Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nhồi máu não ổ khuyết ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.64 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
HÌNH ẢNH NHỒI MÁU NÃO Ổ KHUYẾT Ở
BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Nghiêm Thị Thùy Giang*; Nguyễn Minh Hiện**; Hoàng Vũ Hùng**
TÓM TẮT
Nghiên cứu 79 bệnh nhân (BN) nhồi máu não ổ khuyết (NMNOK) có hội chứng chuyển hóa
(HCCH), điều trị tại Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện 103 từ tháng 9 - 2010 đến 8 - 2012. Tuổi trung
nh 68,51 10,60 Tỷ lệ nam/nữ = 2,16/1. Bốn hội chứng biểu hiện lâm sàng của lỗ khuyết gặp
trong nghiên cứu: hội chứng liệt vận động nửa người đơn độc (62,03%), hội chứng rối loạn cảm giác
nửa người đơn độc (13,92%), hội chứng liệt nhẹ nửa người thất điều (12,66%), hội chứng rối loạn
về vận động và cảm giác (11,39%) Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT): 56 BN có nhiều ổ tổn thương lỗ
khuyết (79,1%), 23 BN có một ổ tổn thương dạng lỗ khuyết (15,1%). Vị trí tổn thương trên phim chụp
CT sọ não hay gặp nhất là ao trong - nhân xám (45,57%) BN có HCCH được cấu tạo từ 3 thành
phần (tăng huyết áp, tăng glucose máu, tăng trilglycerid) cã hội chứng liệt vận động nửa người đơn
độc chiếm tỷ lệ cao nhất (50,63%), BN có HCCH được cấu tạo từ 4 thành phần có hội chứng liệt vận
động nửa thân đơn độc chiếm tỷ lệ cao nhất (11,40%), BN có HCCH được cấu tạo từ 5 thành phần:
1 BN có hội chứng rối loạn về vận động - cảm giác (1,27%)
* Từ khóa: Nhồi máu não ổ khuyết; Hội chứng chuyển hóa

Study on clinical characteristics and
lacunar infarction images in patients
with metabolic syndrome
Summary
Our study included 79 patients with lacunar infarction who had metabolic syndrome, treated in the
Stroke Department, 103 Hospital from September, 2010 to August, 2012. The average age of patients
was 68.51 ± 10.60. The ratio male/female = 2.16/1. Four lacunar syndromes often seen in the study:
accounting for 62.03% hemiplegia, 13.92% sensory disorder, 12.66% hemiplegia ataxia; 11.39%
motor - sensory disorder. CT scan result indicated 56 patients with lesions accouting for 79.1%,
23 with 1 lesion (15.1%). Infarction location on CT images often seen is internal capsul - putamen


(45.57%). Patients with metabolic syndrome formed by 3 components catch hemiplegia (50.63%),
patients with metabolic syndrome formed by 4 components catch hemiplegia (11.40%). Only 1
patient in the group of metabolic syndrome with 5 components had motor-sensory disorder (1.27%).
* Key words: Lacunar infarction; Metabolic syndrome.

* Bệnh viện 103
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Chương
PGS. TS. Phan Việt Nga

73


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não đã và đang là vấn đề được
Tổ chức Y tế Thế giới và mọi quốc gia quan
tâm, nghiên cứu v tính phổ biến và hậu
quả nặng nề đối với BN, gia đ nh và xã hội.
Ở các nước phát triển, tỷ lệ tử vong do đột
quỵ não đứng hàng thứ 3 sau ung thư và
bệnh lý tim mạch.
Trên thế giới đã có rất nhiều công tr nh
nghiên cứu cho thấy HCCH là một yếu tố
nguy cơ của bệnh lý mạch máu nói chung
và đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp nói
riêng [4, 6] Ở nước ta, đã có một số nghiên
cứu về HCCH ở những đối tượng mắc
bệnh mạch vành, đái tháo đường, tăng
huyết áp và đột quỵ [1, 2] Tuy nhiên, số
lượng đề tài đề cập đến HCCH ở BN đột

quỵ thiếu máu não còn hạn chế V vậy,
chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:
- Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh
chụp cắt lớp vi tính ở BN NMNOK có HCCH.
- Nhận xét đặc điểm và mối liên quan
giữa các thành phần trong HCCH với bệnh
NMNOK ở nhóm BN nghiên cứu.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
79 BN NMNOK có HCCH, được điều trị
tại Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện 103 từ
tháng 9 - 2010 đến 8 - 2012.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- Lâm sàng dựa trên tiêu chuẩn của hệ
thống phân loại TOAST (Trial of Org 10172
in Acute Stroke Treatment) (1993) [7]: BN
có 1 trong 5 hội chứng sau: liệt vận động
nửa người đơn độc; rối loạn cảm giác nửa

người đơn độc; liệt nhẹ nửa người thất
điều; hội chứng loạn vận ngôn - àn tay
vụng về; hội chứng rối loạn về vận động cảm giác; tiền sử hoặc hiện tại có tăng
huyết áp hoặc tiểu đường hoặc cả hai.
- Cận lâm sàng: CT sọ não có các ổ giảm
tỷ trọng h nh tròn, oval trong chất trắng và
các hạch nền não, đường kính < 1,5 cm.
- HCCH: theo tiêu chuẩn của NCEPATP III thuộc Chương tr nh Giáo dục về
Cholesterol Quốc gia Hoa Kỳ (NCEP-US
national cholesterol Education Program Adult

Treatment Panel III, 2001): glucose máu lúc
đói ≥ 6,1 mmol/l; huyết áp ≥ 130/85 mmHg;
triglycerid ≥ 1,7 mmol/l; HDL - cholesterol
< 1,0 mmol/l (ở nam); < 1,3 mmol/l (ở nữ);
éo ụng: vòng ụng ≥ 102 cm (với nam);
≥ 88 cm (với nữ) HCCH phải có 3 tiêu
chuẩn trên
* Tiêu chuẩn loại trừ:
BN được chẩn đoán NMNOK do tắc mạch
nguyên nhân từ tim: bệnh van tim, thay van
tim, rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,
tắc mạch do khí, nước ối BN có ệnh nội
khoa khác trầm trọng BN có ệnh lý não
khác trong tiền sử hay đang mắc.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập số
liệu lâm sàng và cận lâm sàng dựa trên
mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Nhận xét đặc điểm lâm sàng và h nh
ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não ở BN đột quỵ
NMNOK có HCCH.
- Nhận xét mối liên quan giữa đặc điểm
lâm sàng với HCCH ở nhóm BN nghiên cứu.
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống
kê y học.
75


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ

BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên
cứu.

Biểu đồ 1: Phân ố BN theo nhóm tuổi
Tuổi trung nh của nhóm nghiên cứu
68,51 10,60, thấp nhất 39 tuổi, cao nhất
90 tuæi Tỷ lệ nam/nữ = 2,16/1 Tỷ lệ mắc
ệnh đột quỵ NMNOK ở BN có HCCH có
xu hướng tăng dần theo tuổi, cao nhất ở
nhóm BN 60 - 69 tuổi (36,71%), ít gặp ở
tuổi < 40 (1,28%) và > 80 tuổi (17,72%)
Kết quả này phù hợp với số liệu của WHO
và Hội Tim mạch Hoa Kỳ: tuổi càng cao,
tỷ lệ đột quỵ não càng tăng, phổ iến nhất
là 60 - 80 tuổi, cứ 10 năm sau 55 tuổi, tỷ lệ
mắc đột quỵ não tăng lên gấp 2 lần
* Các yếu tố nguy cơ:
Tăng huyết áp: 36 BN (45,57%); đái tháo
đường: 16 BN (20,25%); tiền sử đột quỵ:
14 BN (17,72%); rối loạn lipid máu: 5 BN
(6,33%); nghiện thuốc lá: 3 BN (3,80%);
nghiện rượu: 2 BN (2,53%); cơn tăng huyết
áp: 2 BN (2,53%); béo ph : 1 BN (1,27%).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Lê Văn Thính và Bang OY [2, 3]

2. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh CT
sọ não.
* Đặc điểm lâm sàng khi khởi phát:

BN khởi phát ệnh đột ngột: 65,82%,
khởi phát từ từ: 20,25% và khởi phát nặng
dần 12,66% Theo Lê Văn Thính, 64,45% BN
khởi phát đột ngột, nặng dần 35,55% [2].
BN có ý thức tỉnh 97,47%, 2,53% BN có
ý thức lú lẫn Không có BN rối loạn ý thức
nặng và hôn mê So sánh với nghiên cứu
về đột quỵ thiếu máu não của Lê Văn Thính
[2], kết quả của chúng tôi có sự khác iệt,
có lẽ do trong đột quỵ thiếu máu não, cơ
chế rối loạn ý thức là do tổn thương vỏ não
kèm theo t nh trạng phù não gây tổn thương
hệ thống lưới [9] Còn trong NMNOK, t nh
trạng ý thức tỉnh chiếm tỷ lệ cao và không
gặp hôn mê là do tổn thương mạch máu
nhỏ nên tổn thương não ít nghiêm trọng hơn
* Các hội chứng ổ khuyết não khi BN
vào viện:
- Hội chứng liệt vận động nửa người đơn
độc chiếm 62,03%. Theo một số tác giả, liệt
vận động nửa người đơn độc là hội chứng
thường gặp nhất. Kết quả của Bang OY và
CS (2005) [3] là 45% Kết quả của chúng tôi
cao hơn là do chỉ gặp 3/5 hội chứng ổ khuyết
não cổ điển, còn các tác giả trên nghiên cứu
với số lượng BN lớn trong nhiều năm
- Hội chứng rối loạn cảm giác đơn độc
13,92% Nghiên cứu của Boiten J và CS
(1991) [4] thấy tỷ lệ hội chứng này là 20 21% trong 5 hội chứng khuyết não lâm sàng
cổ điển.

- Hội chứng liệt nhẹ nửa thân thất điều
12,66% Tùy theo các tác giả, tần suất gặp
của hội chứng này cũng thay đổi từ 4%
(Lazzarino và CS), 10% (Chammoro và CS),
76


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
đến 18% (Chen HJ và CS) [5] Theo chúng tôi,
thực tế gặp nhiều khó khăn trong chẩn
đoán hội chứng này do sự kết hợp một rối
loạn động tác với mất chính xác của tiểu
não Một khó khăn khác cho chẩn đoán là
do bệnh tiến triển, thường hội chứng tiểu
não chỉ bộc lộ khi liệt nửa người đang trong
quá tr nh hồi phục V vậy, vấn đề ở đây là
cần phân iệt giữa một liệt vận động nửa
người đơn thuần hay liệt nửa người với mất
điều phối Chính vấn đề này thể hiện ở chỗ,
tần suất chẩn đoán liệt nửa người mất điều
phối khác nhau như trên đã tr nh ày
+ Hội chứng rối loạn về vận động cảm
giác chiếm 11,39%. Tần suất gặp của hội
chứng rối loạn về vận động, cảm giác thường
thấp so với các hội chứng khác. Theo Ralph L,
Sacco R.L (1994), tỷ lệ thường gặp từ 7 - 10%.
- Hội chứng lỗ khuyết không gặp, chúng
tôi gặp hội chứng rối loạn vận động ngón àn tay vụng về.
Từ đó cho thấy nghiên cứu các hội chứng
khuyết não phải làm theo phương pháp tiến

cứu và do ác sỹ chuyên khoa thần kinh
đánh giá, như vậy mới phát hiện và phân
biệt đúng các triệu chứng, chẩn đoán chính
xác hội chứng.
* Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên CT
sọ não:
- Số lượng ổ tổn thương trên phim CT sọ
não: tổn thương nhiều ổ: 70,89%, 1 ổ: 29,11%.
Đối chiếu với kết quả giải phẫu ệnh của
C M Fisher, Adam [6]: trung nh có 3 ổ
tổn thương/não, cũng như của Nguyễn
Văn Chương (2005), kết quả của chúng tôi
phù hợp
- Nhận xét mối liên quan gữa các hội
chứng lâm sàng ổ khuyết não với vị trí tổn
thương trên phim chụp CT sọ não:

Chúng tôi áp dụng theo sơ đồ định
khu cấp máu của Damasio H để chẩn đoán
vị trí tổn thương NMNOK trên ảnh chụp
cắt lớp vi tính, với vị trí ổ khuyết ở bao
trong có nhiều loại sắp xếp theo sơ đồ của
M.Kashihara [7]:
+ Hội chứng liệt vận động đơn thuần:
có vị trí ở bao trong - nhân xám (45,57%).
Các vị trí giải phẫu khác mà NMNOK cũng
gây hội chứng liệt vận động nửa thân đơn
độc là vùng nhân xám và vành tia Theo
C M Fisher và A Ar oix (2011); Boiten J,
Lodder J, (1991) [4], bằng phương pháp đối

chiếu lâm sàng và giải phẫu bệnh thấy
NMNOK ở ao trong phù hợp với hội chứng
liệt vận động nửa thân đơn độc trên lâm
sàng, đặc biệt tổn thương ở cánh tay sau
bao trong.
+ Hội chứng rối loạn cảm giác đơn thuần
trên lâm sàng: tổn thương NMNOK ở đồi
thị-bao trong 11 BN (13,92%), M.Hommel
cũng nhận xét vị trí tổn thương giải phẫu
trên phù hợp với hội chứng lâm sàng này
Theo Roger P.Simon (1989): tỷ lệ NMNOK
ở khu vực đồi thị- ao trong là 14%
+ Hội chứng liệt nhẹ nửa thân thất điều
gặp 10 BN, trên phim chụp CT sọ não thấy
rõ tổn thương ở vành tia trái
+ Hội chứng rối loạn vận động, cảm giác
11,39%, trên phim chụp CT sọ não thấy rõ
tổn thương ở vùng đồi thị - bao trong, vị trí
tổn thương phù hợp với Nguyễn Thị Thanh
Nhàn (2011)
3. Đặc điểm các thành phần của HCCH
và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng
của NMNOK.
* Đặc điểm các thành phần của HCCH:
Tỷ lệ kết hợp giữa các thành phần trong
HCCH: BN có HCCH được cấu tạo từ 3
77


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013

thành phần tăng huyết áp + tăng đường
huyết + tăng triglycerid chiếm cao nhất
(26,58%), sau đó là nhóm tăng đường
huyết + tăng huyết áp + giảm HDL (21,52%),
nhóm có tỷ lệ thấp nhất là tăng đường
huyết + giảm HDL + vòng ụng (2,45%).
Kết quả Grundy SM, Cleeman JI, Daniels
SR (2005): tỷ lệ 3 thành phần ở BN đột
quỵ NMNOK có kết hợp 3 thành phần là
37,31%, khác iệt so với kết quả của
chúng tôi, có thể do các tác giả trên đã
không tách riêng cụ thể từng triệu chứng
như chúng tôi

* Tỷ lệ kết hợp các thành phần trong HCCH
(4 và 5 thành phần):
16,15% BN có 4 thành phần trong HCCH,
5 thành phần 1,27%. Theo Grundy SM,
Cleeman JI, Daniels SR (2005): tỷ lệ BN đột
quỵ NMNOK có 4 và 5 thành phần trong
HCCH lần lượt là 25,13% và 4,38% Như
vậy, kết quả của chúng tôi thấp hơn so với
các tác giả trên, nguyên nhân có thể do các
tác giả nghiên cứu với số lượng BN lớn và
trong nhiều năm
* Mối liên quan giữa các thành phần trong
HCCH với đặc điểm lâm sàng:

Bảng 1:
CÁC THÀNH PHẦN

TRONG HCCH

3 THÀNH PHẦN

4 THÀNH PHẦN

5 THÀNH PHẦN

n

%

n

%

n

%

Liệt vận động nửa thân đơn độc

40

50,63

9

11,40


0

0,00

Rối loạn cảm giác đơn độc

10

12,66

1

1,27

0

0,00

Liệt nhẹ nửa thân thất điều

9

11,40

1

1,27

0


0,00

Rối loạn về vận động, cảm giác

6

7,59

2

2,51

1

1,27

65

82,28

13

16,45

1

1,27

HỘI CHỨNG LỖ KHUYẾT


Tổng

Kết hợp 3 thành phần trong HCCH ở BN
liệt vận động nửa thân đơn độc chiếm tỷ lệ
cao nhất (50,63%) và BN có 3 thành phần
trong HCCH cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (82,28%).
Kết hợp 4 thành phần trong HCCH
chiếm 16,45%, kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Raymond D, Adam MA,
Maurice Victor, Allan H (1993) [6].
Kết hợp 5 thành phần trong HCCH
thấp nhất (1,27%), điều này khác iệt với
nghiên cứu của Raymond D, Adam MA,
Maurice Victor, Allan H (1993), tỷ lệ BN

NMNOk có 5 thành phần trong HCCH của
Roger P. Simon, Micheel J, Green Berg,
(1989) là 9,63% Raymond và CS đã
nghiên cứu NMNOK trên nhiều nhóm BN
trong nhiều năm có ệnh kết hợp, trong
đó có ệnh về HCCH, Simon cho rằng,
những BN có đầy đủ 5 thành phần trong
HCCH thường ị đột quỵ thiếu máu não
trên diện rộng Những BN này thường tử
vong v ệnh tim mạch, do iến chứng
của tăng huyết áp, tiểu đường và rối loạn
lipid máu

78



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh CT
sọ não của nhóm BN nghiên cứu.
- Tuổi trung nh 68,51
nam/nữ = 2,16/1

10,60, tỷ lệ

- Các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp
(45,57%); đái tháo đường (20,25%), tiền sử
đột quỵ (17,72%), nghiện thuốc lá (3,80%),
nghiện rượu (2,53%), thiếu máu não cục ộ
thoáng qua (2,53%)
- Khởi phát đột ngột 65,82%, khởi phát
cấp tính 1,27%; BN có ý thức tỉnh 92,41%.
- 4 hội chứng lỗ khuyết: hội chứng liệt
vận động nửa người đơn độc (62,03%), hội
chứng rối loạn cảm giác nửa người đơn
độc (13,92%), hội chứng liệt nhẹ nửa người
thất điều (12,66%), hội chứng rối loạn về
vận động và cảm giác (11,39%)
- H nh ảnh: có nhiều ổ tổn thương lỗ khuyết
(79,1%), 23 BN có một ổ tổn thương (5,1%)
- Vị trí tổn thương trên CT sọ não hay
gặp nhất là ao trong - nhân xám (45,57%)
3. Hội chứng chuyển hóa và mối liên
quan giữa các thành phần với đặc điểm
lâm sàng.

- HCCH được cấu tạo từ 3 thành phần
tăng huyết áp + tăng đường huyết + tăng
triglycerid (26,58%), nhóm có tỷ lệ thấp
nhất là tăng đường huyết + giảm HDL +
vòng ụng (2,45%).
- HCCH được cấu tạo từ 4 thành phần
tăng huyết áp + tăng đường huyết + tăng
triglycerid + giảm HDL chiếm tỷ lệ cao nhất
(11,40%), cấu tạo từ 5 thành phần 1,27%.
- BN có HCCH được cấu tạo từ 3 thành
phần có hội chứng liệt vận động nửa người
đơn độc (50,63%), hội chứng rối loạn về
vận động - cảm giác (7,59%)
- BN có HCCH được cấu tạo từ 4 thành
phần: hội chứng liệt vận động nửa người
đơn độc (11,40%), hội chứng rối loạn cảm

giác đơn độc (1,27%) và nhóm liệt nhẹ nửa
thân thất điều (1,27%)
- BN có HCCH được cấu tạo từ 5 thành
phần, chỉ có hội chứng rối loạn về vận động
- cảm giác (1,27%)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Nghiên cứu một
số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên BN đột
quỵ thiếu máu não có HCCH Luận văn Thạc sỹ
Y học. Học viện Quân y 2011, tr 1-3.
2. Lê Văn Thính. Đặc điểm lâm sàng và các
yếu tố nguy cơ của NMNOK. Tạp chí Y học thực
hành 2003, số 3, tr.4-5.

3. Bang OY, Kim JW, Lee JH. Association
of the metabolic syndrome with intracranial
atherosclerotic stroke. Neurology. 2005, 65 (2),
pp.296-298.
4. Boiten J, Lodder J. Lacunar infarct:
Pathogenesis and validity of the clicical syndromes.
Stroke. 1991, 22, pp.34-37.
5. Chen HJ, Bai CH, Yeh WT, Chiu HC, and
Pan WH. Influence of metabolic syndrome and
general obesity on the risk of ischemic stroke.
Stroke. 2006, 37 (4), pp.1060-1064.
6. H P Adams, et al. Classification of subtype
of acute ischemic stroke. Definitions for use in a
multicenter clinical trial. Trial of Org 10172 in
acute stroke treatment (TOAST). Stroke - Journal
of the American Heart Association. 1993, 24,
pp.35-41.
7. M. Kashihara and K.Matsumoto. Location
of the lesions and the clinical features. Neuroradiology.
1985, pp.248-253.

Ngày nhận bài: 20/12/2012
Ngày giao phản biện: 9/1/2013
Ngày giao bản thảo in: 6/2/2013

79


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013


80



×