Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Bài giảng Dược lý học: Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 61 trang )

Thuốc tác dụng 
    trên hệ thần kinh thực vật


1. Đại cương về hệ thần kinh thực 
vật
1.1. Đặc điểm hệ thần kinh thực 
vật :
+ Là hệ thần kinh tự động, chuyên 
điều khiển các hoạt động ngoài ý 
muốn có vai trò điều hoà chức phận 
các cơ quan được ổn định, trong 
khi môi trường luôn thay đổi.


Hệ thần kinh thực vật hình thành 
từ trung tâm thực vật não và tuỷ 
sống xuất phát từ những sợi thần 
kinh tới các tạng, mạch máu.
Trước khi tới các cơ quan thu nhận 
các sợi này dừng một sinap tại 
hạch, vì vậy có sợi trước hạch và 
sợi sau hạch.


+ Khác với những bộ phận do hệ 
thần kinh trung ương điều khiển, 
các cơ quan do hệ thần kinh thực 
vật chi phối vẫn có thể hoạt động 
tự động khi cắt đứt những sợi thần 
kinh đến chúng.


+ Hệ thần kinh thực vật được chia 
làm 2 hệ : giao cảm và phó cảm


1.2. Phân loại các thuốc tác dụng 
lên hệ thần kinh­ thực vật
1.2.1 Phân loại theo giải phẫu:
­ Hệ giao cảm xuất phát từ những 
tế bào thần kinh ở sừng bên của 
tuỷ sống từ đốt sống cổ thứ 7 đến 
đốt sống thắt lưng 3 (C7 ­ L3)


­ Hệ phó giao cảm xuất phát từ não 
giữa, hành não, hành não và tuỷ cùng. ở 
não giữa và hành não, các sợi phó giao 
cảm đI cùng với các dây thần kinh 
trung ương: dây III vào mắt, dây VII 
vào các tuyến nước bọt, dây X vào các 
tạng trong ngực và ổ bụng. ở tuỷ cùng, 
xuất phát từ các đốt sống cùng thứ 2 
đến thứ 4 ( S2 ­ S4 ) để chi phối các cơ 
quan trong hố chậu.


1.2.2. Phân loại theo sinh lý.
Chức phận sinh lý của hai hệ giao 
cảm và phó giao cảm trên các cơ 
quan nói chung là đối kháng nhau.
Đáp ứng của các cơ quan với hệ 

thần kinh thực vật.


Cơ quan

Kích thích giao cảm

Kích thích phó giao cảm

Mắt

Co đồng tử

Giãn đồng tử

Tim

Tăng tần số ++

Giảm tần số

Tăng biên độ ++

Giảm biên độ

Giãn

Co

phế quản



1.2.3 Sináp và các chất trung gian 
hoá học:
Các chất trung gian hoá học của hệ 
thần kinh thực vật: ở hạch giao 
cảm, phó giao cảm và hậu hạch phó 
giao cảm là acetylcholin, còn ở hậu 
hạch giao cảm là noradrenalin, 
adrenalin và dopamin ( gọi là 
catecholamin ).


Acetylcholin bị cholinesrase thuỷ 
phân, còn noradrenalin và 
adrenalin bị oxy hoá và khử amin 
bởi catechol­oxy­methyl­
transferase ( COMT ) và 
mono­amin­oxydase ( MAO ).


Đặc biệt: 
­ Dây giao cảm đi tới tuỷ thượng 
thận không qua một hạch nào cả. ở 
tuỷ thượng thận dây này tiết ra 
acetylcholin để kích thích tuyến tiết 
ra adrenalin. Vì vậy, thượng thận 
được coi như một hạch giao cảm 
khổng lồ



1.2.4. Phân loại theo dược lý:
­ Hệ phản ứng với acetylcholin, gọi 
là hệ cholinnergic: gồm các hạch 
giao cảm, phó giao cảm; hậu hạch 
phó giao cảm; bản vận động cơ 
vân; một số vùng trên thần kinh 
trung ương 
­ Hệ phản ứng với adrenalin, gọi là 
hệ adrenergic: chỉ gồm hậu hạch 
giao cảm .


2. Các thuốc
2.1. Thuốc tác dụng lên hệ cholinergic :
2.1.1. Thuốc kích thích hệ cholinnergic :
a) Acetylcholin :
+ Chất trung gian hoá học của hệ 
cholinergic, tác dụng sinh lý rất phức 
tạp. Liều thấp tác dụng lên hậu hạch 
phó giao cảm và hệ M­cholin làm :


Chậm nhịp tim. Giãn mạch, hạ 
huyết áp.
Tăng nhu động ruột
Tăng co thắt cơ trơn: cơ trơn 
phế quản
Tăng tiết các tuyến
Co đồng tử



+ Liều cao hoặc hệ M­cholin bị ức 
chế thì tác dụng kích thích hạch, 
kích thích tuỷ thượng thận làm :
Tăng nhịp tim
Co mạch, tăng huyết áp.
Hưng phấn thụ cảm cholin vùng 
dưới vỏ và cấu trúc ở thân não gây 
tăng động kiểu parkinson.


+ Acetylcholin bị huỷ nhanh trong 
cơ thể, tác dụng ngắn, đột ngột, ít 
dùng trong lâm sàng.
b) Các thuốc giống cholin :
* Tác dụng giống acetylcholin 
nhưng không bị men cholinesterase 
phá huỷ tác dụng dài hơn 
acetylcholin.


* Chỉ định : 
. Bệnh tăng nhãn áp
. Làm chậm nhịp tim khi tim 
đập nhanh
. Viêm động mạch ( bệnh 
Raynaud . Chướng bụng, đầy 
y
hơi, bí đái sau mổ



* Thuốc :
+ Betanerchol : uống 5 ­ 30mg/ lần x 3 ­ 
4 lần/ ngày.
Tiêm dưới da :  2,5 ­ 5mg /lần  x 1 ­ 2 
lần / ngày.
+ Carbachol : uống 0,5 ­ 2mg / ngày
Tiêm dưới da 0,5 ­ 1mg / ngày
Nhỏ mắt dung dịch 0,5%
+ Pilocarpin clohydrat : nhỏ mắt dung 
dịch 1 % và 5 %.
­ Aceclidin : nhỏ mắt dung dịch 2 % 


Tiêm dưới da 1 ­ 2ml dung dịch 0,2 %
c) Thuốc kháng men cholinesterase * Cơ 
chế chung : men cholinesterase là men 
thuỷ phân làm mất tác dụng của 
acetylcholin. Các thuốc phong bế men 
này làm cho acetylcholin nội sinh được 
bảo vệ và kéo dài thời gian tác dụng.
Là thuốc kích thích gián tiếp  
acetylcholin.


* Phân loại : nhóm kháng men có 
hồi phục
Khi vào cơ thể, các thuốc này có tác 
dụng từ từ và kéo dài hiệu lực của 

acetylcholin trên các cơ quan : mắt, 
tim, cơ.
* Chỉ định :
+ Glaucoma
+ Liệt ruột, bí đái sau mổ 


+ Nhược cơ bẩm sinh do 
thiếu hụt acetylcholin
+ Teo cơ, bại liệt, nhược cơ 
thứ phát
+ Điều trị ngộ độc curare


* Chống chỉ định : 
+ Rối loạn dẫn truyền tim.
+ Hen phế quản.
* Chế phẩm :
+ Physostigmin ( Eserin ) dung 
dịch 0,5% nhỏ mắt
ống 1mg, tiêm dưới da 1 ­ 2 ống / 
ngày


+ Prostigmin ( Proserin, 
Neotigmin ) ống 1m1 = 0,5 mg 
Tiêm dưới da 0,5 ­ 2mg /24h  
Viên 15mg. Uống 1 ­ 2 viên / 24h 
+ Galantamin ( Nivalin ), ống 
1m1 = 5mg 

Tiêm dưới da 1 ­ 2 ống /24h             
                                     


2.1.2. Thuốc ức chế hệ M­cholin : 
Atropin và các thuốc giống Atropin :
* Nguồn gốc : là alcaloid của lá cây 
Atropa Beladolla, cà độc dược.
* Tác dụng : 
+ Trên mắt : làm giãn đồng tử, giảm 
khả năng điều tiết sức nhìn, chỉ nhìn 
xa, cơ mi dãn, ống thông dịch của nhãn 
cầu ép lại làm tăng   nhãn áp.


+ Trên tuyến : giảm tiết ( nước 
bọt, mồ hôi, dịch ruột )
+ Trên cơ trơn : giãn phế quản
 ( nhất là khi phế quản bị co 
thắt)
+ Trung tâm hô hấp : kích thích 
nhẹ nên điều trị hen
+ Tim : liều nhỏ kích thích dây X 
: làm chậm nhịp tim


×