Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Khảo sát bất thường nhiễm sắc thể trong vô sinh hiếm muộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN











VÕ TRẦN THỤC ĐOAN



KHẢO SÁT BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ
TRONG VÔ SINH HIẾM MUỘN


Chuyên ngành: DI TRUYỀN
Mã số: 60 42 70


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
Lôøi caûm ôn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Huệ -
Trường Đại học Quốc tế, người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên giúp
đỡ tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin được gởi lời cám ơn trân trọng đến BS. Phan Thanh Hải- Giám
Đốc Trung Tâm Y khoa Medic đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn đến các Thầy, Cô thuộc Bộ môn di truyền,
khoa Sinh học, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên đã dạy đỗ, tạo nền tảng
kiến thức cơ bản để tôi có thể tiếp cận kiến thức khoa học góp phần rất lớn
vào việc học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các bạn học viên cao học khóa 19- chuyên ngành Di
truyền đã chia sẽ những kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu. Xin cám
ơn các bạn đồng nghiệp tại phòng Di truyền tế bào – Trung Tâm Y Khoa
Medic đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến những người thân trong
gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn
Võ Trần Thục Đoan



i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x


CHỮ VIẾT TẮT xiv

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Di truyền học nhiễm sắc thể 3
1.1.1 Hình thái học nhiễm sắc thể : 3
1.1.2 Kiểu nhân (nhiễm sắc thể đồ) 3

1.1.3 Nghiên cứu kiểu nhân ở người 4

1. 2 Biến ñổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể 9
1.2.1 Bất thường số lượng nhiễm sắc thể: 9
1. 2.2 Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể 10
1.2.2.1 Cơ chế: 11

Các bất thường cấu trúc của NST có thể ảnh hưởng đến 1, 2 NST hoặc nhiều
hơn. Các bất thường cấu trúc NST thường xảy ra do bất thường của quá trình
tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong quá trình giảm phân
hoặc do đứt gãy xảy ra trên NST trong nguyên phân hoặc giảm phân [1]. 11

1.2.2.2 Biến đổi cấu trúc trên một nhiễm sắc thể 11

1.2.2.3 Biến đổi cấu trúc giữa các nhiễm sắc thể 14





ii
1.2.2.4 Hậu quả của các đột biến nhiễm sắc thể lên chất liệu di truyền. 18

1.3 Vô sinh, hiếm muộn 19
1.3.1 Khái niệm vô sinh, hiếm muộn: 19
1.3.2 Các nguyên nhân vô sinh ở nam 20
1.3.3 Các nguyên nhân vô sinh nữ 21
1.4 Bất thường di truyền trong vô sinh ở nam và nữ. 22
1.4.1 Bất thường nhiễm sắc thể ở nam vô sinh 22
1.4.1.1 Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể Y 22

Mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y 23
1.4.1.2 Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể thường 24

1.4.2 Bất thường nhiễm sắc thể trong vô sinh nữ 24
1.4.2.1 Bất thường nhiễm sắc thể giới tính 24

1.4.2.2 Bất thường nhiễm sắc thể thường 25

1.5 Bất thường nhiễm sắc thể trong sẩy thai liên tiếp 25
1.5.1 Bất thường số lượng NST 25
1.5.2 Bất thường cấu trúc NST 26
1.6 Một số nghiên cứu về bất thường nhiễm sắc thể trong vô sinh hiếm muộn 27
1.6.2 Chuyển đoạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng thất bại thụ tinh ống nghiệm. 29
1.6.3 Kết quả Nhiễm sắc thể đồ của các cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ 30
1.6.4 Chuyển đoạn cân bằng ở các cặp có liên quan đến sẩy thai tự nhiên 31
Nghiên cứu này của nhóm tác giả thuộc khoa Di truyền y học, Đại học Mashhad (Iran). Mục
đích của nghiên cứu là xác định tần số của chuyển đọan cân bằng trên 153 cặp vợ chồng được

chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa. Tần số của chuyển đoạn nhiễm sắc thể cân bằng là 9.8%
trong đó 3.3% là chuyển đoạn Robertson [31]. 31
1.6.5 Sẩy thai tái phát liên quan đến sự bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể ở bố mẹ. 31
1.6.6 Bất thường nhiễm sắc thể trên những bệnh nhân sẩy thai liên tiếp và hiếm muộn. 33



iii
1.7 Hệ thống danh pháp quốc tế về di truyền tế bào người (ISCN 2009) 35
1.7.1 Một số ký hiệu và thuật ngữ viết tắt 36
Một số ký hiệu và thuật ngữ viết tắt được sử dụng trong mô tả của nhiễm sắc thể và bất
thường nhiễm sắc thể được liệt kê ở Bảng 1.8. 36
1.7.2 Nguyên tắc sắp xếp các bất thường nhiễm sắc thể trong một Nhiễm sắc thể đồ 37
1.7.3 Một số khái niệm trong mô tả Nhiễm sắc thể đồ bằng danh pháp di truyền 37
1q41h

Đoạn dị nhiễm sắc chất trên nhiễm sắc thể 1 tại băng 1q4139

CHƯƠNG 2 40

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1 Đối tượng nghiên cứu 40
2.2 Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1 Vật liệu 40
Dụng cụ: 40

Thiết bị : 41

Hóa chất: 42

2.2.2 Thiết kế phương pháp nghiên cứu 43
2.2.3 Chuẩn bị môi trường 44

2.2.4 Quy trình nuôi cấy 46

2.2.5 Thu hoạch cụm mitose 46
2.2.6 Quy trình nhuộm band G (sử sụng Trypsine và Giemsa) 47
2.2.6.1 Nguyên tắc: 47

2.2.6.2 Quy trình nhuộm band – G 48

2.2.7 Đọc và phân tích kết quả Nhiễm sắc thể đồ 49
CHƯƠNG 3 50




iv
KẾT QUẢ BIỆN LUẬN 50

3.1. Phân nhóm ñối tượng nghiên cứu 50
3.2. Các bất thường nhiễm sắc thể quan sát ñược trong nhóm vô sinh hiếm muộn 51
Nam 53
Nữ 53
Bất thường 53
Nhiễm sắc thể đồ 53
Tần số 53
Bất thường 53
Nhiễm sắc thể đồ 53
Tần số 53

Số lượng 53
46,XY/47,XXY 53
1 53
Số lượng 53
47,XXX 53
1 53
Nhiễm sắc thể Marker 53
- 53
Nhiễm sắc thể Marker 53
47,XX,+mar 53
1 53
Chuyển đoạn 53
46,XY,t(1;9)(q43;q34) 53
1 53
Chuyển đoạn 53



v
46,XX,t(2;8)(q32;q24.1) 53
46,XY,t(1;9)(p11;q12) 53
1 53
Biến thể chiều dài 53
46,XY,9qh+ 53
5 53
Biến thể chiều dài 53
46,XX,9qh+ 53
3 53
46,XY,16qh+ 53
3 53

46,XY,Yqh- 53
9 53
46,XY,Yqh+ 53
2 53
46,XY,14ps+ 53
1 53
46,XY,1qh+ 53
3 53
46,XX,1qh+ 53
3 53
Đảo đoạn 53
46,XY,inv(9)(p12q13) 53
4 53
Đảo đoạn 53
46,XX,inv(9)(p12q13) 53
3 53



vi
46,XY,t(1;9)(q43;q34) 54
47,XX,+mar 54
46,XY,t(1;9)(p11;q12) 54
46,XX,t(2;8)(q32;q24.1) 54
46,XY,1qh+ 54
46,XX,1qh+ 54
3.2.1 Bất thường NST ở Nam 55
3.2.2 Bất thường nhiễm sắc thể ở Nữ 55
3.2.3 Mô tả các kiểu bất thường NST 55
3.2.3.1 Các kiểu Nhiễm sắc thể đồ cân bằng 55


3.2.3.2 Các kiểu Nhiễm sắc thể đồ không cân bằng 61

Chuyển đoạn Robertson 62

Các cá thể mang bất thường chuyển đoạn Robertson có kiểu hình hoàn toàn
bình thường mặc dù có 45 chiếc NST. Tuy nhiên, nguy cơ khi tạo giao tử bất
thường là 50% nên hợp tử hình thành sẽ thừa một chiếc NST (trisomy) hoặc
thiếu một chiếc NST (monosomy). Hầu hết các hợp tử hình thành không thể tồn
tại ngoại trừ trường hợp trisomy 21 (Hội chứng Down) có thể sống đến trưởng
thành như người bình thường nhưng thiểu năng trí tuệ. 62

Sự đa hình (Polymorphic chromosomal Variants) 63

3.3 Mối liên quan giữa bất thường NST và hiện tượng vô sinh quan sát trên các cặp vợ chồng 66
3.4 Khảo sát cấu trúc nhiễm sắc thể trên nhóm sinh sản bình thường 72
CHƯƠNG 4 74

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 74

KẾT LUẬN 74
ĐỀ NGHỊ 75



vii

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC ①

①①


Hình 1.1: 46,XY,Yqh- ①
Hình 1.2: 46,XY,Yqh+ ①
Hình 1.3: 46,XY,1qh+ ②
Hình 1.4: 46,XY,9qh+ ②
Hình 1.5: 46,XY,16qh+ ③
Hình 1.6: 46,XY,14ps+ ③
Hình 1.7: 46,XY,inv(9)(p12q13) ④
Hình 1.8: 46,XY,t(1;9)(q43;q34.1) ④
Hình 1.9: 46,XY/47,XXY ⑤
Hình 1.10: 46,XY,t(1;9)(p11;q12) ⑥
Hình 1.11: 46,XY,t(6;13)(q22;q21.3) ⑥
Hình 1.12: 46,XY,t(6;9)(q27;p12) ⑦
Hình 1.13: 46,XY,t(5;11)(p14;p12) ⑦
Hình 1.14: 46,XY,t(11;22)(q24;q13) ⑧
Hình 1.15: 46,XY,t(2;7)(p13;p15) ⑧
Hình 1.16: 46,XY,t(7;8)(q22;q24.2) ⑨
Hình 1.17: 46,XY,t(7;14;?)(q11.2;q11.2;?) ⑨
Hình 1.18: 45,XY,rob(14;21) ⑩
Hình 1.19: 45,XY,rob(13;14) ⑩
Hình 1.20: 46,XX,9qh+ ⑪
Hình 1.21: 46,XX,1qh+ ⑪
Hình 1.22: 46,XX,inv(9)(p12;q13) ⑫



viii


Hình 1.23: 47,XXX ⑫
Hình 1.24: 47,XX,+mar ⑬
Hình 1.25: 46,XX,t(2;8)(q32;q24.1) ⑬
Hình 1.26: 46,XX,t(2;13)(q33;q33) ⑭
Hình 1.27: 46,XX,t(2;13)(q33;q33) ⑭
Hình 1.28: 46,XX,t(4;17)(q12;q21) ⑮
Hình 1.29: 46,XX,t(5;12)(p14;q23) ⑮
Hình 1.30: 46,XX,t(5;10)(q35;10q) ⑯
Hình 1.31: 46,XX,t(5;22)(p14;p11) ⑯
Hình 1.32: 46,XX,t(6;11)(q15;q23) ⑰
Hình 1.33: 46,XX,t(7;10)(q22;p13) ⑰
Hình 1.34: 46,XX,t(9;10)(q34;p15) ⑱
Hình 1.35: 46,XX,t(16;20)(q24;q13.1) ⑱
Hình 1.36: 46,XX,1qh+,inv(11)(p13q13) ⑲



ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các dạng bất thường về số lượng nhiễm sắc thể [4] 10
Bảng 1.2 Hậu quả đột biến nhiễm sắc thể 19
Bảng 1.3 Chuyển đoạn nhiễm sắc thể trên nhóm STLT và IVF thất bại 29
Bảng 1.4 Kết quả bất thường Nhiễm sắc thể đồ cân bằng và không cân bằng 30
Bảng 1.5 Chuyển đoạn cân bằng liên quan đến sẩy thai tự nhiên 31
Bảng 1.6 Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể khảo sát ở các cặp vợ chồng STLT 32
Bảng 1.7 Bất thường nhiễm sắc thể trên bệnh nhân STLT và hiếm muộn 34
Bảng 1.8 Một số ký hiệu và thuật ngữ viết tắt 36
Bảng 3.1. Tỉ lệ bất thường NST ở các cá thể liên quan trong hiện tượng vô sinh 51
Bảng 3.2 Kết quả nhiễm sắc thể đồ bất thường trên hai nhóm nam và nữ 53
Bảng 3.3 Phân loại nhiễm sắc thể đồ cân bằng và không cân bằng 54

Bảng 3.4 Tần số theo số lần sẩy thai hoặc thất bại IVF 66
Bảng 3.5 Tần số bất thường NST trên các nhóm khảo sát 67
Bảng 3.6 Bất thường Nhiễm sắc thể đồ trên nhóm STLT ≥ 5 lần 68
Bảng 3.7 Bất thường Nhiễm sắc thể đồ trên nhóm IVF thất bại 69
Bảng 3.8 Nhiễm sắc thể đồ nhóm vô sinh nguyên phát 69
Bảng 3.9 Tần suất và tỉ lệ % đột biến trên nhiễm sắc thể trên nhóm vô sinh hiếm
muộn. 71
Bảng 3.10 Tần số và kiểu bất thường Nhiễm sắc thể đồ trên nhóm sinh sản bình
thường 72



x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Phân biệt hình thái nhiễm sắc thể dựa vào tâm động [3] 3
Hình 1.2 Bộ nhiễm sắc thể ở người bình thường [6] 5
Hình 1.3 Bộ NST người Nam bình thường nhuộm bằng kỹ thuật G-band (TTYK Medic) 7
Hình 1.4 Bộ NST người Nam bình thường nhuộm bằng kỹ thuật C- band [9] 7
Hình 1.5 Bộ NST người Nam bình thường nhuộm bằng kỹ thuật R-band [9] 8
Hình 1.6 Quy ước vạch băng trên nhiễm sắc thể người [9] 9
Hình 1.7. Các dạng đột biến nhiễm sắc thể 11
Hình 1.8 Cơ chế mất đoạn [10] 12
Hình 1.9 Cơ chế chèn đoạn [10] 12
Hình 1.10 cơ chế nhân đoạn [10] 13
Hình 1.11 Đảo đoạn [6] 14
Chuyển đoạn (Translocation) 14
Chuyển đoạn là sự trao đổi các đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng. Chuyển đoạn liên
quan đến nhiều nhiễm sắc thể khác nhau cùng đứt đoạn rồi trao đổi đoạn đứt với nhau. Chuyển
đoạn thuận nghịch (reciprocal) xảy ra do sự trao đổi các đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương
đồng [1]. Khi cả hai nhiễm sắc thể phát sinh hiện diện có mặt, sự tái sắp xếp được cân bằng. Tuy

nhiên, một trong các nhiễm sắc thể tái sắp xếp được di truyền sẽ dẫn đến một kết quả nhiễm sắc
thể đồ không cân bằng [4]. 14
Hình 1.12 Chuyển đoạn cân bằng [6] 15
Hình 1.13 Chuyển đoạn không cân bằng[6] 15
Nhiễm sắc thể đều (Isochromosome): Các nhiễm sắc thể có hai vai dài không đều nhau có thể
chuyển thành nhiễm sắc thể đều với hai vai bằng nhau về chiều dài và tương đồng với nhau về
mặt di truyền, nhờ sự phân chia tâm động khác thường vuông góc với sự tách tâm động bình
thường [1]. 15
Hình 1.14 Nhiễm sắc thể đều [6] 16
Chuyển đoạn Robertson (Robertsonian translocation): 16



xi
Thay đổi hình thái nhiễm sắc thể. 17
Hình 1.16 Chu trình cầu- đứt- nối -cầu [11] 17
Hình 1.17 Nhiễm sắc thể vòng tròn [11] 18
Hình 1.18 Bất thường cấu trúc NST Y [28] 27
Hình 1.19 Chuyển đoạn giữa NST 14 và 21 [28] 27
Hình 1.20 mất đoạn NST 16 [28] 28
Hình 1.21 Đảo đoạn nhiễm sắc thể 9 [28] 28
Hình 1.22 Đa hình chiều dài nhiễm sắc thể [28] 28
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình thực hiện nhiễm sắc thể đồ 43
Hình 2.2 Tiêu bản sau khi xử lý Trypsine và nhuộm Giemsa (TTYK Medic) 48
Hình 2.3 Phần mềm phân tích nhiễm sắc thể Ikaros – Metasystem (TTYK Medic) 49
Hình 3.1 Phân nhóm đối tượng khảo sát nhiễm sắc thể 50
Hình 3.2. Tỉ lệ bất thường Nhiễm sắc thể đồ trên 3 nhóm khảo sát 51
Hình 3.3 Chuyển đoạn cân bằng ở nam liên quan đến NST số 1 và 9 56
Hình 3.4 Chuyển đoạn cân bằng ở nam liên quan đến NST số 6 56
Hình 3.5 Chuyển đoạn cân bằng ở nam liên quan đến NST 11 57

Hình 3.6 Chuyển đoạn cân bằng ở nam liên quan đến NST 7 57
Hình 3.7 Chuyển đoạn cân bằng ở nữ liên quan đến nhiễm sắc thể 2 58
Hình 3.8 Chuyển đoạn cân bằng ở nữ liên quan đến NST 5 58
Hình 3.9 Chuyển đoạn cân bằng ở nữ liên quan đến NST số 10 59
Hình 3.10 Chuyển đoạn cân bằng ở nữ giữa nhiễm sắc thể 4 và 17 59
Hình 3.11 Chuyển đoạn cân bằng ở nữ giữa nhiễm sắc thể 6 và 11 59
Hình 3.12Đảo đoạn quanh tâm nhiễm sắc thể 9 61
Hình 3.13 Chuyển đoạn Robertson giữa NST 14 và 21 62
Hình 3.14 Chuyển đoạn Robertson giữa NST 13 và 14 62
Hình 3.15 Tăng chiều dài cánh dài NST 9 63



xii

Hình 3.16 Tăng chiều dài cánh dài nhiễm sắc thể 16 64
Hình 3.17 Tăng chiều dài vệ thể trên cánh ngắn NST 14 64
Hình 3.18 Biến thể chiều dài NST Y 64
Hình 3.19 Biến thể về chiều dài NST 1 65
Hình 3.20Tỉ lệ các loại bất thường nhiễm sắc thể trên nhóm vô sinh hiếm muộn 70
Hình 3.21 Chuyển đoạn cân bằng giữa NST 16 và 20 72
Hình 3.22Tăng chiều dài NST 1 và đảo đoạn NST 11 73
Hình 1.1: 46,XY,Yqh- ①
Hình 1.2: 46,XY,Yqh+ ①
Hình 1.3: 46,XY,1qh+ ②
Hình 1.4: 46,XY,9qh+ ②
Hình 1.5: 46,XY,16qh+ ③
Hình 1.6: 46,XY,14ps+ ③
Hình 1.7: 46,XY,inv(9)(p12q13) ④
Hình 1.8: 46,XY,t(1;9)(q43;q34.1) ④

Hình 1.9: 46,XY/47,XXY ⑤
Hình 1.10: 46,XY,t(1;9)(p11;q12) ⑥
Hình 1.11: 46,XY,t(6;13)(q22;q21.3) ⑥
Hình 1.12: 46,XY,t(6;9)(q27;p12) ⑦
Hình 1.13: 46,XY,t(5;11)(p14;p12) ⑦
Hình 1.14: 46,XY,t(11;22)(q24;q13) ⑧
Hình 1.15: 46,XY,t(2;7)(p13;p15) ⑧
Hình 1.16: 46,XY,t(7;8)(q22;q24.2) ⑨
Hình 1.17: 46,XY,t(7;14;?)(q11.2;q11.2;?) ⑨
Hình 1.18: 45,XY,rob(14;21) ⑩



xiii

Hình 1.19: 45,XY,rob(13;14) ⑩
Hình 1.20: 46,XX,9qh+ ⑪
Hình 1.21: 46,XX,1qh+ ⑪
Hình 1.22: 46,XX,inv(9)(p12;q13) ⑫
Hình 1.23: 47,XXX ⑫
Hình 1.24: 47,XX,+mar ⑬
Hình 1.25: 46,XX,t(2;8)(q32;q24.1) ⑬
Hình 1.26: 46,XX,t(2;13)(q33;q33) ⑭
Hình 1.27: 46,XX,t(2;13)(q33;q33) ⑭
Hình 1.28: 46,XX,t(4;17)(q12;q21) ⑮
Hình 1.29: 46,XX,t(5;12)(p14;q23) ⑮
Hình 1.30: 46,XX,t(5;10)(q35;10q) ⑯
Hình 1.31: 46,XX,t(5;22)(p14;p11) ⑯
Hình 1.32: 46,XX,t(6;11)(q15;q23) ⑰
Hình 1.33: 46,XX,t(7;10)(q22;p13) ⑰

Hình 1.34: 46,XX,t(9;10)(q34;p15) ⑱
Hình 1.35: 46,XX,t(16;20)(q24;q13.1) ⑱
Hình 1.36: 46,XX,1qh+,inv(11)(p13q13) ⑲



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện tượng vô sinh, hiếm muộn đang là vấn đề được quan tâm theo dõi và
điều trị trong các cơ sở y tế ở Việt Nam. Trước đây hiện tượng vô sinh,hiếm muộn
ít được thấy ở người Việt Nam, nhưng những năm gần đây hiện tượng này gia tăng
và gây ra nhiều tổn thất về vật chất và tinh thần. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), có khoảng 8-10 % các cặp vợ chồng có liên quan đến vô sinh hiếm muộn
(WHO, năm 2010). Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ y tế vào những năm 80,
hiện tượng vô sinh xảy ra trong khoảng 8-10%, hiện nay tỉ lệ này đã gia tăng nhưng
chưa có con số thống kê.
Hiện tượng vô sinh xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân và xảy ra trên một
trong hai đối tượng hoặc cả hai đối tượng cùng lúc. Trong khi vô sinh không rõ
nguyên nhân chiếm 10% thì vô sinh gây ra do phía người vợ chiếm khoảng 35%, do
phía người chồng chiếm khoảng 30%, và do cả vợ lẫn chồng chiếm 25%. Các
nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới chủ yếu là do tổn thương vòi trứng, rối loạn rụng
trứng, lạc nội mạc tử cung Nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam giới thường do
giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, hoặc không có tinh trùng.
Bên cạnh các hiện tượng lâm sàng, với sự phát triển của khoa học, nguyên
nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn được đánh giá rộng và sâu hơn ở mức độ di truyền
tế bào và di truyền sinh học phân tử với những bất thường nhiễm sắc thể hay bất
thường về gen. Ở mức độ di truyền tế bào, bộ nhiễm sắc thể được quan sát về số
lượng, hình dạng, cấu trúc, và các chuyển đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể để đ ánh
giá hiện tượng vô sinh, hiếm muộn và tư vấn cho việc lựa chọn phương pháp công
nghệ hỗ trợ sinh sản cần thiết.

Với kỹ thuật nhiễm sắc thể đồ, bộ nhiễm sắc thể dễ dàng được thu nhận và
quan sát thông qua nuôi cấy tế bào lympho trong môi trường đặc biệt; thu hoạch tế
bào và nhuộm băng đặc trưng GTG (Giemsa trypsin G-banding). Các hình ảnh của
bộ nhiễm sắc thể sẽ được phân tích và ghi nhận theo danh pháp quốc tế. Sử dụng kỹ



2
thuật nhiễm sắc thể đồ, đề tài nghiên cứu : “Khảo sát bất thường nhiễm sắc thể
trong vô sinh hiếm muộn” được thực hiện trên nhóm đối tượng có liên quan đến vô
sinh hiếm muộn với các biểu hiện như vô sinh nguyên phát, sẩy thai liên tiếp, thai
lưu hay thất bại trong thụ tinh ống nghiệm, trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh,
cụ thể là các trường hợp theo điều trị tại các bệnh viện thành phố HCM.
Mục tiêu của đề tài nhằm:
• Mô tả các bất thường nhiễm sắc thể xảy ra trên người có hiện tựơng
vô sinh, hiếm muộn.
• Tầm soát loại bất thường nhiễm sắc thể phổ biến liên quan đến vô
sinh, hiếm muộn
• Khảo sát tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể liên quan đến vô sinh hiếm
muộn .

















3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Di truyền học nhiễm sắc thể

1.1.1 Hình thái học nhiễm sắc thể :
Mỗi nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng, rõ nhất ở kì giữa (trung kỳ) của
nguyên phân. Tâm động (centromere) là điểm thắt eo chia nhiễm sắc thể thành hai
phần với chiều dài khác nhau [1]. Theo quy ước chung, phần ngắn hơn được gọi là
cánh ngắn p và phần dài hơn gọi là cánh dài q dựa vào vị trí tâm đ ộng , có thể phân
biệt hình thái nhiễm sắc thể : tâm giữa (metacentric) khi hai cánh bằng nhau, tâm
cận giữa (submetacentric) khi hai cánh lệch, tâm đầu (acrocentric) khi 2 cánh không
bằng nhau và tâm mút (telocentric) khi tâm động nằm gần cuối [2].

Hình 1.1 Phân biệt hình thái nhiễm sắc thể dựa vào tâm động [3]
1.1.2 Kiểu nhân (nhiễm sắc thể đồ)
Tập hợp tất cả các nhiễm sắc thể ở trung kỳ phân chia của một tế bào gọi là
kiểu nhân [2]. Tất cả các tế bào của một loài nói chung có số lượng nhiễm sắc thể
cố định đặc trưng của loài đó. Mỗi loại nhiễm sắc thể có hình dạnh đặc trưng. Do sự
ổn định về hình thái của mỗi nhiễm sắc thể và sự cố định về số lượng nên sự mô tả
hình thái của nhiễm sắc thể được gọi là kiểu nhân (Nhiễm sắc thể đồ) đặc trưng cho




4
mỗi loài. Kiểu nhân có thể biểu hiện ở dạng nhiễm sắc thể đồ khi các nhiễm sắc thể
được xếp theo thứ từ bắt đầu từ dài nhất đến ngắn nhất. Kỳ giữa (trung kỳ) hoặc tiền
kỳ giữa (pro- trung kỳ) của nguyên phân là giai đoạn NST cho hình ảnh rõ nét nhất
giúp đánh giá số lượng và cấu trúc của các NST một cách dễ dàng [4, 5].
1.1.3 Nghiên cứu kiểu nhân ở người
Kiểu nhân của người gồm 46 nhiễm sắc thể, tạo nên 22 cặp nhiễm sắc thể
thường (autosome) và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. 22 cặp nhiễm sắc thể thường
được chia thành bảy nhóm ký hiệu từ A-G, dựa vào kích thước và vị trí trên nhiễm
sắc thể [1]. Như vậy, cặp nhiễm sắc thể số một là lớn nhất sau đó đến cặp số 2 và cứ
tiếp tục như vậy, tuy nhiên cặp nhiễm sắc thể số 21 lại nhỏ hơn cặp nhiễm sắc thể số
22 do mang tính lịch sử. Cặp nhiễm sắc thể số 23 quy định giới tính, ở nam gồm 1
nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y. X có kích thước lớn hơn Y và ở nữ là XX [2].
Bộ nhiễm sắc thể người được xếp theo kích thước, hình dạng và vị trí tâm động;
được quy ước từ 1 đến 22 và X,Y. Bộ nhiễm sắc thể người được phân 7 nhóm: A
(1-3), B (4-5), C (6-12 và X), D (13-15), E (16-18), F (19-20) và) G (21-22 và Y
[4].
Những hiểu biết về kích thước, hình thái, các kiểu nhuộm bă ng nhiễm sắc thể
cho phép xác định một số đột biến của chúng. Ví dụ như nhiễm sắc thể hiếm khi
thay đổi hình dạng như là mất hoặc thêm vào một phần trong một nhiễm sắc thể
hoặc thay đổi một số đoạn với một nhiễm sắc thể không tương đồng khác. Mặt khác
số lượng nhiễm sắc thể có thể thay đổi trong kiểu nhân do các sai sót trong qúa
trình phân chia tế bào, ví dụ nhiễm sắc thể không phân chia, đột biến nhiễm sắc thể
[2]. Những thay đổi về cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể sẽ biểu hiện một số
bệnh lý đặc trưng.



5


Hình 1.2 Bộ nhiễm sắc thể ở người bình thường [6]
1.1.4 Kỹ thuật nhuộm băng nhiễm sắc thể.
Tất cả các phương pháp nhuộm băng nhiễm sắc thể dựa vào thu hoạch nhiễm
sắc thể trong nguyên phân. Việc thu hoạch tế bào được thực hiện bằng cách xử lý
các tế bào với các chất ức chế tubulin, chẳng hạn như colchicine hoặc demecolcine
(colcemid) để giải trùng hợp trục chính phân bào và bắt giữ các tế bào ở giai đoạn
này. Bă ng hiển thị bắt màu mạnh được gọi là băng dương; băng bắt màu yếu gọi là
những băng âm [7].
Bằng những phương pháp nhuộm đặc biệt gọi là nhuộm cắt băng (banding
techniques) có thể thấy rõ vùng dị nhiễm sắc (heterochromatin) được phân bố riêng
và đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể ở mỗi loài Rooney đã tổng kết trên 20 phương
pháp nhuộm băng điển hình, đó là các băng Giêmsa (G - banding), băng Quinacrin
(Q - banding), băng C (C - banding) và băng huỳnh quang (Hoechest - 33258: H -
33258 banding) và còn rất nhiều các phương pháp nhuộm băng khác. Kỹ thuật



6
nhuộm băng giêmsa đã được ứng dụng rộng rãi nhất đối với các nghiên cứu về NST
[2].
Kỹ thuật nhuộm band G (G-band): nhuộm band NST bằng thuốc nhuộm
Giemsa sau khi đã xử lý NST bằng Trypsin. Đây là phương pháp nhuộm được sử
dụng rộng rãi để đánh giá các bất thường của NST về số lượng và cấu trúc.
Kỹ thuật nhuộm band Q (Q-band): nhuộm NST bằng thuốc nhuộm huỳnh
quang, Kỹ thuật cho hiển thị band tương tự như nhuộm band G.
Kỹ thuật nhuộm band R (reverse band, R-band): đòi hỏi phải xử lí NST bằng
nhiệt trước khi nhuộm. Kỹ thuật này cho phép hiển thị các band sáng tối ngược với
phương pháp nhuộm band Q và G tạo thuận lợi cho việc đ ánh giá các bất thường ở
các đầu cùng của NST.
Kỹ thuật nhuộm band C (C-band): cho phép nhuộm và đánh giá các vùng dị

nhiễm sắc (heterochromatin) nằm cạnh tâm động.
Kỹ thuật nhuộm NOR (nucleolar organizing region: vùng cấu tạo nên hạch
nhân) (NOR stain): cho phép nhuộm các vệ tinh và các cuống ở các NST tâm đầu.
Kỹ thuật nhuộm band G với độ phân giải cao (high resolution banding):
NST được nhuộm khi đang ở kỳ đầu (prophase) hoặc vào giai đoạn sớm của kỳ giữa
(protrung kỳ) sau khi xử lí bằng các hóa chất thích hợp, tổng số băng của NST có
thể tăng lên đến 800 băng cho phép phát hiện các bất thường nhỏ trong cấu trúc của
các NST [8].



7

Hình 1.3 Bộ NST người Nam bình thường nhuộm bằng kỹ thuật G-band (TTYK
Medic)

Hình 1.4 Bộ NST người Nam bình thường nhuộm bằng kỹ thuật C- band [9]



8

Hình 1.5 Bộ NST người Nam bình thường nhuộm bằng kỹ thuật R-band [9]
Sơ đồ chuẩn của nhiễm sắc thể G-band được công bố như là điểm tham chiếu
tiêu chuẩn vạch băng nhiễm sắc thể. G-band thường được miêu tả màu đen và R-
band màu trắng. Băng được đánh số một cách liên tục từ tâm động đi ra trên cả hai
cánh ngắn (p) và dài (q) (hình 1.4) [7].
Tổng số của các băng hay còn gọi là độ phân giải trong nhiễm sắc thể đồ phụ
thuộc vào cách cô đặc nhiễm sắc thể ở giai đoạn nào của nguyên phân. Độ phân giải
350 băng tương ứng với nhiễm sắc thể ở kỳ cuối trung kỳ. Độ phân giải cao 1250-

2000 băng tương ứng với nhiễm sắc thể ở giai đoạn giữa prophase [7].




9


Hình 1.6 Quy ước vạch băng trên nhiễm sắc thể người [9]
1. 2 Biến đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể
1.2.1 Bất thường số lượng nhiễm sắc thể:
Mỗi một loài có số lượng nhiễm sắc thể ổn định trong bộ nhiễm sắc thể
(ploidy) của mình. Tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể với số lượng ổn định của loài
được gọi là chuẩn bội (euploid) [4]. Ví dụ, ở Người bộ chuẩn bội của bộ đơn bội
(haploid) n = 23 và chuẩn bội của bộ lưỡng bội (diploid) 2n = 46. Số lượng nhiễm
sắc thể trong bộ có thể bị biến đổi sai lệch so với bộ chuẩn bội. Khi số lượng nhiễm
sắc thể trong bộ tăng lên theo bội số của n - người ta gọi là bộ đa bội (polyploid) (ví
dụ 3n, 4n), còn khi số lượng nhiễm sắc thể thay đổi nhiều hơn hay ít hơn một vài
nhiễm sắc thể - người ta gọi là bộ lệch bội (aneuploid) [4].



10
Bảng 1.1 Các dạng bất thường về số lượng nhiễm sắc thể [4]
Loại bất thường Định nghĩa
Polyploidy Đa bội thể
Euploidy Đa bội thể nguyên
Monoploid Thể đơn bội
Triploid Thể tam bội
Tetraploid Thể tứ bội

Aneuploidy Đa bội lệch
Monosomy Thể đơn nhiễm
Trisomy Thể tam nhiễm
Tetrasomy Thể tứ nhiễm
Double trisomy Thể tam nhiễm kép
Nullosomy Thể vô nhiễm
1. 2.2 Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể
Khuyết tật cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm vật liệu di truyền bị mất, thêm,
hoặc đảo ngược trong nhiễm sắc thể hoặc các bộ phận kết hợp, trao đổi
nonhomologs (translocations). Nhiễm sắc thể bất thường được cân bằng nếu số
lượng bình thường của vật liệu di truyền vẫn tồn tại (đảo và translocations cân
bằng) và không cân bằng nếu thừa, thiếu kết quả DNA (nhân đôi và xóa bỏ, có thể
được gây ra bởi các đảo hoặc chuyển vị [5].

×