Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khảo sát sự phân bố của thụ thể estrogen và progesteron trên mẫu bệnh phẩm lớn và mẫu sắp xếp dãy mô (tma) trong carcinôm vú bằng phương pháp hóa mô miễn dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.2 KB, 9 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ CỦA THỤ THỂ ESTROGEN VÀ PROGESTERON TRÊN MẪU BỆNH
PHẨM LỚN VÀ MẪU SẮP XẾP DÃY MÔ (TMA) TRONG CARCINÔM VÚ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA MÔ MIỄN DỊCH
Âu Nguyệt Diệu*, Thái Anh Tú*
TÓM TẮT
Mục ñích: Sự phát triển của kỹ thuật sắp xếp dãy mô (TMA) cho phép tiết kiệm thời gian, công sức và tiền
bạc trong khảo sát các dấu ấn sinh học của carcinôm vú bằng phương pháp hóa mô miễn dịch. Chúng tôi khảo
sát sự phân bố của ER và PR trong mô vú ung thư và sự tương ñồng về kết quả biểu hiện của ER và PR giữa
mẫu mô lớn và mẫu TMA.
Đối tượng và phương pháp: 712 khối nến của 712 bệnh nhân carcinôm vú và 9 khối nến TMA ñược xây
dựng từ 114 khối nến lựa chọn ngẫu nhiên trong 712 khối nến trên ñược nhuộm hóa mô miễn dịch ER và PR.
Thang ñiểm Allred ñược dùng ñể ñánh giá sự phân bố và biểu hiện của ER và PR.
Kết quả: ER+ 60,5%, PR+ 48,2%, ER và/hoặc PR+ 61,9%; 71,4% ER+ và 48,8% PR+lan tỏa ñều khắp
mô bướu. ¾ trường hợp ER+ có ñiểm số Allred 7 và 8 và tỉ lệ này là hơn ½ trường hợp ñối với PR+. Tương
ñồng trong biểu hiện ER và PR giữa mẫu mô lớn và TMA lần lượt là 91,2% (kappa = 0,82) và 88,6% (kappa =
0,77).
Kết luận: Đa số các trường hợp ER phân bố lan tỏa trong mô bướu. Trong khi ñó, PR biểu hiện khu trú
từng ổ chiếm hơn một nửa số trường hợp. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự tương ñồng cao giữa mẫu mô lớn và
mẫu TMA khi nhuộm hóa mô miễn dịch ER và PR.
Từ khóa: Thụ thể estrogen, thụ thể progesteron, sắp xếp dãy mô, hóa mô miễn dịch
ABSTRACT
INTRATUMORAL DISTRIBUTION OF ESTROGEN AND PROGESTERON RECEPTORS ON WHOLE
SECTIONS AND TMA SECTIONS IN BREAST CARCINOMA BY IMMUNOHISTOCHEMISTRY
Au Nguyet Dieu, Thai Anh Tu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 697 - 705
Aims: The recent development of the tissue microarray technology, composed from multiple donor tumours
aligned within a single recipient block, allows saving in time, labor and reagent costs. We investigated the


intratumoral distribution of estrogen and progesterone receptors in breast carcinoma by
immunohistochemistry and the concordance between whole sections and tissue microarray sections.
Materials and methods: 712 formalin-fixed paraffin-embedded tissue blocks from 712 breast carcinoma
patients and 9 TMA blocks constructed from 114 donor blocks were immunostained for ER and PR. The Allred
score was used to evaluate the expression and distribution of hormonal receptors.
Results: ER positive in 60.5% , PR positive in 48.2% ; ER and/or PR positive in 61.9% of cases. 71.4% of
ER+ and 48.8% of PR+cases had diffuse and uniform staining. Allred scores 7 and 8 in ¾ cases of ER+ and in
more than ½ cases of PR+. The concordance of posive and negative results of ER and PR between whole
sections and TMA sections were 91.2% (kappa = 0.82) and 88.6% (kappa = 0.77) respectively.
Conclusions: A majority of cases had a diffuse distribution of ER. Whereas the distribution of PR was focal
in more than half of PR+ cases. This study also shows a high concordance rate between the whole sections and
TMA sections for ER and PR immunostaining.
Key words: Estrogen receptor, progesterone receptor, tissue microarray, immunohistochemistry
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ ba dấu ấn sinh học gồm thụ thể estrogen
(ER), thụ thể progesteron (PR) và Her2 có ý nghĩa
quan trọng trong dự ñoán ñáp ứng ñiều trị và tiên
lượng các trường hợp carcinôm tuyến vú. Khảo sát

*

Bệnh viện Ung bướu TP.HCM

Chuyên
ñề Ung Bướu
Địa chỉ liên lạc: BS. Âu Nguyệt Diệu. ĐT: 0913988989

biểu hiện của thụ thể estrogen và progesteron bằng
phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD) ñã
ñược thực hiện thường qui tại Bệnh viện Ung bướu

TP. Hồ Chí Minh, mang lại nhiều lợi ích thiết thực
cho bệnh nhân.

697


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Trong nhiều năm, người ta ñã khảo sát các dấu
ấn sinh học của carcinôm tuyến vú trên mẫu bệnh
phẩm thường qui có kích thước lớn. Ngày nay, với
sự phát triển của kỹ thuật mới TMA (tisuue
microarray – sắp xếp dãy mô) cho phép việc ñi sâu
vào nghiên cứu bản chất và sự phát triển của các
khối bướu vú ung thư trở nên thuận tiện, dễ dàng và
tiết kiệm ñược nhiều chi phí. Các mảnh nhỏ có
ñường kính khoảng 0,6 – 3 mm sẽ ñược lấy ra từ
khối nến chứa mẫu mô bướu của nhiều bệnh nhân,
sau ñó ñược sắp xếp lại thành từng dãy mô trên một
khối nến mới. Lát cắt mỏng từ khối nến này cho
phép khảo sát các tế bào bướu ung thư ở mức ñộ
protein và DNA cho hàng chục bệnh nhân cùng một
lúc. Nhưng liệu mẫu mô có kích thước quá nhỏ (0,6
– 3 mm) có ñủ ñại diện cho mẫu bệnh phẩm lớn hay
không? Có thể sử dụng kỹ thuật TMA thay thế cho
mẫu mô lớn hay không? Nhiều công trình nghiên
cứu trên thế giới cho biết có sự tương hợp cao giữa
mẫu mô lớn và mẫu TMA khi khảo sát các dấu ấn

sinh học của ung thư vú. Tại Bệnh viện Ung bướu
TP HCM, chúng tôi mới bắt ñầu thử nghiệm thực
hiện kỹ thuật TMA trong khảo sát ER, PR và Her2.
Thực hiện ñề tài nghiên cứu này, chúng tôi nhằm các
mục tiêu sau:
+ Khảo sát sự phân bố của ER và PR trong mô
bướu của các trường hợp carcinôm tuyến vú trên
mẫu mô bệnh phẩm lớn và mẫu TMA bằng phương
pháp HMMD.
+ Đánh giá sự tương hợp của tình trạng biểu
hiện ER và PR giữa hai mẫu bệnh phẩm lớn và mẫu
TMA.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
712 khối mô vùi nến của 712 bệnh nhân ñược
chẩn ñoán là carcinôm tuyến vú, ñược nhuộm hóa
mô miễn dịch ER và PR tại Bệnh viện Ung bướu TP
HCM từ 3/2010 ñến 8/2010 và 9 khối nến TMA xây
dựng từ 114 khối nến trong 712 khối nến kể trên.
Phương pháp nghiên cứu
Loại nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Phương pháp tiến hành
Mẫu bệnh phẩm lớn: 712 khối nến ñược cắt lát
mỏng 5 µm, nhuộm hóa mô miễn dịch khảo sát thụ
thể estrogen và progesteron.
Mẫu TMA: 9 khối nến TMA ñược xây dựng từ
114 khối nến chọn ngẫu nhiên trong 712 khối nến

Chuyên ñề Ung Bướu


trên. Lõi mô ñược lấy có ñường kính 3 mm. Khối
nến TMA cũng ñược cắt mỏng và nhuộm hóa mô
miễn dịch khảo sát ER và PR.
Nhuộm hóa mô miễn dịch: Kỹ thuật nhuộm gián
tiếp, sử dụng hệ thống hiển thị màu Envision + của
hãng DAKO, các kháng thể ñơn dòng sử dụng: 1D5
(DAKO) phát hiện ER và PgR636 (DAKO) phát
hiện PR. Kết quả ñược ñánh giá bán ñịnh lượng theo
hệ thống tính ñiểm của Allred và UK - NEQAS ñề
nghị, dựa trên tỉ lệ nhân nhuộm màu (0%: 0 ñiểm; <
1%: 1 ñiểm; 1% - 0%: 2 ñiểm; 11% - 33%: 3 ñiểm;
34% -66%: 4 ñiểm; 67% - 100%: 5 ñiểm) và cường
ñộ bắt màu của nhân (không bắt màu: 0 ñiểm; bắt
màu yếu: 1 ñiểm; bắt màu trung bình: 2 ñiểm; bắt
màu ñậm: 3 ñiểm). Điểm tổng cộng từ 0 – 8; dương
tính khi ñiểm tổng cộng > 2.
Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê
SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Qua khảo sát 712 mẫu bệnh phẩm lớn vùi nến
của 712 bệnh nhân carcinôm tuyến vú và 9 khối nến
TMA xây dựng từ 114 mẫu bệnh phẩm lớn của 114
bệnh nhân lựa chọn ngẫu nhiên trong loạt 712 bệnh
nhân trên, chúng tôi có các kết quả như sau:
Mẫu mô lớn
Biểu hiện của thụ thể estrogen và progesteron
Bảng 1.
Biểu
hiện

Thụ thể

Dương tính

ER

430 (60,5%) 282 (39,5%) 712 (100%)

PR

343 (48,2%) 369 (51,8%) 712 (100%)

Âm tính

Tổng cộng

Nhận xét: Tỉ lệ ER dương tính là 60,5%; PR
dương tính là 48,2%.
Bảng 2.
Thụ thể

Tỉ lệ %

ER+PR+

46,6% (332/712)

ER+PR-

13,8% (98/712)


ER-PR+

1,5% (11/172) (ER 0ñ 7/11; ER
2 ñ 4/11)

ER-PR-

38,1% (271/712)

Nhận xét: Tỉ lệ ER và/hoặc PR dương tính là
61,9%. ER –PR - 38,1%. ER – PR + chiếm tỉ lệ thấp,

698


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

trong số ñó có hơn 1/3 số trường hợp có biểu hiện
ER nhưng dưới ngưỡng dương tính.
Đặc ñiểm phân bố của ER và PR trong mô bướu:
Bảng 3. Phân bố ñều – không ñều
Thụ
thể

Phân bố
ñều


Phân bố không
ñều

48,8%
(167/342)

PR

51,2%
(175/342)

100%
(342/342)

Nhận xét: Khảo sát những trường hợp thụ thể
dương tính, chúng tôi nhận thấy 71,4% các trường
hợp ER phân bố ñều khắp trong mô bướu. Tỉ lệ này
của PR thấp hơn rất nhiều, chỉ có 48,8%.

Tổng
cộng

71,4%
28,6%
100%
(307/430)
(123/430)
(430/430)
Bảng 4. Tổng ñiểm bán ñịnh lượng theo Allred


ER

Điểm thụ thể

0

2

3

4

5

6

7

8

Tổng cộng

ER

39%

0,7%

3,2%


3,7%

2,1%

5,1%

6,3%

39,9%

100%(712/712)

PR

51,8%

0,1%

1,0%

6,2%

6,5%

6,0%

6,7%

21,6%


100%(712/712)

Nhận xét: ¾ các trường hợp ER dương tính có tổng ñiểm bán ñịnh lượng là 7 hoặc 8 ñiểm, ñại ña số các
trường hợp là 8 ñiểm. Chỉ có hơn ½ trường hợp PR dương tính có tổng ñiểm là 7 hoặc 8.
Bảng 5. Cường ñộ bắt màu và phầm trăm tế bào bướu bắt màu
Cường ñộ

Điểm thụ thể

1

2

Phần trăm
3

ER

8/430 55/430 367/430
(1,9%) (12,8%) (85,3%)

PR

1/342
(0,3%)

23/342
(6,7%)

1


2

3

4

34/430
(7,8%)

25/430
(5,8%)

32/430
7,4%)

5

47/430 293/430
(10,9%) (68,1%)

318/342 45/342 44/342 49/342 48/342 156/342
(93%) (13,1%) (12,9%) (14,3%) (14,1%) (45,6%)

Nhận xét: Trong ña số các trường hợp (85,3%), ER bắt màu có cường ñộ mạnh (3 ñiểm) và số trường hợp
có tỉ lệ bắt màu từ 34% trở lện chiếm 79%. 95% các trường hợp PR bắt màu ñậm (3 ñiểm) và bắt màu từ 34%
tế bào bướu trở lên là 59,7%.
Tương hợp giữa mẫu mô lớn và mẫu TMA
Tương hợp về ñiểm số
Bảng 6a. Tương hợp về ñiểm số của ER giữa mẫu mô lớn và TMA

TMA 0

TMA 2

TMA 3

TMA 4

TMA 5

TMA 6

TMA 7

TMA 8

TC

MML 0

44

0

0

0

0


0

0

0

44

MML 2

0

0

0

0

0

0

0

0

0

MML 3


2

0

0

2

1

0

0

0

5

MML 4

1

1

1

0

1


0

0

0

4

MML 5

1

0

0

0

0

0

0

0

1

MML 6


2

0

0

1

0

2

0

2

7

MML 7

0

0

1

0

1


0

0

1

3

MML 8

3

0

2

1

0

2

7

35

50

53


1

4

4

3

4

7

38

114

TC

Chuyên ñề Ung Bướu

699


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Phép kiểm Wilcoxon Signed Ranks kiểm ñịnh sự tương hợp về ñiểm số giữa MML và mẫu TMA cho biết
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mẫu TMA có ñiểm số thấp hơn MML (z = -3,691, p < 0,001).
Nhận xét: Có 10/114 trường hợp ER MML thay ñổi ñiểm số từ ≥ 3 ñiểm còn 0 hoặc 2 ñiểm, trong ñó có 6

trường hợp từ 5-8 ñiểm thay ñổi còn ≤ 2 ñiểm. Không trường hợp nào MML có ñiểm số ≤ 2 ñiểm thay ñổi
thành ≥ 3 ñiểm trên mẫu TMA.
Bảng 6b. Tương hợp về ñiểm số của PR giữa mẫu mô lớn và TMA
TMA 0

TMA 2

TMA 3

TMA 4

TMA 5

TMA 6

TMA 7

TMA 8

TC

MML 0

55

0

0

0


1

0

0

0

56

MML 2

0

0

0

0

0

0

0

0

0


MML 3

0

0

0

0

0

0

0

0

0

MML 4

6

2

0

0


0

0

1

1

10

MML 5

0

0

0

4

1

1

0

0

6


MML 6

2

0

0

0

3

2

1

0

8

MML 7

1

0

0

1


0

2

1

0

5

MML 8

1

0

0

0

1

2

6

19

29


65

2

0

5

6

7

9

20

114

TC

Phép kiểm Wilcoxon Signed Ranks kiểm ñịnh sự tương hợp về ñiểm số giữa MML và mẫu TMA cho biết
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mẫu TMA có ñiểm số thấp hơn MML (z = -3,696,
p < 0,001).
Nhận xét: Có 12/114 trường hợp PR MML thay ñổi ñiểm số từ ≥ 3 ñiểm còn 0 hoặc 2 ñiểm, trong ñó có 4
trường hợp từ 6 - 8 ñiểm thay ñổi còn ≤ 2 ñiểm. Không trường hợp nào MML có ñiểm số ≤ 2 ñiểm thay ñổi
thành ≥ 3 ñiểm trên mẫu TMA.

Chuyên ñề Ung Bướu


700


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Tương hợp về tình trạng biểu hiện của ER và PR
Bảng 7a. Tỉ lệ tương ñồng về tình trạng biểu hiện của ER trên MML và mẫu TMA
TMA –
ER
dương
tính

TMA – ER âm tính

TC

MML – ER
dương tính

60

10

70

MML – ER âm
tính


0

44

44

TC

60

54

114

ER

Nhận xét: 104/114 trường hợp (91,2%) có kết quả tương ñồng giữa MML và mẫu TMA,
kappa = 0,82 (tương ñồng gần hoàn toàn).
Bảng 7b. Tỉ lệ tương ñồng về tình trạng biểu hiện của PR trên MML và mẫu TMA
PR

TMA – PR dương tính TMA – PR âm tính

TC

MML – PR dương tính

46

12


58

MML – PR âm tính

1

55

56

47

67

114

TC

Nhận xét: 101/114 trường hợp (88,6%) có kết quả tương ñồng giữa MML và mẫu TMA,
kappa = 0,77 (tương ñồng mạnh).
BÀN LUẬN
Biểu hiện của ER và PR
Tỉ lệ ER+ theo nghiên cứu này là 60,5%. Tỉ lệ này không thay ñổi so với những khảo sát tại
bệnh viện Ung bướu trong vòng 5 năm nay, chứng tỏ sự ổn ñịnh của kỹ thuật nhuộm hóa mô
miễn dịch ñối với các thụ thể nội tiết. Tỉ lệ ER+ của chúng tôi tương ñồng với các tác giả trong
nước, khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Theo Tạ Văn Tờ (2004), ER+ chiếm 59,1%(19). Theo
các tác giả người Mã Lai, Singapore, Thái lan, ER+ có tỉ lệ thay ñổi từ 53,8 ñến 65%(13,15,20). Tỉ lệ
này là 64,4% ñối với người Nhật(11) và 67% ñối với người Trung Quốc(14). Khi so sánh với các tác
giả Châu Âu và Bắc Mỹ, tỉ lệ ER+ ở những khu vực này cao hơn nhiều, thay ñổi từ 75% ñến

81%(9,16,21). Điều này chứng tỏ không có sự tương ñồng hoàn toàn về bản chất sinh học bệnh ung
thư vú giữa người Việt Nam và Châu Á với người Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nghiên
cứu cũng cho biết ñã có các thay ñổi ñáng kể theo hướng tăng dần tần suất mắc bệnh ung thư vú ở
Châu Á vốn là vùng trước ñây có tỉ lệ mắc bệnh thấp. Thay ñổi về ñiều kiện kinh tế xã hội, lối
sống có ảnh hưởng lớn với ung thư vú.
Tỉ lệ PR + theo nghiên cứu này là 48,2%. Theo Tạ Văn Tờ, tỉ lệ này là 51,4%(19). PR + tại
các nước Đông Nam Á có tỉ lệ thay ñổi khá lớn, từ 35% ñến 42,1%(13,20). Có thể giải thích sự khác
biệt về tỉ lệ là do sử dụng các kháng thể có ñộ nhạy khác nhau. Tỉ lệ PR+ ở nhóm bệnh nhân Âu
Mỹ thay ñổi từ 55% ñến 69%(9,16,21).
Tỉ lệ ER+và/hoặc PR+ theo nghiên cứu này là 61,9%. Theo Tạ Văn Tờ, tỉ lệ này là 62,3%(19).
Không có sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân ung thư vú phía Bắc và phía Nam. Tỉ lệ này ở
các tác giả Đông Nam Á cũng tương tự, thay ñổi từ 57,63% ñến 66%(13,15,20). Tỉ lệ này cũng cao
hơn rõ rệt trong nhóm bệnh nhân Âu Mỹ, thay ñổi từ 75% ñến 77,9%(9,16). Sự biểu hiện của thụ
thể progesteron phụ thuộc vào tính toàn vẹn về mặt chức năng của thụ thể estrogen. Tuy nhiên
vẫn tồn tại một nhóm ER-PR+. Tỉ lệ ER-PR+ của nghiên cứu này là 1,5%. Tỉ lệ này thay ñổi theo

Chuyên ñề Ung Bướu

701


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

nhiều tác giả, từ 2,9% ñến 10%. Có những ý kiến khác nhau giải thích sự hiện diện của nhóm
này. Theo Elledge, thật sự tồn tại một nhóm ER-PR+ và sự biểu hiện của PR thông qua một con
ñường khác không phụ thuộc ER(6). Trong nghiên cứu của Nadji không có sự tồn tại của nhóm
ER-PR+. Tác giả giải thích tình trạng âm tính của ER trong những trường hợp này có thể là do
(1) ER âm tính giả do ñặc ñiểm kỹ thuật của phương pháp thử hoặc do nồng ñộ ER trong bướu

quá thấp, dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp thử(16); cho ñến ngày nay có 3 kháng thể nhận
biết ER ñã ñược kiểm chứng lâm sàng gồm 1D5, 6F11 và SP1(8). Kết quả nhuộm HMMD với các
kháng thể này tương hợp cao với diễn tiến lâm sàng và sự tương hợp này bằng hoặc cao hơn
phương pháp gắn phối tử. Nghiên cứu gần ñây cho biết SP1 cho kết quả tốt nhất. Theo Gown, với
kháng thể SP1 và 1D5 sẽ không còn tồn tại nhóm ER-PR+ nữa(8) (2) do tồn tại biến thể ER, biến
thể này hoạt ñộng bình thường nhưng không kết hợp ñược với kháng thể ñặc hiệu(16). Trong
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kháng thể 1D5, có 4/11 trường hợp ER-PR+ có ER có ñiểm số
= 2 (thang ñiểm Allred), dưới ngưỡng dương tính của phương pháp thử. Điều này phù hợp với
giải thích của Nadji. Nhóm ER-PR+ ít nhạy cảm với ñiều trị nội tiết hơn nhóm ER+PR+ và
ER+PR-(2).
Đặc ñiểm phân bố của ER, PR trong mô bướu
Theo nghiên cứu của chúng tôi, 71,4% ER phân bố rải ñều khắp trong mô bướu, trong khi ñó
chỉ có 48,8% trường hợp PR phân bố rải ñều. Douglas - Johns tiến hành nghiên cứu sự phân bố
của thụ thể trong mô bướu, sử dụng thang ñiểm H score, cho biết, trên từng quang trường 0,4
mm, nếu xét trên phương diện từng tế bào, sẽ có sự không ñồng nhất trong biểu hiện của ER: Có
một tỉ lệ các nhân không bắt màu nằm ngay bện cạnh một loạt các nhân bắt màu ở các mức ñộ
khác nhau; nhưng nếu xét trên toàn bộ mô bướu thì có sự ñồng nhất về ñiểm số H score của các
quang trường 0,4 mm. Cũng theo tác giả này, tình trạng không ñồng nhất của bướu, hay nói cách
khác, những bướu có phân bố thụ thể không ñều chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ có 0,5%(5). Theo nghiên
cứu của Nadji 92% các trường hợp ER+ và 79% PR + lan tỏa khắp mô bướu(16). Nadji và Douglas
- Johns ñều cho biết thụ thể có xu hướng dương tính ở ngoại vi mẫu mô nhiều hơn và giảm dần
khi vào trung tâm bướu, có liên quan với cố ñịnh mẫu mô. ER+ khu trú trong mô bướu là do cố
ñịnh mẫu mô không ñủ hoặc do mô bướu bị hoại tử(5,16). Bên cạnh ñó, kháng thể sử dụng cũng có
vai trò nhất ñịnh. Không phải tất cả các kháng thể dùng trong nhuộm HMMD sẽ cho kết quả
nhuộm ñồng ñều khắp mô bướu. Kháng thể 1D5 có thể cho kết quả nhuộm hoặc âm hoàn toàn
hoặc dương ñồng nhất là do nó nhận biết vùngA/B của ñầu tận N của thụ thể(16). Giải thích về sự
phân bố không ñều của PR trong mô bướu, Nadji cho biết không giống ER, tình trạng PR+ khu
trú không phải do lỗi cố ñịnh. Kháng thể PgR636 dung nạp tình trạng cố ñịnh mô tốt hơn kháng
thể 1D5(16). Biểu hiện của PR phụ thuộc vào ER, do ñó chức năng của ER không ñồng nhất trong
mô bướu sẽ dẫn ñến tình trạng biểu hiện PR không ñồng nhất.

Nghiên cứu này cho thấy phần lớn các trường hợp ER có tổng ñiểm = 8 (thang ñiểm Allred)
(39,9%); và xét trong các trường hợp ER+, có ñến ¾ số trường hợp có ñiểm 7 hoặc 8; 85,3% bắt
màu ñậm (3 ñiểm), 79% có tỉ lệ bắt màu từ 34% tế bào bướu trở lên. Đối với PR, tỉ lệ PR có tổng
ñiểm = 8 là 21,6%; 93% PR bắt màu ñậm (3 ñiểm); 59,7% PR+ có tỉ lệ bắt màu từ 34% tế bào
bướu trở lên. Như vậy, với những kháng thể chúng tôi ñang sử dụng, phần lớn các trường hợp
ER+ và PR+ ñều có ñiểm số cao. Nhận xét này tương hợp với khảo sát của Henriksen. Trong
nghiên cứu của Henriksen ER có 40/55 trường hợp ñiểm 7 hoặc 8; 14/55 trường hợp ñiểm từ 3
ñến 6; và PR có 26/54 trường hợp ñiểm 7 hoặc 8; 20/54 trường hợp có ñiểm từ 3 ñến 6(10). Collins
khảo sát 825 trường hợp carcinôm tuyến vú nhận thấy có ñến 99% các trường hợp ER hoặc hoàn
toàn âm tính hoặc dương tính mạnh trên 70% số tế bào bướu. 1% còn lại có tỉ lệ tế bào dương
tính thay ñổi từ 20 - 60%. Collins cũng cho biết 80,1% các trường hợp có ñiểm số Allred 7 hoặc 8
chứng tỏ biểu hiện của ER rất mạnh và phân bố ñều, 19,1% âm tính hoàn toàn; và rất hiếm các
trường hợp (0,8%) có ñiểm số thấp (5 hoặc 6, không có ñiểm số 3,4)(4). Do ñó, Collins xác ñịnh
có hai kiểu phân bố của thụ thể estrogen: Dương tính mạnh lan tỏa khắp bướu hoặc âm tính hoàn
toàn. Điều này không giống với nghiên cứu của chúng tôi, trong ñó có ñến 14,8% các trường hợp

Chuyên ñề Ung Bướu

702


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

ER có ñiểm số 3 ñến 6. Sự khác biệt này có thể do lỗi kỹ thuật (ví dụ: Cố ñịnh không ñủ), kháng
thể sử dụng không phải là kháng thể tốt nhất, hoặc do bản chất sinh học của bướu ở người Việt
Nam không giống với người Âu Mỹ.
Kỹ thuật sắp xếp dãy mô (Tissue microarrays - TMA)
Kỹ thuật TMA ñược Kononen và cộng sự ñưa ra lần ñầu tiên vào năm 1998 nhằm mục ñích

làm giảm thiểu thời gian cắt nhuộm mẫu mô, giảm số block paraffin, giảm chi phí cả cho thuốc
nhuộm lẫn chi phí trả cho người nhuộm. Đã có rất nhiều tranh luận xung quanh kỹ thuật TMA.
Tính không ñồng nhất của tế bào bướu khiến mẫu TMA có thể không ñại diện cho toàn bộ mô
bướu. Ngược lại, TMA có nhiều lợi thế: mức ñộ hằng ñịnh khi nhuộm các mẫu mô nhỏ nằm trên
cùng một tiêu bản chắc chắn sẽ cao hơn khi nhuộm hàng trăm các mẫu mô lớn riêng biệt; hơn
nữa, việc chấm ñiểm cũng dễ dàng hơn do ñược thực hiện trên toàn bộ vùng mô bướu, tránh ñược
sai lệch chủ quan do lựa chọn vùng ñể khảo sát khi ñọc trên mẫu mô lớn. Như vậy, ñể khắc phục
nhược ñiểm mang lại do tính không ñồng nhất của bướu, các tác giả ñề nghị hoặc tăng kích thước
của lõi mô trên TMA hoặc tăng số lượng lõi mô cho mỗi trường hợp. Tăng kích thước chỉ giúp
tăng thêm tối thiểu số lượng tế bào bướu ñược khảo sát. Còn nếu tăng số lượng, các lõi mô ñược
lấy từ nhiều vị trí khác nhau trong bướu, sẽ ñại diện hơn cho mô bướu. Cho ñến nay ñã có nhiều
công trình nghiên cứu về kích thước và số lượng mẫu mô cần lấy. Theo Kyndi, nhuộm HMMD
ER, PR trên một lõi mô 1mm cho thấy kết quả tương ñồng giữa mẫu TMA với mẫu mô lớn, giữa
hai lõi mô lấy từ vùng ngoại vi và trung tâm của bướu và giữa hai lõi mô lấy từ hai block paraffin
khác nhau của cùng một bệnh nhân(12). Henriksen dùng một lõi mô 2 mm cũng cho biết có sự
tương ñồng cao(10). Camp cho biết với 2 lõi mô 0,6 mm ñủ ñể ñạt ñộ tương ñồng cao(3).
Anagnostou nhận thấy mẫu 0,6 mm cũng ñủ ñại diện như mẫu 1,5 mm khi khảo sát các dấu ấn
sinh học trong ung thư vú(10). Tuy nhiên, do bộ dụng cụ thực hiện TMA khá mắc tiền, một tác giả
người Ấn Độ ñã giới thiệu phương pháp xây dựng mẫu mô TMA của mình ông ta sử dụng kim
sinh thiết tủy 16 - gauge ñể lấy lõi mô và cho biết có 148/150 trường hợp tương hợp giữa mẫu mô
lớn và TMA(18). Block TMA có thể lưu giữ kháng nguyên lâu ñến 60 nằm theo Camp(3), nhưng
nếu ñã ñược cắt thành lát mỏng, kháng nguyên sẽ bị mất ñi ñáng kể(7).
Tương hợp TMA và MML
Khi khảo sát sự tương hợp về ñiểm số Allred giữa hai mẫu mô TMA và MML, chúng tôi
nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mẫu TMA có xu hướng thấp ñiểm hơn MML. Đối
với ER, phân tích 10 trường hợp thay ñổi về ñiểm số, chúng tôi nhận thấy 5 trường hợp có ñiểm 3
- 5, tương ứng với phần trăm tế bào bướu bắt màu thường thấp (< 33%), do ñó xác suất chúng ta
lấy lõi mô vào vùng âm tính sẽ cao; 5 trường hợp còn lại có ñiểm số 6 - 8 trên MML trở nên âm
tính hoàn toàn (0 ñiểm) trên TMA, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật: Khi trải
mảnh mô TMA cắt mỏng lên lam kính, người kỹ thuật viên ñã ñể những mẫu mô này nằm sát rìa

của lam kính và như vậy mẫu mô sẽ không tiếp xúc hoặc tiếp xúc ñược rất ít với thuốc nhuộm,
dẫn ñến kết quả âm tính giả. Giải thích tương tự như trên với những trường hợp thay ñổi ñiểm số
của PR.
Khi khảo sát về tỉ lệ tương ñồng dương tính và âm tính giữa MML và mẫu TMA, chúng tôi
nhận thấy tương hợp giữa MML và TMA ñối với ER là 91,2% (kappa = 0,82), tương hợp này có
thể sẽ cao hơn nữa nếu chúng tôi khắc phục ñược những lỗi kỹ thuật ñã phân tích ở trên; tương
hợp của PR là 88,6% (kappa = 0,77), bên cạnh lỗi kỹ thuật, ñặc tính phân bố không ñều trong
phần lớn trường hợp của PR ñã khiến ñộ tương hợp của PR giữa MML và TMA không cao như
ñối với ER. Tham khảo các nghiên cứu khác chúng tôi nhận thấy có sự tương hợp rất cao giữa
MML và mẫu TMA khi nhuộm HMMD ER và PR, ngay cả khi họ dùng mẫu mô rất nhỏ, chỉ có
0,6 mm. Tỉ lệ tương ñồng theo Zhang (Singapore) ER 97% (kappa = 0,93), PR 98% (kappa =
0,95)(22); theo Henriksen tương ñồng lần lượt là 96% và 93% cho ER và PR(10); theo Camp là
95%(3). Theo Parker, tương ñồng kém giữa các kết quả nhuộm của những phòng xét nghiệm khác
nhau không phải do người ñọc mà do kỹ thuật nhuộm và kháng thể sử dụng khác nhau(17). Do ñó

Chuyên ñề Ung Bướu

703


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

TMA là công cụ hiệu quả ñể khảo sát các dấu ấn sinh học của ung thư vú và có thể sử dụng trong
các chương trình kiểm ñịnh chất lượng của các phòng xét nghiệm.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 712 mẫu bệnh phẩm lớn vùi nến và 9 khối nến TMA xây dựng từ 114 mẫu
bệnh phẩm lớn của 114 bệnh nhân lựa chọn ngẫu nhiên, chúng tôi có các kết luận như sau: (1) Đa
số trường hợp ER phân bố lan tỏa ñều khắp mô bướu, trong khi PR chỉ có gần một nửa số trường

hợp phân bố ñều; (2) Tương ñồng giữa mẫu mô lớn và mẫu TMA là 91,2% với kappa = 0,82 ñối
với thụ thể estrogen và 88,6% với kappa = 0,77 ñối với thụ thể progesteron ; (3) Cần hoàn chỉnh
kỹ thuật TMA ñể có thể ñạt ñộ tương hợp cao hơn.g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anangostou V.K., Lowery F.J., Syrigos K.N., Cagle P.T., Rimm D.L. (2010), “Quantitative
evaluation of protein expression as a function of tissue microarray core diameter: is a large
(1.5 mm) core better than a small (0.6 mm) core?”, Arch Pathol Lab Med, Apr; 134(4):613-9.
2. Bardou V.J., Arpino G., Elledge R.M., Osborne C.K., Clark G.M. (2003), “Progesterone
receptor status significantly improves outcome prediction over estrogen receptor status alone
for adjuvant endocrine therapy in two large breast cancer databases”, Journal of Clinical
Oncology Vol 21 Issue 10 (May), pp. 1973-1079.
3. Camp R.L., Charette L.A., Rimm D.L. (2004), « Validation of tissue microarray technology
in breast carcinoma”, Lab Invest. Dec;84(12):1677.
4. Collins L.C.,Botero M.L., Schnitt S.J. (2005), “Bimodal frequency distribution of estrogen
receptor immunohistochemical staining results in breast cancer. An analysis of 825 caeses”,
Am J Clin Pathol, 122:16-20.
5. Douglas-Jones A.G., Collett N., Morgan J.M., Jasani B. (2001), “Comparison of core
oestrogen receptor (ER) assay with excised tumour: intratumoral distribution of ER in breast
carcinoma”, J Clin Pathol, 54: 951-955.
6. Elledge R.M., Fuqua S.A.W. (2000), “Chapter 31: Estrogen and progesterone receptors”,
Diseases of the Breast, 2nd edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 471-488.
7. Fergenbaum J.H., Garcia-Glosas M., Hewitt S.M., Lissowska J., Sakoda L.C., Sherman M.E.
(2004), “Loss of antigenicity in stored sections of breast cancer tissue microarrays”, Cancer
epidemiol biomarkers prev 13(4).
8. Gown A.M. (2008), ”Current issues in ER and HER2 testing by IHC in breast cancer”,
Modern Pathology , 21,S8-S15.
9. Harvey J.M., Clark G.M., Osborne C.K., Allred D.C. (1999), “Estrogen receptor status by
immunohistochemistry is superior to the ligand-binding assay for predicting response to
adjuvant endocrine therapy in breast cancer”, J Clin Oncol 17, pp. 1474-1481.
10. Henriksen K.L., Rasmussen B.B., Lykkesfieldt A.E., Moller S., Ejlertsen B., Mouridsen H.T.

(2007), “Semi-quantitative scoring of potentially predictive markers for endocrine treatment
of breast cancer: a comparison between wlole sections and tissue microarrays”, J clin pathol ,
60:397-404.
11. Horiguchi L., Koibuchi Y., Iijima K., Yoshida T., Yoshida M. et al (2003),
“Immunohistochemical double staining with estrogen receptor and HER2 on primary breast
cancer”, Int J Mol Med Dec 12(6), PP. 855-859.
12. Kyndi M., Sorensen F.B., Knudsen H., Overgaard M., Nielsen H.M., Andersen J., Overgaard
J. (2008), “Tissue microarrays compared with whole sections and biochemical analyses. A
subgroup analysis of DBCG 82 b&c”, Acta Oncologica, 47:591-599.
13. Lertsanguansinchai P., Chottetanaprasith T., Chatamra K. et al (2002), “Estrogen and
progesterone receptors status in Thai female breast cancer patients: an analysis of 399 cases
at King Chulalongkorn Memorial Hospital”, J Med Assoc Thai Jun 85 Suppl 1, pp. S193-202.
14. Liu R.B., Zhou X.H., Wang J.N., Liang H.Z., Li X.X., Wu Z.H., Ye J.L., Wang S.M. (2008),
“ Expression of estrogen receptor, progesterone receptor, and human epithelial growth factor

Chuyên ñề Ung Bướu

704


Nghiên cứu Y học

15.

16.

17.

18.


19.
20.

21.

22.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

receptor 2 in breast cancer and the significance thereof: analysis of 910 cases”, Zhonghua Yi
Xue Za Zhi. Dec 30;88(48):3397-400.
Looi L.M., Azura W.W., Cheah P.L., Ng M.H. (2001), “pS2 expression in infiltrating ductal
carcinoma of the breast correlates with oestrogen receptor positivity but not with histological
grade and lymph node status”, Pathology Aug 33(3), pp. 283-286.
Nadji M., Gomez-Fernandez C., Ganjei-Azar P., Morales A.R. (2005),
« Immunohistochemistry of estrogen and progesterone receptors reconsidered. Experience
with 5,993 breast cancers”, Am J Clin Pathol, 123:21-27.
Parker R.L., Huntsman D.G., Lesack D.W., Cupples J.B., Grant D.R., Akbari M., Gilks B.C.
(2002), “Assessment of interlaboratory variation in the immunohistichemical determination
of estrogen receptor status using a breast cancer tissue microarray”. Am J Clin Pathol,
117:723-728.
Sharma S.K., Deka L., Gupta R., Gupta S., Singh D.K., Singh S. (2010), “Tissue microarray
construction from gross specimens: development of a novel simple technique”, J Clin Pathol,
Sep;63(9):782-5.
Tạ Văn Tờ (2004), Nghiên cứu hình thái học, hóa mô miễn dịch và giá trị tiên lượng của
chúng trong ung thư biểu mô tuyến vú, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường ĐạI học Y Hà Nội.
Thike A.A., Cheng M.J., Fook-Chong S., Tan P.H. (2001), “Immunohistochemical
expression of hormone receptors in invasive breast carcinoma: correlation of results of Hscore with pathological parameters”, Pathology Feb 33(1), pp. 21-25.
Zafrani B., Aubriot M.H., Mouret E., De Cremoux P., De Rycke Y. et al. (2000), “High
sensitivity and specificity of immunohistochemistry for the detection of hormone receptors in

breast carcinoma: comparison with biochemical determination in a prospective study of 793
cases”, Histopathology Dec 37(6), pp. 536-545.
Zhang D.H., Salto-Tellez M., Putti T.C., Do E., KoayE.S.C. (2003), “Reliability of tissue
microarrays in detecting protein expression and gene amplification in breast cancer”, Mod
Pathol, 16(1):79-85.

Chuyên ñề Ung Bướu

705



×