Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận xét về kích thước cung răng ở trẻ em người Việt 7 tuổi tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.33 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

NHẬN XÉT VỀ KÍCH THƢỚC CUNG RĂNG
Ở TRẺ EM NGƢỜI VIỆT 7 TUỔI TẠI HÀ NỘI
Hà Thị Mai*; Tạ Ngọc Nghĩa*; Vũ Văn Tài*
Trương Mạnh Dũng*; Trịnh Thị Thái Hà*
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả một số kích thước cung răng ở trẻ em 7 tuổi. Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 619 trẻ người Việt 7 tuổi tại Trường Tiểu học Liên Ninh, Ngọc
Hồi, Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Hà Nội. Kết quả: kích thước R33T: 33,97 ± 1,93 mm; kích thước
D13T: 9,60 ± 1,56 mm; kích thước R33D: 27,21 ± 1,92 mm; kích thước D13D: 5,95 ± 1,06 mm;
kích thước R66T: 53,40 ± 2,24 mm; kích thước D16T: 30,92 ± 1,99 mm; kích thước R66D:
46,61 ± 2,38 mm; kích thước D16D: 27,56 ± 1,82 mm. Kết luận: kích thước cung răng ở nam
luôn lớn hơn nữ, cung răng hàm trên lớn hơn cung răng hàm dưới có ý nghĩa thống kê trừ kích
thước dài răng trước hàm dưới. Chiều rộng cung răng tăng từ 7 đến 12 tuổi và giảm ở tuổi
trưởng thành, chiều dài cung răng được thiết lập ngay từ giai đoạn sớm của thời kỳ hàm răng
hỗn hợp
* Từ khóa: Kích thước cung răng; Răng hỗn hợp; Trẻ em 7 tuổi.

Analysis of Arch Dimensions in a Group Children Aged 7 Years Old
in Hanoi
Summary
Objectives: To determine the values of arch dimension in 7 year old children. Subjects and
methods: A descriptive cross-sectional study on 600 subjects at the age of 7 at Lienninh School.
Results: Some of arch dimensions: R33T: 33.97 ± 1.93 mm; D13T: 9.60 ± 1.56 mm; R33D:
27.21 ± 1.92 mm; D13D: 5.95 ± 1.06 mm; R66T: 53.40 ± 2.24 mm; D16T: 30.92 ± 1.99 mm;
R66D: 46.61 ± 2.38 mm; D16D: 27.56 ± 1.82 mm. Conclusions: Arch dimension was
significantly bigger in males than in females. The upper’s arch was significantly bigger than
lower’s arch. Our finding indicated that most arch widths increase from 6 - 8 years of age to 12
years and decrease after that; the length dimensions are established in the early mixed dentition.
* Keywords: Arch dimension; Primary dentistry; Children of 7 year olds.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, sức khỏe
răng miệng ngày càng được quan tâm.
Để có được một bộ răng đẹp, một nụ
cười thẩm mỹ, hàm răng cần được chăm

sóc thật tốt ngay từ giai đoạn răng sữa
cũng như khi răng vĩnh viễn đầu tiên mọc
lên. Việc theo dõi và đánh giá những thay
đổi về kích thước răng, cung răng, khớp
cắn theo lứa tuổi giúp có kế hoạch điều trị
chỉnh nha một cách phù hợp nhất.

* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Hà Thị Mai ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo:01/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 06/09/2017

362


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Kích thước cung răng thay đổi một
cách có hệ thống trong giai đoạn phát
triển nhanh của cơ thể và ít thay đổi hơn
ở tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn
thanh thiếu niên, chiều cao tầng dưới của
mặt tăng trưởng và tăng theo chiều
ngang của cung răng chủ yếu là do quá

trình tăng trưởng liên tục của mào xương
ổ răng ở cả hai hàm theo chiều thẳng
đứng và chiều hướng ra ngoài [1].
Thay đổi của kích thước cung răng là
kết quả của quá trình phát triển và điều trị
đã được các nhà chỉnh nha quan tâm và
cân nhắc thận trọng. Kết quả điều trị ổn
định rất quan trọng đối với cả nha sỹ và
bệnh nhân (BN), việc hiểu rõ về thay đổi
này sẽ tác động rất lớn đến những mong
muốn điều trị của BN cũng như kế hoạch
điều trị và duy trì của nha sỹ.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
về kích thước cung răng [4, 5], nhưng tại
Việt Nam chưa nhiều. Xuất phát từ thực
tiễn trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này với mục tiêu: Mô tả một số kích thước
cung răng ở trẻ em 7 tuổi.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
619 học sinh (334 nam và 285 nữ)
người Kinh 7 tuổi, tại các Trường Tiểu
học Liên Ninh, Trường Tiểu học Tứ Hiệp,
Trường Tiểu học Ngọc Hồi, Trường Tiểu
học Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Thành phố
Hà Nội. Tất cả các đối tượng nghiên cứu
đồng ý tham gia khám và lấy mẫu nghiên
cứu tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội từ ngày 15 - 3 2017 đến 25 - 5 - 2017.


* Tiêu chuẩn lựa chọn: là người Kinh,
có bố mẹ, ông bà nội ngoại là người dân
tộc Kinh, không có dị tật bẩm sinh, không
có biến dạng xương hàm, không mắc
bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ
thể và vùng đầu - mặt, không viêm nhiễm
hoặc chấn thương, còn đủ răng sữa, mọc
hoàn toàn răng hàm lớn thứ nhất trên
cung hàm.
* Tiêu chuẩn loại trừ: đối tượng không
đủ tiêu chuẩn lựa chọn.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tả cắt ngang.
* Quy trình nghiên cứu: khám lâm sàng
và lựa chọn BN, lấy mẫu răng hai hàm và
lấy sáp cắn ở tư thế khớp cắn trung tâm.
Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.
Tiến hành đo đạc kích thước cung
răng sau: (1) Chiều rộng cung răng trước:
khoảng cách giữa hai đỉnh của hai răng
nanh (sữa hoặc vĩnh viễn), bao gồm rộng
trước trên (R33T) và rộng trước dưới
(R33D). (2) Chiều rộng cung răng sau:
khoảng cách hai đỉnh múi ngoài-gần của
hai răng hàm lớn thứ nhất bao gồm rộng
sau trên (R66T) và rộng sau dưới (R66D).
(3) Chiều dài cung răng trước: khoảng
cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến
đường nối hai đỉnh răng nanh (sữa hoặc

vĩnh viễn), bao gồm D33T và D33D. (4)
Chiều dài cung răng sau 2: khoảng cách
từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến
đường nối hai đỉnh múi ngoài gần răng
hàm lớn thứ nhất, bao gồm D66T và
D66D.
* Xử lý số liệu: số liệu sau khi thu thập
sẽ được làm sạch và nhập, xử lý bằng
phần mềm SPSS 20.0.
363


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
* Vấn đề đạo đức nghiên cứu: tất cả
đối tượng nghiên cứu đều nằm trong đối
tượng nghiên cứu của Đề tài Nhà nước
“Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc người
Việt Nam để ứng dụng trong y học” đã

thông qua Hội đồng Đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Y
Hà Nội chấp thuận về các khía cạnh đạo
đức nghiên cứu theo quyết định số 202
HĐĐĐĐHYHN, ký ngày 20 - 10 - 2016.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong số 619 đối tượng nghiên cứu, nam 54%, nữ 46%.
Bảng 1: Kích thước cung răng theo giới.
Kích thƣớc
(mm)


Nam (n = 334)

Nữ (n = 285)

X

SD

X

SD

X

SD

R33T

34,31

1,92

33,57

1,87

33,97

1,93


0,0000

R66T

53,40

2,24

52,42

2,16

52,95

2,25

0,0000

R33D

27,48

1,91

26,88

1,87

27,21


1,92

0,0001

R66D

46,61

2,38

45,57

2,21

46,13

2,36

0,0000

D13T

9,71

1,55

9,47

1,57


9,60

1,56

0,0494

D16T

31,15

1,89

30,64

2,07

30,92

1,99

0,0013

D13D

6,01

1,10

5,87


1,01

5,95

1,06

0,0874

D16D

27,84

1,72

27,23

1,87

27,56

1,82

0,0000

Chu vi trên

77,02

3,43


75,92

3,46

76,51

3,48

0,0001

Chu vi dưới

71,64

3,00

70,41

3,12

71,07

3,11

0,0000

Chung (n = 619)
p


(p: kiểm định t-test).
Chiều rộng cung răng ở hai hàm và hai giới khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chiều dài
cung răng hai hàm và hai giới cũng khác biệt, nam lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê,
riêng chiều dài hàm dưới phía trước không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2: So sánh chiều rộng cung răng với kết quả của Hassanali.
Hà Thị Mai (2017)

Hassanali (2000)

p

Kích thƣớc
cung răng

n

X

SD

n

X

SD

R33HT

619


33,97

1,93

97

33,90

2,4

0,3443

R33HD

619

27,71

1,92

97

26,60

2,4

0,0000

R66HT


619

52,95

2,25

97

53,10

2,5

0,0894

R66HD

619

46,13

2,36

97

47,00

2,4

0,0000


(p: kiểm định t-test).
364


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
So với kết quả của Hassanali [3], chiều rộng cung răng ở hai răng 3 mà chúng tôi
đo được lớn hơn. Chiều rộng cung răng ở hai răng 3 hàm trên không có ý nghĩa thống
kê, chiều rộng cung răng qua 2 răng 3 hàm dưới có ý nghĩa thống kê. Chiều rộng ở
2 răng 6 hàm trên trẻ em Việt Nam bé hơn trẻ Kenya lứa tuổi 6 - 8.
Để đánh giá mẫu hình thái học phát triển cung răng, chúng tôi so sánh chiều cung
răng của nhóm trẻ nghiên cứu với kích thước cung răng trẻ 12 tuổi và tuổi trưởng
thành. Trong nghiên cứu của Lê Đức Lánh [2] trên 140 cặp mẫu hàm so sánh với số
liệu 60 cặp mẫu hàm trong nghiên cứu của Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử Hùng [3]
ở người trưởng thành.
Bảng 3: So sánh chiều rộng phía trước cung răng giữa các nhóm tuổi.
Kích thƣớc

7 tuổi
X

Nữ

12 tuổi
SD

X

Trƣởng thành
SD


(n = 285)

p

(n = 63)

X

SD

p

(n = 30)

R33T

33,57

1,87

35,9

1,9

0,0000

35,6

1,5


0,0000

R33D

26,88

1,87

27,7

2,1

0,0000

27,7

2,6

0,0000

Nam

(n = 334)

(n = 77)

(n = 77)

R33T


34,31

1,92

36,5

2,4

0,0000

36,7

2,1

0,0000

R33D

27,48

1,91

28,5

2,2

0,0000

27,7


2,0

0,0391

(p: kiểm định t-test)
Chiều rộng cung răng đo qua răng nanh: nhóm trẻ trong nghiên cứu nhỏ hơn nhóm
trẻ 12 tuổi và nhóm tuổi trưởng thành có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4: So sánh chiều rộng phía sau cung răng giữa các nhóm tuổi.
Kích thƣớc

7 tuổi
X

Nữ

12 tuổi
SD

(n = 285)

X

Trƣởng thành
SD

p

(n = 63)

X


SD

p

(n = 30)

R66T

52,42

2,16

53,1

2,4

0,0000

53,3

2,6

0,0000

R66D

45,57

2,21


45,1

2,7

0,0004

45,4

2,4

0,2052

Nam

(n = 334)

(n = 77)

(n = 77)

R66T

53,40

2,24

55,1

2,6


0,0000

56,4

2,8

0,0000

R66D

46,61

2,38

46,9

2,6

0,0252

47,8

2,5

0,0000

(p: kiểm định t-test)
365



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Chiều rộng cung răng hàm trên đo qua răng hàm lớn thứ nhất của nhóm trẻ 7 tuổi
trong nghiên cứu trên đều nhỏ hơn nhóm trẻ 12 tuổi và tuổi trưởng thành có ý nghĩa
thống kê. Chiều rộng cung răng hàm dưới đo qua răng hàm lớn thứ nhất ở nam nhỏ
hơn nhóm trẻ 12 tuổi và tuổi trưởng thành có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5: So sánh chiều dài phía trước cung răng giữa các nhóm tuổi.
Kích thƣớc

7 tuổi

12 tuổi

X
Nữ

SD

X

(n = 285)

Trƣởng thành
SD

p

X

(n = 63)


SD

p

(n = 30)

D13T

9,47

1,57

9,9

1,2

0,0000

9,1

1,4

0,0001

D13D

5,87

1,01


6,3

1,9

0,0000

6,2

1,3

0,0000

Nam

(n = 334)

(n = 77)

(n = 77)

D13T

9,71

1,55

10,4

2,4


0,0000

10,0

2,1

0,0008

D13D

6,01

1,1

6,3

2,4

0,0000

6,5

1,0

0,0000

(p: kiểm định t-test).
Chiều dài phía trước cung răng ở 7 tuổi nhỏ hơn 12 tuổi có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6: So sánh chiều dài phía sau cung răng giữa các nhóm tuổi.

Kích thƣớc

7 tuổi
X

Nữ

12 tuổi
SD

X

(n = 285)

SD

Trƣởng thành
p

(n = 63)

X

SD

p

(n = 30)

D16T


30,64

2,07

30,2

2,3

0,0004

28,7

1,9

0,0000

D16D

27,23

1,87

25,3

2,4

0,0000

24,0


1,8

0,0000

Nam

(n = 334)

(n = 77)

(n = 77)

D16T

31,15

1,89

30,9

2,6

0,0149

29,1

2,2

0,0000


D16D

27,84

1,72

26,0

2,3

0,0000

24,2

1,8

0,0000

(p: kiểm định t-test)
Chiều dài phía sau cung răng 7 tuổi lớn hơn 12 tuổi và tuổi trưởng thành có ý nghĩa
thống kê.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi so sánh
giữa nam và nữ cho thấy kích thước cung
răng ở nam luôn lớn hơn nữ, hàm trên
luôn lớn hơn hàm dưới có ý nghĩa thống
kê, trừ kích thước dài phía trước hàm
dưới. Điều này là hợp lý, vì các nghiên
366


cứu nhân trắc trên cơ thể người đều nhận
thấy chỉ số nhân trắc ở nam lớn hơn nữ,
ví dụ như chiều cao, cân nặng... Cung
răng nam lớn hơn nữ, nó đảm bảo sự hài
hòa, cân đối giữa vùng đầu - mặt cũng
như toàn cơ thể. So với kết quả của chúng
tôi, Ross-Powell [2] nghiên cứu trên 52 trẻ


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Mỹ da đen, kích thước rộng qua hai răng
nanh hàm trên ở trẻ em Việt Nam lớn
hơn, còn kích thước rộng qua hai răng
nanh hàm dưới gần như tương đồng. So
sánh với kết quả nghiên cứu của
Hassanali [3] trên mẫu hàm ở trẻ 6 - 8
tuổi, kích thước rộng qua hai răng nanh
trẻ em Việt Nam đều lớn hơn so với trẻ
em Kenya, nhưng kích thước rộng qua
hai răng hàm lớn thứ nhất hẹp hơn, khác
biệt này có nguyên nhân nhân chủng học.
Chiều rộng cung răng đo qua răng
nanh: nhóm trẻ trong nghiên cứu nhỏ hơn
nhóm trẻ 12 tuổi và có ý nghĩa thống kê.
Kết quả này phù hợp với kết luận của
Barrow [6], chiều rộng cung răng đo qua
răng nanh tăng rất nhanh từ 5 tuổi đến 8
hoặc 9 tuổi, hầu hết các trường hợp sẽ
giảm sau 14 - 15 tuổi.

Chiều rộng cung răng hàm trên đo qua
răng hàm lớn thứ nhất của nhóm trẻ trong
nghiên cứu trên đều nhỏ hơn nhóm trẻ
12 tuổi và tuổi trưởng thành có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05), điều này cho thấy
chiều rộng cung răng tăng từ 7 tuổi đến
tuổi trưởng thành. Theo Moorrees [7],
chiều rộng cung răng tăng nhanh cho đến
17, 18 tuổi và tăng nhanh trong giai đoạn
trước và trong dậy thì.
- Chiều dài cung răng phía trước hàm
trên của nhóm trẻ nghiên cứu nhỏ hơn
nhóm 12 tuổi có ý nghĩa thống kê, nhưng
chiều dài cung răng phía sau lớn hơn
chiều dài cung răng phía sau nhóm 12
tuổi và nhóm tuổi trưởng thành có ý nghĩa
thống kê. Chứng tỏ chiều dài cung răng
hàm trên tăng đến 12 tuổi, chiều dài cung
răng ở trẻ 7 tuổi lớn hơn chiều dài cung
răng tuổi trưởng thành.

- Với hàm dưới, chiều dài cung răng
phía trước của nhóm trẻ trong nghiên cứu
nhỏ hơn chiều dài cung răng của nhóm
12 tuổi và nhóm tuổi trưởng thành có ý
nghĩa thống kê. Chiều dài cung răng phía
sau của nhóm trẻ trong nghiên cứu lớn
hơn chiều dài cung răng của nhóm
12 tuổi và nhóm tuổi trưởng thành có ý
nghĩa thống kê.

Nhìn chung, chiều dài cung răng được
thiết lập ngay từ giai đoạn sớm của hàm
răng hỗn hợp. Vì vậy, bất cứ yếu tố nào
ảnh hưởng đến giảm kích thước cung
răng đều dẫn đến thiếu chỗ khi mọc răng;
ví dụ sâu RHS, mất RHS sớm... khi đó
phải dùng tới các phương pháp giữ
khoảng khác nhau. Kết quả của chúng tôi
phù hợp với nghiên cứu của Hassanali
[5]: chiều dài cung răng từ 3 - 5 tuổi
không thay đổi nhưng ngắn lại sau 12 18 tuổi.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 619 trẻ em 7 tuổi,
chúng tôi rút ra một số nhận xét: chiều
rộng cung răng qua răng nanh và răng
hàm lớn thứ nhất hàm trên là 33,97 và
52,95; lần lượt ở hàm dưới là 27,21 và
46,13. Chiều dài cung răng qua răng
nanh và múi gần ngoài răng hàm lớn thứ
nhất hàm trên là 5,95 và 27,56. Phần lớn
kích thước cung răng khác biệt giữa
2 giới, nam có kích thước lớn hơn nữ,
hàm trên lớn hơn hàm dưới và có ý nghĩa
thống kê. So sánh với các nghiên cứu
khác cũng trên trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi
khác nhận thấy chiều rộng cung răng tăng
từ 7 đến 12 tuổi, giảm xuống ở tuổi
trưởng thành, còn chiều dài cung răng
được thiết lập ngay từ giai đoạn sớm của
thời kỳ răng vĩnh viễn

367


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện bài báo này chúng tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Hà Nội; PGS.TS
Trương Mạnh Dũng - Chủ nhiệm đề tài,
PGS.TS Võ Trương Như Ngọc, Bộ Khoa
học Công nghệ và Trung tâm tính toán
hiệu năng cao, Đại học Khoa học Tự
nhiên, Văn phòng Quản lý các chương
trình trọng điểm Quốc gia cùng toàn thể
các cơ quan, nhóm xử lý số liệu, các thầy
cô bạn bè đã giúp đỡ tận tình tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành
bài báo này.

Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
2001, tr.109-116.
3. Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử
Hùng. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cung
răng người Việt. Tuyển tập công trình nghiên
cứu khoa học Răng-Hàm-Mặt 2000. Trường
Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh. 1999,
tr.95-106.
4. Ruth Elaine Ross-Powell, Adward
F.Harris. Growth of the anterior dental arch in
black American children: A longitudinal study

from 3 to 18 years of age. Am J Orthod
Dentofacial Orthop. 2000, 118, pp.649-657.
5. Hassanali J, Odhiambo J. W. Analysis
of dental cast of 6 - 8 and 12 years old Kenyan
children. Eu J Orthod. 2000, pp.135-142.

1. Trần Thúy Nga. Nha khoa trẻ em. NXB
Y học. 2000, tr.58-66.

6. Barrow G.V, White J.D. Development
changes of the maxillary and mandibular
dental arches. The Angle Orthod. 1952, 22
(1), pp.41-46.

2. Lê Đức Lánh. Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi
tại TP. Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sỹ Y học.

7. Moorrees C.F.A. Growth study of the
dentition: A review. Am J Orthod. 1969, 55
(6), pp.600-615.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

368



×