Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ mang staphylococcus aureus và độ nhạy cảm với kháng sinh của chúng ở trẻ dưới 5 tuổi ở địa bàn phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.17 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MANG STAPHYLOCOCCUS AUREUS VÀ 
ĐỘ NHẠY CẢM VỚI KHÁNG SINH CỦA CHÚNG Ở TRẺ DƯỚI 5 
TUỔI Ở ĐỊA BÀN PHƯỜNG VĨNH NINH, THÀNH PHỐ HUẾ
Trần Thị Như Hoa
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Loài Staphylococcus aureus là một trong số  các vi khuẩn ký sinh  ở  trên 
da và niêm mạc, nhiều nhất là  ở  mũi. Có khoảng 10­40% người khỏe mạnh 
mang Staphylococcus aureus. Khi có những tổn thương  ở  da và niêm mạc kèm 
theo những rối loạn về chức năng thì các nhiễm trùng do Staphylococcus aureus 
dễ dàng xuất hiện.
   
Hiện nay, hiện tượng  Staphylococcus aureus  kháng kháng sinh trở  nên 
khá phổ  biến do tình trạng sử  dụng kháng sinh ngày càng nhiều  ở  cộng đồng 
với những kháng sinh có hoạt phổ rộng, nhiều loại kháng sinh khác nhau và với  
liều lượng không đúng. Hiện tượng kháng thuốc không chỉ  xuất hiện  ở các vi 
khuẩn  ở  trong bệnh viện mà còn trên các vi khuẩn  ở  cộng đồng ngoài bệnh  
viện.
    
Việc nghiên cứu mức độ kháng thuốc không chỉ được thực hiện trên các 
vi khuẩn tại bệnh viện, mà còn trên cả vi khuẩn ở cộng đồng ngoài bệnh viện  
là vấn đề  rất cần thiết nhằm theo dõi diễn biến kháng thuốc, dự  báo xu thế 
kháng thuốc và đề  ra những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế  mức gia tăng 
tính kháng thuốc từ đó giúp cho việc sử dụng kháng sinh ở cộng đồng hợp lý và 
tiết kiệm.
Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu tỷ  
lệ mang Staphylococcus aureus và độ nhạy cảm với kháng sinh của chúng ở trẻ  
dưới 5 tuổi ở một số địa bàn thành phố Huế” nhằm mục tiêu:


1. Điều tra tỷ lệ mang Staphylococcus aureus ở niêm mạc mũi ở trẻ dưới 5 
tuổi
57


2.   Đánh   giá   một   số   tiêu   chuẩn   sinh   vật   học   dùng   để   xác   định 
Staphylococcus aureus 
3. Xác định mức độ nhạy cảm của Staphylococcus aureus với kháng sinh.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng:
a. Đối tượng nghiên cứu:
    Là những trẻ  em khỏe mạnh dưới 5 tuổi  ở một số nhà trẻ  và mẫu giáo 
phường Vĩnh Ninh. 
    Tiến hành lấy mẫu nghiệm dịch ngoáy mũi bằng que tăm bông vô trùng 
ở 110 trẻ em dưới 5 tuổi không phân biệt giới tính tại trường mầm non 2 Ngô  
Quyền, thành phố Huế từ tháng 11 năm 2001 đến tháng 1 năm 2002.
b.Vi khuẩn: Các chủng Staphylococcus aureus đã phân lập được từ niêm 
mạc mũi trẻ khỏe mạnh
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
2.1.Vật liệu nghiên cứu:
­ Môi trường nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn:
+ Blood Agar: để chế môi trường thạch máu
+ Canh thang BHI (Brain Hear Infusion broth)
+ Thạch dinh dưỡng (Nutrient Agar)
+ Thạch máu thỏ
+ Thạch chapman: khảo sát sự lên men mannit.
+ Thạch Mueller ­ Hinton + 5% NaCl: Xác định tính chất đề kháng với 
oxacillin
­ Sinh vật phẩm:
+ H2O2 3% để làm thử nghiệm catalaza

   + Máu tim thỏ để chế môi trường thạch máu 
       + Huyết tương thỏ vô trùng để làm thử nghiệm Coagulase.
       + Các khoanh giấy kháng sinh để làm kháng sinh đồ.
 
­ Giấy thấm màu trắng để xác định sắc tố của vi khuẩn.
      
­ Lam kính, ống nghiệm, pipét
            ­ Các môi trường sử dụng trong đề  tài này của hãng OXOID (Anh) và 
các khoanh giấy kháng sinh của hãng Sanofi (Pháp) do bộ môn Vi sinh Trường  
Đại học Y khoa Huế cung cấp.  
d. Chủng vi khuẩn chuẩn quốc tế được sử dụng để kiểm tra chất lượng  
kháng sinh đồ là S. aureus ATCC 25923.           
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
a. Ngoáy mũi (cả 2 hốc mũi) 
b. Qui trình nuôi cấy phân lập: Mẫu nghiệm là dịch ngoáy mũi được: 
58


    ­ Nhuộm Gram xem hình thể vi khuẩn có mặt
   ­ Que tăm bông sau khi ngoáy mũi được cấy ngay vào môi trường thạch 
máu đĩa, canh thang ống, ủ ấm 370C qua đêm.
   ­ Sau 24 giờ từ các môi trường nuôi cấy ghi nhận khuẩn lạc của tụ cầu 
trên các môi trường trên bằng cách nhuộm gram để  nhận biết hình thể, tính  
chất bắt  màu, trích  biệt  và xác  định  tụ  cầu gây bệnh theo  thường quy xét  
nghiệm của phòng thí nghiệm. Sau khi đã định danh, xác định tính nhạy cảm  
với kháng sinh của các chủng phân lập được: tiến hành làm kháng sinh đồ bằng 
kỹ  thuật khoanh giấy khuếch tán trong thạch theo phương pháp Kirby­Bauer  
cải tiến đã được chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của các vi  
khuẩn gây bệnh đưa vào thường qui từ năm 1988 đến nay. 
 

 Đánh giá kết quả bằng cách so sánh đường kính vòng  ức chế  đo được  
với bảng chuẩn của hãng sản xuất khoanh giấy kháng sinh cung cấp để  phân  
loại mức độ nhạy cảm của vi khuẩn thành 3 mức: nhạy cảm, trung gian và đề 
kháng.
­ Các số liệu thu được được xử lý thống kê và lập bảng ở phần sau.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1.Tỷ lệ mang S. aureus:
Có   110   mẫu   nghiệm   dịch   ngoáy   mũi   đã   được   nuôi   cấy   để   tìm 
Staphylococcus aureus. Kết quả phân lập được 40 chủng  Staphylococcus aureus 
chiếm tỷ lệ 36,3%.
Trong 53 trẻ  nam được xét nghiệm thì có 18 trẻ  mang   Staphylococcus  
aureus  ở  niêm mạc mũi chiếm tỷ  lệ  33,9%. Trong 57 trẻ nữ được xét nghiệm 
thì có 22 trẻ mang Staphylococcus aureus ở mũi chiếm 38,5 %.
Bảng 1: Tỷ lệ mang S. aureus ở trẻ

Số mẫu xét nghiệm
Số mẫu có S. aureus
Tỷ lệ % dương tính

Nam
53
18
33,9%

Nữ
57
22
38,5%

Tổng cộng

110
40
36,3%

Bảng 1 cho thấy tỷ  lệ 36,3% trẻ có mang Staphylococcus aureus ở  mũi 
và tỷ  lệ  mang Staphylococcus aureus giữa hai giới khác nhau không có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05 ).
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ phân lập được theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

Tổng số cấy

Số (+) tính

Tỷ lệ

< 3 tuổi

42

14

33,3%

>3 tuổi

68

26


38,2%

59


Kết quả bảng trên cho thấy:
Có 42 trẻ  < 3 tuổi được xét nghiệm thì có 14 trẻ  mang  Staphylococcus  
aureus chiếm tỷ lệ 33,3%.
Có 68 trẻ  > 3 tuổi được xét nghiệm thì có 26 trẻ  mang  Staphylococcus  
aureus chiếm tỷ lệ 38,2%.
  Bảng 2 cho thấy tỷ lệ mang  Staphylococcus aureus giữa hai nhóm tuổi 
là tương đương nhau. 
2. Đánh giá các chủng phân lập được theo 4 tiêu chuẩn chẩn đoán 
Staphylococcus aureus
Bảng 3: Tỷ lệ các chủng phân lập được đạt các tiêu chuẩn Staphylococcus aureus

Số chủng
Tỷ lệ (%)

Tổng số 
Coagulase
chủng phân 
(+)
lập được
40
40
36,3 
100


Chapman
(+)

Tan máu
(+)

Sắc tố 
vàng (+)

40
100

34
85

32
80

Kết quả bảng 3 cho thấy:
100% các chủng Staphylococcus aureus có coagulase dương tính;
100% các chủng  Staphylococcus aureus  cho phản  ứng lên men đường 
mannit;
85% số chủng gây tan máu và 80% chủng tạo sắc tố màu vàng thẫm.
3.   Xác   định   độ   nhạy   cảm   với   kháng   sinh   của   40   chủng  
Staphylococcus aureus 
Bảng 4: Mức độ kháng kháng sinh của 40 chủng Staphylococcus aureus

Kháng sinh
Penicillin G (PG)
Oxacillin

Cefuroxim (CXM)
Erythromycin (EM)
Vancomycin (VA)
Gentamycin (GM)
Co ­ trimoxazol (SXT)
Tetracyclin (TE)
Chloramphenicol (CL)
Norfloxacin (NOR)

Số thử 
nghiệm
n
40
40
40
40
40
40
40
40
40
40

Nhạy cảm

Trung gian

Đề kháng

S.c


%

S.c

%

S.c

%

1
34
1
8
31
36
38
34
12
37

2,5
85
2,5
20
90
90
95
85

30
92,5

0
3
18
7
9
3
1
2
6
3

0
7,5
45
17,5
22,5
7,5
2,5
5
15
7,5

39
3
21
25
0

1
1
4
22
0

97,5
7,5
52,5
65
0
2,5
2,5
5
55
0

60


Ghi chú: S.c: số chủng 
Qua kết quả   ở  bảng 4 cho thấy các chủng  Staphylococcus aureus ở trẻ 
đề  kháng cao với penicillin G là 97,5%, erythromycin là 65,0%, cefuroxim là 
52,5%.   Các   kháng   sinh   có   tỷ   lệ   đề   kháng   thấp   là   gentamicin   (2,5%),   co   ­  
trimoxazol   (2,5%),   tetracyclin   (5,0%).   Kháng   sinh   chưa   bị   đề   kháng   là  
vancomycin và norfloxacin. Tỷ  lệ  các chủng  Staphylococcus aureus  đề  kháng 
với oxacillin (Methicillin Resistant Staphylococcus aureus viết tắt là MRSA) là 
7,5 %.
Bảng 5: Tính chất đề kháng với nhiều kháng sinh của các chủng Staphylococcus  
aureus


Tổng 
số
Số 
chủng
Tỷ lệ %

Nhạy 
cảm 1KS

40

0
0

0
0

Đề kháng với
2KS

3KS

4KS

5KS

6KS

7

17,5

15
37,5

15
37,5

3
7,5

0
0

Ghi chú: KS: kháng sinh
Qua bảng 5 ta thấy: 100%  các chủng đều đề kháng từ 2 loại kháng sinh 
trở  lên và 82,5 % các chủng đề  kháng từ  3 loại kháng sinh trở  lên. Có 45% số 
chủng đề kháng từ 4 loại kháng sinh trở lên. Không có chủng nào nhạy cảm với  
tất cả các kháng sinh được thử nghiệm
Bảng 6: So sánh mức độ đề kháng với các loại kháng sinh khác giữa 
các chủng Staphylococcus aureus nhạy cảm với oxacillin và 
các chủng Staphylococcus aureus đề kháng với oxacillin

Staphylococcus aureus nhạy cảm
Kháng 
sinh

Staphylococcus aureus kháng

oxacillin

n

Đề 
kháng

Trung 
gian

oxacillin
Nhạy 
cảm

61

n

Đề 
kháng

Trung 
gian

Nhạy 
cảm


PG

37


97,3

0

2,7

3

100

0

0

CXM

37

50

50

1

3

100

0


0

VA

37

0

24,4

75,6

3

0

0

100

EM

37

65

16,2

18,8


3

33,3

33,3

33,3

SXT

37

2,7

0

97,3

3

0

0

100

GM

37


2,7

0

97,3

3

0

0

100

CL

37

54,1

16,2

29,7

3

66,6

0


33,3

TE

37

10,8

5,4

86,4

3

33,3

0

66,6

NOR

37

0

8,1

91,9


3

0

0

100

Qua bảng 6 cho thấy: các chủng  Staphylococcus aureus  đề  kháng với 
oxacillin thì có tỷ lệ đề kháng với các kháng sinh khác cao hơn các chủng nhạy  
cảm với oxacillin. 
Bảng 7: Tỷ lệ MRSA của các chủng Staphylococcus aureus 
khi so sánh với các nghiên cứu khác

Địa điểm

Số chủng

Số MRSA

Tỷ lệ %

NC của chúng tôi

40

3

7,5


Trần Văn Hưng và cs

51

8

15,7

Hà nội

50

2

4

TP. Hồ Chí Minh

50

3

6

Qua bảng 7 cho thấy: tỷ lệ MRSA trong NC của chúng tôi là 7,5%.
Bảng 8: Các kiểu đa kháng của 3 chủng Staphylococcus aureus kháng oxacillin

Kiểu đa kháng

Số chủng/Tổng số MRSA


Tỷ lệ  %

PG + CXM+ CL

1/3

33,3

PG + CXM+ TE

1/3

33,3

PG+ CXM+ CL+ EM

1/3

33,3

V. KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ mang Staphylococcus aureus ở mũi trẻ em dưới 5 tuổi là 36,3%
2. 100% các chủng phân lập được đều có coagulaza và lên men đường  
mannit; 85% số chủng làm tan máu và 80% số chủng tạo sắc tố vàng thẫm.
62


3. Các chủng Staphylococcus aureus đã đề kháng với tỷ lệ cao với nhiều 
loại kháng sinh như penicillin G, erythromycin, cefuroxim. Kháng sinh có tỷ  lệ 

đề kháng thấp là: gentamycin, co­ trimoxazol và tetracyclin. Kháng sinh chưa bị 
đề kháng là: vancomycin và norfloxacin.
4. 7,5% chủng Staphylococcus aureus kháng Methiciilin (MRSA).
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ  môn vi sinh,  Bài giảng vi sinh y học, ĐHY Hà Nội, NXBYH Hà Nội 
(2002): 63 ­ 67

2. Lê Huy Chính.  Cấy mủ  tìm tụ  cầu vàng gây bệnh. Tài liệu tập huấn dùng 
cho lớp vi sinh lâm sàng. Bộ Y tế. Hà Nội (1998) 17 ­ 19.

3. Lê Huy Chính. Tụ cầu­ Staphylococci. Tài liệu dùng cho lớp tập huấn vi sinh  
lâm sàng. Bộ Y tế. Hà Nội (1998) 41 ­ 47.

4. Lê Đăng Hà, Lê Huy Chính và cs. Tình hình kháng thuốc kháng sinh hiện nay  
của 10 vi khuẩn thường gặp ở Việt Nam năm 1998. Viện Y học lâm sàng các 
bệnh nhiệt đới, Hà Nội (1999) 3 ­ 8   

5. Lê Đăng Hà, Phạm Văn Ca.  Tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn  ở  
người khoẻ mạnh tại cộng đồng năm 1999. Viện Y học Lâm sàng các bệnh 
nhiệt đới, Hà Nội (1999) 32 ­ 41.

6. Trần Văn Hưng, Ngô Viết Quỳnh Trâm. Tính đề kháng kháng sinh của các  
chủng Staphylococcus aureus phân lập được từ  người bệnh và từ  người  
khoẻ mạnh ở Huế năm 1995. Nghiên cứu và thông tin y học. Trường ĐH Y 
Khoa Huế, 1 (1996) 70 ­ 7.

7. Lê Bá Nhàn.  Tìm hiểu giá trị  của những tiêu chuẩn chẩn đoán tụ  cầu gây  
bệnh. Tập san NCKH. Trường Đại Học Y khoa Huế, 2 (1991) 29 ­ 34.


8. Đinh Thành Phương. Khảo sát tính chất chống đối kháng sinh và khả  năng  
sinh  B ­   lactamase của tụ   cầu  phân lập  trên người   lành  tại   Nha  Trang . 
Chuyên đề tốt nghiệp  Bác sỹ y khoa Huế (1986) 10 ­ 14 .

9. Phan   Quốc   Việt,   Nguyễn   Thái   Học,   Nguyễn   Thành   Mỹ.   Tỷ   lệ   mang 
S.auresu ở người lành và độ nhạy cảm với kháng sinh của chúnh tại xã Thuỷ  
Dương. Tiểu luận tốt ngiệp bác sĩ y khoa Huế (1995).

10.

Jorgensen   J.H,   Klos   W.E.  Staphylococcal   infections.  Diagnostic 

procedures for bacterial infection. 7th edition, 471 ­ 474.
63


11.

Vandepitte   J,   Engback   K,   Piot   P.   Exudats,   plaies   et   abces   purulents. 

Bacteriologie clinique: tecniques de base pour le laboratoire. OMS, Geneve, 
(1994) 62 ­ 72.

12.

Reverdy M.E., Roure Ch. Les antistaphylococciques en 1995, Etat actuel 

de la sensibilite de Staphylococcus aureus,  La lettre de linfectiologue  (1995) 
362 ­ 71.


TÓM TẮT
Từ  tháng 11/2001 đến tháng 2/2002, tác giả  đã điều tra 110 trẻ  dưới 5 tuổi  ở  
một số địa bàn thành phố Huế đã thu được một số kết quả sau:
­ Tỷ lệ mang S.aureus ở trẻ dưới 5 tuổi là 36,3%
­ 100 % các chủng phân lập được có coagulaza và lên men đường mannit. 85%  
số chủng làm tan máu và 80 % số chủng tạo sắc tố màu vàng thẩm.
­  Các chủng  S.aureus  kháng với  nhiều kháng sinh  như  Penicillin G  (97,5%),  
Erythromycin (65,0%), Cefuroxim (52,5%) . Kháng sinh có tỷ lệ đề kháng thấp là  
Gentamycin (2,5%), Co­ trimoxazol (2,5%) và tetracyclin (5,0%). Kháng sinh còn  
có tác dụng tốt là Vancomycin và Norfloxacin.
­ 7,5 % chủng S.aureus kháng Methiciilin (MRSA).

64


FIGURES OF ANTIBIOTIC RESISTANCE 
OF STAPHYLOCOCCUSAUREUS ISOLATED 
FROM HEALTHY CHILDREN UNDER FIVE YEARS 
OF AGE IN VINH NINH WARD OF HUE CITY
Tran Thi Nhu Hoa
College of Medicine, Hue University

SUMMARY
From   Oct,   2002   to   Jan   2002,   the   author   undertook   an   investigation   on   110  
healthy children under 5 years of age in a number of places in Hue City and got the  
following results:
­ The percentage of the carriers of staphylococcus aneurus in the children under  
five was 36.3%
­ The resistance to penicillin of almost all the strains of S. aneurus to penicillin is  
very high, (97.5%), to erythromycin is 65%, to Cefuroxim 52.5% and to chloramphenicol  

55%. Antibiotics with low resistance are gentamicin (2.5%), co­trimoxazol (2.5%), and  
tetracyclin (5%).
­   The   antibiotics   that   still   showed   to   be   of   good   effect   are   Vancomycin   and  
Norfloxacin
­ 7.5% of the species S.aureus are resistant to Methicillin (MRSA)

65



×