Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả sớm phẫu thuật cắt thùy điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.18 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018

KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT THÙY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nguyễn Thế Kiên1; Nguyễn Ngọc Trung1
Nguyễn Văn Nam1; Vũ Đức Thắng1; Nguyễn Trường Giang2
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm phẫu
thuật cắt thùy điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt
ngang. Kết quả: 63 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được phẫu thuật cắt thùy phổi nạo vét hạch rốn phổi, trung thất. Tuổi trung bình 57,6 ± 9,7, tỷ lệ nam/nữ: 4,8/1. Triệu chứng
lâm sàng chính: ho khan (57,1%), đau tức ngực (50,8%). Phân loại giai đoạn bệnh: 54,0% giai
đoạn I; 23,8% giai đoạn II và 22,2% giai đoạn IIIa. Phẫu thuật cắt 1 thùy phổi 96,8%; cắt 2 thùy
phổi 3,2%. Giải phẫu bệnh lý cho thấy ung thư biểu mô tuyến chiếm chủ yếu (66,7%). Thời gian
rút dẫn lưu khoang màng phổi trung bình 5,5 ± 2,9 ngày. Biến chứng sau mổ gặp 11,1%.
Không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: ung thư phổi không tế bào nhỏ thường gặp ở
người cao tuổi, chủ yếu ở nam giới. Phẫu thuật cắt thùy và nạo vét hạch hệ thống là phương
pháp điều trị hiệu quả cho ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm.
* Từ khóa: Ung thư phổi; Ung thư phổi không tế bào nhỏ; Phẫu thuật cắt thùy.

Early Results of Pulmonary Lobectomy to Treat Non-small Cell Lung
Cancer at 103 Military Hospital
Summary
Objectives: The aim of this study is to review some clinical, subclinical characteristics and to
assess early outcomes after pulmonary lobectomy. Subjects and methods: A descriptive,
cross-sectional study on 63 patients underwent pulmonary lobectomy for treatment of nonsmall cell lung cancer at 103 Millitary Hospital from 2013 to 2017. Results: 63 patients with
non-small cell lung cancer were at the age of 57.6 ± 97 years old, male/female: 4.8/1. The main
clinical symptoms were dry cough (57.1%), chest pain (50.8%). Stage diagnosis of non-small
cell lung cancer recorded: 54.0% of stage I; 23.8% of stage II, 22.2% of stage IIIa.
Lobectomy 96.8%, bilobectomy 3.2%. Histopathology recorded adenocarcinoma was 66.7%.
The mean of chest tube duration was 5.5 ± 2.9 days. The early postoperative complications
occured in 11.1% and no death was seen. Conclusion: Non-small cell lung cancer is common in


male, older people. Pulmonary lobectomy is an effective treatment with early stage non-small
cell lung cancer.
* Keywords: Lung cancer; Non-small cell lung cancer; Pulmonary lobectomy.
1. Bệnh viện Quân y 103
2. Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thế Kiên ()
Ngày nhận bài: 31/07/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2018

69


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi nguyên phát là một bệnh
có tỷ lệ mắc đứng đầu trong các loại ung
thư ở nam và đứng thứ ba ở nữ, là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu trong các
bệnh ung thư ở người lớn. Năm 2008,
thế giới có khoảng 1,6 triệu người mới
mắc và gần 1,4 triệu người chết, đến năm
2012 con số này tương ứng là 1,82 triệu
và 1,59 triệu [10].
Phương pháp điều trị ung thư phổi
không tế bào nhỏ (UTPKTBN) thường
phối hợp giữa phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và
điều trị đích, tùy thuộc vào týp mô bệnh
học, giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân
(BN). Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò
then chốt và cơ bản ở giai đoạn sớm,

hóa trị và xạ trị có vai trò bổ trợ. Khoảng
25 - 30% số BN đến sớm còn chỉ định
phẫu thuật. Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và đánh giá kết quả sớm của phẫu
thuật cắt thùy phổi điều trị UTPKTBN giai
đoạn sớm.

- Lâm sàng, cận lâm sàng, tầm soát di
căn xa, chẩn đoán giai đoạn trước mổ.
- Chỉ định phẫu thuật: UTPKTBN giai
đoạn I, II và IIIA. Tình trạng toàn thân cho
phép gây mê và phẫu thuật.
- BN được phẫu thuật cắt thùy phổi
bệnh lý, nạo vét hạch rốn phổi và trung
thất bằng mở ngực hoặc mở ngực có
video hỗ trợ. Sau mổ, đánh giá mô bệnh
học và kết quả sớm.
- Thu thập và xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
Trong 4 năm từ 2013 - 2017, có 63 BN
UTPKTBN được phẫu thuật cắt thùy phổi,
độ tuổi trung bình 57,6 ± 9,7; BN trẻ
tuổi nhất 36, BN lớn tuổi nhất 80. Tỷ lệ
nam/nữ: 4,8/1.
* Một số triệu chứng lâm sàng:
Ho khan: 36 BN (57,1%); ho ra máu:

9 BN (14,3%); đau tức ngực: 32 BN
(50,8%); khó thở: 6 BN (9,5%); gày sút cân:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
63 BN UTPKTBN được phẫu thuật cắt
thùy phổi, nạo vét hạch rốn phổi và trung
thất tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch và
Lồng ngực, Bệnh viện Quân y 103 từ
tháng 12 - 2013 đến 01 - 2017.

14 BN (22,2%). Triệu chứng lâm sàng
thường gặp nhất là ho khan và đau tức
ngực. Hai triệu chứng này tương đương
với tác giả khác [3]. Số BN phát hiện tình
cờ khi đi khám sức khỏe chiếm tỷ lệ cao
(14 BN = 22,2%), tương đương với nghiên
cứu của các tác giả nước ngoài. Những

2. Phương pháp nghiên cứu.

khối u phát hiện tình cờ thường nhỏ, ở giai

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

đoạn I. Kết quả này hoàn toàn phù hợp

Toàn bộ BN ung thư phổi được đánh
giá về các đặc điểm:

70

8 BN (12,7%); tình cờ đi khám sức khỏe:

giai đoạn bệnh sau mổ với 34 BN giai
đoạn IA và IB (54,0%).


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
Bảng 1: Đặc điểm CT-scan lồng ngực
(n = 63).
Đặc điểm CT-scan

Số BN (n = 63) Tỷ lệ (%)

Vị trí
Thùy trên (phải)

20

31,7

Thùy giữa (phải)

2

3,2

Thùy dưới (phải)


19

30,2

Thùy trên (trái)

15

23,8

Thùy dưới (trái)

7

11,1

Tua gai

47

74,6

Tròn đều

16

25,4

Bờ viền khối u


chất ác tính của khối u. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Đồng Khắc Hưng,
Tăng Văn Nhâm [3, 8].
Bảng 2: Đặc điểm nội soi phế quản
(NSPQ) (n = 63).
Hình ảnh NSPQ

Số lượng
(n = 63)

Tỷ lệ
(%)

Không thấy hình ảnh tổn thương

48

76,2

Có hình ảnh tổn thương

15

23,8

U sùi

6

9,5


Thâm nhiễm

3

4,8

Chít hẹp

6

9,5

Loại tổn
thương

Kích thước u
u ≤ 2 cm

6

9,5

> 2 cm < u ≤ 3 cm

24

38,1

> 3 cm < u ≤ 5 cm


25

39,7

> 5 cm < u ≤ 7 cm

6

9,5

u > 7 cm

2

3,2

Mạnh

46

73,0

Không

17

27,0

Ngấm thuốc cản quang


Chúng tôi gặp tổn thương bên phải
nhiều hơn bên trái (65,1% so với 34,9%),
trong đó thùy trên phải chiếm tỷ lệ nhiều
nhất (31,7%). Kết quả này hoàn toàn phù
hợp với nghiên cứu của Đồng Khắc Hưng
(1995) [3]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa lý giải được tại sao ung thư phổi ở
phổi phải chiếm tỷ lệ cao hơn phổi trái.
Do cấu tạo về giải phẫu học, nên với
những khối u bên phổi phải, việc phẫu
thuật cắt thùy điều trị ung thư dễ hơn
phổi trái. Trong phẫu thuật cắt thùy phổi,
khó khăn nhất là cắt thùy trên phổi trái.
Khối u có bờ tua gai chiếm tỷ lệ cao (74,6%).
Phần lớn các khối u (73%) ngấm thuốc
cản quang mạnh phần nào xác định rõ bản

Phần lớn BN không thấy hình ảnh tổn
thương trên NSPQ. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn của Trương Thanh Tùng
(2014): tỷ lệ phát hiện tổn thương bất
thường trên NSPQ là 21/33 BN (63,6%)
[9]. Về hình thái tổn thương trên NSPQ
tương tự như các tác giả khác. Theo Mai
Xuân Khẩn (1995), 3 hình ảnh tổn thương
nổi bật ở BN ung thư phế quản là u sùi,
chít hẹp và thâm nhiễm niêm mạc, nhưng
không có tổn thương nào đặc hiệu cho
từng týp tế bào [4]. Phan Thanh Chương

(1995) tiến hành nội soi cho 17 BN ung
thư phổi trung tâm cho kết quả u sùi
10/17 BN (58,8%), thâm nhiễm 6/17 BN
(35,3%) và chít hẹp lòng phế quản 5/17 BN
(29,4%) [2].
* Phương thức phẫu thuật (n = 63):
Cắt 1 thùy phổi: 61 BN (96,8%); cắt
2 thùy phổi: 2 BN (3,2%); cắt 1 phổi:
0 BN (0%).
Hầu hết các trường hợp cắt 1 thùy
phổi. Dương Thanh Luận (2009) nghiên
cứu 84 BN ung thư phổi được điều trị
71


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
ngoại khoa thấy cắt 1 thùy phổi 64,3%;
cắt 2 thùy phổi 25%; cắt 1 phổi 10,7% [6].
Kết quả của chúng tôi khác so với
Dương Thanh Luận là do nhóm BN trong
nghiên cứu này phần lớn ở giai đoạn I và
giai đoạn II, còn của Dương Thanh Luận
gặp chủ yếu ở giai đoạn IIIa (60,7%) [6].
* Mô bệnh học sau mổ (n = 63).
Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao
vượt trội (42 BN = 66,7%), tiếp đến là ung
thư biểu mô tế bào vảy (12 BN = 19,0%);
ung thư biểu mô kém biệt hóa (8 BN =
12,7%); u carcinoid điển hình (1 BN = 1,6%).
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên

cứu của các tác giả trong và ngoài nước [7].
Chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp (1,6%)
u carcinoid phổi điển hình. Đây là dạng
tổn thương hiếm gặp trong ung thư phổi
(1 - 2%). U carcinoid phổi hay còn gọi u
thần kinh nội tiết carcinoid khí phế quản
có 2 dạng chính là u carcinoid điển hình
với mức độ ác tính thấp và u carcinoid
không điển hình với mức độ ác tính trung
bình. Theo Nguyễn Hữu Lân và CS (2014),
từ 2008 đến 2013 tại Bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch ghi nhận 24 trường hợp u
carcinoid phổi, trong đó 4 trường hợp u
carcinoid điển hình và 20 trường hợp u
carcinoid không điển hình [5].

(22,2%) phát hiện tình cờ qua khám sức
khỏe. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn các tác giả trong nước [7].
Tuy nhiên, lại tương đương với các tác
giả nước ngoài. Ở các nước tiên tiến, một
phần do nhận thức cao, mặt khác trang
thiết bị hiện đại nên BN ung thư phổi
thường được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Bảng 3: Thời gian dẫn lưu khoang màng
phổi sau mổ.
Thời gian (ngày)

Số BN (n = 63)


Tỷ lệ (%)

<3

3

4,8

3-5

36

57,1

>5

24

38,1

Trung bình

5,5 ± 2,9

Phần lớn BN được rút dẫn lưu từ
3 - 5 ngày (57,1%), 2 BN phải lưu dẫn
lưu lâu (14 ngày) do có nhiễm khuẩn vết
mổ xuất tiết dịch vào khoang màng phổi.
Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt
với Nguyễn Hoàng Bình và CS (2012):

thời gian dẫn lưu 2,8 ngày; Onaitis và CS
(2006) nghiên cứu trên 500 BN thấy thời
gian rút dẫn lưu trung bình 3 ngày [1, 12].
* Biến chứng sau mổ:

* Chẩn đoán giai đoạn bệnh sau mổ
(n = 63):

Nhiễm khuẩn vết mổ: 2 BN (3,2%);
tràn dịch khoang màng phổi: 3 BN (4,8%);
tràn khí khoang màng phổi kéo dài: 4 BN
(6,3%); viêm phổi, xẹp phổi: 0 BN (0%).

Giai đoạn Ia: 18 BN (28,6%); giai đoạn Ib:
16 BN (25,4%); giai đoạn IIa: 11 BN ( 17,5%);
giai đoạn IIb: 4 BN (6,3%); giai đoạn: IIIa:
14 BN (22,2%). Phần lớn BN ung thư phổi
ở giai đoạn sớm, kết quả này hoàn toàn
phù hợp với đặc điểm lâm sàng với 14 BN

Phẫu thuật cắt thùy phổi là một phẫu
thuật tương đối an toàn với tỷ lệ tử vong
từ 1 - 5%. Chúng tôi không gặp trường
hợp nào tử vong, không có tai biến xảy ra
trong phẫu thuật, 4 trường hợp (6,3%)
tràn khí kéo dài, 2 BN (3,2%) có biến chứng

72



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
nhiễm khuẩn vết mổ, cả 2 BN này kèm
theo xuất tiết dịch vào khoang màng phổi.
Như vậy, tổng số có 7 BN (11,1%) có
biến chứng sau mổ. Trong 2 trường hợp
tràn dịch khoang màng phổi, 1 BN phải
dẫn lưu khoang màng phổi lại, 1 BN chỉ
cần chọc hút dịch khoang màng phổi.
Cả 2 BN đều cho kết quả tốt, tương
đương với nghiên cứu của Nicastri và CS
trên 153 BN: tỷ lệ biến chứng 6%. Onaitis
(2006) còn đề cập đến các biến chứng
hiếm gặp như nhồi máu cơ tim (0,4%),
suy hô hấp (1,2%), thiếu máu não (0,4%)
[12]. Tuy nhiên, chúng tôi không ghi nhận
trường hợp nào.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 63 BN UTPKTBN được
phẫu thuật cắt thùy phổi - nạo vét hạch
rốn phổi và trung thất, tuổi trung bình
57,6 ± 9,7; tỷ lệ nam/nữ: 4,8/1, chúng tôi
nhận thấy:
- Triệu chứng lâm sàng chính là ho
khan (57,1%), đau tức ngực (50,8%).
- Tổn thương bên phổi phải nhiều hơn
bên trái (65,1% so với 34,9%), trong đó
thùy trên phải chiếm tỷ lệ nhiều nhất (31,7%).
- Phẫu thuật cắt thùy phổi - nạo vét rốn
phổi và trung thất áp dụng cho tất cả 63 BN.
Hầu hết các trường hợp cắt 1 thùy phổi

(96,8%). 2 BN (3,2%) cắt 2 thùy phổi.
- Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ
cao (66,7%), tiếp đến là ung thư biểu mô
tế bào vảy (19,0%).
- Phân loại giai đoạn: 54,0% giai đoạn I;
23,8% giai đoạn II và 22,2% giai đoạn IIIa.

- Không có tử vong hoặc tai biến trong
phẫu thuật, 7 trường hợp (11,1%) có biến
chứng sau mổ, trong đó 4 trường hợp rò
khí kéo dài (6,3%), 2 trường hợp (3,2%)
có biến chứng nhiễm khuẩn vết mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Bình, Vũ Hữu Vinh,
Đỗ Kim Quế. Phẫu thuật nội soi lồng ngực
cắt thùy phổi: kết quả ban đầu tại Bệnh viện
Chợ Rẫy. Báo cáo Hội nghị Phẫu thuật Lồng
ngực - Tim mạch Toàn quốc lần thứ 4. Hà Nội.
2012.
2. Phan Thanh Chương. Chẩn đoán ung
thư phổi nguyên phát bằng kỹ thuật nội soi
phế quản ống mềm. Khả năng phân týp bằng
phương pháp tế bào. So sánh với chẩn đoán
mô bệnh. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện
Quân y. 1995.
3. Đồng Khắc Hưng. Góp phần nghiên cứu
về lâm sàng, X quang phổi và một số kỹ thuật
xâm nhập để chẩn đoán ung thư phổi nguyên
phát. Luận án Phó Tiến sỹ. Học viện Quân y.
1995.

4. Mai Xuân Khẩn. Góp phần nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng, X quang phổi và nội soi
phế quản ống mềm ở BN ung thư phổi nguyên
phát. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện
Quân y. 1995.
5. Nguyễn Hữu Lân và CS. Biểu hiện lâm
sàng, NSPQ, hình ảnh học và tiên lượng của
u thần kinh nội tiết carcinoid khí phế quản
phổi điển hình và không điển hình. Tạp chí
Y học TP. HCM. 2014, 18 (1).
6. Dương Thanh Luận. Nghiên cứu chẩn
đoán và điều trị ngoại khoa ung thư phổi tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Luận văn
Chuyên khoa Cấp II. Học viện Quân y. 2009.
7. Nguyễn Hoài Nam. Nghiên cứu hình
thái giải phẫu bệnh và lâm sàng của bệnh
ung thư phổi được điều trị bằng phẫu thuật.

73


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2003, tập 7,
phụ bản của số 4.

10. Globocal IARC. Cancer incidence,
mortality and prevalence. Worldwide, version
0
1.0. IARC Cancer base, N 7, IARC Press. 2010.


8. Tăng Văn Nhâm. Nghiên cứu một số
đặc điểm lâm sàng, X quang kết hợp các kỹ
thuật lấy bệnh phẩm qua soi phế quản ống
mềm chẩn đoán ung thư phế quản. Luận văn
Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y. 2005

11. Lin P.Y et al. Tumor size matters
differently in pulmonary adenocarcinoma and
squamous cell carcinoma. Lung Cancer. 2010,
67 (3), pp.296-300.

9. Trương Thanh Tùng. Nghiên cứu đặc
điểm tổn thương đường thở bằng nội soi phế
quản mềm dải sáng hẹp ở BN ung thư phổi.
Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú. Học viện
Quân y. 2014.

12. Onaitis M.W, Petersen R.P, S.S
Balderson. Thoracoscopic lobectomy is a safe
and versatile procedure: Experience with 500
consecutive patients. Ann Surg. 2006, 244,
pp.420-425.

74



×