Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng bột cao khô thống phong khang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.09 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƢỢNG
BỘT CAO KHÔ THỐNG PHONG KHANG
Trịnh Nam Trung*; Nguyễn Tú Anh**; Vũ Bình Dương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng của bột cao khô Thống phong khang (TPK).
Phương pháp: các chỉ tiêu chất lượng của bột cao khô TPK theo phương pháp chung của
Dược điển Việt Nam (DĐVN) IV. Kết quả: đã khảo sát được các chỉ tiêu chất lượng của bột cao
khô TPK. Từ đó đưa ra tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, bao gồm các chỉ tiêu sau: hình
thức cảm quan, độ ẩm, độ mịn, định tính, định lượng và độ nhiễm khuẩn. Kết luận: với tiêu
chuẩn chất lượng xây dựng được, có thể kiểm nghiệm bột cao khô TPK dùng làm nguyên liệu
trong sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng.
* Từ khóa: Thống phong khang; Cao khô; Tiêu chuẩn chất lượng.

Standardization of the Dry Extract Powder of Thong Phong Khang
Summary
Objectives: To establish the quality criteria for the dry extract powder of Thong phong khang.
Subjects: The quality standards of the dry extract powder of Thong phong khang. Results: Quality
criteria for the dry extract powder of Thong phong khang were evaluated and established,
including standards as follows: description, loss on drying, fineness, identification, astilbin
content and bacterial contamination. Conclusion: The established quality criteria can be used for
quality controlling of the dry extract powder of Thong phong khang which is used as feedstock in
manufacturing of drug and functional food.
* Key words: Thong phong khang; Dry extract; Quality criteria.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thống phong khang là bài thuốc cổ
phương gia giảm gồm các thành phần chủ
yếu là những vị thuốc có tác d ng h trợ,
đi u trị bệnh gout và tăng axít uric máu


(Thổ ph c linh, Ngưu tất, T giải, Hoàng k ,
Thương tru t, Thiên niên kiện…). Hiện nay,
bài thuốc TPK đã và đang được sử d ng
hiệu quả trong đi u trị bệnh gout tại Học
viện Quân y dưới dạng thuốc sắc. Tuy nhiên,

dạng thuốc này có nhi u nhược điểm như:
thể tích công k nh, khó bảo quản và sử
d ng. Học viên Quân y đã nghiên cứu chiết
xuất, bào chế được bột cao khô [3, 4] và
đánh giá tác d ng hạ axít uric trên động v t
thực nghiệm [2]. Để bột cao khô TPK phun
sấy có thể được sử d ng trong bào chế các
dạng, cần phải tiêu chuẩn hóa sản phẩm
này. Vì v y, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
nhằm: Xây dựng tiêu chuẩn cở sở (TCCS)
của bột cao khô TPK.

* Học viện Quân y
** Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Bình Dương ()
Ngày nhận bài: 20/02/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/03/2016
Ngày bài báo được đăng: 21/03/2016

7


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên vật liệu và thiết bị.
- Bột cao khô TPK được đi u chế bằng
phương pháp phun sấy do Trung tâm
Nghiên cứu sản xuất thuốc, Học viện
Quân y cung cấp (số lô: 010815). Quy
trình chiết xuất gồm: dung môi chiết là
ethanol 50%; tỷ lệ dung môi/dược liệu
10:1, thời gian chiết 60 phút, nhiệt độ
chiết 500C [3]. Từ dịch chiết, tiến hành phun
sấy thành cao khô ở đi u kiện: sử d ng tá
dược h trợ phun sấy maltodextrin:aerosil
(70:30); tỷ lệ tá dược/chất rắn 0,3; tỷ lệ
chất rắn trong dịch phun 10%; nhiệt độ
đầu vào 1400C [4].
- Hóa chất: acetonitril (Merck), methanol
(Merck); chất chuẩn astilbin (Sigma),
silicagel GF254 và các hóa chất dung môi
khác đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích.
- D ng c : cân phân tích Sartorius (độ
chính xác 0,1 mg); cân kỹ thu t (độ chính
xác 0,01 g); máy ly tâm lạnh Universal

- Độ ẩm: tiến hành theo DĐVN IV, ph
l c 9.6, với khoảng 2 - 4 g bột cao khô TPK.
- Độ mịn: tiến hành theo DĐVN IV, ph
l c 3.5. Cân chính xác 5,0 g bột cao khô
TPK, xác định lượng bột qua cỡ rây 355:
a-b
Lượng bột quá rây (%) =

x 100
a
Trong đó: a là khối lượng bột ban đầu
(g), b là khối lượng bột còn lại (g).
- Định tính:
+ Định tính astilbin bằng sắc ký lỏng
hiệu năng cao (HPLC): so sánh thời gian
lưu trên sắc ký đồ của mẫu thử và mẫu
chuẩn astilbin [1].
+ Định tính một số vị (Ngưu tất, Phá cố
chỉ, Ích mẫu, Thương tru t) trong bột cao
khô TPK bằng phương pháp sắc ký lớp
mỏng theo DĐVN IV.
- Định lượng: định lượng astilbin trong
bột cao khô TPK bằng phương pháp HPLC
[1].
- Độ nhiễm khuẩn: tiến hành theo DĐVN
IV, ph l c 13.6. Thử giới hạn nhiễm khuẩn,
phương pháp đĩa thạch.

320 (Hettich, Đức); máy lắc siêu âm
(Soniclean, Úc); máy sắc ký lỏng hiệu
năng cao (Waters - 2695D, Mỹ) và một số
trang thiết bị khác.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Tiến hành khảo sát các chỉ tiêu chất
lượng bột cao khô TPK theo phương pháp
chung của DĐVN IV [5], bao gồm:
- Tính chất: thử bằng cảm quan (quan sát,
màu sắc, mùi vị, độ tơi xốp).

8

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Kết quả đánh giá về hình thức
cảm quan.
Bột cao khô TPK có dạng bột khô tơi,
màu vàng, mùi thơm đặc trưng của dược
liệu, vị ngọt đắng, dễ hút ẩm ngoài không
khí. Mẫu cao khô được quét dưới kính
hiển vi điện tử (SEM) để xác định hình
dạng và kích thước tiểu phân bột.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

H nh 1: Mẫu ch p SEM bột cao khô TPK.
Bột cao khô TPK có các tiểu phân dạng hình cầu với kích thước từ 50 - 200 μm.
2. Kết quả đánh giá về đ mất hối lƣ ng do làm h .
Xác định mất khối lượng do làm khô của bột cao khô TPK bằng thiết bị MOC 63U.
Bảng 1: Kết quả đánh giá tỷ lệ mất khối lượng do làm khô của bột cao khô TPK.
Mẫu

1

2

3

4


5

6

XTB ± SD

Tỷ lệ mất khối lượng (%)

4,8

4,12

4,25

4,37

4,63

4,91

4,51 ± 0,32

Như v y, tỷ lệ mất khối lượng do làm khô của bột cao khô TPK là 4,51 ± 0,32 (%),
đạt yêu cầu chất lượng quy định của DĐVN IV v tỷ lệ mất khối lượng đối với cao
khô (< 5%).
3. Kết quả đánh giá đ mịn của b t cao h TPK.
Đánh giá độ mịn của bột cao khô TPK qua rây số 355.
Bảng 2: Kết quả đánh giá độ mịn của bột cao khô TPK.
Mẫu


1

2

3

4

5

6

Khối lượng bột lúc đầu (g)

5,0013

5,1922

4,9914

5,3091

5,2045

5,3381

Khối lượng bột còn lại (g)

0


0

0

0

0

0

100

100

100

100

100

100

Bột qua rây (%)

XTB ± SD

100 ± 0

100% lượng bột qua rây số 355 đạt yêu cầu v độ mịn của bột cao khô theo quy

định của DĐVN IV. Kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá kích thước tiểu phân bột
cao khô TPK (hình 1).
9


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

4. Kết quả định tính b t cao h TPK.
- Định tính astilbin trong bột cao khô TPK bằng phương pháp HPLC.
b

a

Hình 2: Sắc ký đồ của astilbin trong cao khô TPK.
(Mẫu cao khô TPK (a) và mẫu chuẩn astilbin (b)).
Sắc ký đồ của mẫu bột cao khô TPK có thời gian lưu của píc astilbin (tR = 19,719 phút)
trùng với thời gian lưu của mẫu chuẩn astilbin (tR = 19,639 phút).
- Định tính một số vị thuốc (Ích mẫu, Ngưu tất, Phá cố chỉ, Thương tru t) trong cao
khô TPK bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.

a

b

c

d

Hình 3: Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng của bột cao khô TPK và dược liệu chuẩn
(quan sát dưới đèn tử ngoại bước sóng 254 nm).

Ích mẫu (a); Ngưu tất (b); Phá cố chỉ (c); Thương truật (d).
Kết quả phân tích sắc ký lớp mỏng cao khô TPK cho thấy: trong thành phần của
cao khô TPK xuất hiện các vết hoạt chất giống với dược liệu chuẩn (Phá cố chỉ, Ngưu
tất, Ích mẫu, Thương tru t). Quan sát các vết hoạt chất dưới ánh sáng tử ngoại ở
bước sóng 254 nm cho thấy: giá trị Rf của các vết trên sắc ký đồ của dược liệu chuẩn
và cao khô TPK tương đương nhau, c thể:
10


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

- Ích mẫu: Rf1 = 0,4; Rf2 = 0,6; Rf3 = 0,7.
- Ngưu tất: Rf = 0,75.
- Phá cố chỉ: Rf1= 0,32; Rf2 = 0,36; Rf3 = 0,48.
- Thương tru t: Rf1= 0,08; Rf2 = 0,13; Rf3 = 0,23.
5. Kết quả định lƣ ng astilbin của b t cao h TPK.
Định lượng astilbin trong mẫu bột cao khô TPK bằng phương pháp HPLC.
Bảng 3: Kết quả định lượng astilbin trong bột cao khô TPK.
Mẫu
Hàm lượng astilbin (µg/g)

1

2

3

4

5


6

12,85

12,16

11,87

12,47

13,01

12,09

XTB ± SD

12,41 ± 0,45

Hàm lượng astilbin trong bột cao khô TPK đạt 12,41 ± 0,45 (µg/g).
6. Kết quả xác định giới hạn nhiễm huẩn.
Đánh giá độ nhiễm khuẩn của bột cao khô TPK bằng phương pháp đĩa thạch theo
DĐVN IV.
Bảng 4: Kết quả đánh giá độ nhiễm khuẩn của bột cao khô TPK.
Thứ tự

Chỉ tiêu

Kết quả


Yêu cầu
4

Kết luận

1

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

296

≤ 10 /g

Đạt

2

Tổng số Enterobacteria không quá 500 trong 1 g
bột cao khô

145

≤ 500/g

Đạt

3

Nấm mốc và nấm men không quá 100 trong 1 g
bột cao khô


21

≤ 100/g

Đạt

4

Không có E. coli, P. aeruginosa, S. aureus,
Salmonella trong 1 g bột cao khô

Không có

Không có

Đạt

Bột cao khô TPK đáp ứng yêu cầu v
độ nhiễm khuẩn ở mức 4 của chuyên
lu n phép thử giới hạn nhiễm khuẩn (ph
l c 13.6, DĐVN IV). Mức chất lượng này
được áp d ng cho các sản phẩm thuốc
dùng theo đường uống.

- Tính chất: bột khô tơi, màu vàng, không
có nấm mốc, mùi thơm, vị ngọt, dễ bị hút
ẩm khi để ngoài không khí.

Từ kết quả đánh giá trên, căn cứ vào

các quy định chung theo DĐVN IV, chúng
tôi đưa ra TCCS của bột cao khô TPK gồm
các chỉ tiêu sau:

- Định tính: phải thể hiện phép thử định
tính của các vị thuốc Ngưu tất, Thương
tru t, Ngưu tất, Ích mẫu. Phải thể hiện
phép thử định tính astilbin trên sắc ký đồ.

- Độ ẩm: không quá 5,0%.
- Độ mịn: lượng bột qua rây số 355 không
được dưới 95,0%.

11


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

- Định lượng: hàm lượng astilbin trong
chế phẩm phải không dưới 10 µg/g, tính
theo chế phẩm khô kiệt.
- Độ nhiễm khuẩn: đạt yêu cầu mức 4,
ph l c 13.6, “Thử giới hạn nhiễm khuẩn”
- DĐVN IV.
Như v y, có thể sử d ng TCCS này để
kiểm nghiệm nguyên liệu bột cao khô
TPK trước khi sử d ng trong bào chế các
sản phẩm khác.
KẾT LUẬN
Đã đánh giá được các chỉ tiêu chất

lượng của bột cao khô TPK. Từ đó, đưa
ra các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm
bao gồm: hình thức cảm quan, độ ẩm,
độ mịn, định tính, định lượng, độ nhiễm
khuẩn. Trong đó, có các chỉ tiêu chất
lượng quan trọng và đặc trưng của bột
cao khô TPK như: hàm lượng astilbin
trong bột cao khô không được ít hơn
10 µg/g, độ ẩm không quá 5%. Các tiêu
chuẩn chất lượng này có thể sử d ng để
kiểm nghiệm bột cao khô TPK trong sản
xuất thuốc và thực phẩm chức năng từ
nguyên liệu này.

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Le Viet Duc, Vu Binh Duong, Trinh Nam
Trung, Pham Thi Thanh Huong. Quantitative
study of determination of astilbin in Smilax
glabra by HPLC. J. Military Pharmaco-Medicine.
2015, 40 (7), pp.8-12.
2. Vũ B nh Dương, Nguyễn Hoàng Ngân,
Lê Việt Đức, Phạm Xuân Phong, Nguyễn
Duy Bắc. Đánh giá tác d ng hạ axít uric máu
của cao khô TPK trên động v t thực nghiệm.
Tạp chí Y học Việt Nam. 2015, số 2, tháng 9,
tr.117-122.
3. Lê Việt Đức, Lê Minh Hoàng, Phạm
Xuân Phong, Vũ B nh Dương. Nghiên cứu tối

ưu hóa quy trình chiết xuất astilbin từ bài
thuốc TPK. Tạp chí Y học Việt Nam. 2015,
số 2, tháng 12, tr.132-137.
4. Lê Việt Đức, Vũ B nh Dương, Nguyễn
Trọng Điệp, Nguyễn Hoàng Hiệp, Lê Minh
Hoàng. Nghiên cứu bào chế bột cao khô TPK
bằng phương pháp phun sấy. Tạp chí Y học
Việt Nam. 2015, số 1, tháng 3, tr.124-130.
5. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất
bản Y học. 200, tr.PL9-10.



×