Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả sớm phẫu thuật nang màng nhện nội sọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.61 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH  
VÀ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NANG MÀNG NHỆN NỘI SỌ 
Đồng Văn Hệ*, Trần Đức Linh* 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật điều trị nang 
màng nhện nội sọ. 
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu từ 1/2012 đến 6/2013 mô tả đặc điểm lâm sàng: tuổi, giới, triệu chứng, 
đặc điểm hình ảnh trên phim chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, phương pháp phẫu thuật, các tai biến, biến 
chứng. Theo dõi sau mổ ít nhất 6 tháng, đánh giá kết quả cải thiện triệu chứng lâm sàng và trên phim chụp kiểm 
tra. 
Kết quả: 30 bệnh nhân (20 nam và 10 nữ), tuổi từ 7 đến 61. Lý do đến khám chủ yếu là đau đầu (73,3%), 
các triệu chứng thường gặp: đau đầu (86,3%), nhìn mờ (43,3%), rối loạn thăng bằng (20%), động kinh (16,7%), 
lồi xương sọ khu trú (16,7%). Vị trí nang hay gặp : rãnh Sylvien (36,7%); vòm não (23,3%); não thất (6,7%); bể 
lớn (20 %); bán cầu tiểu não (13,3%). Phẫu thuật dẫn lưu nang‐ổ bụng được tiến hành ở 18 bệnh nhân, mở 
thông nang vào bể dịch não tủy lân cận: 12 bệnh nhân. Biến chứng gặp ở 5/30 bệnh nhân (16,7%), tử vong 1 
trường hợp. Theo dõi lâm sàng được 23 bệnh nhân, hết hoàn toàn triệu chứng hoặc còn không đáng kể chiếm 
60,9%; cải thiện 1 phần 26,1%. Trên phim chụp kiểm tra (11 bệnh nhân) có 1 trường hợp nang não thất biến mất 
hoàn toàn, 7 trường hợp kích thước nang có giảm và 3 trường hợp kích thước nang không đổi. 
Kết luận: Nang màng nhện biểu hiện lâm sàng chủ yếu bởi hội chứng tăng áp lực nội sọ. Phẫu thuật điều 
trị nang màng nhện cho kết quả tốt, lựa chọn phương pháp phẫu thuật điều trị hiện nay còn nhiều tranh cãi. 
Từ khóa: nang màng nhện nội sọ, dẫn lưu nang‐ ổ bụng, mở thông nang. 

ABSTRACT 
THE INTRACRANIAL CYST: CLINICAL, IMAGING FEATURES AND THE EARLY RESULTS  


OF SURGERY 
 Dong Van He, Tran Duc Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 304 – 309 
Objective:  To  describe  clinical  features,  neuroimaging  and  evaluate  the  results  of  surgical  treatment  for 
intracranial arachnoid cysts. 
Methods: A retrospetive study from 1/2012 to 6/2013 was, describeb clinical features: age, sex, symptoms, 
imaging  on  CT‐scan  or  MRI,  surgical  method,  complications.  Evaluation  of  the  clinical  outcome  and 
neuroimaging after surgery 6 months or more done. 
Results: 30 patients (20 males and 10 females), age range form 7 to 61 years. Symptoms include headache 
(86.3%),  blurred  vision  (43.3%),  balance  disturbance  (20%),  epilepsy  (16.7%),  bony  protrusion  (16.7%). 
Location  of  arachnoid  cyst:  Sylvien  fissure  (36.7%),  cerebral  convexity  (23.3%),  ventricular  (6.7%),  cistern 
magna  (20%),  cerebellum  hemispheric  (13.3%).  18  patients  were  operated  with  cyts‐peritoneal  shunt  (C‐P 
shunt), 12 patients by fenestration. Complication had happened in 5 cases (16.7%) 1 case of death. 23 follow‐up 
patient  after  surgery  had,  disappeard  entirely  or  negligible  symptoms:  60.9%,  partial  improvement  symptoms: 
26.1%. 1 case of ventricular arachnoid cyst disappeard entirely and cyst size ruduced in 7 cases, 3 cases had not 
changed on CT‐Scan or MRI. 
* Bệnh viện Việt Đức 
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Đồng Văn Hệ;  

304

ĐT: 01205226868  

Email:  

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học


 
Conclusion:  The  main  clinical  expression  of  intracranial  arachnoid  cyts  is  intracranial  hypertension 
syndrome. Surgical treatment gives a good outcome but this method still has many controversies. 
Key word: : intracrainial arachnoid cysts, C‐P shunt, fenestration. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Nang màng nhện là những tổn thương bẩm 
sinh chứa dịch não tủy, có nguồn gốc từ sự phân 
tách  bất  thường  2  lá  của  màng  nhện  trong  quá 
trình  phát  triển.  Chúng  chiếm  khoảng  1%  các 
tổn thương nội sọ, và có thể gặp ở mọi ví trí cả 
trên  lều  và  dưới  lều,  hay  gặp  nhất  là  ở  rãnh 
Sylvien và thùy nhộng tiểu não(2). 

Đối tượng nghiên cứu  

Cơ chế phát triển của nang vẫn chưa được 
làm rõ, 3 cơ chế chủ yếu giải thích cho sự lớn 
lên dần của nang được chấp nhận rộng rãi là: 
lưu  thông  dịch  não  tủy  vào  nang  qua  van  1 
chiều,  chênh  lệch  nồng  độ  giữa  dịch  não  tủy 
trong  và  ngoài  nang,  sự  tiết  dịch  của  thành 
nang. Dựa vào mối quan hệ giữa nang và dòng 
chảy  dịch  não  tủy  có  thể  chia  nang  thành  2 
loại: nang lưu thông và nang không lưu thông 
với khoang dịch não tủy(5). 

Đa số các nang màng nhện tồn tại mà không 
có biểu hiện lâm sàng, phẫu thuật chỉ đặt ra đối 
với nang màng nhện nội sọ có triệu chứng. Hiện 
nay,  dẫn  lưu  nang‐ổ  bụng  và  mở  thông  nang 
vào khoang dịch não tủy (mổ mở và nội soi) là 2 
phương  pháp  chủ  yếu  được  áp  dụng.  Mỗi 
phương  pháp  có  những  ưu  nhược  điểm  nhất 
định,  chỉ  định  và  hiệu  quả  của  từng  phương 
pháp vẫn còn nhiều bàn luận, nhiều trường hợp 
còn thất bại và tái phát trong điều trị. 
Với  sự  phát  triển  nhanh  chóng  của  chụp 
Cắt  lớp  vi  tính  và  Cộng  hưởng  từ  tỉ  lệ  nang 
màng  nhện  nội  sọ  được  phát  hiện  và  điều  trị 
phẫu  thuật  ngày  càng  nhiều.  Nghiên  cứu  của 
chúng tôi nhằm mô tả các đặc điểm lâm sàng, 
hình  ảnh  học  và  đánh  giá  kết  quả  sớm  của 
phẫu thuật điều trị nang màng nhện nội sọ tại 
Bệnh viện HN Việt Đức. 

Bệnh Lý Sọ Não 

Bao gồm: 30 bệnh nhân nang màng nhện nội 
sọ  được  phẫu  thuật  tại  khoa  Phẫu  thuật  Thần 
kinh Bệnh viện Việt Đức từ 1/2012 đến 6/2013.  

Phương pháp nghiên cứu 
Hồi cứu mô tả 
Mô tả các đặc điểm lâm sàng: tuổi, giới, thời 
gian phát hiện  bệnh, triệu  chứng  lâm sàng,  đặc 
điểm  hình  ảnh  trên  phim  chụp  cắt  lớp  vi  tính 

hoặc  cộng hưởng  từ,  phương  pháp phẫu thuật, 
các tai biến, biến chứng, kết quả lâm sàng và kết 
quả trên phim chụp kiểm tra. 
Thời gian theo dõi lâm sàng ít nhất 6 tháng, 
kết quả lâm sàng chia làm 3 mức độ: 
Kết quả lâm sàng
Triệu chứng
Tốt
Hết hoàn toàn hoặc còn không đáng kể
Khá
Cải thiện 1 phần
Xấu
Không thay đổi
Nặng hơn hoặc tử vong

Đánh  giá  kết  quả  trên  phim  chụp  kiểm  tra 
theo  3  mức  độ:  kích  thước  nang  không  giảm, 
kích thước nang có giảm và không còn nang. 

Phương pháp thu thập và sử lý số liệu 
Thu thập thông tin từ bệnh án lưu trữ, khám 
lại bệnh nhân trên lâm sàng, chụp phim kiểm tra 
nếu có điều kiện. 
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. 

KẾT QUẢ 
Đặc điểm về dịch tễ 
Tuổi  trung  bình  30,3;  thấp  nhất  là  7  và  cao 
nhất  61  tuổi.  Nam  gặp  nhiều  hơn  nữ,  tỉ  lệ 
Nam/Nữ là 1,5/1. 


Đặc điểm lâm sàng 
Đa số bệnh nhân vào viện với lý do đau đầu: 
22/30 bệnh nhân (73,3 %). Thời gian từ khi xuất 
hiện  triệu  chứng  đầu  tiên  đến  lúc  được  phẫu 

305


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
thuật trung bình là 15,27 tháng, các bệnh nhân có 
triệu chứng động kinh thường được phẫu thuật 
muộn hơn (34,2 tháng), sau khi đã được điều trị 
bằng thuốc chống động kinh nhưng không hiệu 
quả. Triệu chứng lâm sàng được biểu hiện bởi cả 
các triệu chứng chung của hội chứng tăng áp lực 
nội  sọ  và  các  triệu  chứng  thần  kinh  khu  trú 
(bảng 1 và 2) 
Bảng 1: Triệu chứng chung 
Triệu
chứng

Đau
đầu

Số bệnh 26

nhân
Tỉ lệ (%) 86,3

Nhìn Rối loạn Rối
Rối
mờ
thăng loạn loạn
bằng trí nhớ phát
triển
13
6
2
2
43,3

20

6,7

6,7

Lồi
xương
sọ khu
trú
4
13,3

Bảng 2: Triệu chứng thần kinh khu trú
Triệu

chứng
Số bệnh
nhân
Tỉ lệ (%)

Liệt ½
người
1

Liệt vận
nhãn
2

3,3

6,7

Rối loạn Động kinh
nói
2
5
6,7

16,7

Chẩn đoán hình ảnh 
Trên  phim  chụp  (MRI  hoặc  CT‐Scan)  đều 
cho thấy hình ảnh nang là một tổn thương ngoài 
trục, bờ mềm mại, và có đặc điểm như dịch não 
tủy: giảm tỉ trọng trên phim CT‐scan, trên phim 

MRI thấy giảm tín hiệu ở T1, tăng tín hiệu ở T2. 
Nang có thể xuất hiện cả trên và dưới lều, rãnh 
Sylvien:  36,7%;  vòm  não:  23,3%;  não  thất:  6,7%; 
bể  lớn:  20%;  bán  cầu  tiểu  não  13,3%.  Nang  gây 
hiệu  ứng  khối  (chèn  ép  não  thất,  đường  giữa), 
một số trường hợp lồi xương sọ khu trú nhìn rõ 
trên phim CT‐scan (bảng 3). 
Bảng 3: Hình ảnh trên phim Cắt lớp vi tính và Cộng 
hưởng từ 
Đặc điểm Lồi xương sọ Chèn ép tổ Giãn não
khu trú
chức não
thất
Vị trí nang
Rãnh Sylvien
7 (23,3%)
3 (10%)
0
Vòm não
0
2 (6,7%)
0
Não thất
0
2 (6,7%)
0
Bể lớn
0
3 (10%)
3 (10%)

Bán cầu tiểu não
0
1 (3,3%)
0

306

Phẫu thuật và kết quả 
Trong  30  bênh  nhân,  phẫu  thuật  dẫn  lưu 
nang‐ổ  bụng  được  tiến  hành  ở  18  bệnh  nhân 
(rãnh Sylvien: 7; vòm não: 3; não thất: 2; bể lớn: 
4;  bán  cầu  tiểu  não:  2),  mở  thông  nang  vào  bể 
dịch  não  tủy  lân  cận  ở  12  bệnh  nhân  (rãnh 
Sylvien:  4;  vòm  não:  4;  bể  lớn:  2;  bán  cầu  tiểu 
não: 2) Tỉ lệ biến chứng chung là 16,7%, tỉ lệ biến 
chứng  của  2  phương  pháp  là  như  nhau  (20%) 
(bảng 4), tử vong 1 trường hợp do lao màng não 
sau phẫu thuật mở thông nang hố sau.  
Bảng 4: Biến chứng 
Biến chứng Rò dịch não tủy
thành bụng
1
Số bệnh
nhân
Tỉ lệ
3,3

Rò dịch não
tủy vết mổ
1


Viêm
màng não
3

3,3

10

Theo dõi lâm sàng sau phẫu thuật đươc 23 
bệnh  nhân.  Thời  gian  theo  dõi  ít  nhất  là  6 
tháng,  trung  bình  là  12,7  tháng.  Kết  quả  lâm 
sàng:  (Bảng  6).  Phương  pháp  dẫn  lưu  nang‐ổ 
bụng  cho  kết  quả  lâm  sàng  tốt:  66,7%;  khá: 
26,7%;  xấu:  6,6%.  Mở  thông  nang  cho  kết  quả 
tốt: 50%; khá: 25%; xấu: 25%. Trên phim chụp 
kiểm tra (11 bệnh nhân) có 1 trường hợp nang 
não thất biến mất hoàn toàn, 7 trường hợp kích 
thước  nang  có  giảm  và  3  trường  hợp  kích 
thước nang không đổi. 
Bảng 6: Kết quả lâm sàng 
Kết quả
lâm sàng
Tốt
Khá
Xấu

Triệu chứng
Hết hoàn toàn hoặc còn
không đáng kể

Cải thiện 1 phần
Không thay đổi
Nặng hơn hoặc tử vong

Số lượng Tỉ lệ (%)
14

60,9

6
1
2

26,1
4,3
8,7

BÀN LUẬN 
Tuổi và giới 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  nang 
màng nhện có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và 
không  có  ưu  thế  ở  lứa  tuổi  cụ  thể  nào,  tuổi 
trung bình là 30,3. Nam chiếm ưu thế hơn nữ, 
tỷ lệ nam/ nữ là 1,5/1. 

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 


Nghiên cứu Y học

 
 Một  số tác giả  cũng  cho  kết  quả  tương  tự 
nhưng  tỷ  lệ  Nam/Nữ  cao  hơn  so  với  nghiên 
cứu của chúng tôi: Bulent: 2,57/1; Chao Wang: 
1,72/1(3,7). 

điển hình ở 4/7 bệnh nhân, lồi xương sọ khu trú 
vùng thái dương ở trẻ em là triệu chứng có giá 
trị  trong  chẩn  đoán  nang  màng  nhện  rãnh 
Sylvien trên lâm sàng. 

Triệu chứng lâm sàng 

Rối loạn thăng bằng 6/30 bệnh nhân (20%), đều 
gặp ở các trường hợp nang màng nhện hố sau. 

Đau  đầu  là  triệu  chứng  thường  gặp  nhất 
(86,7%),  là  triệu  chứng  khởi  phát  của  83,3%  số 
bệnh nhân và cũng là lý do khiến bệnh nhân đi 
khám nhiều nhất (73,3%), tỉ lệ đau đầu cao hơn 
nhiều  so  với  các  nghiên  cứu  khác:  Chao  Wang 
(75%),  Imad  Saeed  Khan  (73,3%)(7,1).  Trong 
nghiên cứu cũng có 5 bệnh nhân đã được phẫu 
thuật  trước  đây:  đặt  dẫn  lưu  nang‐ổ  bụng  (4 
trường hợp) và mở thông nang (1 trường hợp), 
các bệnh nhân này đều tái phát đau đầu và phải 
phẫu  thuật  lại.  Đau  đầu  thường  xuyên  và  đáp 
ứng ít với thuốc giảm đau là yếu tố quan trọng 

để quyết định phẫu thuật. 
Nhìn  mờ  (43,3%)  chiếm  tỉ  lệ  khá  cao,  trong 
các  nghiên  cứu  của  các  tác  giả  nước  ngoài  tỉ  lệ 
này thấp hơn nhiều: Imad Saeed (26,7%)(1). Theo 
chúng tôi triệu chứng nhìn mờ gặp nhiều trong 
nghiên  cứu  là  do  ở  nước  ta  các  bệnh  nhân 
thường  đến  khám  và  được  điều  trị  phẫu  thuật 
muộn  khi  hội  chứng  tăng  áp  lực  nội  sọ  đã  tiến 
triển 1 thời gian dài. 
Động kinh xuất hiện ở 5 bệnh nhân (16,7%), 
chúng tôi nhận thấy tất cả các trường hợp động 
kinh đều là nang ở trên lều, ưu thế là các nang ở 
vòm não (4/5 trường hợp). Các nang vòm não to 
dần chèn ép vào các tổ chức não xung quanh đặc 
biệt  là  vùng  vỏ  não  vận  động  có  thể  là  nguyên 
nhân  chính  của  ổ  động  kinh  nguyên  phát.  Các 
bệnh  nhân  có  động  kinh  thường  đến  điều  trị 
phẫu thuật muộn  (trung  bình  34,2 tháng so  với 
11,4  tháng  ở  nhóm  bệnh  nhân  không  có  triệu 
chứng này) sau khi đã điều trị thuốc chống động 
kinh  một  thời  gian  dài  và  đau  đầu  xuất  hiện 
thường xuyên hơn. 
Lồi  xương  sọ  khu  trú:  7/30  bệnh  nhân 
(23,3%),  chỉ  xuất  hiện  với  các  nang  màng  nhện 
rãnh  Sylvien,  và  ở  lứa  tuổi  trẻ  (6/7  trường  hợp 
dưới 20 tuổi). Tuy nhiên trên khám lâm sàng chỉ 

Bệnh Lý Sọ Não 

Chẩn đoán hình ảnh 

Nang  có  thể  gặp  ở  bất  kỳ  vị  trí  nào  kể  cả 
trên lều và dưới lều, nang ở rãnh Sylvien và bể 
lớn chiếm tỷ lệ cao, kết quả này tương tự như 
của  các  nghiên  cứu  của  các  tác  giả  khác  trên 
thế giới(2).  
Trong y văn tỷ lệ nang màng nhện góc cầu‐
tiểu não và vùng trên yên chiếm tỷ lệ đáng kể (9‐
11%)(5,2)  tuy  nhiên  trong  nghiên  cứu  chúng  tôi 
chưa gặp trường hợp nào. 

Chỉ  định,  lựa  chọn  phương  pháp  phẫu 
thuật và kết quả 
Chỉ  định  phẫu  thuật  được  đặt  ra  cho  các 
nang  màng  nhện  có  triệu  chứng,  đối  với  các 
nang không triệu chứng, một số tác giả đề nghị 
phẫu thuật cho các trường hợp nang ở trẻ em mà 
có hiệu ứng khối gây chèn ép sự phát triển của 
tổ  chức  não(2).  Trong  nghiên  cứu  này  chúng  tôi 
nhận  thấy  có  một  số  bệnh  nhi  có  nang  màng 
nhện lớn vùng rãnh Sylvien gây chậm phát triển 
thể  lực  và  trí  tuệ.  Chính  vì  vậy  nên  cân  nhắc 
phẫu thuật sớm cho những trường hợp này, hơn 
nữa đối với nang màng nhện trẻ em phẫu thuật 
thường  cho  kết  quả  cải  thiện  tốt  cả  về  triệu 
chứng  lâm  sàng  và  làm  giảm  kích  thước  nang 
đáng  kể,  do  ở  trẻ  em  não  bộ  còn  phát  triển  sẽ 
chèn lấp dần vào thể tích của nang(4). 
Phương  pháp  phẫu  thuật  tốt  nhất  điều  trị 
nang  màng  nhện  có  triệu  chứng  vẫn  còn  nhiều 
bàn cãi. 

Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ bàn đến 
2  phương  pháp:  dẫn  lưu  nang‐ổ  bụng  (CP 
shunt)  và mở  thông nang  vào khoang  dịch  não 
tủy lân cận. 
Mở thông (mổ mở hoặc vi phẫu) có ưu điểm 
phẫu  trường  rộng  rãi,  thao  tác  thực  hiện  dễ 

307


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
dàng, có thể cắt đốt được thành nang. Một số tác 
giả cho rằng nang màng nhện vòm não có sự tồn 
tại của các thành phần lớp thượng bì và sợi thần 
kinh  đệm  (glioependymal  cyst),  hay  chứa  các 
cấu  trúc  giống  màng  mạch  (choroid‐like 
structure),  nên  nếu  cắt  bỏ  được  thành  nang  sẽ 
làm  giảm  khả  năng  tái  phát(3,1).  Các  tác  giả  như 
Chao  Wang,  Bulent  ưu tiên  lựa  chọn  mở  thông 
cho các nang ở vòm não hoặc trước phẫu thuật 
được chẩn đoán u nang, và đều cho kết quả cải 
thiện lâm sàng tốt(3,7). 
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy mở 
thông nang vòm não có cắt bỏ một phần thành 
nang  cho  kết  quả  tương  đối  tốt  (theo  dõi  lâm 
sàng 2/4 BN đều cho kết quả tốt). Đối với nang 

hố sau, đặc biệt là nang ở bán cầu tiểu não triệu 
chứng lâm sàng chỉ cải thiện 1 phần, hoặc không 
thay đổi sau phẫu thuật. 
Dẫn  lưu  nang‐ổ  bụng  là  phương  pháp  có 
kỹ  thuật  đơn  giản,  ít  gây  tổn  thương  tổ  chức 
não. Tuy nhiên do hội chứng phụ thuộc shunt 
trong  suốt  cuộc  đời  nên  gần  đây  các  tác  giả 
xem  là  lựa  chọn  sau  cùng,  hoặc  dành  cho  các 
trường hợp tái phát hoặc thất bại trong điều trị 
với các phương khác(3,2). 
Đối  với  các  trường  hợp  lựa  chon  dẫn  lưu 
nang‐ổ  bụng,  Chao  Wang  chọn  CP  shunt  cho 
các  nang  hố  sọ  giữa  có  thể  tích  lớn,  để  tránh 
làm giảm áp lưc đột ngột gây biến chứng chảy 
máu  ngoài  màng  cứng  hoặc  dưới  màng  cứng 
sau mổ(7). 
Trong  nghiên  cứu  phẫu  thuật  dẫn  lưu 
nang‐ổ  bụng  được  tiến  hành  trên  18  bệnh 
nhân,  theo  dõi  lâm  sàng  cho  thấy  kết  quả  cải 
thiện  lâm  sàng  tốt  đối  với  nang  màng  nhện 
rãnh Sylvien và bể lớn.  
Điều  đặc  biệt  chúng  tôi  nhận  thấy  đối  với 
các  nang  vùng  bán  cầu  tiểu  não  được  phẫu 
thuật  mở  thông  hoặc  đặt  CP  shunt  đều  chưa 
cho kết quả khả quan. Phẫu thuật vùng này có 
tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng khá cao, do đó có 
thể  làm  ảnh  hưởng  đến  sự  cải  thiện  triệu 
chứng trên lâm sàng. 

308


Đối với các nang màng nhện tái phát đặt CP 
shunt cho kết quả tốt hơn, điều này đã đươc các 
tác giả khác đồng ý. Trong nghiên cứu chúng tôi 
có  4  bệnh  nhân  được  phẫu  thuật  lại,  3  trường 
hợp đặt dẫn lưu nang – ổ bụng đều cho kết quả 
tốt,  trong  khi  đó 1  bệnh nhân nang màng nhện 
rãnh Sylvien đã được mở thông nang lần 2 sau 3 
năm kết quả lâm sàng chỉ cải thiện 1 phần. 
Không có sự tương đồng giữa cải thiện triệu 
chứng  lâm  sàng  và  giảm  kích  thước  nang  trên 
phim  chụp,  điều  này  đã  được  nhiều  nhiều  tác 
giả  đề  cập  trong  các  nghiên  cứu  gần  đây(6,1). 
Chúng  tôi  cũng  thấy  sự  tương  tự  trong  nghiên 
cứu  này,  có  những  trường  hợp  hết  hoàn  toàn 
triệu  chứng  nhưng  trên  phim  chụp  không  thấy 
nang giảm kích thước, ngược lại có 1 trường hợp 
nang  não  thất  biến  mất  trên  phim  chụp  nhưng 
triệu chứng lâm sàng chỉ cải thiện 1 phần. Chính 
vì  vậy  theo  chúng  tôi  sự  cải  thiện  triệu  chứng 
trên  lâm  sàng  là  tiêu  chuẩn  hàng  đầu  để  đánh 
giá hiệu quả của phẫu thuật. 

KẾT LUẬN 
Nang  màng  nhện  là  một  tổn  thương  lành 
tính,  có  thể  gặp  ở  mọi  lứa  tuổi,  biểu  hiện  lâm 
sàng chủ yếu bởi hội chứng tăng áp lực nội sọ. 
Nang  có  thể  gặp  ở  mọi  vị  trí  trên  và  dưới  lều, 
hay  gặp  nhất  là  vùng  rãnh  Sylvien  và  bể  lớn. 
Phương pháp phẫu thuật tốt nhất điều trị nang 

vẫn còn nhiều bàn cãi, lựa chọn phẫu thuật phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố: triệu chứng lâm sàng, vị 
trí  nang,  và  mối  quan  hệ  với  não  thất  hoặc  bể 
dịch não tủy lân cận. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Bulent  DUZ  et  al  (2012).  Surgical  Management  Strategies  of 
Intracranial Arachnoid Cysts: A Single Institution Experience 
of 75 cases. Turkish Neurosurgery, 22: 591‐598. 

2.

de  Carvaho  GA  and  Hinojosa  M  (2008).  Arachoid  Cyst  of 
Posterior  Fossa,  Samii’s  Essentials  in  Neurosurgery,  20:  215‐
220. 

3.

Helland  CA,  Wester  K  (2007).  A  population  based  study  of 
intracranial  cyst:  clinical  and  neuroimaging  outcomes 
following  surgical  cyst  decompression  in  adult.  J  Neurol 
Neurosurg Psychiatry, 78: 1129‐1135. 

4.

Khan  IS  et  al  (2011).  Surgical  Management  of  Intracranial 
Arachnoid Cyst: Clinical and Radiological Outcome. Turkish 
Neurosurgery, 23: 138‐143. 


Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
5.

Lee EJ, Ra YS (2012). Clinical and Neuroimaging Outcomes of 
Surgically Treated Intracranial Cyst in 110 Children. J Korean 
Neurosurg Soc, 52: 325‐333. 

 

6.

Phạm  Anh  Tuấn  (2013).  Nang  màng  nhện  trong  sọ,  Phẫu 
Thuật Thần Kinh,19: 243‐252 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

02/11/2014 

Ngày bài báo được đăng:  

05/12/2014 


7.

Wang  C  et  al  (2013).  Surgical  treatment  of  intracranial 
arachnoid cyst in adult patient. Neurol India, 61: 60‐64. 

Ngày nhận bài báo:  

 

 
 

24/10/2014 

 

 

Bệnh Lý Sọ Não 

 

309



×