôn Nepal cũng cho thấy
42,3% bệnh nhân chấn thương mắt có nghề

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
nghiệp là lao động chân tay(13). Kết quả nghiên
cứu hiện tại cũng cho thấy đa số bệnh nhân bị
chấn thương mắt là người lao động chân tay với
tỷ lệ 72,22%.

Đặc điểm lâm sàng
Thị lực
Theo Firat và cộng sự, tổn thương các cấu
trúc phần trước nhãn cầu do chấn thương
đụng dập gây giảm thị lực dưới 1/10 chiếm tỷ
lệ cao 73,91%. Tổn thương đục thể thủy tinh,
phù giác mạc, tăng nhãn áp thứ phát sau chấn
thương đụng dập thường đưa đến hậu quả
giảm thị lực nặng(6), nguy cơ glôcôm ở bệnh
nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu có thị
lực dưới 1/10 là 2,5 lần (p < 0,05)(23). Kết quả

nghiên cúu hiện tại cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
bị giảm thị lực dưới 1/10 cũng chiếm tỷ lệ cao
(80%) tương tự với Firat và cộng sự, điều này
cũng đồng nghĩa với nguy cơ glôcôm ở nhóm
bệnh nhân này là khá cao.

Nhãn áp
Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy bệnh
nhân bị chấn thương đụng dập nhãn cầu có
nhãn áp trung bình là 23,61 ± 14,89mmHg, trong
đó tăng nhãn áp chiếm đa số với tỷ lệ 48,89%.
Nghiên cứu của Jasielska và cộng sự cho thấy ở
bệnh nhân bị chấn thương đụng dập nhãn cầu
có nhãn áp trung bình là 20,6mmHg(11), kết quả
này cũng không khác biệt nhiều với nghiên cứu
hiện tại là 23,61mmHg. Theo nghiên cứu của
Sihota và cộng sự, mặc dù nhãn áp sau chấn
thương đụng dập nhãn cầu trong phạm vi là 17,3
± 5mmHg nhưng vẫn có nguy cơ glôcôm thứ
phát là 1,3 lần (p < 0,01)(23). Do vậy, các bệnh nhân
chấn thương đụng dập nhãn cầu mặc dù có
nhãn áp trong giới hạn bình thường nhưng vẫn
phải theo dõi lâu dài để phát hiện và điều trị kịp
thời biến chứng glôcôm thứ phát.

Mắt

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm tổn thương các cấu trúc phần

trước nhãn cầu trên siêu âm sinh hiển vi
Tỷ lệ tổn thương các cấu trúc phần trước
nhãn cầu trên siêu âm sinh hiển vi
Phù giác mạc, xuất huyết tiền phòng là
những tổn thương thường gặp, đơn độc hay
phối hợp với nhau sau chấn thương đụng dập
nhãn cầu(6,22,25). Đây là những tổn thương gây
khó khăn trong việc đánh giá và theo dõi các
cấu trúc phần trước nhãn cầu khác sau chấn
thương như góc tiền phòng, mống mắt, thể
thủy tinh. Trong những tình huống như vậy,
siêu âm sinh hiển vi là công cụ hữu ích(8,24),
điều này cũng được khẳng định qua các
nghiên cứu của Ozdal(20), Ceylan(4) và
Mohammadi(18).
Nghiên cứu hiện tại cho thấy xuất huyết
tiền phòng, lùi góc tiền phòng, đứt dây chằng
Zinn, lệch thể thủy tinh là những tổn thương
xảy ra với tần suất cao, đây là những tổn
thương thường gây biến chứng glôcôm thứ
phát sau chấn thương đụng dập nhãn cầu(7).
Do vậy, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và
theo dõi sát các tổn thương này sẽ phòng ngừa
được tình trạng giảm hoặc mất thị lực do biến
chứng glôcôm thứ phát gây ra.

Đặc điểm độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500
và TIA ở bệnh nhân có tổn thương lùi góc
tiền phòng
Khảo sát của Sihota và cộng sự trên bệnh

nhân bị glôcôm sau chấn thương đụng dập
nhãn cầu, trong đó có 93% bệnh nhân bị lùi
góc tiền phòng ở các mức độ khác nhau, chỉ số
độ sâu tiền phòng là 3,2 ± 0,4mm(23). Nghiên
cứu hiện tại cho thấy độ sâu tiền phòng của
mắt chấn thương có tổn thương lùi góc tiền
phòng là 3,27 ± 0,46mm sâu hơn so với mắt đối
bên bình thường là 2,88 ± 0,3mm có ý nghĩa
thống kê. Kết quả này cũng tương đồng với
nghiên cứu của Sihota và cộng sự. Chỉ số này
cũng lớn hơn so với độ sâu tiền phòng ở người
bình thường đo bằng siêu âm sinh hiển vi qua

5


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

các nghiên cứu là 2,91 ± 0,43mm(16), 2,96 ±
0,34mm(2), 2,96 ± 0,22mm(29).
Đo bằng siêu âm sinh hiển vi, chỉ số
AOD500 và TIA của người bình thường có góc
tiền phòng rộng trong nghiên cứu của
Narayanaswamy(19) lần lượt là 0,32 ± 0,08mm
và 31,780 ± 6,270. Nghiên cứu hiện tại cho thấy
ở bệnh nhân tổn thương lùi góc tiền phòng,
chỉ số AOD500 là 0,82 ± 0,31mm và TIA là 48,750
± 10,620 lớn hơn so với mắt đối bên bình

thường và lớn hơn so với mắt bình thường có
góc tiền phòng rộng trong nghiên cứu của
Narayanaswamy(19). Theo Ishikawa và cộng
sự, hình ảnh tổn thương lùi góc tiền phòng
trên siêu âm sinh hiển vi được đặc trưng bởi
sự dịch chuyển ra sau của vị trí mống mắt gắn
vào cựa củng mạc kèm theo sự mở rộng của bề
mặt thể mi mà không có sự phân tách giữa
củng mạc và thể mi(10). Do vậy, các chỉ số
AOD500 và TIA khảo sát cấu trúc góc tổn
thương đều lớn hơn so với bình thường.

Đặc điểm độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và
TIA ở bệnh nhân tổn thương hẹp góc tiền
phòng
Nghiên cứu hiện tại cho thấy độ sâu tiền
phòng ở mắt tổn thương hẹp góc tiền phòng là
1,49 ± 0,67mm nông hơn so với mắt đối bên
bình thường là 2,66 ± 0,29mm có ý nghĩa thống
kê. Sự dịch chuyển ra trước của mặt phẳng
mống mắt – thể thủy tinh(9), lệch thể thủy tinh,
nghẽn đồng tử do khối máu đông tiền phòng
hoặc thoát dịch kính vào tiền phòng(15) là các
yếu tố gây nên tình trạng tiền phòng nông ở
bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu.
Khảo sát ở bệnh nhân hẹp góc tiền phòng có
dính mống mắt chu biên, chỉ số AOD500 và TIA
theo nghiên cứu của Yoo cùng cộng sự là
0,09mm và 9,950(27). Nghiên cứu hiện tại cho thấy
chỉ số AOD500 và TIA ở bệnh nhân bị tổn thương

hẹp góc tiền phòng do chấn thương cũng tương
đương với nghiên cứu của Yoo và cộng sự.

6

Mức độ đứt dây chằng Zinn trên siêu âm sinh
hiển vi
Chấn thương đụng dập nhãn cầu gây đứt
dây chằng Zinn với nhiều mức độ khác nhau.
Nghiên cứu bằng siêu âm sinh hiển vi ở bệnh
nhân glôcôm góc đóng thứ phát do lệch thể
thủy tinh, Luo và cộng sự cho thấy đứt dây
chằng Zinn dưới 900 chiếm tỷ lệ 32,26%, trên
900 chiếm 67,74%(17). Nghiên cứu khác bằng
siêu âm sinh hiển vi của Yoon và cộng sự ở
bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu
cũng cho thấy tỷ lệ đứt dây chằng Zinn trên
1800 chiếm đa số với 69,2%, dưới 900 chiếm
30,8%(28). Nghiên cứu hiện tại cũng cho kết quả
tương tự với hai nghiên cứu trên.

Mối liên quan tổn thương các cấu trúc
phần trước nhãn cầu giữa lâm sàng và
siêu âm sinh hiển vi
Liên quan giữa tăng nhãn áp và tổn thương
các cấu trúc phần trước nhãn cầu trên siêu
âm sinh hiển vi.
Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy tăng
nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu
không phải do một tổn thương độc lập gây ra

mà là hậu quả của nhiều tổn thương phối hợp
nhau như xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền
phòng và lệch thể thủy tinh. Theo nghiên cứu
của Girkin và cộng sự, ở bệnh nhân bị chấn
thương đụng dập nhãn cầu, tỷ lệ bệnh nhân bị
glôcôm trong vòng sáu tháng là 3,39%(7), tỷ lệ
này sẽ tăng lên 10% trong vòng mười năm tiếp
theo(12). Do vậy, các bệnh nhân chấn thương
đụng dập nhãn cầu cần phải theo dõi lâu dài
để phát hiện và điều trị kịp thời biến chứng
glôcôm thứ phát.
Liên quan giữa nhãn áp thấp và tổn thương
tách thể mi trên siêu âm sinh hiển vi.
Theo Ding và cộng sự thì tách thể mi do
chấn thương đụng dập nhãn cầu là nguyên
nhân thường gặp gây tình trạng nhãn áp
thấp(5). Nghiên cứu hiện tại cho thấy nhãn áp
thấp do tách thể mi cũng chiếm tỷ lệ cao

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
46,67% và nguy cơ tách thể mi ở bệnh nhân bị
chấn thương đụng dập nhãn cầu có nhãn áp
thấp là 65 lần. Nếu tổn thương tách thể mi
không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
thì tình trạng nhãn áp thấp kéo dài sẽ gây ra
bệnh lý hoàng điểm do nhãn áp thấp, phù gai
thị hoặc nặng hơn có thể dẫn đến teo nhãn

cầu(26). Do vậy, cần phải làm siêu âm sinh hiển
vi ở các bệnh nhân chấn thương đụng dập
nhãn cầu có nhãn áp thấp, nếu có tổn thương
tách thể mi thì cần phải điều trị ngay đồng
thời cần phải theo dõi định kỳ bằng siêu âm
sinh hiển vi để đánh giá kết quả điều trị nhằm
tránh xảy ra các biến chứng trên.

KẾT LUẬN
Trong thời gian từ tháng 5/2012 đến tháng
4/2013 có 90 bệnh nhân với 90 mắt bị chấn
thương đụng dập được khám lâm sàng và
khảo sát bằng siêu âm sinh hiển vi, kết luận
được rút ra như sau:
- Chấn thương đụng dập nhãn cầu hay xảy
ra ở người trẻ tuổi, nam giới nhiều hơn nữ giới
và đa số bệnh nhân có nghề nghiệp là lao động
chân tay.
- 56,67% bệnh nhân giảm thị lực nặng (ST(+)
– BBT) và 48,89% bệnh nhân bị tăng nhãn áp
(>21mmHg).

- Tăng nhãn áp do chấn thương đụng dập
nhãn cầu là hậu quả của nhiều tổn thương phối
hợp nhau (xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền
phòng và lệch thể thủy tinh).
- Tổn thương tách thể mi chiếm tỷ lệ 46,67%
ở nhóm có nhãn áp thấp, nguy cơ tách thể mi ở
bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu có
nhãn áp thấp là 65 lần.


TÀI LIỆU THAMKHẢO
1.

2.

3.

4.
5.

6.

7.
8.

9.

- Tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn
cầu do chấn thương đụng dập hay gặp trên
siêu âm sinh hiển vi là lùi góc tiền phòng, xuất
huyết tiền phòng và đứt dây chằng Zinn (63 –
74%).

10.

- Độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA
ở bệnh nhân có tổn thương lùi góc tiền phòng
lần lượt là 3,27 ± 0,46mm, 0,82 ± 0,31mm và
49,060 ± 10,130.


12.

- Độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA
ở bệnh nhân có tổn thương hẹp góc tiền phòng
lần lượt là 1,49 ± 0,67mm, 0,08 ± 0,09mm và
7,250 ± 8,180.
- Bệnh nhân đứt dây chằng Zinn trên 900
chiếm đa số với tỷ lệ 72,22%.

Mắt

Nghiên cứu Y học

11.

13.
14.

15.

16.
17.

Al-Farhan HM, AlMutairi RN (2013). "Anterior segment
biometry using ultrasound biomicroscopy and the Artemis-2
very high frequency ultrasound scanner". Clinical
Ophthalmology; 7: 141-147.
Cao H, Li L, Zhang M (2012). "Epidemiology of patients
hospitalized for ocular trauma in the Chaoshan region of

China, 2001–2010". Plos One. 7(10).
Ceylan OM, Küçükevcilioğlu M, Erdurman FC, et al. (2011).
"Ultrasound biomicroscopic findings of blunt eye trauma".
Gülhane Tıp Derg.; 53: 31-33.
Ding C, Zeng J (2012). "Clinical study on hypotony following
blunt ocular trauma". Int J Ophthalmol.; 5(6): 771-773.
Firat PG, Doganay S, Cumurcu T, et al. (2012). "Anterior
segment complications in ocular contusion". J Trauma
Treatment.; 1(1): 1-7.
Girkin CA, McGwin GJr, Long C, et al. (2005). "Glaucoma
after ocular contusion: a cohort study of the United States eye
injury registry". J Glaucoma.; 14(6): 470-473.
Heur M, Jeng BH (2008). "Ultrasonography of the anterior
segment". Ultrasound Clin.; 3(2): 201-206.
Ikeda N, Ikeda T, Nagata M, et al. (2002). "Pathogenesis of
transient high myopia after blunt eye trauma". Ophthalmology.;
109(3): 501-507.
Ishikawa H, Schuman JS (2004). "Anterior segment imaging:
ultrasound biomicroscopy". Ophthalmol Clin North Am.; 17(1):
7-20.
Jasielska M, Bielinski P, Olejniczak M, et al. (2012). "Ocular
blunt trauma during wood chopping as the reason for serious
visual impairments". Annals of Agricultural and Environmental
Medicine; 19(4): 751-753.
Kaufman JH, Tolpin DW (1974). "Glaucoma after traumatic
angle recession. A ten-year prospective study". Am J
Ophthalmol.; 78(4): 648-654.
Khatry SK, Lewis AE, Schein OD, et al. (2004). "The
epidemiology of ocular trauma in rural Nepal". Br J
Ophthalmol; (88): 456-460.

Kuhn F (2008). Ocular traumatology. Springer. 47-72.
Kutner BN (1988). "Case report. Acute angle closure glaucoma
in nonperforating blunt trauma". Arch Ophthalmol; 106(1): 1920.
Lee JY, Kim JH, Kim HM, et al. (2007). "Comparison of
anterior chamber depth measurement between orbscan IIz
and ultrasound biomicroscopy". Journal of Refractive Surgery;
23: 487-491.
Lê Minh Thông (2010). Nhãn khoa cận lâm sàng. Nhà xuất bản
Y học. 102-110.
Luo L, Li M, Zhong Y, et al. (2013). "Evaluation of secondary
glaucoma associated with subluxated lens misdiagnosed as

7


Nghiên cứu Y học

18.

19.

20.

21.

22.

23.

24.


8

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

acute primary angle-closure glaucoma". J Glaucoma; 22(4): 307310.
Mohammadi SF, Zandian M, Fakhraie G, et al. (2012).
"Ultrasound biomicroscopy findings in fireworks-related blunt
eye injuries". Eur J Ophthalmol; 22(3): 342-348.
Narayanaswamy A, Vijaya L, Shantha B, et al. (2004).
"Anterior chamber angle assessment using gonioscopy and
ultrasound biomicroscopy". Japanese Journal of Ophthalmology;
48(1): 44-49.
Ozdal M, Mansour M, Deschênes J (2003). "Ultrasound
biomicroscopic evaluation of the traumatized eyes". Eye; 17:
467–472.
Pandita A, Merriman M (2012). "Ocular trauma epidemiology:
10-year retrospective study". The New Zealand Medical Journal;
125(1348): 61-69.
Raju KV, Nima CA, Anju AK (2009). "Closed globe injuries - A
tertiary care experience". Kerala Journal of Ophthalmology; 21(1):
27-30.
Sihota R, Kumar S, Gupta V, et al. (2008). "Early predictors of
traumatic glaucoma after closed globe injury: trabecular
pigmentation, widened angle recess, and higher baseline
intraocular pressure". Arch Ophthalmol; 126(7): 921-926.
Silverman RH (2009). "High-resolution ultrasound imaging of

25.


26.

27.

28.

29.

the eye - a review". Clin Experiment Ophthalmol; 37(1): 54-67.
Ulagantheran V, Fauzi A, Reddy S (2010). "Hyphema due to
blunt injury: a review of 118 patients". Int J Ophthalmol; 3(3):
272-276.
Yang JG, Yao GM, Li SP, et al. (2011). "Surgical treatment for
42 patients with traumatic annular ciliochoroidal
detachment". Int J Ophthalmol; 4(1): 81-84.
Yoo C, Oh JH, Kim YY, et al. (2007). "Peripheral anterior
synechiae and ultrasound biomicroscopic parameters in
angle-closure glaucoma suspects". Korean J Ophthalmol; 21(2):
106-110.
Yoon KC, Kim DJ, Ahn JK, et al. (2005). "Ultrasound
biomicroscopy for the assessment of zonules after ocular
trauma". Chonnam Medical Journal; 41(3): 271-275.
Zhou WK, Li XY, Zhang JS (2009). "Comparison of IOL master
and ultrasound biomicroscopy in anterior chamber depth
measurement". Int J Ophthalmol; 2(4): 352-354.

Ngày nhận bài báo:

14/11/2013


Ngày phản biện, nhận xét bài báo:

15/11/2013

Ngày bài báo được đăng:

05/01/2014

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt



×