Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật u nguyên bào thần kinh đệm ác tính (glioblastoma) tại Bệnh viện Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.89 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U NGUYÊN BÀO THẦN KINH  
ĐỆM ÁC TÍNH (GLIOBLASTOMA) TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC 
Nguyễn Đức Liên*, Hoàng Văn Đức**, Đồng Văn Hệ* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u nguyên bào thần kinh đệm ác tính glioblastoma 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 53 bệnh nhân được chẩn đoán, phẫu thuật và có kết quả giải 
phẫu bệnh là glioblastoma tại bệnh viện Việt Đức trong 20 tháng (từ 1/2012 đến 8/2013) 
Kết  quả  :Tỷ lệ nam/nữ là 1,94/1; đa số biểu hiện ở nhóm tuổi trên 40 (86,7%).Thời gian diễn biến bệnh 
ngắn dưới 3 tháng (83%), lý do đến viện chủ yếu là tăng áp lực nội sọ chiếm 94,3%. Phẫu thuật làm cải thiện 
triệu chứng thần kinh sớm (96,2% cải thiện triệu chứng ngay sau mổ). Kết quả khám lại 6 tháng sau mổ: tử 
vong 24/45 (53,3%), còn sống sau 6 tháng (48,9%). Nhóm còn sống sau 6 tháng: Karnofsky 80‐100 điểm (19/21 
bệnh nhân = 90,5%), Karnofsky 60‐70 điểm (2/21 = 9,5%). Kết quả điều trị phẫu thuật sau 6 tháng không liên 
quan với tuổi, kích thước u và khả năng cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần u (p>0,05). Kết quả điều trị phẫu thuật có 
mối liên quan chặt chẽ giữa việc phối hợp điều trị xạ trị và/hoặc hóa chất sau phẫu thuật với RR= 1,6771 (95% 
CI: 1,15 – 2,45), với p = 0,0076. Phẫu thuật phối hợp với điều trị xạ trị và/ hoặc hóa chất sau phẫu thuật làm 
giảm tỷ lệ tử vong 6 tháng sau phẫu thuật 17,25 lần so với chỉ phẫu thuật đơn thuần (OR= 17,25). 
Kết luận: Phẫu thuật làm cải thiện triệu chứng thần kinh sớm ngay sau mổ (96,2%) và xác định bản chất 
mô bệnh học. Điều trị xạ trị và/ hoặc hóa chất sau phẫu thuật làm giảm tỷ lệ tử vong 6 tháng sau phẫu thuật 
17,25 lần (OR= 17,25, RR = 1,68, p= 0,0076) 
Từ khóa: u thần kinh đệm ác tính 

ABSTRACT 
ASSESSMENT RESULTS SURGICAL TREATMENT OF GLIOBLASTOMA MULTIFORME  
AT VIET‐DUC HOSPITAL. 


Nguyen Duc Lien, Hoang Van Duc, Dong Van He 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 149 – 152 
Objective: Evaluation of surgical treatment of patients with glioblastoma multiforme in Viet Duc hospital 
Methods:  53 patients with glioblastoma is diagnosed and operated at the Viet‐Duc Hospital.  Evaluate the 
surgical result at 6 months after operation. 
Results: The ratio male/female 1/1,94. More common in older patients (above 40 years old 86,7%) after a 
short  clinical  history  (<3  months:  83%),  with  clinical  signs  of  intracranial  hypertension  94,3%).  Immediate 
postopertive  result  at  discharge:  96.2%  improved  clinical  sign.  Ratio  of  survival  at  6  months  after  operation 
48,9%.  Ratio  of  died  at  6  months  postoperation  is  less  17,25  times  with  radiation  therapy  and/or 
adjuvant temozolomide postoperation than without adjuvant treatement.  
Conclusion:  Surgery  is  improved  early  neurologic  function  (96,2%),  and  precise  pathologic  histology. 
Result  of  surgery  with  radiation  therapy  and/or  adjuvant temozolomide  is  better  17,25  times  than  without 
adjuvan treatment (OR= 17,25, RR = 1,68, p= 0,0076) 
Keywords: glioblastoma multiforme  
* Bệnh viện Việt Đức  
** Trường Đại học Y Thái Nguyên
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Đức Liên  
Email:  

Bệnh Lý Sọ Não 

149


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
ĐẶT VẤN ĐỀ 

U  nguyên  bào  thần  kinh  đệm  ác  tính 
(glioblastoma) là một loại u não nguyên phát của 
hệ thần kinh trung ương, chiếm khoảng 12‐15% 
các  loại  u  nội  sọ  và  60‐75%  các  loại  u  sao  bào. 
Glioblastoma được tổ chức y tế thế giới xếp loại 
ác  tính  nhất  (độ  IV).  Tại  Mỹ,  tần  xuất  khoảng 
2,96 ca mới mắc/ 100.000 dân/ năm(4).  
Về điều  trị u  nguyên  bào thần kinh đệm ác 
tính, trong các y văn đều thống nhất quan điểm 
phẫu  thuật  phối  hợp  với  điều  trị  tia  xạ  và  hóa 
chất sau phẫu thuật. Phẫu thuật nhằm mục đích 
cắt  bỏ  toàn bộ  khối  u hoặc  cắt  bỏ tối  đa  khối  u 
mà  vẫn  đảm  bảo  chức  năng  thần  kinh  quan 
trọng.  Tại  Việt  Nam,  u  nguyên  bào  thần  kinh 
đệm  ác  tính  ngày  càng  được  phát  hiện  nhiều 
nhờ sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán 
hình ảnh như chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp 
vi  tính.  Phẫu  thuật  cũng  phát  triển  với  các 
trang  thiết  bị  như  kính  vi  phẫu,  dao  hút  siêu 
âm, hệ thống định vị thần kinh trong mổ... Do 
vậy, việc đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị 
u nguyên bào ác tính Glioblastoma là cần thiết, 
nhằm  phục  vụ  công  tác  điều  trị  cũng  như  tiên 
lượng bệnh lý này. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Gồm  53  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  và 
phẫu  thuật  u  não  tại  bệnh  viện  Việt  Đức  từ 
1/2012 đến 8/2013, có kết quả giải phẫu bệnh u 

nguyên  bào  thần  kinh  đệm  ác  tính  thể 
glioblastoma.  Hồ  sơ  bệnh  án  có  đầy  đủ  các 
thông tin nghiên cứu, có phim cộng hưởng từ 
sọ não, cách thức mổ mô tả rõ ràng, bệnh nhân 
không  mắc  các  bệnh  lý  nội  khoa  nặng  ảnh 
hưởng  đến  chẩn  đoán  cũng  như  tiên  lượng 
bệnh như: suy tim, suy gan, suy thận... 
Phương  pháp  nghiên  cứu:  nghiên  cứu  hồi 
cứu mô tả không đối chứng. Ghi lại các thông 
tin  bệnh  án  trước  mổ,  trong  mổ,  sau  mổ.  Tác 
giả trực tiếp liên hệ và khám lại bệnh nhân sau 
6 tháng, 12 tháng. 

150

Xử  lý  số  liệu  bằng  thuật  toán  thống  kê 
thường  qui,  sử  dụng  phần  mềm  SPSS  22.0, 
Medcalc 14.8.1 để xử lý số liệu. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Giới 
Nam/nữ = 1/ 1,91 
Tuổi 
Trung bình 52,3 ± 9,4. Nhóm tuổi > 40 chiếm 
đa số (86,8%) 
Diễn biến bệnh 
Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên, đến 
khi  phẫu  thuật:  83,3%  dưới  3  tháng.  Với  lý  do 
đến viện chủ yếu là tăng áp lực nội sọ (94,3%) 
Vị trí u 

Vùng  trán  (30%),  thái  dương  (43,4%),  đỉnh 
(20,8%), chẩm (1,9%), vùng não thất và thể chai 
(3,6%), hố sau (0%). 
Khả năng phẫu thuật 
Lấy  bỏ  toàn  bộ  khối  u  (36/53  =  67,9%),  lấy 
một phần khối u (32,1%) 
Kết quả phẫu thuật ngay khi ra viện 
Cải  thiện  triệu  chứng  (51/53  =  96,2%),  diễn 
biến  nặng  các  triệu  chứng  do  phù  não  sau  mổ 
(3,8%).  Không  có  trường  hợp  nào  tử  vong  sau 
mổ và ngay sau mổ, không có trường hợp nào bị 
viêm màng não hay chảy máu sau mổ. 
Kết quả khám lại 6 tháng sau mổ 
Bảng 1: Kết quả 6 tháng sau phẫu thuật liên quan tới 
tuổi (N=45) 
Dưới 40 tuổi
Trên 40 tuổi
Tổng

Tử vong
4
20
24

Karnofsky 60-100
3
18
21

Tổng

7
38
45

Khám  lại  45  bệnh  nhân  (84,9%),  8  bệnh 
nhân  không  liên  lạc  được  sau  mổ.  Tử  vong 
24/45 (53,3%), còn sống 21/45 (48,9%). Trong số 
21  bệnh  nhân  còn  sống:  Nhóm  có  thang  điểm 
Karnofsky  80‐100  (19/45  =  90,5%),  Karnofsky 
60‐70 (2/21 = 9,5%) 

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Test Fisher, p = 1. Như vậy, chưa có sự khác 
biệt  về  kết  quả  phẫu  thuật  giữa  hai  nhóm  tuổi 
trên 40 và dưới 40 tuổi

 

Bảng 2: Kết quả 6 tháng sau phẫu thuật liên quan tới 
kích thước u 
2-4 cm 4-6 cm Trên 6cm
7
13

4
1
15
5
8
28
9

Tử vong
Karnofsky 60-100
Tổng

Tổng
24
21
45

Test  Fisher  p=0,71.  Như  vậy,  chưa  có  mối 
liên  quan  giữa  kích  thước  u  đến  kết  quả  phẫu 
thuật sau 6 tháng. 
Bảng 3: Kết quả 6 tháng sau phẫu thuật liên quan tới 
khả năng lấy u 
Lấy bỏ toàn bộ
Tử vong
Còn sống
Tổng

15
15
30


Lấy bỏ một phần
khối u
9
6
15

Tổng
24
21
45

RR = 0,87 (95% CI: 0,58‐ 1,32), p = 0,52. Như 
vậy chưa có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong sau 6 
tháng giữa hai nhóm lấy bỏ toàn bộ hoặc lấy bỏ 
một phần khối u. 
Bảng 4: Kết quả 6 tháng sau phẫu thuật liên quan tới 
điều trị sau phẫu thuật 
Tử vong
Còn sống
Tổng

Phẫu thuật
đơn thuần
23
12
35

Phẫu thuật + xạ trị
và/hoặc hóa chất

1
9
10

Tổng
24
21
45

RR=  1,6771  (95%  CI:  1,15  –  2,45),  với  p  = 
0,0076. Như vậy có sự khác biệt kết quả điều trị 
giữa  2  nhóm  được  phẫu  thuật  đơn  thuần  và 
nhóm  được  phẫu  thuật  kết  hợp  với  xạ  trị  và/ 
hoặc hóa chất sau phẫu thuật.  
OR=  17,25.  Như  vậy  việc  điều  trị  xạ  trị  và/ 
hoặc hóa chất sau phẫu thuật làm giảm nguy cơ 
gây tử vong 6 tháng sau phẫu thuật 17,25 lần so 
với nhóm chỉ phẫu thuật đơn thuần.  

BÀN LUẬN 
Trong  nghiên  cứu  này,  tỷ  lệ  nam/nữ  =  1/ 
1,91, tuổi trung bình 52,3 ± 9,4. Nhóm tuổi > 40 
chiếm  đa  số  (86,8%).  Như  vậy,  glioblastoma 
thường gặp ở lứa tuổi trung niên và tuổi già. Các 

Bệnh Lý Sọ Não 

tác giả khác nghiên cứu về u thần kinh đệm cho 
rằng glioblastoma có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào, 
nhưng  thường  gặp  nhất  ở  trên  40  tuổi.  Kiều 

Đình  Hùng  (2006)  nhóm  tuổi  hay  gặp  nhất  là 
trên  40  tuổi  chiếm  53,5%(3);  Hoàng  Minh  Đỗ 
(2009)(2) nhóm tuổi trên 40 chiếm 59,3%. 
Diễn biến triệu chứng  
Thường  ngắn  (dưới  3  tháng  chiếm  83,3%), 
với lý do đến viện chủ yếu là tăng áp lực nội sọ 
(94,3%). Điều này khác biệt với các u tế bào thần 
kinh đệm bậc thấp (diễn biến bệnh âm thầm, kéo 
dài vài năm). Đây cũng là một đặc trưng của u tế 
bào thần kinh đệm ác tính, do tốc độ phát triển 
của khối u nhanh, nhu mô não lành xung quanh 
không  có  đủ  thời  gian  để  thích  nghi  với  khối 
choán chỗ, do vậy triệu chứng biểu hiện chính là 
tăng  áp  lực  nội  sọ  (đau  đầu,  nôn,  phù  gai  thị). 
Trong nghiên cứu này 51 bệnh nhân được chẩn 
đoán và phẫu thuật lần đầu u nguyên bào thần 
kinh  đệm  ác  tính  glioblastoma,  2  bệnh  nhân 
được  phẫu  thuật  lần  2  với  kết  quả  giải  phẫu 
bệnh lần đầu là anaplasic astrocytoma. Về cơ chế 
bệnh sinh: phần lớn glioblastoma là nguyên phát 
(được chẩn đoán ngay từ lần đầu tiên), một số ít 
phát triển từ các u tế bào thần kinh đệm bậc thấp 
độ  II  hoặc  độ  III  (như  anaplasic  astrocytoma, 
anaplasic oligodendroglioma....)(1) 
Vị trí u  
Trên phim chụp cộng hưởng từ sọ não: 100% 
u ở vị trí trên lều tiểu não, không có trường hợp 
nào  ở  dưới  lều  tiểu  não.  Trong  đó  u  vùng  trán 
(30%),  thái  dương  (43,4%),  đỉnh  (20,8%),  chẩm 
(1,9%),  vùng  não  thất  và  thể  chai  (3,6%).  Do  cỡ 

mẫu  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  còn  nhỏ,  nên 
trong nghiên cứu này không có trường hợp nào 
ở dưới lều tiểu não. Tuy nhiên, nghiên cứu của 
các tác giả trên thế giới đều chỉ ra rằng u chủ yếu 
phát triển ở bán cầu đại não. 
Về điều trị 
Trong y văn đều thống nhất đây là một ung 
thư,  nên  cần  được  phối  hợp  điều  trị  nhiều 
chuyên  khoa  như  phẫu  thuật,  xạ  trị,  xạ  phẫu, 
hóa trị liệu. Trong đó phẫu thuật nhằm mục đích 

151


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
cắt  bỏ  tối  đa  khối  u,  cải  thiện  triệu  chứng  thần 
kinh,  xác  định  bản  chất  mô  bệnh  học.  Trong 
nghiên cứu này, có 67,9% bệnh nhân được lấy bỏ 
toàn bộ khối u, lấy một phần khối u (32,1%). Kết 
quả  ngay  sau  phẫu  thuật:  cải  thiện  triệu  chứng 
(51/53  =  96,2%),  diễn  biến  nặng  các  triệu  chứng 
do phù não sau mổ (3,8%). Không có trường hợp 
nào tử vong sau mổ và ngay sau mổ, không có 
trường hợp nào bị viêm màng não hay chảy máu 
sau mổ. 
Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  6  tháng  sau  phẫu 

thuật 
Liên  lạc  và  khám  lại  được  45/53  bệnh  nhân 
(84,9%);  8  bệnh  nhân  không  liên  lạc  được  sau 
mổ.  Tỷ  lệ  tử  vong  6  tháng  sau  phẫu  thuật  là 
24/45  (53,3%),  tỷ  lệ  sống  sót  6  tháng  sau  phẫu 
thuật 21/45 (48,9%). 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả 6 
tháng  sau  phẫu  thuật,  bảng  1  và  2  cho  thấy 
không  có  mối  liên  quan  giữa  nhóm  tuổi,  kích 
thước  u  trên  phim  cộng  hưởng  từ  và  kết  quả 
phẫu thuật. Bảng 3 cho thấy việc phẫu thuật lấy 
bỏ  toàn  bộ  khối  u  hay  lấy  bỏ  một  phần  khối  u 
không  liên  quan  đến  kết  quả  6  tháng  sau  phẫu 
thuật. Việc phẫu thuật lấy bỏ thể tích khối u chủ 
yếu có tác dụng cải thiện nhanh triệu chứng thần 
kinh ngay sau  phẫu thuật,  chứ  không  mang  lại 
sự khác biệt về kết quả 6 tháng sau phẫu thuật. 
Bảng  4  cho  thấy  có  mối  liên  quan  chặt  chẽ 
giữa  việc  phối  hợp  điều  trị  xạ  trị  và/hoặc  hóa 
chất sau phẫu thuật với tỷ lệ tử vong 6 tháng sau 
phẫu thuật với RR= 1,6771 (95% CI: 1,15 – 2,45), 
với  p  =  0,0076.  Như  vậy  việc  điều  trị  xạ  trị  và/ 

hoặc hóa chất sau phẫu thuật làm giảm tỷ lệ tử 
vong 6 tháng sau phẫu thuật 17,25 lần so với chỉ 
phẫu thuật đơn thuần (OR= 17,25). 

KẾT LUẬN 
Qua  nghiên  cứu  53  bệnh  nhân  được  phẫu 
thuật có kết quả giải phẫu bệnh là glioblastoma 

tại bệnh viện Việt Đức chúng tôi có nhận xét sau: 
Bệnh  glioblastoma  thường  gặp  ở  lứa  tuổi 
trên 40, nam nhều hơn nữ. Lý do để bệnh nhân 
đi khám bệnh là tăng áp lực nội sọ. Chẩn đoán vị 
trí và kích thước u dựa vào chụp cộng hưởng từ 
sọ não. Bệnh có khả năng phẫu thuật và kết hợp 
điều trị xạ trị và/ hoặc hóa chất sau phẫu thuật 
làm  giảm  nguy  cơ  tử  vong  6  tháng  sau  phẫu 
thuật 17,25 lần so với chỉ điều trị phẫu thuật đơn 
thuần (OR= 17,25). 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Greenberg  MS  (2010).  Tumor.  Handbook  of  neurosurgery,  7th 
edition, Thieme, NewYork, 582‐769. 

2.

Hoàng Minh Đỗ (2009). Nghiên cứu chẩn đoán và thái độ điều 
trị u não thể glioma ở bán cầu đại não. Luận văn tiến sỹ y học, 
Trường đại học Y Hà Nội. 

3.

Kiều Đình Hùng (2006). Nghiên cứu ứng dụng quang động học 
trong điều trị u não trên lều. Luận án Tiến sỹ y học, Trường đại 
học y Hà Nội. 

4.


Scheithauer  BW,  Hawkins  C,  Tihan  T,  et  al  (2007).  WHO 
classification  of  tumors  of  the  central  nervous  system.  4th 
edition, International agency for research on cancer, Lyon, 33‐46. 

 
Ngày nhận bài báo  

 

 

15/10/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

27/10/2014 

Ngày bài báo được đăng: 

5/12/2014 

 

 

 

 


152

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  



×