Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kiến thức và sự tuân thủ của bệnh nhân người lớn bị nhiễm virus viêm gan B đến khám tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

KIẾN THỨC VÀ SỰ TUÂN THỦ CỦA BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN
BỊ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B ĐẾN KHÁM TẠI VIỆN PASTEUR
TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Minh Ngọc*, Bùi Hữu Hoàng**

TÓM TẮT
Cơ sở: Nhiễm virus viêm gan B (VGB) mạn có thể dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan vào
khoảng 15-40% người nhiễm bệnh. Do đó, người nhiễm virus mạn cần khám định kỳ mỗi 6 tháng để tầm soát
biến chứng.
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và xác định tỷ lệ tuân thủ theo dõi bệnh của bệnh nhân người lớn nhiễm
virus VGB mạn.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang
Kết quả: 90,3% bệnh nhân (BN) biết rằng virus VGB có khả năng lây nhiễm, 58,5% biết hơn hai nguồn lây
trở lên. 94,3% BN biết có thể phòng ngừa lây nhiễm bằng vaccin. 84,6% BN biết vaccin nên tiêm cho tất cả trẻ
em mới sinh ra. 90,3% BN biết khi nhiễm virus VGB có nhiều biến chứng. 53,5% người biết bệnh VGB không
thể điều trị khỏi hoàn toàn. 79,3% biết rằng ở người nhiễm virus VGB mạn nên theo dõi bệnh định kỳ mỗi 6
tháng. 63,8% BN thực thiện tuân thủ theo dõi bệnh định kỳ. Có mối liên quan giữa tuân thủ và tái khám, ở
những người có kiến thức về thời gian theo dõi bệnh và biến chứng của bệnh, tuân thủ cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm không có kiến thức. 63,5% BN cho biết đã từng sử dụng thuốc. 63,8% biết thông tin về bệnh
VGB từ bác sỹ.
Kết luận: Kiến thức về biến chứng và thời gian theo dõi bệnh rất quan trong đối với người nhiễm virus
VGB mạn. Bác sỹ giữ vai trò quan trọng trọng việc nâng cao kiến thức của người bệnh. Theo dõi bệnh định kỳ
giúp tầm soát và xử trí sớm biến chứng.
Từ khóa: Virus viêm gan B (HBV), người mang virus VGB mạn, kiến thức, tuân thù.

ABSTRACT
THE KNOWLEDGE AND COMPLIANCE OF THE CHRONIC HEPATITIS B VIRUS ADULT


CARRIERS FOLLOWING UP AT PASTEUR INSTITUTE OF HO CHI MINH CITY
Nguyen Minh Ngoc, Bui Huu Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 291 - 295
Background: Chronic Hepatitis B virus (HBV) can lead to liver failure, cirrhosis or hepatocellular
carcinoma in approximately 15 to 40 percent of infected persone. Patients should be followed up regularly every 6
months to find out and control the complcations of the disease.
Objectives: To assess the knowledge and compliance rate of the chronic HBV adult carriers.
Method: Cross sectional and interview based.
Results: 90.3% of patients knew that HBV can transmit from infected to unifected person, 58.5% of them
were aware more than 2 modes of transmission. 94.3% of patients knew that HBV can be prevented by
vaccination, 84.6% of them answered that vaccin should be used for newborn baby. 90.3% of patients knew that
* Phòng khám Viện Pasteur Tp. HCM ** Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Minh Ngọc, ĐT: 0989352571, Email:

Chuyên Đề Nội Khoa

291


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

HBV have a lot of complications. 53.5% of them knew that HBV infection can not be completely eradicated,
79.3% of patients knew that the carriers should be followed up regularly every 6 months. 63.8% of them visited
their doctor regularly. The patients have knowledge of the disease frequented to their doctor more than the others.
63.5% of patients have taken medication in the past. 63.8% of them got informations from their doctor.
Conclusions: Knowledge about complications of the disease and the follow up time is very important.
Doctor take the important role of increasing the level of patient’s awareness. Following up is helpful for screening
and controlling the complications of disease.

Key words: Hepatitis B virus (HBV), carriers, knowledge, compliance

MỞ ĐẦU
VGB là một bệnh nhiễm do virus VGB gây
ra. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
trên phạm vi toàn cầu với hơn 2 tỉ người bị phơi
nhiễm(2). Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế
Giới, hiện nay có khoảng 300-400 triệu người
nhiễm HBV mạn(1). Hằng năm, khoảng 1-2 triệu
người chết vì VGB mạn diễn tiến đến xơ gan và
ung thư gan(3).
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị nào tỏ
ra thật sự hiệu quả đối với bệnh VGB. Tuy
nhiên, ở giai đoạn dung nạp miễn dịch, nhiễm
virus không có triệu chứng, người bệnh chỉ cần
theo dõi định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị
sớm các biến chứng. Kể từ khi bắt đầu được
chẩn đoán, hoặc đang được điều trị, người
nhiễm virus VGB mạn cần được theo dõi định
kỳ suốt đời, kể cả những người không có triệu
chứng (4). Để có chương trình giáo dục sức khỏe
phù hợp, chúng ta cần có nghiên cứu khảo sát
kiến thức và sự tuân thủ theo dõi bệnh của
người nhiễm virus VGB mạn.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ bệnh nhân người lớn bị nhiễm
virus VGB mạn có kiến thức đúng, tuân thủ
đúng việc theo dõi bệnh theo chỉ định của bác sỹ

và những yếu tố liên quan đến việc theo dõi
bệnh đúng lịch.
Mục tiêu chuyên biệt
- Xác định tỷ lệ bệnh nhân người lớn có kiến
thức đúng về bệnh VGB: tác nhân gây bệnh, đường
lây nhiễm, cách phòng ngừa, mức độ nguy hiểm,
thời gian theo dõi, khả năng điều trị bệnh.

292

- Xác định tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ đúng
việc theo dõi bệnh VGB.
- Khảo sát mối liên quan giữa việc theo
dõi bệnh đúng lịch với kiến thức và với các đặc
điểm của bệnh nhân.
- Khảo sát các nguồn thông tin về bệnh VGB.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện tại
phòng khám Viện Pasteur TPHCM

Đối tượng nghiên cứu
Các BN người lớn đã được chẩn đoán có
nhiễm virus VGB mạn, chưa dùng thuốc kháng
virus, đến khám tại phòng khám Viện Pasteur
TPHCM, với cỡ mẫu là 400 BN

- Tiêu chí chọn vào
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi đến khám tại phòng

khám Viện Pasteur trong thời điểm lấy mẫu
nghiên cứu, đã có xét nghiệm HBsAg(+) ít nhất
hai lần cách nhau ít nhất sáu tháng, chưa sử
dụng thuốc kháng virus; men ALT, AST có thể
bình thường hoặc tăng.

- Tiêu chí loại trừ
- Không hợp tác trả lời các câu hỏi.
- Người trả lời bị bệnh tâm thần hoặc chậm
phát triển.
- Không phỏng vấn lại nếu gặp bệnh nhân
lần 2 trong quá trình điều tra.

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
- Không phải trực tiếp bệnh nhân đến tư vấn
kết quả.

Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Thiết kế bảng câu hỏi theo yêu cầu, tiến
hành phỏng vấn với bảng câu hỏi.

Nghiên cứu Y học

- Kiến thức về phòng ngừa lây nhiễm virus
VGB: 94,3% biết bệnh VGB có thể phòng ngừa
được. Trong đó, 79,3% cho rằng tốt nhất là
chủng ngừa. 84,6% biết chủng ngừa được thực

hiện cho tất cả trẻ mới sinh.

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

- Kiến thức về tính nguy hiểm của virus
VGB: 90,2% biết nhiễm virus VGB nguy hiểm.
Số người biết hai biến chứng trở lên là 52,6%.
Trong đó, 86,9% biết virus VGB có thể gây viêm
gan mạn. 90,6% biết virus có thể gây xơ gan,
94,2% biết virus có thể gây ung thư gan. 42,6%
cho rằng virus VGB có thể chuyển thành VGC(!).

- Tuổi: 18-29 tuổi 41%,≥ 30 tuổi 59%. Tuổi
trung bình: 33,8. Tỷ lệ nam/nữ tương đương
(5/4,8)

- Kiến thức về thời gian theo dõi định kỳ
bệnh VGB: 79,3% biết cần theo dõi định kỳ 6
tháng một lần. Tỷ lệ này chưa cao.

- Học vấn: cấp 2, cấp 3 (62%), đại học (22%),
cấp 1 (6%), sau đại học (1.3%).

- Kiến thức về khả năng điều trị bệnh: 53,5%
người biết bệnh VGB chỉ có thể điều trị hạn chế
tác hại của virus.

Xử lý và phân tích số liệu
Nhập liệu trên Epidata 3.1, xử lý dữ liệu
bằng phần mềm STATA 10.


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

- Nghề nghiệp: làm ở cơ quan (49,3%), nghề
tự do(50,7%).
- Kinh tế: trung bình trở lên: 92%, khó khăn
8%.
- Nơi cư trú: thành thị: 75,3%, nông thôn:
24,7%.

Đặc điểm về thời gian người bệnh biết bị
nhiễm virus VGB mạn
57,7% : có thời gian phát hiện bệnh 13 tháng
-5 năm; 13,5% phát hiện bệnh từ 6 tháng đến 12
tháng. Số người biết nhiễm virus 5-10 năm:
19,8%, Trên 10 năm: 9%.

Kiến thức của người nhiễm virus VGB
mạn về bệnh VGB
- Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh :
46,5% biết đúng nguyên nhân bệnh do virus.
- Kiến thức về tính lây nhiễm của virus:
90,3% biết virus VGB có khả năng lây. Trong đó
91,1% biết virus lây qua đường máu hoặc tiêm
chích không an toàn; 84,8% biết virus có thể lây
qua đường tình dục; 85,3% biết virus lây qua
đường mẹ truyền sang con khi sanh. Đáng lưu ý
có 34,1% cho rằng virus có thể lây qua ăn uống;
19,9% nghĩ virus có thể lây theo đường hô hấp.
58,5% biết đúng hai đường lây trở lên.


Chuyên Đề Nội Khoa

Tóm lại, những kiến thức cơ bản về đường
lây, cách phòng ngừa, các biến chứng của bệnh
người bệnh biết khá tốt do đã được tuyên truyền
khá rộng rãi, điều này giúp giảm sự lây truyền
bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, đối tượng đã
bị nhiễm virus cần biết thêm về khả năng điều
trị bệnh, diễn tiến của bệnh và thời gian theo dõi
bệnh để khống chế các biến chứng bất lợi có thể
xảy ra.

Vấn đề tuân thủ theo dõi bệnh
63,8% theo dõi bệnh đều mỗi 6 tháng -1 năm;
23,5% theo dõi bệnh 1-2 năm/lần; 12,7% rất hiếm
hoặc hoàn toàn không theo dõi bệnh.

Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ theo
dõi bệnh đúng lịch
- Mối liên quan của yếu tố thời gian phát
hiện bệnh đến việc tuân thủ:
Yếu tố

Thời
gian
phát
hiện

Tuân thủ Không tuân RR (khg

P
thủ n (%)
tin cậy
n (%)
95%)
0,728 0,0013
6th-1
45
9 (17,7%)
(0,629năm (83,3%)
>1
210
136 (39,3%) 0,843)
năm (60,7%)

Những người có thời gian phát hiện bệnh
lâu trên 1 năm ít tuân thủ hơn người mới phát

293


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

hiện bệnh 0.728 lần có ý nghĩa thống kê
(p=0,0013).
Như vậy, có hơn ½ số người nhiễm virus
không theo dõi bệnh định kỳ, số này lại rơi vào
những người mới phát hiện bệnh. Có lẽ do thời

gian đầu theo dõi bệnh nhưng chưa cần điều trị
nên họ cho rằng các biến chứng có thể không
xảy ra với mình. Đây là một suy nghĩ sai lầm cần
được loại bỏ. Biến chứng của bệnh VGB có thể
xảy ra bất cứ lúc nào và bất kể thời gian nào, do
đó vấn đề theo dõi bệnh không chỉ đặt ra giai
đoạn đầu khi mới phát hiện bệnh mà nên được
thực hiện suốt đời.

-Mối liên quan giữa tuân thủ với kiến thức
Kiến
thức

Tuân thủ n Không tuân RR (khoag
p
(%)
thủ n (%)
tin cậy
95%)
0,014
1,419
Biết Đúng
236
123(34,3%)
(1,012có
(65,7%)
1,988)
nguy Không 19(46,4%) 22(53,6)
hiểm đúng
0,050

1,163
Biết Đúng
135
57 (29,4%)
(0,997hơn 2
(70,3%)
1,355)
nguy Không 101(60,5%) 66 (39,5%)
hiểm đúng
Thời Đúng
223
94 (29,6%)
gian
(70,4%)
theo Không 32 (38,5%) 51 (61,5%)
dõi đúng

1,825
(1,3782,416)

0,000

Những người biết về các biến chứng của
bệnh, biết đúng về thời gian theo dõi bệnh có sự
tuân thủ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm không có kiến thức. Các kiến thức về
nguyên nhân gây bệnh, khả năng lây của bệnh
không ảnh hưởng đến tuân thủ. Do đó, trong lúc
tư vấn bác sỹ cần nhấn mạnh đến các biến
chứng có thể xảy ra và cung cấp cho người bệnh

thời gian tối thiểu để tái khám đúng lịch.

Các thông tin liên quan đến vấn đề sử
dụng thuốc của người bệnh
63,5% người bệnh cho biết họ đã từng sử
dụng thuốc. Các thuốc người bệnh sử dụng có
thể là thuốc nam, thuốc bắc, lá cây (48,8%);
thuốc trợ gan (74,4%). Bác sỹ kê toa (77,6%),

294

nghe theo các bệnh nhân đã điều trị (21,3%),
theo quảng cáo (7,9%); tự tìm hiểu, do người nhà
chỉ dẫn (24%).
Các con số này cho thấy việc điều trị bệnh
VGB hiện nay rất phức tạp, ai chỉ dẫn như thế
nào là người bệnh cũng có thể điều trị theo.
Thuốc nam, thuốc bắc không phải là vô hại, đó
là những loại không có nguồn gốc rõ ràng, đã có
trường hợp bị viêm gan do thuốc. Chưa kể nếu
người bệnh uống thuốc kháng virus khi chưa có
chỉ định vừa tốn kém vừa làm cho vấn đề kháng
thuốc càng trở nên phức tạp.

Tỷ lệ các nguồn thông tin người bệnh đã
tiếp cận để tìm hiểu về bệnh VGB
Nguồn thông tin
Radio
Tivi
Sách báo

Bác sỹ
Nguời quen
Internet
Nguồn khác (tờ rơi…)

Tần suất
134
293
258
255
204
123
5

Tỷ lệ (%)
33,5
73,3
64,5
63,8
51,0
30,7
1,3

Ngày nay, bệnh nhân có thể tìm hiểu thông
tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin này
có thể đúng hoặc sai. Để hạn chế các thông tin
sai, cần đẩy mạnh cung cấp thông tin qua các
kênh chính thống. Trong nghiên cứu này, người
bệnh nhận thông tin từ bác sỹ là ít nhất so với
các nguồn thông tin chính thống. Các phương

tiện thông tin đại chúng luôn chiếm ưu thế trong
việc cung cấp thông tin, nhất là các kiến thức cơ
bản. Tuy nhiên, đối với người đang bị nhiễm
virus, vai trò của bác sỹ rất quan trọng giúp họ
hiểu rõ tình trạng của mình. Trong tình hình
chung của tất cả các bệnh viện, bác sỹ có ít thời
gian để tư vấn cho từng người bệnh, do vậy, cần
có sự hỗ trợ từ các nguồn khác như tổ chức các
câu lạc bộ bệnh nhân viêm gan, in tờ rơi, phát tài
liệu nhỏ (brochure)… để phổ biến kiến thức.

KẾT LUẬN
VGB là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các
nguy cơ có thể xảy ra khi nhiễm virus VGB bao
gồm viêm gan cấp, xơ gan, ung thư gan nguyên
phát(3). Hiện nay, vấn đề điều trị bệnh còn nhiều

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
hạn chế. Tuy nhiên, các biến chứng bệnh có thể
được xử trí tốt nếu phát hiện sớm. Nghiên cứu
chỉ ra những người biết bệnh càng lâu càng ít
theo dõi bệnh. Vì các biến chứng bệnh có thể xảy
ra bất cứ lúc nào, bác sỹ phải cung cấp và giáo
dục để người bệnh nâng cao nhận thức chung
và hiểu rõ mục đích của việc theo dõi bệnh định
kỳ giúp phát hiện và xử trí sớm biến chứng.


Nghiên cứu Y học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

Bùi Hữu Hoàng, Đinh Dạ Lý Hương (2000), Viêm gan siêu vi
B từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr
10-83.
Lavanchy DD (2004), HepatitisB virus epidemiology, disease
burden, treatment, and current and emerging prevention and
control measures. J. Viral Hepat; Vol 11, pp: 97-107.
Lee WM (1997), Hepatitis B virus infection, N Eng J Med;Vol
337,pp: 1733-45.
Sorrell, MF. Belongia,EA. Costa,J Gareen,IF. Grem JL.,
Inadomi, JM. Kern,ER. McHugh,JA. Petersen,GM. Rein, MF.
Strader,DB. Trotter HT. (2009), Management of Hepatitis B,
National Institutes of Health Consensus Development
Conference Statement, Vol.150, N. 2, pp.104-110.

Chuyên Đề Nội Khoa

295




×