Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ cắt thùy phổi điều trị ung thư phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.68 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC
HỖ TRỢ CẮT THÙY PHỔI ĐIỀU TRỊ UNG THƢ PHỔI
Vũ Anh Hải*; Mai Văn Viện**; Phạm Vinh Quang***
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực (PTNSLN) hỗ
trợ cắt thùy phổi điều trị ung thư phổi (UTP) nguyên phát không tế bào nhỏ. Đối tượng và
phương pháp: 94 bệnh nhân (BN) UTP không tế bào nhỏ được PTNSLN hỗ trợ cắt thùy phổi và
vét hạch từ 11 - 2011 đến 07 - 2014 tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Kết quả: chỉ định phẫu
thuật khi FEV1: 2,19 ± 0,49 lít, FVC2 2,77 ± 0,68 lít, Tiffeneau: 79,24 ± 7,9%, kích thước u phổi:
3,1 ± 1,05 cm (1 - 5 cm), giai đoạn TNM: IA: 53,2%, IB: 45,7% và IIA: 1,1%. Thời gian mổ trung
binh: 130,3 ± 37,7 phút, lượng máu mất trung bình: 194,8 ± 150,5 ml. Tai biến chảy máu: 3,2%,
chuyển mổ mở 1,1%. Giai đoạn TNM sau mổ: 48/94 BN phù hợp giai đoạn, tăng giai đoạn
45/94 BN và 1/94 BN giảm giai đoạn. Biến chứng sau mổ 9,6%: rò khí kéo dài 5,3%, xẹp phổi
2,1%, tràn dịch dưỡng chấp 1,1% và rung nhĩ 1,1%. Thời gian sử dụng thuốc giảm đau đường
tiêm/truyền 1,9 ± 0,6 ngày, điểm VAS ngày 5 sau mổ 2,6 ± 0,8. Thời gian nằm viện sau mổ 7,7
± 2,1 ngày. Tỷ lệ sống thêm 1 và 2 năm là 95,45% và 70,97% (theo giai đoạn giải phẫu bệnh,
giai đoạn I: 97,56% và 83,33%; II: 93,33% và 66,66%; IIIA: 90,0% và 25,0%). Kết luận:
PTNSLN hỗ trợ cắt thùy phổi điều trị UTP giai đoạn sớm (IA đến IIA) an toàn, khả thi. Tỷ lệ biến
chứng sau mổ thấp, đau sau mổ giảm, tỷ lệ sống 1 và 2 năm sau mổ khả quan.
* Từ khoá: Ung thư phổi; Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thuỳ phổi.

Evaluation of Video-Assisted Thoracic Surgery Lobectomy for
Non-Small Cell Lung Cancer
Summary
Objectives: To review the indications and assess results of video-asissted thoracic surgery
(VATS) lobectomy. Subjects and methods: 94 patients with non-small cell lung cancer
underwent VATS lobectomy from 11 - 2011 to 07 - 2014 at Pham Ngoc Thach Hospital. Results:
Indications consists: FEV1: 2.19 ± 0.49 L, Tiffeneau: 79.24 ± 9.2%, lung tumor size: 3.1 ± 1.05
cm (1 - 5 cm), TNM staging: IA: 53.2%, IB: 45.7% and 1.1% IIA. Average operative time was


130.3 ± 37.7 minutes, the mean blood loss: 194.8 ± 150.5 ml. Severe bleeding accident: 3.2%,
1.1% conversion to open surgery. Postoperative complications 9.6%: prolonged air leak (5.3%),
atelectasis (2.1%), chylothorax (1.1%) and atrial fibrillation (1.1%). The duration of analgesics
th
injection time was 1.9 ± 0.6 days. The VAS score at 5 postoperative days was 2.6 ± 0.8.
Length of stay was 7.7 ± 2.1 days. Survival at 1 and 2 years as 95.45% and 70.97%, respectively.
* Bệnh viện Quân y 175
** Bệnh viện TWQĐ 108
*** Bệnh viện Quân y 108
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Anh Hải ()
Ngày nhận bài: 27/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/01/2016
Ngày bài báo được đăng: 25/01/2016

142


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016
According to the pathology stage: stage I (97.56% and 83.33%); stage II (93.33% and 66,66%);
stage IIIA (90.0% and 25.0%). Conclusion: VATS lobectomy for early stage of non-small cell
lung cancer (IA to IIA) is safe and feasible. Postoperative complication rate was low, reduce
postoperative pain. Survival 1 and 2 years after operation was positive.
* Key words: Lung cancer; Video-assited thoracic surgery lobectomy.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt thùy phổi và vét hạch
được xem là “tiêu chuẩn vàng” và là loại
hình phẫu thuật được áp dụng phổ biến
trong điều trị UTP không tế bào nhỏ
(TBN). Giancarlo Roviaro là một trong
những người đầu tiên báo cáo thực hiện

PTNSLN cắt phổi điều trị UTP vào năm
1991 [10]. Đến nay, nhiều công trình
nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu
về PTNSLN trên thế giới được công bố
như: Mac Kenna RJ (1.100 BN), Onitis
MW (500 BN) [3], Kim RH (1.170 BN)…
Kết quả cho thấy sự an toàn, tính khả thi,
với những ưu điểm như: giảm biến
chứng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm
đau sau mổ… của phương pháp phẫu
thuật này. Trong điều kiện thực tiễn ở
nước ta, kết quả ấy có đạt được không?.
Mục tiêu của công trình này nhằm: Nhận
xét chỉ định PTNSLN hỗ trợ cắt thùy phổi
điều trị UTP không TBN và đánh giá kết
quả ứng dụng PTNSLN hỗ trợ cắt thùy
phổi điều trị UTP không TBN.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
94 BN UTP không TBN được điều trị
phẫu thuật cắt thùy phổi bằng PTNSLN
hỗ trợ tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ
11 - 2011 đến 07 - 2014.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Mô tả, tiến cứu, không đối chứng.
* Quy trình kỹ thuật:

- Gây mê nội khí quản hai nòng. Tư
thế BN nằm nghiêng 900, bên ngực phẫu

thuật phía trên.
- Đặt trocar 10 KLS VII/VIII nách giữa
hoặc trước. Đưa camera vào khoang
màng phổi thăm dò. Nếu quyết định cắt
thùy, tiến hành mở ngực hỗ trợ dài 4 - 6
cm, tương ứng KLS IV/V. Tùy từng
trường hợp, đặt thêm 1 - 3 trocar để làm
cửa sử dụng các dụng cụ phẫu thuật. Sử
dụng banh sườn nhỏ, banh rộng KLS tại
vị trí mở ngực hỗ trợ 2 - 3 cm trong
những trường hợp như: sử dụng dụng cụ
mổ mở, lấy thùy phổi đã cắt.
- Phẫu tích và cắt riêng các thành
phần cuống thùy. Cắt tĩnh mạch, động
mạch và phế quản bằng các stapler nội
soi chuyên dụng hoặc buộc, khâu như
trong mổ mở.
- Thăm dò và vét triệt để các vị trí có
hạch theo sơ đồ hạch AJCC.
- Kiểm tra và xử lý chảy máu, rò khí.
Đặt ống dẫn lưu khoang màng phổi, khâu
đóng vết mổ.
* Đánh giá kết quả:
- Nhận xét chỉ định theo: kích thước u
phổi đo trên phim chụp cắt lớp vi tính
(CLVT) lồng ngực; giai đoạn TNM: theo
kết quả đọc phim CLVT hội chẩn duyệt
mổ. Hạch < 1 cm được xem là bình
thường. Loại trừ di căn xa dựa trên khám
lâm sàng và các xét nghiệm được chỉ

định nếu có triệu chứng nghi ngờ (xạ hình
xương, CLVT sọ não…).
143


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

- Đánh giá kết quả phẫu thuật: thời
gian phẫu thuật (tính từ thời điểm rạch da
đến khi kết thúc cuộc mổ); máu mất
(lượng máu hút ra chứa trong bình hút,
không tính lượng nước rửa).
Ghi nhận các biến chứng sau mổ: rung
nhĩ (khi có hình ảnh rung nhĩ trên monitor
theo dõi hay điện tim, thời gian kéo dài >
5 phút); tràn dịch dưỡng chấp khoang
màng phổi (khi dịch dẫn lưu có màu trắng

đục như sữa, xét nghiệm dịch: tryglycerit
> 110 mg/dl, nồng độ protein tương
đương protein trong máu); xẹp phổi (có
hình ảnh xẹp phổi trên phim X quang lồng
ngực, BN được soi hút phế quản cho phổi
nở); rò khí kéo dài là rò khí tiếp diễn > 5
ngày sau phẫu thuật…
Đánh giá đau vết mổ theo thang điểm
VAS: BN xem thước có vạch chia và đánh
dấu điểm đau tương ứng trên thước.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Chỉ định phẫu thuật.
- Chức năng hô hấp: FEV1 (lít) 2,19 ± 0,49 (nhỏ nhất: 1,5 lít; lớn nhất: 3,6 lít). FVC
(lít) 2,77 ± 0,68; FEV1/FVC 78,7 ± 9,2 (%).
- Giai đoạn UTP theo TNM: IA: 54,3%, IB: 40,4%, IIA: 5,3%.
- Kích thước u phổi: trung bình 3,1 ± 1,0 cm (nhỏ nhất 1 cm, lớn nhất 5 cm).
2. Kết quả phẫu thuật.

Biểu đồ 1: Vị trí thùy phổi được cắt.
Bảng 1: Thời gian và lượng máu mất phẫu thuật theo vị trí thùy phổi cắt.
Thuỳ phổi

Thời gian (phút)

Lƣợng máu mất (ml)

Thuỳ trên phải

157,6 ± 37,5

262,1 ± 205,6

Thuỳ trên trái

146,3 ± 42,9

182.,5 ± 111,5

Thuỳ giữa

133,0 ± 30,3


138,0 ± 78,8

Thuỳ dưới phải

127,0 ± 29,8

164,5 ± 95,4

Thuỳ dưới trái

149,0 ± 50,8

170 ± 156,7

143,8 ± 38,9 (75 - 280)

194,8 ± 150,5 (30 - 900)

Trung bình

144


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Bảng 2: Giai đoạn TNM trước và sau phẫu thuật.
Giai đoạn TNM
trƣớc phẫu thuật


Giai đoạn TNM sau phẫu thuật

Tổng

IA

IB

IIA

IIB

IIIA

IA

29

13

4

0

5

51

IB


3

18

8

1

8

38

IIA

0

0

5

0

0

5

32

31


17

1

13

94

Tổng

Kết quả mô bệnh học UTP: 94,7% tế bào tuyến; 4,2% tế bào vảy; 1,1% tế bào lớn.
* Tai biến và truyền máu trong mổ: chảy máu nặng do rách động mạch phổi: 3 BN
(3,2%); truyền máu trong mổ: 6 BN (5,3%).
* Biến chứng sau phẫu thuật: rò khí kéo dài: 5 BN (5,3%); tràn dưỡng chấp khoang
màng phổi: 1 BN (1,1%); rung nhĩ: 1 BN (1,1%); xẹp phổi: 2 BN (2,1%); tràn khí
khoang màng phổi sau rút ống dẫn lưu: 1 BN (1,1%).
Bảng 3: Đau vết mổ và thời gian nằm viện sau phẫu thuật.
Kết quả

Tiêu chí
Thời gian dùng thuốc giảm đau đường tiêm/truyền sau mổ (ngày)

2,6 ± 0,8

Điểm đau trung bình

2,7 ± 1,0

Đau ít


53 (56,4%)

Đau vừa

40 (42,5%)

Đau nhiều

1 (1,1%)

Đau vết mổ ngày 5 sau mổ

Thời gian nằm viện sau phẫu thuật (ngày)

7,7 ± 2,1

* Theo dõi xa:
Bảng 4: Tình trạng sống thêm theo giai đoạn TNM sau phẫu thuật.
> 1 năm
Giai đoạn TNM
sau mổ

> 2 năm

Số BN theo
dõi

Số BN còn
sống


Tỷ lệ (%)

Số BN theo
dõi

Số BN còn
sống

Tỷ lệ
(%)

Giai đoạn I

38

37

97,4

18

15

83,3

Giai đoạn II

13

12


92,3

9

6

66,7

Giai đoạn IIIA

10

9

90,00

5

2

40,0

Tổng

61

58

95,1


32

23

71,9

145


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

BÀN LUẬN
1. Về chỉ định.
- Chỉ số chức năng hô hấp: nghiên cứu
chỉ định cắt thùy phổi cho BN có chỉ số
FEV1 ≥ 1,5 lít. Kết quả của chúng tôi
tương tự Nguyễn Hoài Nam [2]; Nagahiro I
và CS [7].
- Kích thước u phổi trên phim CLVT:
kích thước u phổi phù hợp giúp thuận lợi
trong phẫu thuật, dễ dàng khi lấy thùy
phổi cùng u sau khi cắt ra khỏi lồng ngực
trong PTNSLN hỗ trợ. Chúng tôi chỉ định
phẫu thuật cho BN có kích thước u phổi
trên CLVT là 3,1 ± 1,0 cm (lớn nhất 5 cm,
nhỏ nhất 1 cm). Như vậy, chỉ định phẫu
thuật theo kích thước u phổi của chúng
tôi tương tự với đa số các tác giả khác
[3].

- Giai đoạn TNM trước phẫu thuật: giai
đoạn UTP là cơ sở để quyết định phương
pháp điều trị. Hầu hết các nghiên cứu cho
rằng: nên chỉ định PTNSLN cho BN UTP
ở giai đoạn sớm (I và II). Chúng tôi chỉ
định phẫu thuật chủ yếu cho BN UTP giai
đoạn I (94,7%), giai đoạn IIA (5,3%). Như
vậy, chỉ định của chúng tôi tương tự với
tác giả trên.
2. Kết quả phẫu thuật.
* Kết quả sớm:
- Vị trí thùy phổi cắt trong mổ: thùy trên
là thùy phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (52,1%),
sau đó đến thùy dưới (31,9%) và thùy
giữa (15,9%). Đặc điểm về vị trí thùy phổi
được cắt trong phẫu thuật của chúng tôi
tương tự các tác giả khác. Theo Swanson
SJ: thùy trên 65,2% (phổi phải 25,8%, trái
39,3%), thùy dưới 32,6% (bên phải:
19,1%, trái: 13,4%), thùy giữa phổi phải
2,2% [10]. Báo cáo của Congregado M
cũng cho kết quả tương tự [5].
146

- Thời gian mổ: thời gian phẫu thuật
cắt thùy phổi bằng PTNSLN của chúng tôi
143,8 ± 38,9 phút, tương tự của Swanson
SJ là 130 phút [10]; Walker WS 130 phút
[12]; Vũ Hữu Vĩnh 150 phút; Congregado
M 153 phút [5]. Tuy nhiên, thời gian phẫu

thuật của chúng tôi ngắn hơn đáng kể so
với một số tác giả: Srisomboon C (258,13
± 62,53 phút); Ohtsuka T (264 ± 68 phút)
[8].
- Lượng máu mất trong phẫu thuật:
lượng máu mất trong phẫu thuật theo các
báo cáo rất khác nhau, phụ thuộc vào chỉ
định phẫu thuật, đặc điểm trong mổ, dụng
cụ phẫu thuật hay kinh nghiệm và kỹ
năng của phẫu thuật viên. Lượng máu
mất trong phẫu thuật cắt thùy phổi bằng
PTNSLN của chúng tôi là 194,8 ± 150,5
ml, nhiều hơn so với các tác giả khác như
Amer K (100 ± 154 ml) [3]; Ohtsuka T
(156 ± 139 ml) [8]. Tuy nhiên, khi so sánh
với Srisomboon C (253,2 ± 206,6 ml),
Văn Tần và CS (240 ml), lượng máu mất
trong nghiên cứu của chúng tôi ít hơn.
- Mô bệnh học và giai đoạn TNM sau
phẫu thuật: mô bệnh học có ý nghĩa tiên
lượng và chỉ định điều trị. Kết quả mô
bệnh trong nghiên cứu chúng tôi cho
thấy: UTP týp biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ
cao (94,7%), tiếp theo là biểu mô tế bào
vảy (4,2%) và ít nhất là tế bào lớn (1,1%).
Kết quả này tương tự nghiên cứu của các
tác giả khác ghi nhận trên nhóm đối
tượng UTP không TBN được PTNSLN
cắt thùy phổi.
- Giai đoạn TNM sau phẫu thuật là cơ

sở chính xác nhất, giúp chỉ định điều trị
và tiên lượng bệnh. Đánh giá mức độ phù
hợp giai đoạn TNM trước và sau phẫu
thuật, chúng tôi thấy phù hợp: 52 BN
(55,3%); tăng giai đoạn: 39 BN (41,5%);


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

giảm giai đoạn: 3 BN (3,2%). Kết quả này
thấp hơn báo cáo của Higuchi M (71,5%);
Loscertales J (69,4%), tương đương với
báo cáo của Đoàn Thị Phương Lan (43,8%).

theo thang điểm VAS ngày 5 sau phẫu
thuật: tỷ lệ BN đau ít 56,4%, đau nhiều
1,1%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với
những nghiên cứu trên [7].

- Tai biến trong mổ: chảy máu nặng là
tai biến trầm trọng nhất trong phẫu thuật
nói chung và PTNSLN hỗ trợ cắt thùy
phổi nói riêng [5]. Tai biến chảy máu ít
được ghi nhận riêng mà thường được thể
hiện trong nguyên nhân chuyển mổ mở
khi thực hiện PTNSLN hỗ trợ. Tỷ lệ tai
biến buộc chuyển mổ mở từ 0,2 - 8,3%
[3, 9]. Trong xử trí tai biến chảy máu, yếu
tố kinh nghiệm và bản lĩnh của phẫu thuật
viên đóng vai trò quyết định [5]. Chỉ với

một thao tác kẹp hoặc ép ngay lập tức
vào vị trí tổn thương mạch máu để cầm
máu tạm thời là chúng ta có đủ thời gian
để lựa chọn phương án xử lý, nếu thấy
khó khăn, nên chuyển mổ mở [5].

- Thời gian nằm viện sau phẫu thuật:
rút ngắn thời gian nằm viện sau phẫu
thuật là một trong những ưu việt của
PTNSLN so với mổ mở. Thời gian nằm
viện trong nghiên cứu này sau phẫu thuật
PTNSLN là 7,7 ± 2,1 ngày, tương tự
Swanson SJ là 6,15 ngày [10], Wang W
6,5 ngày.

Chúng tôi gặp tai biến chảy máu 3 BN
(3,2%), vị trí chảy máu do rách động mạch
phổi nhánh sau-trên (động mạch rãnh)
thùy trên phổi phải, trong đó chuyển mổ
mở 1 BN (1,1%), 2 BN xử lý an toàn bằng
PTNSLN hỗ trợ, không cần chuyển mổ mở.
- Biến chứng sau mổ: tỷ lệ biến chứng
trong nghiên cứu 10,6%, trong đó rò khí
kéo dài chiếm tỷ lệ cao (5,3%), xẹp phổi
(2,1%), loạn nhịp tim (1,1%), tràn dịch
dưỡng chấp khoang mang phổi (1,1%) và
tràn khí khoang màng phổi sau rút ống
dẫn lưu (1,1%). Kết quả tương tự với
Paul S và CS; Villamizar NR.
- Đánh giá tình trạng đau vết mổ sau

phẫu thuật: đau sau phẫu thuật là vấn đề
đáng quan tâm trong phẫu thuật lồng
ngực. Ưu điểm của PTNSLN so với mổ
mở trong giảm đau sau mổ được nhiều
tác giả báo cáo [7]. Đánh giá mức đau

* Theo dõi sống sau phẫu thuật:
Trong nghiên cứu, do thời gian theo
dõi ngắn (trung bình 16,6 ± 9,0 tháng,
ngắn nhất 3 tháng và dài nhất 34 tháng),
chúng tôi thực hiện đánh giá thời gian
sống thêm theo phương pháp trực tiếp
nhằm đánh giá thời gian sống thêm thực
tế sau mổ. Kết quả cho thấy: tỷ lệ sống
thêm 1 năm, 2 năm chung cho cả nhóm
lần lượt là 95,1% và 71,9%. Tính riêng
theo giai đoạn (sau phẫu thuật) I, II và IIIA
là 97,4% và 83,3%; 92,3% và 66,7%;
90,0% và 40,0%. Kết quả này khả quan
khi so sánh với số liệu của Hoàng Đình
Chân, tỷ lệ sống sau phẫu thuật 1 năm, 2
năm: giai đoạn I: 82,6% và 81%; giai
đoạn II: 73,86% và 63,16%; giai đoạn IIIA:
67,29% và 57,44% [1].
Báo cáo về tỷ lệ sống thêm sau phẫu
thuật cắt thùy phổi và vét hạch điều trị
UTP không TBN giai đoạn I bằng phương
pháp mổ mở của một số tác giả cho kết
quả tương tự. Theo Campione và CS, tỷ
lệ sống thêm 1 năm là 89%, của Keenan

và CS là 95%. Hoffman và CS, đánh giá
tỷ lệ sống thêm 1 và 2 năm sau phẫu
thuật: 1 năm 75%, 2 năm 55%. Kết quả
này thấp hơn so với nghiên cứu của
147


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

chúng tôi và một số tác giả khác. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu này, tất cả BN
được đánh là giai đoạn I dựa trên giai
đoạn trước phẫu thuật, do vậy tỷ lệ sống
thấp hơn là đương nhiên, vì chắc chắn
trong nhóm này sẽ có một tỷ lệ nhất định
tăng giai đoạn sau phẫu thuật [6].
KẾT LUẬN
Dựa trên các kết quả nghiên cứu,
chúng tôi rút ra kết luận:
- Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thùy
phổi an toàn, khả thi ở BN UTP không
TBN giai đoạn I và IIA, kích thước u đến 5
cm, tỷ lệ tai biến 3,2%, xử lý an toàn bằng
PTNSLN 2,1%, chuyển mổ mở 1,1%.
- Phẫu thuật nội soi lồng ngực giúp
giảm đau sau mổ, tỷ lệ biến chứng sau
mổ thấp (10,6%) và tỷ lệ sống 1 và 2 năm
sau mổ khả quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Đình Chân. Nghiên cứu kết quả

điều trị phẫu thuật ung thư phế quản theo các
týp mô bệnh và giai đoạn. Luận án Phó Tiến sỹ
khoa học Y dược. Học viện Quân y. Hà Nội.
1996. tr.64.
2. Nguyễn Hoài Nam. Nghiên cứu hình thái
giải phẫu bệnh và lâm sàng của bệnh UTP
được điều trị bằng phẫu thuật. Y học Thành phố
Hồ Chí Minh. 2004, 8 (phụ bản số 1), tr.69-76.
3. Amer K, Ali-Zamir Khan, Vohra HA.
Video-assisted thoracic surgery of major
pulmonary resections for lung cancer: the

148

Southampton experience, European Journal
of Cardio-Thoracic Surgery. 2011, 39, pp.173-179.
4. Begum S, Hansen HJ, Papagiannopoulos
K. VATS anatomic lung resections - the
European experience. J Thorac Dis. 2014,
6 (S2), pp. S203-S210.
5. Congregado M, Merchan RJ, Gallardo G
et al. Video-assisted thoracic surgery (VATS)
lobectomy: 13 years’ experience. Surg Endosc.
2008, 22, pp.1852-1857.
6. Hoffmann TH, Ransdell HT. Comparison
of lobectomy and wedge resection for
carcinoma of the lung. J Thorac Cardiovasc
Surg. 1980, 79 (2).
7. Nagahiro I, Andou A, Aoe M et al.
Pulmonary function, postoperative pain, and

serum cytokine level after lobectomy: A
comparison of VATS and conventional
procedure. Ann Thorac Surg. 2001, 72,
pp.362-365.
8. Ohtsuka T, Nomori H, Horio H et al. Is
major pulmonary resection by video-assisted
thoracic surgery an adequate procedure in
clinical stage I lung cancer?. Chest. 2004,
125, pp.1742-1746.
9. Onaitis MW, Petersen RP, Balderson
SS et al. Thoracoscopic lobectomy is a safe
and versatile procedure experience with 500
consecutive patients. Annals of Surgery.
2006, 244 (3), pp.420-425.
10. Swanson SJ, Meyers BF, Gunnarsson
CL et al. Video-assisted thoracoscopic
lobectomy is less costly and morbid than open
lobectomy: A retrospective multi-institutional
database analysis. Ann Thorac Surg. 2012,
93, pp.1027-1032.



×